Đoạn văn cách trình bày đoạn văn
Lý thuyết
a. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết . hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thàn h.
Ví dụ:
Mỗi người đều có cách sống của riêng mình, chúng ta không cần phải ngưỡng mộ cuộcc sống của người khác. Có người ngoài mặt tươi cười rạng rỡ nhưng ẩn trong đó là bao giọt nước mắt, lại có người nhìn có vẻ cơ cực nhưng kỳ thực họ lại đang trải qua một cuộc sống rất thoải mái. Hạnhh phúc không có một đáp án chuẩn mực, niềm vui cũng không chỉ xuất phát từ một con đường. Thu lại ánh mắt ngưỡng mộ người khác và nhìn lại tâm hồn mình. Sống cuộc sống mình mong muốn chính là những ngày tháng tươi đẹp nhất, cách sống mà mình muốn mới chính là cách sống tốt nhất.
(NLXH)
- Câu chủ đề là câu nêu lên cái ý chung khái quát nhất và hàm súc nhất, lời lẽ ngắn gọn thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn
Ví dụ: Câu chủ đề đoạn văn trên
Mỗi người đều có cách sống của riêng mình, chúng ta không cần phải ngưỡng mộ cuộc sống của người khác
Đoạn văn có câu chủ đề gồm đoạn diễn dịch, quy nạp, tổng phân- hợp
b. Cách trình bày đoạn văn
- Đoạn diễn dịch
Diễn dịch là cách trình bày đi từ ý chung, ý khái quát đến chi tiết, cụ thể. Câu mang ý nghĩa chung khái quát đứng trước có tư cách là câu chủ đề, các câu còn lại trong đoạn có nhiệm vụ làm rõ câu khái quát
- Đoạn quy nạp
Quy nạp là cách trình bày đi từ ý chi tiết, cụ thể rút ra ý chung, khái quát. Câu mang ý chung đứng ở cuối đoạn và nó có tư cách câu chủ đề của đoạn văn.
Ví dụ: Sống trung thực được cha mẹ chúng ta dạy từ thời thơ ấu. Trung thực chính là tôn trong lẽ phải, không dối trá từ lời nói đến hành vi. Vậy tại sao phải cần trung thực? Đó là điều quan trọng đối với mỗi cá nhân vì nó giúp chúng ta có được niềm tin và sự tôn trọng từ người khác. Đồng thời nó giúp chúng ta duy trì và phát triển các mối quan hê trong đời sống hàng ngày. Đó là cách để chúng ta đối diện với tình huống khó khăn, không phải lừa dối hay che dấu sự thật. Những người sống trung thực luôn tuân theo nguyên tắc sống của bản thân, cho dù bị bạn bè lôi kéo hay bất kể chiêu trò gì thì họ vẫn giữ vững nhân cách của họ. Ví dụ: Bác Hồ là một tấm gương về trung thực trong học tâp mà ai ai cũng biết. Tuy nhiên, vẫn còn những cá nhân thiếu trung thực, hay nịnh bợ, thảo mai… chúng ta cần lên án và phê phán. Để có được đức tính trung thực thì mỗi học sinh cần rèn luyện, phấn đấu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để hình thành cho mình một nhân cách tốt cho sự phát triển của xã hội. Với quyết tâm và nỗ lực, chúng ta có thể sống trung thực và được người khác kính trọng.
- Đoạn tổng- phân - hợp
Tổng phân hợp là cách đi từ ý chung, ý khái quát đến các ý chi tiết, cụ thể và cuối đoạn lại tổng hợp. Câu mang nội dung khái quát đứng ở đầu và cuối đoạn văn có tư cách là chủ đề của đoạn văn.
Ví dụ:
Trong bài thơ Khi con Tu hú của Tố Hữu độc giả nhiều ấn tượng nhất chắc có lẽ là sáu câu đầu của bài thơ - đây là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp khi trời đất vào hè. Bức tranh mùa hè được tác giả mở đầu bằng câu thơ “Khi con tu hú gọi bầy” điều này đã tạo nên ấn tượng cho người đọc bởi âm thanh rộn vang báo hiệu mùa hè sắp đến. Trong đoạn thơ có rất nhiều hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp và sống động như: lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần. Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Hình ảnh diều sáo lộn nhào khoáng đạt, tự do giống như một lời thúc giục, như tiếng gọi tự do giúp tác giả lấy lại tinh thần và vượt lên hoàn cảnh mà mình đang gặp phải. Bức tranh thiên nhiên được tác giả vẽ lên qua thủ pháp nghệ thuật liệt kê, đảo ngữ tạo nên bức tranh hoàn hảo, có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong sáu câu thơ đầu của bài thơ.
- Đoạn móc xích: Móc xích là cách trình bày ý nọ tiếp ý kia theo lối ý sau móc nối ý trước qua những từ cụ thể để bổ sung, giải thích cho ý trước
Ví dụ: Học sinh chăm học thì điểm sẽ cao. Học sinh điểm cao thì có thành tích tốt. Học sinh có thành tích tốt thì thi trường nào cũng đỗ. Học sinh thi đỗ thì được đánh giá cao.
- Đoạn song hành là cách sắp xếp các ý ngang nhau, không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc vào ý kia
Ví dụ: Học tập là nguồn năng lượng cho sự tiến bộ. Chúng ta cần chăm chỉ học hỏi, tìm hiểu và khám phá. Những kiến thức và kỹ năng mới sẽ là nền tảng cho sự phát triển cá nhân và tạo ra những giá trị thiết thực. Hơn nữa, học tập cũng không chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin, mà còn yêu cầu chúng ta sáng tạo, phân tích và áp dụng kiến thức vào thực tế.