Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để làm rõ nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Mở bài: Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”, còn nhà thơ Chế Lan Viên lắng sâu và tinh tế khi cất lên lời thơ: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”. Bởi vậy mà qua nhiều thế kỉ nhưng Truyện Kiều vẫn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Hơn thế, Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh ngụ tình mà còn đạt đỉnh cao trong nghệ thuật tả tâm trạng, đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một minh chứng.
Thân bài: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã được Nguyễn Du miêu tả tâm trạng nhân vật Thúy Kiều một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc cảm xúc trong tâm trạng nàng Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng son sắt Kiều dành cho Kim Trọng và sự hiếu thảo mà nàng dành cho cha mẹ của mình.
Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có bố cục rất rõ ràng và hợp lí. Phần đầu là giới thiệu cảnh bị giam lỏng ở Ngưng Bích, phần thứ hai là nỗi cô đơn buồn tủi và nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ, phần thứ ba là tâm trạng đau buồn của Kiều mỗi lúc một lớn và những dự cảm về những giông tố mà Kiều không thể tránh khỏi.
Ở sáu câu thơ đầu là khung cảnh hoang vắng, mênh mông đến rợn người bởi ngồi trên lầu cao nhìn về phía trước là những núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng còn nhìn xuống là cát vàng dài vô tận, lác đác là bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, hiu quạnh, tội nghiệp của Thúy Kiều;
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm ki a
Với một không gian rộng lớn nhưng không một người thân, không một bóng người càng làm cho Kiều càng xót xa, đau đớn. Hoàn cảnh của Kiều lúc này rất mông lung, bi đát. Tú Bà cho Kiều ra ở Ngưng Bích nhưng thực chất là giam lỏng Kiều để thực hiện kế hoạch đê tiện và tàn bạo hơn, từ “khóa xuân” đã lột tả được những gì mà Kiều đang và sẽ phải đối mặt khi âm mưu bì ổi của Tú Bà đang dần thực hiện. Càng đau đớn, buồn tủi bao nhiêu thì nàng lại thấy xấu hổ, bẽ bàng bấy nhiêu.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Một chữ bẽ bàng đã lột tả được toàn bộ tâm trạng của Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích, nàng xấu hổ trước mây sớm đèn khuya. Sớm sớm nhìn mây, đêm đêm đối diện với ánh đèn, cảnh và người cùng thao thức và sẻ chia. Giờ đây nàng như mất tất cả: người yêu, gia đình và cả thanh xuân tươi đẹp sự trơ trọi, cô độc ấy nơi đất khách quê người chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.
Trong tâm trạng ấy, nàng tìm về những người thân của mình, nàng nhớ về mối tình đầu chàng Kim Trọng và nhớ bậc sinh thành. Nỗi nhớ ấy được tác giả Nguyễn Du miêu tả rất đắt trong những lời độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Nỗi nhớ thương được chia đều trong tám câu thơ, bốn câu đầu dành cho người yêu, bốn câu sau dành cho cha mẹ. Nhưng Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước bởi đây là mối tình đầu thắm thiết, là nỗi nhớ nồng nàn sâu thẳm, nàng nhớ về đêm thề nguyền hẹn ước dưới ánh trăng hôm nào. Quá khứ thiêng liêng, đẹp đẽ như vẫn còn đây mà giờ đã thành hoài vọng
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm thân gột rửa bao giờ cho phaii.
Lời thơ chứa đựng bao suy tư, thổn thức của Kiều dành cho Kim Trọng, nỗi suy tư đó dường như đang rỉ máu trong trái tim son sắt, thủy chung của nàng. Kiều tưởng tượng Kim Trọng đang mong ngóng nàng và không biết tin nàng phải bán mình, bị đẩy vào cõi góc bể chân trời bơ vơ. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám cho lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà giờ đây mỗi người mỗi ngả. Nàng thấy mình có lỗi và tự dằn vặt bản thân, lời thề ước đó nàng không thực hiện được, nàng bỗng dưng trở thành kẻ phụ bạc, lỡ hẹn với chàng. Nàng thấy xót xa, tủi hổ khi tất cả những gì đẹp đẽ mà muốn dành cho chàng thì nay lại bị hoen ố, chà đạp và biết bao giờ mới rửa được vết nhơ? “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” Nỗi dằn vặt, vò xé đó biết bao giờ mới nguôi ngoai, phai mờ?
Nhớ người yêu, nàng càng xót xa nghĩ đến cha mẹ, mặc dù đã bán mình để cứu cha mẹ và em khỏi vòng tù tội nhưng nghĩ về người sinh thành thì bao trùm trong nàng là nỗi xót xa, lo lắng. Kiều đau lòng khi nghĩ đến cảnh cha mẹ già tựa cửa trông ngóng tin của nàng
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ,
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nàng lo lắng nhiều hơn không biết ở nhà có ai chăm sóc, phung dưỡng cha mẹ mỗi khi thời tiết chuyển mùa? Nàng tưởng tượng nơi quê nhà đã đồi thay, gốc tử đã vừa người ôm, cha mẹ đã già yếu. Nguyễn Du đã rất thành Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi sự tàn phá của thời gian.công khi sử dụng thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” để thể hiện tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những trăn trở, băn khoăn của Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh của Kiều, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứn g tỏ Kiều là một người con rất mực hiếu thảo.