Cho đoạn văn mở đầu “hắn vừa đi vừa chửi… cả làng Vũ Đại cũng không ai biết” anh chị hãy phân tích ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao qua đoạn văn mở đầu và chỉ ra ý nghĩa tác dụng của nó?
A Đặt vấn đề
B Giải quyết vấn đề
I Khái quát
1 Giới thiệu về ngôn ngữ kể chuyện
- Là một yếu tố hết sức quan trọng trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ kể chuyện chính là ngôn ngữ của người kể chuyện một loại nhân vật do tác giả sáng tạo trong lúc kể chuyện
2 Đặc sắc của ngôn ngữ kể chuyện
- Truyền thống và ngôn ngữ trong tác phẩm hiện đại trong văn của Nam Cao: Trong tác phẩm tự sự truyền thống nhân vật kể chuyện thường đứng ở ngôi thứ ba số ít như một người vô hình nhưng lại biết hết thấy trước mọi việc (gọi là người kể chuyện vạn năng) hay người kể chuyện đầy quyền uy. Trong tác phẩm tự sự hiện đại nhân vật kể chuyện thường xuất hiện ở ngôi thứ nhất số ít và thường xưng tôi. Giữ vai trò là người chứng kiến có thể là người tham gia trực tiếp vào các sự kiện của truyện. Tuy nhiên dù xuất hiện ở hình thức nào thì nhân vật người kể chuyện cũng phải dùng lời kể, lời tả để thuật lại các sự việc biến cố miêu tả về nhân vật về cuộc sống
- Tác phẩm của Nam Cao: Trước Nam Cao Tác phẩm tự sự thường theo một mô hình lý tưởng mỗi tác phẩm tự sự thường là một truyện ngắn thể hiện một chủ thể để tất cả mọi câu chữ mọi tình tiết trong tác phẩm đều nhằm tập trung làm nổi bật chủ đề ấy. Trong mô hình nghệ thuật lý tưởng này thì cốt truyện là điểm tựa của tự sự, thì nhân vật là điểm tựa chính của cốt truyện và tính cách nhân vật là nội dung cơ bản nhất của nhân vật. Trước Nam Cao để phù hợp với mô hình lý tưởng ấy tác phẩm tự sự tôn trọng nguyên tắc khách quan trong phản ánh về đời sống: tất cả các sự kiện biến cố con người khi ở trong tác phẩm tự sự đều được kể, miêu tả từ bên ngoài vì vậy mà ngôn ngữ kể chuyện thường là lời gián tiếp và lời nhân vật là lời trực tiếp thể hiện về ý thức. Giọng điệu của người kể chuyện thì vô hình nhưng đầy quyền uy. Đến với Nam Cao khác với nhiều nhà văn trước và cùng thời. Nam Cao thường nhập thân hóa thân vào nhân vật để kể chuyện. Điều này có lẽ thể hiện rõ nhất trong tác phẩm của Nam cao như Lão Hạc, Đôi Mắt… bên cạnh đó Nam Cao thường sử dụng rộng rãi lời bán trực tiếp lời của người kể chuyện Nhưng thể hiện qua giọng điệu ý thức của các nhân vật
=> Người ta có thể lắng nghe được nhiều giọng nói đại diện cho những ngôn ngữ khác nhau trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao điều này thể hiện rõ nhất trong đoạn mở đầu của Chí Phèo
II Phân tích
1 Lời văn bản trực tiếp
- Ở đoạn văn mở đầu của tác phẩm Chí Phèo người đọc thấy khá rõ nét lời văn bán trực tiếp chiếm một tỷ lệ khá lớn không chỉ có ngôn ngữ kể chuyện ngôn ngữ nhân vật mà ta còn thấy hai loại ngôn ngữ ấy hòa trộn vào nhau rất khó tách biệt
a Lời của người kể chuyện
- Lời thông báo: “hắn vừa đi vừa chửi… bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi => đây không phải là lời thông báo thuần túy khách quan nó còn bao hàm cả sự đánh giá bình luận hơn thế ngôn ngữ người kể chuyện đã khẳng định cho ta thấy rõ đây là một kiểu người say rượu hay gây gổ và nhất là đang chứa một nỗi uất ức. Muốn trút bỏ muốn phá bỏ đối với con người này chửi như một thói quen chửi sau khi đã uống rượu và hắn mượn rượu để chửi
- Tiếp sau lời thông báo là lời miêu tả của người kể chuyện. Bắt đầu hắn chửi trời rồi hắn chửi đời thế cũng chẳng sao…” Nhưng cả làng vũ đại ai cũng nhủ (người kể chuyện). Trong những câu văn này người kể chuyện miêu tả về cách chửi của nhân vật. Qua ngôn ngữ này ta thấy cách chửi của Chí Phèo rất độc đáo: chửi những gì rất to tát, trừu tượng, vu vơ…(trời, đời) đến những cái gì rất gần gũi, hữu hình đó là chửi Làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Cuối cùng chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân Hắn để Hắn khốn khổ như vậy. Trong tâm thức của người viết “Trời” rất linh thiêng, đời là tất cả của sự sống, làng là cánh đồng nơi con người ta lớn lên gắn bó. 3 đối tượng ấy trong nhận thức của con người là cao quý nhất thiêng liêng nhất. Vậy Chí Phèo chửi toàn đối tượng kiêng kỵ chửi như thể Chí Phèo phải tức tối bực bội đến mức nào
b Lời nhân vật
- Bên cạnh cái giọng nói của người kể chuyện qua lời bán trực tiếp ta còn nghe thấy giọng nói của một đám đông vô hình. Đám đông ấy chính là người dân sinh sống trong Làng Vũ Đại những con người vốn không muốn dây dưa với chí phèo nên tất cả ai cũng tưởng chắc chắc nó chừa mình ra. Những lời trần thuật nửa trực tiếp ấy cho ta thấy rõ kết quả trong Hành động chửi và hoàn cảnh của Chí Phèo để ta thấy được phản ứng của những người nghe chửi là tất cả đều im lặng không ai chửi lại Chí Phèo. Tức là không ai muốn giao tiếp với Chí Phèo dù là cách sơ đẳng nhất nghĩa là không ai coi Chí Phèo là một con người