HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
<Trích Số Đỏ_Vũ Trọng Phụng>
Trình bày hiểu biết của mình về cuộc đời, sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.
A Đặt vấn đề
- Với một cuộc đời ngắn ngủi nhưng Vũ Trọng Phụng đã kịp để lại dấu ấn sâu sắc trên Văn Đàn Việt Nam bằng khả năng sáng tạo dồi dào bằng sự xông xáo khám phá và có lẽ đặc biệt bằng chính sự hiểu biết sâu sắc về xã hội đương thời. Nên Vũ Trọng Phụng đã trở thành đại diện xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực 30 - 45
B Giải quyết vấn đề
- Cuộc đời sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng
- Cuộc đời: sinh năm 1912 - 1939 sinh tại Hà Nội trong một gia đình nghèo quê gốc ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Sống mồ côi cha được trưởng thành và lớn lên nhờ sự dạy dỗ của người mẹ nhưng ông cũng chỉ học hết bậc tiểu học học. Ông đã từng trải qua các công việc như thư ký, bán hàng, đánh máy cho nhà in. Nhưng rồi đều bị đuổi việc từ đó ông chuyển sang viết báo, viết văn chuyên nghiệp. Sống chật vật với nghề.
Khoảng 1937 - 1938 Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao phổi nhưng không có điều kiện chạy chữa ông mất khi vừa mới 27 tuổi tại Hà Nội
- Sự nghiệp: Vũ Trọng Phụng bắt đầu có chuyện đăng báo 1930 khi tác giả mới 18 tuổi ngoài tên thật Ông còn dùng thêm bút danh Thiên Hư. Ông là một nhà văn có sức sáng tạo dồi dào không đầy 10 năm viết văn nhưng ông để lại đại học khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại: truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học, bình luận thời sự, phóng sự, dịch thuật… Nhưng nhưng thành công nổi bật nhất là ở hai thể tiểu thuyết và phóng sự. Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là ông vua phóng sự đất Bắc như: Cạm Bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936). Với tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng được đánh giá là cây bút tiểu thuyết trào phúng bậc thầy với nhiều tác phẩm: giông tố, số đỏ, vỡ đê (sáng tác 1936), lấy nhau vì tình (1937), trúng số độc đắc (1938)
- Nội dung Bao trùm lên toàn bộ các sáng tác của Vũ Trọng Phụng là tiếng thét căm hờn và sức mạnh tố cáo đối với hiện thực xã hội đen tối, thối nát đương thời một kiểu văn hóa mà ông gọi thẳng đích danh là “xã hội chó đểu, xã hội khốn nạn”
-> Vũ Trọng Phụng được đánh giá là cây bút văn xuôi tài năng ông để lại nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn 1930-1945
- “Số Đỏ”, “Hạnh phúc của một tang gia”
=> Tiểu thuyết số đỏ là tiểu thuyết trào phúng đặc sắc gồm 2 huy chương là một tác phẩm xuất sắc của Vũ Trọng Phụng được đăng ở Hà Nội báo 1936. Được in thành sách lần đầu năm 1938. Cuốn tiểu thuyết này xoay quanh chủ đề Xuân Tóc Đỏ
Một đứa trẻ mồ côi, vô học kiếm sống bằng nghề chèo me, chèo xấu, nhảy tàu, bán thuốc lậu, nhật banh sân quần vợt… rồi tình cờ kiếm được việc làm tại nhà may Âu hóa. Cũng vô tình Xuân đã trở thành đốc tờ Xuân, thành nhà cải cách xã hội, thành giáo sư quần vợt, anh hùng cứu quốc… cuối cùng được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và trở thành ông con rể quý hóa của cụ Cố Hồng.
- Hạnh phúc của một tang gia do người biên soạn đặt cho đoạn trích trong nguyên bản này có tên đầy đủ là:”Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cùng nói vào - một đám ma gương mẫu”. Đây là chương thứ 15 của tác phẩm nhấn mạnh tới nội dung niềm sung sướng của tất cả mọi người trước cái chết của cụ cố tổ, trước niềm vui sướng. Họ chuẩn bị một đám ma gương mẫu linh đình.
-> Chương truyện này được đánh giá là màn hài kịch xuất sắc nhất của Số Đỏ. Giúp cho chúng ta phần nào hiểu được sự lố lăng đồi bại trong xã hội đương thời, tài năng nghệ thuật bậc thầy của Vũ Trọng Phụng.
C Kết thúc vấn đề
- Qua những tìm hiểu trên giúp chúng ta phần nào hiểu được chủ đề, sự nghiệp tài năng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng đồng thời hiểu được phần nào về bút pháp trào phúng trong truyện tiểu thuyết nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng: Số Đỏ
Đọc tiếp: Hạnh phúc của một tang gia (phần 2)