Đề có hướng mở và mang tính vận dụng sáng tạo. Các em sử dụng phép lập luận phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận để làm sáng tỏ.
Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
Viết về mẹ luôn là một chủ đề bất tận trong văn chương mà mỗi khi đặt bút thi nhân luôn có cảm xúc dạt dào về tình mẫu tử. Chế Lan Viên đã thể hiện tình mẹ qua hình ảnh con cò trong lời ru bên chiếc võng. Bài thơ “Con cò” đã đi qua bao nhiêu năm tháng luôn vẫn luôn giữ vị trí trong tâm hồn bạn đọc về tình mẹ và triết lý trong cuộc đời
Thân bài:
- Hoàn cảnh sáng tác và khái quát tác phẩm
- Con cò là hình tượng trung tâmm. Một hình tượng được gợi ra từ những câu ca dao quen thuộc. Con cò được lặp lại trong bài thơ nhưng được tác giả mở rộng ý nghĩa biểu tượng, tập trung hướng vào tình mẹ sâu nặng, lớn lao đối với con của mình. Nghĩa biểu tượng của hình ảnh này được phát triển qua từng đoạn thơ, nhưng vẫn mang tính thống nhất.
- Hình ảnh con cò rất quen thuộc trên những cánh đồng bát ngát, mênh mông. Khi cánh cò rập rờn trên cánh đồng lúa xanh biếc đang thì con gái gợi ra cảnh tượng cuộc sống no ấm, bình yên nơi thôn dã; khi lặng lẽ, lầm lụi, lò dò bắt tép trong mưa lại gợi ra cảnh nhà nông tảo tần, lam lũ.
- Ở đoạn thứ nhất của bài thơ, nhà thơ đã vận dụng một cách sáng tạo hình ảnh con cò trong lời hát ru của bà, của mẹ bên cánh võng làm điểm tựa cho tứ thơ phát triển.
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
+ Con còn bé chưa biết về con cò nhưng qua lời hát ru của mẹ thì con đã biết con cò “cánh cò đang bay”. Trong lời hát đó có cánh cò trắng một hình ảnh thân quen với người nông Việt Nam, hơn thể là cả tình yêu mênh mông của mẹ dành cho con.
- Những câu ca dao được tác giả sử dụng gợi sự phong phú và ý nghĩa biểu trưng hình ảnh con cò:
Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng...
…..
Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…
+ Hình ảnh cò dược lặp lại trong câu ca dao nhưng mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Lời ca gợi ra không gian đẹp, thoáng đãng, lãng mạn, quen thuộc và nhịp sống yên bình nơi vùng quê thời xưa.
+ Những ý tiếp theo: Có một mình, cò phải kiếm ăn, “Con cò ăn đêm / Con cò xa tổ/ Cò gặp cành mềm/ Cò sợ xáo măng…” hàm chứa nội dung, tư tưởng sâu sắc về một cuộc đời lam lũ, vất vả, gian lao. Con cò ở đây biểu trưng cho người phụ nữ Việt Nam nhọc nhằn lam lũ và không thể tránh khỏi những bất trắc, éo le trong cuộc sống “cò gặp cành mềm”. Lời thơ gợi cho ta nhớ đến câu ca dao:
“Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”
- Con cò trong ca dao nhọc nhằn, vất vả bởi con cò chỉ có một mình. “Cò một mình cò phải kiếm ăn”. Còn con, con bé bỏng như con cò nhưng con đã có mẹ:
“Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”,
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ!
Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nân g!”,
…
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”
+ Câu thơ: Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ! ngắt nhịp 2/2/2/3 rất đều giống như những nhịp vỗ về của người mẹ cho đứa con thơ của mình vào giấc ngủ nhanh. Vì thế mà lời thơ mang âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.
+ Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa; “Cành mềm mẹ đã sẵn tay nâng”, “Lời ru của mẹ thấm hơi xuân”. “Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân” Những hình ảnh ẩn dụ ấy nói lên tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Hơi xuân ở đây chỉ khí xuân và hơi ấm của mẹ luôn bao bọc, chở che cho con, đó là tình cảm tha thiết, ngọt ngào, tươi mới trong từng lời ru của mẹ.
=>Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ của con một cách vô thức từ khi con còn bế ngửa. Nhưng đây chính là khởi đầu con đường đi vào thế giới nội tâm con người từ những lời ru, những lời ca dao dân ca - điệu hồn dân tộc. Đoạn thơ khép lại bằng hinh ảnh giàu ý nghĩa về tình mẫu tử đó là “sữa mẹ”.
- Con chỉ biết trong tiềm thức của mình được đón nhận hơi ấm của mẹ, lời ru dịu êm và những cái vỗ về dịu dàng.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
+ Khi đến tuổi tới trường:
Mai con lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi châ n.
+ Và đến lúc trưởng thành:
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn...
=> Như vậy, hình ảnh con cò trong ca dao qua sự liên tưởng độc đáo của nhà thơ, nó như bay ra để rồi sống trong tâm hồn con người, theo con người và nâng niu con người. Hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng cho lòng mẹ, mẹ luôn dành tình yêu thương con bao la, luôn chở che và bảo vệ con.
+ Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và cuộc đời người, cánh cò và tình mẹ, đến đây tất cả như có sự hòa quyện và bổ sung cho nhau.
- Đến đoạn thứ ba, hình ảnh con còn mang triết lý sâu sắc: tình mẹ, lòng mẹ cao cả, vững bền
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc tiếp tục làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt rất gần với những lời hát ru. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phép đối: gần - xa và thành ngữ: “lên rừng xuống bể” để nói đến thời gian và không gian khác nhau. Cho dù ở đâu chỗ nào, cuộc sống có nhọc nhằn thì mẹ vẫn bên con.
+ Mẹ là quê hương, là điểm tựa tinh thần, là mái ấm chở che, chốn bình yên, bờ vai ấm... nhất là cho những đứa con gặp bước thăng trầm trong cuộc sống. Lời thơ giản dị, mộc mạc mà lay động sâu thẳm nơi trái tim người đọc. Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, nhà thơ Nguyễn Duy cũng viết:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
- Phần cuối, bài thơ trở lại với âm điệu lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong lời ru ấy:
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Ngủ đi! Ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc đời
Đến hát
Quanh nôi.
Đến đây, hình tượng con cò không còn bó hẹp ở hình tượng người mẹ mà được phát triển thêm một tầng nghĩa sâu rộng, khái quát hơn: con cò – người mẹ cuộc đời “vỗ cánh qua nổi”. Cuộc đời đi qua lời ru, lời ru không chỉ đem đến cho đứa trẻ tình yêu thương, vỗ về của mẹ, mà qua đó còn là nỗi niềm sau kín của cuộc đời mẹ, là tâm hồn của dân tộc, đất nước di dưỡng tâm hồn cho con: “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” (Nguyễn Duy).
Kết bài: Bài thơ với những âm hưởng nhẹ nhàng, giản dị đã để lại nhiều giá trị sâu sắc cho tâm hồn bạn đọc. Triết lí ấy còn sống mãi với thời gian, góp phần vào mạch cảm xúc thi ca dồi dào ca ngợi tình mẹ trong văn học nhân loại, một khúc ca da diết, sâu lắng về tình mẹ và khúc hát ru mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc.