Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Có khi những vần thơ đó được ngân lên từ trong chiến đấu, những vần thơ xanh tựa như những vẫn thơ Anđécxen gieo vào tâm hồn nhà văn Pauxtôpxki niềm cảm xúc mãnh liệt “Acđécxen đã lượm lặt hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”. Những cảm xúc mãnh liệt đó cũng tựa như độc giả khi đọc những “hạt thơ” của nhà thơ Lệ Thu viết cho cậu con trai hơn bốn tuổi của mình mà theo nhà văn Đặng Phú Sỹ viết trong Chúng tôi góp phần giải phóng quê hương “những vần thơ rất chân thật nhưng đầy ắp tình yêu thương da diết của trái tim người mẹ trẻ: “... Đêm cuối cùng được ở bên con/ Mẹ thao thức lắng nghe từng nhịp thở/ Nhịp thở bình yên môi con hé nở/ Con thấy gì mà cười trong giấc mơ! Mai mẹ lên đường nhiều gian lao vất vả/ Suốt chặng đường dài mẹ sẽ nhớ về con.../ ... Mai khôn lớn, con nghĩ gì về mẹ?/ Bởi không muốn lớn lên con phải làm nô lệ/ nên bây giờ mẹ ra đi...” (Lệ Thu viết cho con 8-1973)”. Những lời thơ của không chỉ là người nghệ sĩ mà còn là người ra trận, khi giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, chị ý thức được vai trò việc làm hành động của một người công dân phải làm ngay lúc này là cùng tiếp sức chiến đấu với vai trò là những phóng viên nhà báo “có mặt đông đủ, nghiêm chỉnh trang phục quần áo, mũ tai bèo màu xanh như các chiến sĩ giải phóng quân sẵn sàng ra trận. Chúng tôi đeo ba lô, máy ảnh, máy ghi âm, ruột ghé gạo, lương khô... tập hợp nghiêm chỉnh trước cổng Đài Tiếng nói Việt Nam (58 Quán Sứ - Hà Nội). Chúng tôi hứa hẹn và tạm biệt các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp cùng các thính giả “Măng non trên đất Thành đồng”, vào chiến trường góp phần vào sự nghiệp chống Mĩ, diệt Ngụy giải phóng quê hương, thống nhất đất nước.”. Rồi những ngày ở Trường Sơn, Đặng Phú Sỹ cũng hết sức uyển chuyển đưa câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “Trường Sơn sớm nắng chiều mưa/ Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình...” như lời bộc bạch tâm sự về thời gian gắn bó ở Trường Sơn. Còn gì đẹp hơn khi trong lao động thơ được hình thành, Đỗ Tấn - nhà văn có niềm đam mê văn nhưng cũng mến thơ, cả hai tác phẩm được in trong Nhìn lại mười năm văn xuôi Bình Định, thơ tràn trong văn. Truyện ngắn Đường tim, thơ xuất hiện không nhiều như trong Hoa dại. Ở Đường tim “... Mai anh về với biển cùng ai/ Một sớm tinh mơ cô đơn biển nhỏ”, “Ta kiêu hãnh mang tên người thủy thủ/ Giữa mênh mông biển cả quê hương/ Ta đứng đây trên con tàu rẽ sóng/ Thế hệ Hồ Chí Minh - Thế hệ anh hùng”. Ở Hoa dại, gấp 3 lần Đường tim, tác giả sử dụng cả thơ và những ca khúc tất cả 6 lần trong truyện. Điều đặc biệt trong bài sử dụng nhiều khúc hát từ những sự rung động của trái tim giữa con người với thiên nhiên và giữa con người với con người đậm nét đẹp của con người Bana “Non biết bao trập trùng/ Lòng này hằng nhớ nhung”, “Trong tim ta vẫn từng/ Ngát hương thơm núi rừng/ Chờ ta đến lát giây/ Cách xa nhưng lòng xin chớ có xa...”, “Nếu lời nói em là thơ/ Nếu âm thanh em là nhạc/ Thì ngoài kia em ơi, trăng ôm ấp núi rừng/ Cây ơi! Chim ơi! Người Bana ta ơi!”, “Anh đeo vào tay em chiếc vòng đồng/ Anh đeo vào tay em chiếc vòng bạc/ Bạc và đồng lấp lánh/ Lấp lánh sao bằng mắt em bắt chồng/ Em bắt chồng/ Mà mắt em thăm thẳm/ Em bắt chồng/ Mà mắt em như dòng sông...”, “Đây cồng chiêng bộ tộc xưa để lại/ Đây gươm dao dòng họ lưu truyền/ Ôi! Voóc Hồ, ôi Vá! Ôi Mí!/ Ôi! Blan-chu, tháng Mười/ Pông kê char bông K’lai dố ngài...”, chỉ duy nhất một lần thơ xuất hiện - tiếng thơ từ buổi mới ra đời“Rừng bao nhiêu hoa lá/ Lá hoa bao cây rừng/ Yêu hoa và yêu lá/ Yêu tiếng đàn tơ- rưng...”. Thơ được xen vào văn xuôi, dẫn mạch chuyện hoặc làm thi vị thêm sắc màu văn xuôi, có khi là lời dẫn lượt lời nhân vật trong truyện. Văn học Việt Nam từ sau 1975, nhiều nhà văn cũng với hình thức chêm xen thơ vào truyện, trong đó nổi bật có thể kể đến: nhà văn Nguyễn Huy Thiệp,… Thế giới văn hóa dân gian, thơ ca cổ thi, trung đại đã truyền tín hiệu rủ nhau xuất hiện trong “chiếc bình rượu nồng vị văn” với các thể loại khác nhau của các nhà văn, đồng thời cũng là lời nhắc nhớ, đưa một thế hệ con người cùng ngoảnh nhìn quá khứ, lắng lòng mà nghe những âm hưởng dân ca bài hòi, hát bội, những bài thơ, vè, ca dao vọng suốt ngàn năm quê hương, dân tộc, cùng nhau tìm về vẻ đẹp cổ xưa, truyền thống, mà tự thấy yêu thêm những giá trị văn hóa quê hương, đất nước mình. Dễ lí giải, khi những câu ca dao được đưa vào văn xuôi hầu như là thể lục bát, bởi thể lục bát là thể thơ của dân tộc, quen thuộc với đời sống con người qua bao hằng hà thế hệ, trong cuốn Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ, người biên soạn sách đã khảo sát trong 4537 bài ca dao Nam Trung Bộ thì “Thể lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ chiếm tỉ lệ cao nhất: 40.22%. Đây là điều hiển nhiên, bởi nhắc đến ca dao là chúng ta nghĩ đến thể thơ này” [1,49]. Ca dao xuất hiện trong quá trình lao động, con người thường quen nhịp điệu hài hòa dùng thể thơ sáu, tám để đối đáp với nhau. Và từ đó, có những câu ca dao lục bát trở thành đặc sản của quê nhà mà các nhà văn đã vận dụng để mặn mòi hơn nét riêng của quê hương với những địa danh, sự vật được nhắc đến trong ca dao. Kết luận Đọc văn xuôi Bình Định, ta không chỉ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của làng quê, những làng nghề truyền thống mà còn có những cảm nhận ngọt lành âm điệu thổ ngơi xứ Nẫu, và hiểu hơn về con người, văn hóa Bình Định - vùng đất Nam Trung Bộ, “càng lớn lên, càng quan hệ rộng hơn, biết được ở mỗi vùng miền có thổ âm, phương ngữ riêng và họ vẫn giữ như vậy, nên tôi lại càng thấy mình tự hào về tiếng nói xứ nẫu và thích người ta gọi mình là dân xứ nẫu” (Trần Duy Đức, Hồn quê xứ nẫu). Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ mang âm hưởng thổ ngơi quê nhà, các văn sĩ Bình Định đã vận dụng hiệu quả chêm xen câu thơ cổ trung đại, Trung Hoa; ca dao, tục ngữ của văn học dân gian, trong đó có nhiều câu ca dao quê hương Bình Định, làm nên chất trữ tình trong văn xuôi. Đó là nét đặc trưng trong cách viết của nhiều nhà văn Bình Định, với những giọng điệu thiên về tâm lí tình cảm, hoài niệm suy tư, triết lí, trữ tình,… những thanh sắc ấy đều xuất phát từ hiện thực đời sống xã hội với góc nhìn trăn trở cá nhân của người nghệ sĩ. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Ở tùy bút Tuổi thơ bên thành Hoàng Đế, Mai Thìn có đưa thơ của chính bà sáng tác vào văn “táng xòe hơn mẫu đất” và còn nhắc đến Bài thơ trên cánh diều in đầu tiên ở Tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn Việt Nam và tập Cố tích tình yêu do nhà thơ Thanh Quế đề tựa. Ta dễ dàng tìm thấy “hình dáng thơ của chính văn sĩ” trong “văn của chính người”, tản văn Mẹ tôi ăn trầu, văn sĩ có đưa hẳn một bài thơ tự mình sáng tác Nhớ quê: “Rã rời trong nỗi nhớ quê/ mẹ mang cau héo hong nhờ mái hiên/ dõi nhìn bóng nắng xiên xiên/ trầu têm nửa cánh ưu phiền nhạt vôi// Các con ong ruổi đường đời/ không mang theo được góc trời quê hương/ mái nhà tranh gốc trầu vườn/ cột kèo xiên trính khói hương bàn thờ…// Ngày ngày mẹ cứ ngẩn ngơ/ vào ra ngồi ngóng bơ thờ phố đông/ nhớ cây mít, nhớ dòng sông/ nhớ ngờm ngợp gió, nhớ lồng lộng xanh// Một đời bóng mẹ tỏa quanh/ cây lên thành trái, trái thành chúng con/ bây giờ dáng mẹ hao mòn/ vào ra thơ thẩn nhớ con, nhớ làng.” rồi cũng những dòng trữ tình chính văn sĩ sáng tác xuất hiện trong tản văn Những mùa hoa cải: “Cánh đồng làng ta sắp qua mùa cải/ Mẹ để dành mấy thạp muối chua/ Bông cải vàng li ti đơm hạt/ Đợi em về ủ giống mùa sau…” (Mai Thìn, Mùa chim làm tổ). Hay, trong cuối tản văn này, Mai Thìn cũng cho hẳn bài thơ Bông cải ơi ở vị trí cuối để kết lại: “dọc triền sông cha trồng nhiều bông cải li ti vàng những chiều nồm/ ngan ngát long lanh bạc những tối sáng trăng/ bông cải ơi. ta quên nói với bông cải rằng em nhỏ bé em đẹp xinh. em thơm ngát đất đai quê hương mình màu mỡ hết đời ta cũng không quên được nụ cười em nhỏ bé xinh xinh./ li ti vàng những triền sông cha trồng nhiều bông cải ta cài một bông trên áo cưới ngày nghinh dâu mái đầu xanh cài thêm bông nữa thẹn thùng em bỏ chạy ứ chơi trò chú rể cô dâu/ bông cải ơi. ta chưa kịp nói với bông cải rằng em nhỏ bé em đẹp xinh. quê mình chân trần gánh nước tắm sông phù sa thì đen mà trăng thì trắng mãi mãi rằm bông cải quê hương mãi mãi rằm bông cải cha trồng đầu sông cuối bãi ngân ngân hoài tiếng vọng đất đai/ bông cải ơi. bông cải ơi… em nhỏ bé em đẹp xinh… đất đai quê hương mình bỗng dưng xa lạ phù sa không còn đen và trăng không còn trắng lưu lạc nơi nào ơi bông cải ơi…”. Văn sĩ còn ôm Quả mít của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đặt trong Cây mít hai thân: “Thân em như quả mít trên cây/ Da nó xù xì múi nó dày/ Quân tử có yêu thì đóng cọc/ Xin đừng mân mó, nhựa ra tay”. Thơ của Hồ Xuân Hương bao giờ cũng khiến người ta phải tranh luận với những tầng nghĩa của câu từ, nhưng khi Mai Thìn đưa bài Quả mít vào tản văn, mạch văn không những không bị đứt quãng mà làm cho người đọc thấy được sự dí dỏm của Cây mít hai thân mà không làm độc giả cảm giác khó hiểu vì sự nối mạch thơ vào mạch tả quả mít “Đầu tiên là những nụ chồi xanh biếc tách ra từ lớp vỏ xù xì, vài hôm đã thấy hé mở những chùm quả non, người quê gọi là dái mít, thon dài như quả cà dái dê; vài tuần lại thấy lớn như một quả dưa, gai đã bắt đầu nảy nở. Khi quả già, gần chín thì cơm vàng, vỗ vào nghe bình bịch (quả còn non thì nghe bồm bộp, tiếng giòn hơn). Chỉ cần hái xuống, đóng cọc cho mủ ra hết rồi phơi nắng hai hôm là mít sẽ chín”. Không duy chỉ có thơ, thành ngữ cũng được văn sĩ đưa vào hết sức nhịp nhàng, “miếng trầu là đầu câu chuyện” trong tản văn Mẹ tôi ăn trầu và “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”, “cày sâu cuốc bẫm”, “vật đổi sao dời” trong tùy bút Tuổi thơ bên thành Hoàng Đế. Cũng trong tùy bút Tuổi thơ bên thành Hoàng Đế, Mai Thìn có 3 lần lặp lại cụm từ “nguồn sữa quê hương” và một lần biến hóa “nguồn” thành “dòng”, ở gần kết tác phẩm “dòng sữa quê hương”, có chăng, Mai Thìn có một tình yêu quê hương đặc biệt ngọt lành như trong thơ của Đỗ Trung Quân “Quê hương mỗi người đều có/ Vừa khi mở mắt chào đời/ Quê hương là dòng sữa mẹ/ Thơm thơm giọt xuống bên nôi/ Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người” (Quê hương). Tự bao giờ, thơ ca len lỏi sóng nước cùng văn xuôi một cách hòa quyện như hai chị em sinh đôi kết hợp nhau khá ăn ý như trong các trang văn của các nhà văn Bình Định. Không đưa nhiều thơ, ca dao trong văn nghiệp sáng tác, Khổng Vĩnh Nguyên dường như rất “tiết kiệm và e ngại” khi đưa thơ vào văn và vì thế thơ, ca dao chỉ xuất hiện trong bút kí Thương tiếc đàn chim “Con cuốc lẻ đôi còn ngồi than thở/ Huống chi đôi lứa mình cách trở yến anh” và lần thứ hai trở lại vận dụng chất trữ tình ông mượn thơ của đại thi hào Nguyễn Du “Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh.”. Chỉ 2 lần đưa thơ mà làm bật lên sức gợi của lòng trắc ẩn cao đẹp của tình cảm con người với loài vật, với tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và lay động được bạn đọc cùng hướng về cuộc sống văn minh - nâng niu, trân trọng sự sống, bảo tồn các loài quý hiếm có nguy cơ bị tận diệt. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 21

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Văn sĩ Trần Duy Đức, người mà trong mỗi tản văn (ông chuyên viết thể loại tản văn) đều có sự xuất hiện của thơ, ca dao, tuy nhiên ông sử dụng không nhiều trong mỗi tác phẩm. Trong tản văn Thương lắm đôi vai, ông sử dụng duy một câu ca dao để nói về “người phụ nữ gieo neo gian khổ để nuôi chồng con”: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”, và cũng chỉ xuất hiện mỗi một câu tục ngữ trong cả tản văn -“kiến tha lâu đầy tổ”. Tản văn Dịu dàng nón lá, 2 lần ông dùng ca dao của chính nơi “trong võ có văn, trong văn có võ”: “Em về Đập Đá quê cha/ Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chàng”; “Gò Găng có nón chung tình/ Ở đây có thiếp một dạ với mình mình ơi!” và thành ngữ “một nắng hai sương”. Ở Hồn quê xứ nẫu, số lần đưa thơ, ca dao vào 8 lần tất cả, số lượng đã được tăng lên gấp tám, gấp bốn lần so với hai tản văn Thương lắm đôi vai và Dịu dàng nón lá, suốt tản văn tác giả đã chứng minh mình là người con gốc “thượng võ trọng văn”, “Huyền Tích Kinh” (chữ dùng của ông) thực sự, qua mạch kể và am hiểu rất kĩ thơ ca, địa lí, và giải thích tận tường chữ “nẫu”, các phương ngữ của xứ nẫu… Trần Duy Đức đã thăng hoa trong việc chêm xen nhiều câu thơ, ca dao hơn, ngay đầu tản văn, ông đưa vào hai câu thơ trong bài thơ thất ngôn bát cú Nẫu và tui của Hà Giao: “Nẫu hờn nẫu giận tui xin nẫu/ Tui dỗi tui hờn nẫu bỏ tui…”. Ông là người rất yêu văn chương của quê hương, ông trích trong Nước non Bình Định của Quách Tấn đưa vào tản văn để khơi gợi người đọc hiểu về quê hương, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào về văn chương quê hương: “…Bình Định không đồng khô cỏ cháy/ Năm dòng sông chảy/ Sáu dãy non cao/ Biển đông sóng vỗ dạt dào/ Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh…”; ngoài ra ông còn đưa ca dao Bình Định từ thuở còn thương cảng Nước Mặn “Ai dìa nhắn với nậu (nẫu) nguồn/ Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên”, “Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”và một số ca dao khác “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”, “Cuối con phố đã là quê/ Người qua đó sẽ bộn bề màu xanh”. Nhà văn còn đưa vào những cảm nhận của nhạc sĩ Văn cao xuất thành thơ “Từ trời xanh - rơi vài giọt Tháp Chàm”, hay Yến Lan đã thốt lên thơ trong Bến My Lăng “Rượu làng Vân mỏng. Rượu Bàu Đá dày”. Ca dao thuần túy Bình Định được chuyển trong văn qua giọng tình, giọng cảm của nhà văn thành những hạt ngọc tinh túy phản chiếu quê hương đầy xán lạn, nhớ lại một thời hoài cổ làng quê, trong tản văn Nhớ bến sông xưa với 5 lần ca dao lần lượt rủ nhau kéo vào trong dòng ý thức của tác giả, ngay khi mở đầu ca dao đã xuất hiện “Anh về Đập Đá đưa đò/ Trước đưa quan khách sau dò ý em”, văn sĩ của tản văn cũng tìm hiểu và đưa ra tài liệu ghi chép có phần dị bản về danh xưng “Em về Đập Đá đưa đò/ Trước đưa quan khách sau dò ý anh”. Trần Duy Đức hình như rất quan tâm và yêu thơ của bộ Tứ linh, một lần nữa, ông nhắc đến một trong bốn nhà thơ Bàn Thành Tứ Hữu là Yến Lan, đưa thơ Yến Lan - Bến My Lăng “Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách/ Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu…”, “Rủ nhau đi hội Đổ Giàn/ Vui thì vui lắm, đò ngang chật đò”, “Măng le gửi xuống, cá chuồn chở lên”. Và, một lần dùng tục ngữ “đất lành chim đậu”. Vận thành ngữ, tục ngữ, ca dao đầy tinh tế, uyển chuyển đã làm nên giá trị thẩm mĩ của tản văn, giàu sức gợi, giàu màu sắc cho những dòng văn thắm tình quê hương. Mai Thìn, một văn sĩ, một thi sĩ, người cũng đưa thơ, ca dao vào văn xuôi với một “lượng” “đáng kể”, ông là người thuần Bình Định, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất có truyền thống hát bội, trong Quê tôi mùa hát bội, văn sĩ đưa ca dao ngay từ dạo đầu tùy bút: “Hát bội làm tội người ta, Đàn ông bỏ vợ đàn bà bỏ con”, “Bầu Đông đóng Lý Phụng Đình, Dẫu chồng có đánh thì mình cũng đi” và vào “ngõ trong” tùy bút, ca dao vẫn được đệm vào hòa với chất văn “Nghe tiếng trống chầu đâm đầu mà chạy/ Nghe tiếng trống chiến chết điếng trong ruột”; trong tản văn Mẹ tôi ăn trầu. Mai Thìn cũng có 6 lần lồng ca dao trong một tản văn, ngỡ rằng đưa vào quá nhiều có xảy ra hiện tượng “lạm dụng ca dao vào chất văn”, làm loãng chất văn, nhưng chính sự xuất hiện nhiều các câu ca dao đã làm cho tản văn “thắm vị duyên dáng quê hương truyền thống”. Với hình ảnh trầu, cau - văn hóa của người Việt: “Trầu xanh, cau trắng cay nồng/ Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”, “Anh về em đưa miếng trầu/ Miếng thương miếng nhớ miếng sầu anh ơi/ Quệt vôi em quệt cả lời trăm năm…”, “Tội tình thiếp lắm chàng ơi/ Trầu ăn không đỏ vì vôi quệt già”, “Ước gì anh hóa ra cơi/ Để cho cơi đựng cau tươi trầu vàng/ Ước gì anh cưới được nàng/ mai sau anh trả lại nàng đôi mâm”, “Yêu nhau trao một miếng trầu/ Giấu thầy giấu mẹ trao sau bóng đèn”, “Đêm trăng thiếp mới hỏi chàng/ Cau tươi ăn với trầu vàng xứng không?/ Trầu vàng nhá với cau xanh/ Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”, những câu ca dao trữ tình như lời thủ thỉ tâm sự, lời ngỏ trong mối quan hệ nam nữ, lối giao duyên bình dị mà duyên dáng, làm “bừng sáng” cả tản văn, trầu cau cứ quanh quanh khắp tản văn làm chúng ta thấm thía về một thời mà trầu cau gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày rõ nét cho tới ngày nay dù mờ nhạt nhưng trầu cau vẫn là vật giao duyên trong nghi thức lấy vợ gả chồng. Cũng có khi Mai Thìn chỉ cho ca dao xuất hiện một lần riêng hẳn hoi trong tản văn nhưng đã làm thơm cả những lời văn trong tản văn Quả thị quê nhà: “Ngó vô vườn thị thơm quanh/ Thị thơm mược thị bụng em thành thời thôi”, câu ca dao đậm khẩu ngữ “mược”- từ hay dùng trong sinh hoạt thường ngày, toát lên vẻ mộc mạc cho tản văn, độc giả dễ cảm được sự gần gũi hay một lần lẫn trong câu từ chất văn nhưng có sức lay động giác quan: “Xoài giòn, mít dẻo, thị dai”. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 20

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Không chỉ có Huỳnh Kim Bửu chịu ảnh hưởng của cổ thi trung đại, mà nhà văn chuyên viết truyện ngắn Nguyễn Hữu Duyên cũng đưa thơ của các nhà thơ Trung Hoa, thơ trung đại Việt Nam vào truyện. Trong truyện ngắn Mơ ước bên đời đưa “Rượu ngon không có bạn hiền/ Không mua không phải không tiền không mua” (Nguyễn Khuyến), “Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo!” (Nguyễn Công Trứ), câu thơ nổi tiếng của Tô Đông Pha - nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Tống “Bình sinh ngũ thiên quyển/ Nhất tự bất cứu cơ”. Nhà văn cũng lí giải việc ông chịu ảnh hưởng sâu sắc sự nhận thức của Nguyễn Công Trứ “làm quan không lấy làm vinh, làm lính không lấy làm nhục”, chính việc đưa những vần thơ đầy nhạc tính âm hưởng cổ điển đã tạo cho hồn văn những cảm giác xưa cũ, gợi cảm giác man man vương buồn trong lòng. Ông không chỉ đưa thơ cổ, mà ông còn đưa thơ mới vào đổi gió cho làn văn “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Đưa thơ Trung đại vào văn không phải là chuyện hiếm thấy ở các nhà văn “cao niên” quê hương Bình Định, cũng theo trường thích thơ vào văn. Có thể nói, Trần Thanh Mừng ít vận thơ cổ vào văn, nhưng trong Đóa bạch lan trong mây trắng đã 3 lần đưa những dòng của thể thơ cổ vào truyện. Thơ Ức Trai đề tại núi Yên Tử “Nhân miếu đương niên di tích tại - Bạch hào quang lí đổ trùng đồng” và 2 lần đưa thơ của Trần Nhân Tông - ông vua thứ ba của triều Trần “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã - Sơn hà thiên cổ điện kim âu. Thơ Trần Nhân Tông: Xã tắc hai phen bon ngựa đá - Non sông muôn thuở vững âu vàng)” và “Vạn sự thủy lưu thủy - Bách niên tâm ngữ tâm - Ỷ lan hoành ngọc địch - Minh nguyệt mãn khung hâm. (Muôn việc như nước chảy theo nước - Trăm năm riêng lòng nói với lòng - Tựa lan can, cầm ngang sáo ngọc - Trăng sáng đầy ngực và bụng)”. Những câu thơ này đã gợi nhắc lịch sử và phong cảnh trên ngọn núi Yên Tử vừa cổ điển, vừa hiện đại. Triều La Vỹ không đưa ca dao, ông chỉ tâm đắc với thơ Tiệu Lão Mai Quyền, đọc truyện Bạch mã, mở đầu “Lão mai độc thọ nhất chi vinh/ Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành” và một số câu thơ Hán Việt chưa rõ xuất xứ “Tàng nha hổ giương oai thiết trảo/ Triển giác long tất lực lôi oanh”, đưa câu thơ của cụ Chu Thần - Cao Bá Quát “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Đưa thơ của Bùi Tiến Tiên (Quan Chánh khảo trong kì thi Hương năm Ất Dậu 1855) “Khóc trên án ngọc hồn non nước/ Cười dưới nghiên son cốt cách mai”, “Sơn hà phong cảnh dị tiền niên/ Hoành giám du khan thử địa huyền/ Hậu mãn xương môn trần ám ngoại/ Lệ linh văn viện bút đình biên/ Lịch triều giáo dục ân như hải/ Nhất dự y quan nan tự hủy/ Cương thường khán thử cổ anh hiền”, “Thần Mã đang mong trang Tuấn kiệt/ Linh Sơn còn đợi kiếm Anh hùng”. Đưa những lời thơ chính là lời của nhân vật chứ không phải dẫn chứng minh họa cho lời của người dẫn chuyện, ta thấy được ông dựa trên những gì tìm hiểu về sự thực và xây dựng nên nhân vật Quan Chánh khảo cũng rất thực. Đây là cái hay ở chỗ ông dựa trên lời thơ của nhân vật và khéo léo đưa vào lời nói của chính nhân vật. Riêng trong những sáng tác của ông, lượng đồng dao, câu hát của những người lao động cũng được đưa vào đáng kể trong phát ngôn của các nhân vật. Nhân vật Bảy Móm chu miệng bắt chước giọng con nít nghêu ngao hát đồng dao “Trên lưng mọc cánh là con cá Chuồn/ Rủ trai vào buồng là con cá Ngộ…”, hoặc những câu đồng dao khác của dân gian về thời tiết đúc kết trong quá trình lao động của những ngư dân xóm Nại“Tháng Giêng động dài/ Tháng Hai động tố/ Tháng Ba nồm rộ/ Tháng Tư nam non…”. Những câu hát còn thể hiện tinh thần sảng khoái, lạc quan của tình huynh đệ Thần Kim Sơn và mục đồng trong Rồng ngủ đất phương Nam, chỉ 2 lần khúc hát được sử dụng, đó là cảnh tiễn biệt giữa Thần Kim Sơn và mục đồng cho thấy giữa họ có những cái chung làm nên tình huynh đệ. Thần Kim Sơn trong lúc từ biệt mục đồng, tay ôm đàn đá, vừa đi vừa hát “Rồng vốn sống trong mây/ chỉ ngủ trên non cao/ ẩn mình dưới khe sâu.// Ta không ưa chỗ bẩn thấp chật hẹp/ ra khơi vào lộng/ lòng ta muốn ra khơi vào lộng/ vẫy vùng bốn bể/ ai đó hãy cùng ta bốn bể vẫy vùng…”, mục đồng sảng khóa, tự hào khi nghĩ về Thần Kim Sơn ví như kì nhân của đất phương Nam “Doãn chưa đặng lễ Thang vời/ cày kia chưa dễ bỏ nơi nội Sằn/ Lã dù chưa gặp xe Văn/ câu kia đâu deex hác cần Bàn Khê/ ngẫm xem thánh nọ hiền kia/ tài nầy nào có khác gì tài xưa?”. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 19

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Không chỉ mỗi thơ “đậu bến” trong tác phẩm của Huỳnh Kim Bửu mà tần suất xuất hiện thành ngữ, tục ngữ trong văn của ông cũng không kém cạnh thơ. Các thành ngữ, tục ngữ dân gian là một loại sản phẩm văn chương đặc biệt, vừa công phu tỉ mỉ, vừa hàm súc, thành ngữ tục ngữ dân gian Việt Nam phản ánh được tư duy của con người Việt đúc kết kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất. Trong một mô hình “nhỏ nhắn” ấy thể hiện đủ cả cái đẹp nhịp nhàng của hình thức và chiều sâu uyên thâm triết lí phương Đông. Tác giả Huỳnh Kim Bửu - người chuyên viết về những nét đẹp văn hóa một thời của quê hương ông, ngay trong ý thức hệ tư tưởng ông thường thể hiện nó không chỉ qua chủ đề mà còn ở ngay cách sử dụng từ ngữ, vận dụng thành ngữ, ca dao trong các tác phẩm của chính mình, ông sử dụng nhuần nhuyễn đạt đến độ tinh luyện về con chữ, về nghĩa tương ứng hoàn cảnh trong mỗi tình huống, lời nói của nhân vật trong truyện ngắn Hoa đèn. Mợ Thừa trong thời gian ngóng trông người chồng thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, nhiều người ở làng đua nhau tán tỉnh “Mợ Thừa là con gái thầy đồ Vinh ở Phủ Cũ, có nhan sắc mặn mà”, nhưng Mợ Thừa là người phụ nữ kiên trinh “ Mợ xa tránh họ, có người bị mợ mắng là “Ong non ngứa nọc””, “Rồi tình cảnh của mợ, người vợ chờ chồng giữa “miệng hùm nọc rắn””, “Đến khi cực quá, Ngoại chịu về ở với má tôi. Nhưng người con gái thứ hai này lại nghèo quá, nên Ngoại cũng chẳng yên lòng. “Bụng đói đầu gối phải bò””. Lúc Mợ Thừa làm thuê cho nhà hiệu buôn, ông chủ tìm hiểu biết nhà Mợ sa cơ, bèn ngỏ lời ong bướm, nhưng nghe được câu trả lời của Mợ, người chủ buôn khâm phục nhưng sợ liên lụy nên buông tha, Bà Ngoại luôn yêu quý nàng dâu Út, “ luôn lựa dịp nhắc nhở câu: “Gái khôn trai dỗ lâu ngày cũng xiêu””, “ Ông Thế “giữa đường gãy gánh” vợ chết để lại đứa con gái duy nhất”, “Mấy lần ông Thế có thư cho mợ, nói ông mở tiệm vẽ truyền thần, làm ăn phát đạt mà vẫn sống cảnh “gà trống nuôi con””. Cuộc sống của Mợ Thừa mỗi ngày “bao nhiêu công việc lo cho chồng”, “bác Phổ láng giềng và mấy ông”Cựu dân quân” đồng đội ngày xưa vẫn đến chơi nhà cho có bạn với cậu Thừa. Mấy ông uống trà, nói chuyện “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh””. Thành ngữ còn cất lên từ trong giọng nói yếu ớt của Mợ Thừa, như gần ôn cả cuộc đời làm vợ, Mợ tâm sự hết với những đứa con là Việt và Pháp “Ba má lấy nhau từ hồi còn rất trẻ, sống cho tới nay ai cũng ngoài tám mươi, được câu“Bách niên giai lão”. Nhưng thời gian sống chung thì rất ít, có ba lần xa cách thật dài, cộng lại chẳng biết đến sáu mươi năm chưa?”. Còn với ca dao, ông sử dụng những câu ca dao thể lục bát quen thuộc hằng ngày trong đời sống “Làm sao lấy thúng úp voi, Úp được đằng trước nó thòi đằng sau”, “Ớt nào là ớt chẳng cay”, “Trồng trầu thả lộn dây tiêu/ Con theo hát bội, mẹ liều con hư/ Ngó lên hòn núi Mù U/ Con theo hát bội Xuân- Thu mẹ buồn”,“Mẹ ơi đừng đánh con đau, Để con theo hát làm đào mẹ coi”,”Ai về Bình Định mà coi, Con gái Bình Định múa roi đi quyền”. Ông chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian rất rõ qua các đề tài trong các tác phẩm viết về các nghề truyền thống từ dệt đến hát đình, hát bội,… ông thực sự là người con của mảnh đất khi ông am hiểu khá kĩ về các nghi lễ, văn hóa nghệ thuật của Bình Định. Như vậy, chỉ vẹn hai tác phẩm là truyện ngắn và bút kí mà đã có sự xuất hiện của rất nhiều tích cổ văn hóa Việt và Trung Hoa, chứng tỏ ông là người am tường rất rõ về văn hóa và phải có một niềm say mê với quê hương thì ông mới có thể viết những dòng văn đầy cổ điển mà cũng đầy hiện đại. Trong cách sử dụng từ ngữ trong sáng tác, Huỳnh Kim Bửu dùng một lượng từ Hán Việt: “chinh phu”, “chinh phụ”, “phong vị” nhưng cũng đồng thời có những cái nhìn của thời đại mới. Trong cách diễn đạt ngôn ngữ của ông, chịu ảnh hưởng của một số nhà văn, nhà thơ thời kì trước như trong Hoa đèn có câu “Má thà không chồng, bay thà không cha còn hơn”, cái điệu này làm chúng ta nghĩ tới bài Tống biệt hành của Thâm Tâm: “Mẹ thà coi như chiếc lá bay, /Chị thà coi như là hạt bụi./ Em thà coi như hơi rượu say”, dường như “hơi thơ” của Thâm Tâm đã thâm nhập vào truyện ngắn của văn sĩ Huỳnh Kim Bửu tự bấy giờ! Mạch truyện trong cách nhìn của ông theo hướng cổ thi, ông dùng thơ cổ để “dự báo nỗi niềm” của người thiếu phụ với mô tuýp “đăng cao” trong Đường thi các thi nhân hay vận dụng. Đọc cả truyện Hoa đèn, ta mới thấy rõ cái nội hàm của nó cũng chính là nội hàm của Khuê oán. Nhưng, Hoa đèn lại có những cái đổi khác về diễn biến tâm trạng của người phụ nữ từ giữ trọn tiết hạnh để chờ chồng đến không chấp nhận được người chồng mình có người bên ngoài rồi khi ngã bệnh sắp phải đi thì người vợ này ý thức được sự sâu xa trong sự việc đã xảy ra và “tha thứ”, cảm thông cho người chồng của bà. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 18

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Vận dụng khéo léo thơ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ Vùng trời văn Bình Định, nhiều tác giả là người con của xứ sở “hoa biển”, họ đã gắn bó cả một quãng mấy mươi năm - “cao niên” - “trưởng làng”, họ có những thứ văn hóa rất riêng của vùng miền, tiếng nói rất đậm chỉ có ở con người miền Trung Nam Bộ. Với chất nghệ sĩ thấm tháp hồn họ từ mấy chục thiên niên kỉ nay, cũng dễ hiểu khi kỉ niệm không là sông, là sóng mà cứ trào trực tràn trề trong các sáng tác, cùng với một truyền thống văn chương dày dạn của quê nhà. Như Quách Tấn, một trong Tứ linh - bộ tứ Bàn Thành Tứ Hữu, trong tác phẩm Nước non Bình Định, ông đã viết trong lời thưa một cách khẳng định tình yêu quê hương, con người với tất cả sự am hiểu về nơi chôn nhau cắt rốn. Ông ghi chép lại cuốn sử sách về Bình Định, là cuốn sử, cuốn địa nhưng không hề khô khan thô ráp, mà lồng ghép những câu thơ, câu ca dao rất đỗi trữ tình về các địa danh khắp non nước Bình Định đúng như cái tên của nó Non nước Bình Định: “Mây chiều quấn quýt hòn Dinh/ Nhớ Tăng Tổng trấn hết tình cứu dân/ Non sông chưa sạch, bợn trần/ Nắng mưa bao quản tấm thân quê người/ Tre tàn còn có măng tươi/ Gương xưa còn tỏ còn người soi gương.”, “Non xanh suối biếc đẹp ghê/ Muốn cần nước củi, ta về Lộ Giao” hay “Nắng chiều ngã ngọn Đèo Nhong/ Nghĩa thêm chua chát nỗi lòng Diêm Tiêu/ Lạnh lùng xương trắng Phù - Nhiêu/ Bóng xa mây khói tiêu điều Ô Phi/ Đời mong sẵn ước dương chi/ Tây oan khắp nẻo A - Tỳ thế gian…/ Rừng sâu chim chóc gọi đàn/ Tình chung đất nước muôn vàn ái ân/ Trăng non đã hé viền ngàn/ Đường xa gió giục mau chân qua đèo.”,… Việc khéo léo đưa thơ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ như đã trở thành nét đặc trưng của các cây bút văn xuôi. Văn sĩ Huỳnh Kim Bửu cũng nhiều lần thai nghén tạo ra những đứa con tinh thần trữ tràn nét đẹp dân gian, truyền thống quê nhà, chính vì thế, ông được gọi là “người kể chuyện làng”. Huỳnh Kim Bửu đã sử dụng uyển chuyển nhiều những câu thơ, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, trong các sáng tác của mình. Khảo sát trong hai tác phẩm, truyện ngắn Hoa đèn và bút kí Trồng trầu thả lộn dây tiêu của ông được in trong tập Nhìn lại mười năm văn xuôi Bình Định, ông đã sử dụng với tần suất khá cao với 8 lần thơ,vè xuất hiện chêm xen trong nền văn, 4 lần các câu ca dao và 8 lần thành ngữ, tục ngữ. Trong 8 lần ông đưa thơ,vè vào truyện, có 3 lần xuất hiện những câu thơ cổ thời Trung Quốc, trong Hoa đèn: “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc.”(Vương Xương Linh, Khuê oán); “Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu.” (Trích Quan thư trong Kinh thi); “Cảm quân triền miên ý.”(Trương Tịch, Tiết phụ ngâm)”. Ngoài ra, ông còn sử dụng một số từ Hán Việt “chinh phu”,” chinh phụ”, gợi cảm giác hoài cổ trang trọng. Việc sử dụng thơ song hành với văn xuôi trong sáng tác đã tạo ra hiệu ứng thẩm mĩ và đặc trưng rõ về phong cách của Huỳnh Kim Bửu. Điều này tạo nên tính giao thoa tương đối giữa thơ và văn xuôi. Đó là sự hòa pha giữa thể loại mang đậm tính tự sự và một thể loại mang đậm tính trữ tình. Mặt khác, nó góp phần phá vỡ tính nguyên tắc thể loại, giúp tác giả có thể phát huy tối đa điều mà tác giả muốn nói. Lê Hoài Lương đã nhận định “Bài nào, chuyện kể nào của Huỳnh Kim Bửu, ngoài nội dung kể chính cũng có hoặc những câu ca dao, dân ca, thành ngữ tục ngữ hay các câu thơ của những nhà thơ nổi tiếng đã in đậm trong trí nhớ ông được trưng kèm, như minh họa, như liên tưởng. Từ hai cuốn sách đã kể, thử giở bất kì, thấy trang nào cũng có những câu in nghiêng các thể loại ấy, nó xuất hiện với tần suất thật đậm đặc. Nó là một sự phối hợp tốt, câu chuyện thoảng ngắt quãng thêm chút mơ màng, phần minh họa - liên tưởng này nếu tách bạch thì cũng làm nên nét riêng khi kể chuyện. Thực ra nó không hề làm hư ảo chuyện cho thêm gia vị, nó cũng là nội dung, cũng là làng. Nó xuất hiện vừa gợi ý vừa hiển nhiên, và chắc rằng nó đã thành kí ức, thành máu thịt của người kể chuyện” [8]. Dù rằng, việc đưa thơ vào văn xuôi không phải là mới, nhưng các tác giả trước đây chủ yếu lấy thơ làm đề từ cho văn xuôi, như trong Tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân (“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” và “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu”) hoặc đưa thơ vào văn với một “lượng” khiêm tốn. Đến với Huỳnh Kim Bửu, nam văn sĩ này đưa thơ vào văn như một thức quà ông gửi vào tác phẩm cùng những hình ảnh làng quê, mà Lê Hoài Lương gọi ông là “người kể chuyện làng, người kể chuyện phong hóa phong vị một vùng đất”. Ở bút kí Trồng trầu thả lộn dây tiêu, Huỳnh Kim Bửu đã giới thiệu Bình Định là cái nôi của hát bội - một truyền thống đẹp của dân tộc, kể về những tục lệ dân gian “các làng có lập đình thờ Thành Hoàng và có lệ “Xuân Thu nhị kì”, cúng tế Thành Hoàng hằng năm” và liệt kê các làng “làng Háo Đức lập chùa thờ Quan Vũ (tục gọi là Chùa Ông), làng Liêm Lợi lập chùa thờ Bà Mụ linh đỡ đẻ cứu người cứu vật (gọi là Chùa Bà), làng dệt Phương Danh lập chùa thờ Tổ nghề dệt tơ lụa (tục gọi Chùa Kén)…”, ông là người con thương hiệu “làng” của Bình Định - thể hiện những văn hóa rất riêng của mảnh đất trong những sáng tác, thể hiện một niềm - tự - hào - tự - tôn về quê - nhà - đất - võ. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 17

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Mãi sau này, mùa xuân năm 75, cậu Thừa trở về, mợ vui mừng gặp ai mợ cũng chia sẻ niềm vui, qua lời thoại của mợ nói với nhân vật ông Khảnh, mợ có nhắc đến một di tích lịch sử ở Tây Sơn “tuần tới, vợ chồng ông đi cùng vợ chồng tôi lên tham quan Điện thờ Ba vua Tây Sơn trên huyện Tây Sơn. Ông đồng ý không?”. Vòng tuần hoàn, cuộc tiễn đưa như một chu kì cứ liên tiếp diễn ra và hình ảnh bến xe Đập Đá dường như đã đọng lại trong người đọc là một nơi tiễn biệt, “Ngày cậu ra đi “về với vợ con của ổng ngoài Bắc” con Việt, con Pháp đi tiễn ở bến xe Đập Đá. Người ra đi và người đưa tiễn thấy mình mất mác một cái gì lớn lắm!”, kết truyện là ngày cậu Thừa trở về, nhưng không phải về một mình, cậu về cùng hai người con trai ở ngoài Bắc, ba cha con của cậu về Bình Định cũng là tại bến xe Đập Đá, rồi từ bến xe, cậu về làng Lương Định, ba cha con cậu Thừa đi bộ cùng sự xuất hiện làng mai Hiếu Đước nổi tiếngg. Các địa danh xuất hiện mang theo những ý nghĩa sâu sắc, bến xe Đập Đá là nơi tiễn đưa, nơi ghi dấu số lần chia li của gia đình mợ Thừa, hình ảnh làng mai Hiếu Đước có những vườn đã nở sớm dọc hai bên đường, nhưng ba cha con cậu Thừa chẳng ai để ý đến làng mai, những vườn mai nở vàng cả không gian, như một sức sống mới xé tan bầu không khí trầm uất trước đó với những sự đè nén, tiếng lòng u hoài của Mợ Thừa; nó còn mang tầng nghĩa sâu xa hơn, “ba cha con cậu chỉ lầm lũi đi bộ trên con đường liên xã trải bê tông xuôi ngược đông người và cũng không hề để ý đến làng mai Hiếu Đước nổi tiếng chạy dọc hai bên đường đã có những vườn mai nở sơm”. Ba cha con cậu Thừa không quan sát những thứ xung quanh, một sự lạnh lùng, dửng dưng của một người ở phố lâu ngày trở lại quê, không còn để ý, cảm nhận những nét đẹp quê hương. Càng cay đắng hơn, trước đó, ba cha con cậu Thừa hỏi đường vào làng Lương Định, có chăng làng quê giờ đã thay đổi nhiều, đã khác xưa nên cậu Thừa chẳng thể định hình được ngôi nhà ngày xưa cậu ở hay chính cậu là người đã xa quê lâu năm và những kí ức về con đường làng không còn trong kí ức của cậu nữa? Tất cả các địa danh xuất hiện trong Hoa đèn đều ẩn trong nó những ý nghĩa riêng, còn nhiều ý nghĩa sâu xa hơn đang đón đợi người đọc khám phá. Trường từ địa danh Bình Định phủ sóng khá mạnh các mặt giấy trong văn xuôi Bình Định, tiêu biểu có thể kể đến các sáng tác của các văn sĩ Trần Duy Đức, Lê Hoài Lương, Mai Thìn, Huỳnh Kim Bửu, Trần Lệ Thu,… Chắc chắn rằng, các nhà văn đã dành nhiều tình cảm cho quê hương đặt quê hương ở một vị trí đặc biệt trong bản đồ địa lí trái tim của họ, nên những địa danh luôn nằm trong tư tưởng, tâm tư, lí trí của các nhà văn, họ lấy chất liệu “thực” từ đời sống xung quanh, từ sự quan sát, khái quát và cảm nhận về “con sông”, “ngọn núi”, “làng”, “tháp”, “cảng”, “bến xe”,… Những hình ảnh thân quen đó luôn đi kèm với những cái tên địa lí rất riêng kèm theo những đặc trưng của địa danh, không chỉ vài ba địa danh mà các nhà văn đưa rất nhiều địa danh của tỉnh làm mạch không gian những câu chuyện xoay quanh con người, có khi một địa danh lại xuất hiện nhiều lần trong nhiều sáng tác của cùng một tác giả; cũng có khi một địa danh được nhiều tác giả “quan tâm” đưa vào xây dựng thành những câu chuyện đầy thơ mộng, đầy bí ẩn. Những sự xuất hiện của những địa danh quen thuộc khắp Bình Định với những nét đẹp riêng, những tích cổ huyền thoại, tất cả như một lời chào gọi đầy tự hào về những cảnh đẹp, làng nghề truyền thống - sẽ thúc giục những ai thích tìm hiểu, khám phá đó đây nhanh chân đến, nhiều nhà văn cứ như đã được học qua khóa “kĩ thuật viết quảng cáo”, họ viết thật sự cuốn hút bằng tất cả sự say mê, tình yêu quê nhà, tác phẩm có sức tác động đến người đọc cái trì tò mò muốn biết rõ thêm những nơi mà tác giả nhắc đến… cùng với đó là niềm tin của tác giả vào một ngày kia, nhiều bạn bè trong và ngoài nước sẽ đến thăm quê hương Bình Định, để cái tên Bình Định được nhiều người biết đến, đồng thời là lời nhắc nhớ cho những người con xứ nẫu xa quê. Mỗi sáng tác là một bức họa về quê hương mà ở đó người nghệ sĩ là người tô lên đó những gam màu, chủ đạo là màu cổ điển của các địa danh quê nhà. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 16

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Trong cảnh chia li của đôi vợ chồng trẻ mới cưới cậu Thừa, Mợ Thừa trong Hoa đèn của Huỳnh Kim Bửu, cảnh tiễn biệt này không phải diễn ra trên “sông” như bao nhà thơ cổ vẫn hay viết. Nhà văn Huỳnh Kim Bửu chọn một nơi quen thuộc và cũng có thực trên địa lí hành chính ở quê hương làm không gian cho cuộc tiễn đưa, người vợ tiễn chồng đi lính tại “cửa Tây thành Bình Định”. Lần thứ hai tiễn cậu Thừa đi tập kết vào một ngày tháng tư năm 55, Đập Đá là nơi chứng kiến cảnh chia li của cả gia đình, “ba mẹ con mợ Thừa tiễn cậu trên bến xe Đập Đá, nơi đang đậu đoàn xe cam nhông - chiến lợi phẩm tịch thu của Pháp - chở đoàn cán bộ cuối cùng của huyện An Nhơn đi Quy Nhơn để xuống tàu Ba Lan, tập kết ra miền Bắc”, hành trình đi tập kết của cậu còn qua An Nhơn, Quy Nhơn, những địa danh nổi tiếng Bình Định. Tin tức cậu Thừa lần đầu đi tập kết được thể hiện qua những nơi cậu đi qua “ông Ngoại nghe tin đâu, rằng cậu Thừa tôi xuống tàu chở tân binh ở cảng Quy Nhơn”. Một địa danh được nhắc đến là minh chứng cho những chiến tích trong kháng chiến “Thành lập chưa được bao lâu, Dân quân đã bắt sống được lính Pháp nhảy dù xuống sân bay Phù Cát, được huyện, tỉnh khen thưởng”, địa danh còn được hiện rõ trong cái tên của Dân quân “Dân quân Nhơn Tân”, “Trong suốt chín năm kháng chiến, Dân quân Nhơn Tân luôn có thành tích sẵn sàng đánh giặc giữ làng”. Một loạt địa danh xuất hiện cùng với cuộc kháng chiến ngày càng đi dần tới thắng lợi “Đêm đêm, lũ nhỏ chúng tôi xách đèn dầu đi học, nhìn xuống vùng trời Quy Nhơn xa tít trong bóng đêm, thấy đèn hỏa châu Pháp thả sáng một góc trời. Rồi chiến thắng giòn dã trên đèo An Khê, đèo Mang Giang…”, việc liệt kê địa danh cụ thể cùng dấu “…” tạo cảm giác“dài hơi”, sự liệt kê như những tiếng vỗ tay thật dài, thật rõ, báo hiệu tin chiến thắng và hòa bình lập lại. Quê hương Bình Định qua góc nhìn của tác giả gửi vào nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Hoa đèn thật trữ tình với không gian đa chiều cùng các địa danh “Từ quê tôi nhìn ra phía Bắc không xa, thấy dãy Núi Bà chạy từ biển Đông tới Trường Sơn, vững chãi như bức tường thành và trên ấy có ngọn Chóp Vung khỏi tỏa và đá Vọng Phu quấn mây sớm chiều”. Từ thơ mộng, nhà văn đưa ta trở về với hiện thực ngay sau đó, Núi Bà không còn mang vẻ đẹp thơ mộng khói tỏa, quấn mây sớm chiều nữa, “Từ Núi Bà, cuộc kháng chiến chống Mĩ lan tràn cả quê tôi từ những năm đầu thập kỉ 60”. Núi Bà đã thực sự là một nhân chứng có sức sống vĩnh cửu, tác giả đưa ta về với quá khứ, nhìn lại lịch sử những năm 60, nhân dân bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, con của Mợ Thừa là Việt và Pháp cũng là những lớp thanh niên “xin phép mẹ đi theo “các cô, các chú, các anh”” tham gia vào cuộc chiến, làm du kích xã, “Tổ chức phân công con Việt ở du kích xã cho gần mẹ, con Pháp lên núi học y sĩ”. Hai đứa con tham gia du kích, chúng trưởng thành “khôn lớn”, “mợ Thừa vừa mừng vừa lo”, nằm đêm nghe tiếng súng, mợ nghĩ về hai đứa con cùng bao nhiêu người du kích khác. Rồi quê hương được giải phóng - “vùng Khu Đông”, địa danh không chỉ rõ cụ thể tên, chỉ là một vùng, nhưng là một địa danh ở phạm vi rộng lớn bao hàm nhiều nơi tập hợp, “vùng” đã tạo nên một sức mạnh của sự đoàn kết, không phải gọi tên riêng lẻ, cụ thể từng địa danh mà tác giả vẫn hay sử dụng trước đó. Tin tức của cậu Thừa, nay là Đỗ Mỗ - Xã đội trưởng, có người mách cho mợ “cậu đang ở vùng giải phóng trên Hoài Ân”, hay tin “Mợ đòi đi Hoài Ân”, hai đứa con Việt, Pháp can không cho mợ đi vì nguy hiểm nhưng rồi “mợ vẫn đi Hoài Ân tìm chồng”, ấy là sức mạnh của tình vợ chồng bấy lâu xa cách, mong ngóng ngày đoàn tụ, hạnh phúc gia đình. Tình yêu của người phụ nữ lúc nào cũng vượt lên trên những nỗi sợ dù nỗi sợ có nguy hiểm, gian nan, mợ vẫn đi tìm cậu, mợ chịu những đau đớn về thể xác, tinh thần và sự hạ phẩm nhân cách của mợ khi Đại úy trưởng đồn Bảo An Ân Hữu xem mợ là người chuộc lợi tiền mà bán người thân “Đánh nhừ đòn, bỏ đói ba ngày rồi thả cho đi, bảo lên trên đó dẫn chồng về đây chiêu hồi để được sống và lãnh thưởng”. Đại úy còn xem mợ là vật để “thử”, để “nhử”, “Nhốt bà ấy mười ngày trong lô cốt chung với nghĩa quân, coi thử đồn An Hy này có bị tấn công không?”, mợ Thừa một lòng ngóng chờ mong gặp mặt cậu Thừa, trải qua những lần bị đòn roi, mợ vẫn “đi không về không”. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 15

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Trần Duy Đức, người con của An Nhơn cũng đưa rất nhiều địa danh quê hương vào các sáng tác, cùng với sự xuất hiện của các địa danh, không phải vô cớ, mà ông đưa nhiều địa danh cùng làng nghề truyền thống vào như một niềm tự hào, vừa như một lời mời gọi bạn đọc hãy đến thăm những nơi này. Ông là người yêu thích các làng nghề truyền thống cùng những đặc sản ở mỗi địa danh, mỗi khi nhắc tới địa danh nào ông sẽ nói tới một làng nghề truyền thống gì đó đặc biệt, tiêu biểu ở tản văn Dịu dàng nón lá, văn sĩ đã lần lượt cho xuất hiện với những giới thiệu các địa danh qua mạch chính của tản văn là nón lá “từ khi bắt đầu hình thành những làng nghề, trong đó có làng nghề nón lá Gò Găng”, cách giới thiệu với giọng đầy tự hào với làng nghề nón ở Gò Găng, dường như tác giả đang tuyệt đối hóa một nơi bán nón lá ở xứ nẫu “người phụ nữ xứ nẫu muốn có chiếc nón lá đội đầu thì cứ tới chợ Gò Găng”, khi nói đến sự tượng trưng của nón lá, Trần Duy Đức kể “tượng trưng cho người mẹ, càng không phải chỉ có người mẹ An Nhơn - Bình Định, mà là biểu tượng hồn Việt - người mẹ Việt Nam”, trong dạo đầu mà tác giả nêu hai địa danh Gò Găng và địa danh bao trùm Gò Găng là An Nhơn, trong trang văn đầu tiên đã có tới 8 lần lặp lại địa danh này - và cả tản văn có 20 lần tất cả xuất hiện địa danh Gò Găng, với ý khẳng định Gò Găng là làng nghề nón lá nổi tiếng và mạch chính của Dịu dàng nón lá là đang viết về làng nghề nón ở Gò Găng là chủ yếu, nét đẹp dịu dàng của vùng quê Gò Găng, An Nhơn. Nối mạch làng nghề nón, tác giả tiếp tục đưa ra một số loại nón và cho biết thông tin về dấu hiệu của nón và nơi bày bán các loại nón lá, nón dấu bày bán ở “thị trấn Phú Phong - Tây Sơn”, nón ngựa ở “Phú Gia - Phù Cát, Gò Găng - An Nhơn”,… những câu văn như một lời mời gọi, có phải dụng ý của nhà văn khi viết tản văn Dịu dàng nón lá cũng muốn giới thiệu rộng rãi đến mọi người biết làng nghề nón lá và những nơi có thể tham quan mua nón. Khi nói tới xuất xứ của làng nghề nón, thì một loạt địa danh lại hiện trước mắt người đọc “làng nón Kiều Nguyên, Phú Gia, xã Cát Tường, Phù Cát”, rồi lan dần vào “Gò Găng” và các làng lân cận của “Nhơn Thành, Nhơn Mĩ, Nhơn Hậu” và “lên tận huyện Bình Khê (Tây Sơn)”. Tản văn Hồn quê xứ nẫu, Trần Duy Đức không chỉ nói rõ nguồn gốc vùng đất Bình Định, những đặc điểm đặc trưng về ngôn ngữ của xứ nẫu (mà theo tác giả chỉ dùng để gọi cho Phú Yên, Bình Định), nhà văn còn kể nhiều địa danh ở Bình Định “Vĩnh Thạnh - Bình Khê”; “sông Côn”; “An Khê, Cù Mông, Bình Đê”; “Tây Sơn”; “Bình Định”; “Quy Nhơn”; “Thuận Truyền”, “An Thái”; “An Vinh”; ‘tháp Chàm”; “Bến Mi Lăng”; “Đồ Bàn”; “Đập Đá”; “Phú Phong”; “Cây Bông”; “chợ Gò Chàm, Phú Đa, Cảnh Hàng, Gò Bồi, vào Diêu Trì, ra Gò Găng, chợ Gồm…”; “xưởng dệt Phú Phong, An Thái, Đập Đá, Sita”; “làng rèn Nam Tân, Tây Phương Danh dưới chân thành Hoàng Đế”; “tiếng gò cồng chiêng râm ran ở làng Mĩ Thạnh”; “làng nghề cẩn xà cừ Cẩm Văn”; “làng nón là Gò Găng, Phú Da”; “làng làm xơ dừa, bánh tráng nước dừa Tam Quan”; “làng gốm Nhạn Tháp”; “làng tiện gỗ mĩ nghệ Vân Sơn”; “làng cốm, bánh hỏi, bánh ướt An Lợi”; “làng rượu Bàu Đá”, “bún Song Thằn An Thái”; “nước mắm Gò Bồi, Đề Gi” và có những địa danh lại được lặp đi lặp lại nhiều lần như Quy Nhơn, Gò Bồi, Đề Gi “Có ai ở miền trung du, đồng bằng khi ăn bánh tráng với cá ngừ, cá nục tươi luộc chấm nước mắm nhỉ lại không nhớ đến những nơi tráng bột mì, bột gạo pha mè, đến những gánh cơm, gánh muối đi bộ từ Quy Nhơn, Gò Bồi, Đề Gi…”. Cũng có địa danh xuất hiện lại, nhà văn lại cho độc giả biết thêm một thức quà là những sản vật đặc trưng của nơi đó bên cạnh với sự giới thiệu làng nghề truyền thống là xưởng dệt Phú Phong “chim mía Phú Phong”. Mạch giới thiệu quê hương không ngừng tuôn, Trần Duy Đức còn kể đến những món ăn nổi tiếng của vùng “nem chả chợ Huyện” (chợ Huyện - Tuy Phước), “chình mun đầm Châu Trúc - Phù Mĩ”, những sản vật, món ăn đặc sản được nhà văn nhấn mạnh “từ lâu đã đi vào thơ ca, trở thành văn hóa ẩm thực của người Bình Định”. Song, nhà văn còn nhắc tới “lễ hội Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung”, “quê hương An Nhơn - Bình Định”. Trải dọc theo những câu văn của văn sĩ Trần Duy Đức, ta bắt gặp hầu khắp các địa danh nổi tiếng ở Bình Định với những món ăn, làng nghề rất riêng. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 14

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Trong Nhật kí nữ nhà báo chiến trường của Trần Lệ Thu, nhật kí ghi lại một cách trung thực một phần về đời sống gian truân, cơ cực nhưng dũng cảm phi thường của đồng bào và chiến sĩ ta trên mảnh đất miền Trung, đặc biệt là Bình Định. Đi khắp Nhật kí ta thấy hàng loạt sự kiện, diễn biến trong đời sống kháng chiến của nhân dân thể hiện rõ thời gian, nơi chốn những con người anh hùng đi qua “Tam Quan Bắc”; “thôn An Quý thuộc xã Hoài Châu”; “xã Hoài Hảo”; “núi Bà”; “chùa Ông Núi”; “đầm Thị Nại”; “núi Bà Đen”; “núi Xương Cá”; “núi Kỳ Sơn”; “tháp Bánh Ít”; “thành phố Quy Nhơn”; “xã Phước Thuận ven đầm Thị Nại”; “bãi Sác”; “núi Vọng Phu”; “Tuy Phước”; “xã Phước Thắng, Phước Hưng”; “khu Gò Bồi”; “xã Phước Hòa”; “Tân Mĩ”;“Bình Lâm”; “Hữu Thành”; “Lạc Đạo”; “Trường Thế”; “xã Phước Quang”; tất cả những địa danh ghi dấu của những con người kháng chiến bảo vệ lãnh thổ cho dân tộc, cho quê hương, trong nhật kí còn có những địa danh mà Trần Lệ Thu kể về các tích của địa danh đó “chùa Ông Núi”, “núi Xương Cá” đầy huyền thoại “Ta đứng bên khu mộ của Hòa thượng chùa Ông Núi, bồi hồi nhớ về những chuyện ngày xưa. Theo truyền thuyết, xưa có ông già mù, ngày ngày đốn củi để ở chợ Kẻ Thử, dân đến thấy gánh củi thì đổi gạo treo lên cây cho Ông Núi và mang củi về dùng. Một hôm, vua Tự Đức đi kinh lí qua đây bị đau mắt, vào nghỉ, Ông Núi lấy lá chữa lành bệnh cho vua. Để ghi công, vua sức dân làng làm ngôi chùa này cho Ông Núi trụ trì…”, “Kia là núi Xương Cá. Hai mươi năm trước, tôi cũng đứng xa nhìn núi Xương Cá và nghe bà ngoại kể câu chuyện tình của nàng tiên cá. Có một nàng tiên cá đã đem lòng yêu chàng trai nghèo hiếu thảo nơi đây, nhưng nàng không thể nào lên bờ để phụng dưỡng cha mẹ già của chàng được, nên đã trao cho nàng “phép thần” bắt cá biển Đông để nuôi mẹ cha và giúp bà con nơi đây duy trì sự sống vào những năm hạn hán mất mùa… Người ở đây được ăn cá nhiều đến nỗi xương bỏ ra chất thành ngọn núi, gọi là núi Xương Cá, cũng chính là hồn cốt của nàng tiên”. Ở đây, tình yêu quê hương không chỉ là sự anh hùng xung phong ra chiến trường chiến đấu, mà tình yêu quê hương còn thể hiện bắt đầu từ những câu chuyện cổ tích gắn với các địa danh quê hương mình - từ những câu chuyện bà kể, từ những gì được nghe nhân dân truyền miệng nhau. Có yêu quê hương mới có những hiểu biết về quê hương, và Trần Lệ Thu là một người phụ nữ đẹp trong mắt độc giả vừa anh dũng, vừa tài hoa trong nghệ thuật và vốn hiểu biết dân gian. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 13

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Ở Một thời tuổi trẻ, sông Côn cũng tiếp tục chảy dài trên câu chữ, “Nơi chôn nhau cắt rốn của tôi là một miền quê nằm ven bờ thượng nguồn sông Côn, con sông dài nhất tỉnh Bình Định, bắt nguồn từ các dãy núi cao ngút ngàn vùng K’Bang - An Lão, dài trên một trăm bảy mươi ki-lô-mét chảy xuyên suốt từ Bắc đến Nam huyện Vĩnh Thạnh quê tôi.”, các địa danh quấn quýt với sông Côn cứ lần lượt được ông Nguyễn Trọng Tín nhắc đến “sông Côn như dòng sữa mẹ ngọt ngào, trên dòng chảy hợp lưu cùng với sông Hầm Hô và sông An Tượng đưa nước về tươi mát những cánh đồng lúa phì nhiêu các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước và lặng lẽ xuôi ra đầm Thị Nại, hòa vào biển Đông xanh thẳm”, “Biển Quy Nhơn biếc xanh”, không chỉ có hình ảnh “nước” hiện lên, mà “non” cũng dần dần được nhìn thấy “những cánh rừng đại ngàn hùng vĩ của Vĩnh Thạnh”, “Vĩnh Thạnh vốn thuộc vùng Tây Sơn thượng đạo”, “sống với bà ngoại ở Bình Quang, vùng chợ Cây Dừa, thuộc Tây Sơn Hạ Đạo”, “một số người Hoa ở mạn Gò Bồi, An Thái cũng lên đây mở cửa hàng thu mua lâm thổ sản ở Định Quang, Vĩnh Thạnh”, “tôi xuống Bình Giang - Bình Khê”, tất cả làm nên những nước, những non, cái đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, và là sự tự hào của tác giả về đất mẹ. Các dịa danh Bình Định lần lượt xuất hiện trong mở đầu tùy bút Tuổi thơ bên Thành Hoàng Đế của Mai Thìn, qua lời kể của nhân vật “tôi” giới thiệu về chính quê hương mình với những vẻ đẹp truyền thống cổ kính “Nơi tôi sinh ra và lớn lên là một xóm nhỏ dọc triền đồi đầy sỏi đá. Ngay giữa làng là Văn Miếu, nơi suy tôn đạo đức của cả tỉnh và cũng là nơi thường xuyên diễn ra những đêm hát bội[…]. Phía trước là cánh đồng với nhánh sông Côn, từng quẫy đạp, uốn lượn dưới chân Thành Hoàng Đế”, rồi một loạt địa danh khác cũng hiện lên qua lời kể của nhân vật “tôi” “tháp Cánh Tiên”; “chùa Thập Thá”; “chùa Ông Đá ở Nhạn Sơn”; “tháp Phú Lốc”; “làng Đại Hòa, Nhơn Hậu”; “cầu Bến Gỗ”; “bến Mi Lăng”, ”sông Quai Vạc”; “chùa Thập Tháp”, “Bả Canh”, “xóm Bờ Thành”, “xóm Nam Tân”, “Nhạn Tháp”- những làng nghề nổi tiếng quanh Thành Hoàng Đế. Liệt kê một loạt các địa danh làm giàu đẹp giá trị thẩm mĩ của tác phẩm, chứng tỏ nhà văn là người biết rõ địa lí khu vực Thành Hoàng Đế, đồng thời cũng là sự tự hào với những làng nghề truyền thống “đúc đồng, tiện gỗ, làm rèn, làm đồ gốm nức tiếng nhiều nơi…”, ấy là những đặc sản quê ngoại của nhân vật “tôi”, nhân vật “tôi” còn kể “còn ở quê tôi, xứ Gò găng với đồi Gò Quánh đá ong và hàng rào kẽm gai đầy bom mìn của sân bay Phù cát thì ngoài chiếc nón mảnh mai được cải thiện từ nón ngựa của xứ Kiều Huyên, chỉ có nghề đẽo đá ong và cày sâu cuốc bẫm trên những vạt ruộng dọc con sông Quai Vạc.” Nhà văn yêu quê hương một cách tha thiết, ngọt ngào từ những địa danh, hình ảnh gắn với địa danh cũng đem lại trong lòng người đọc những cảm nhận mãnh liệt niềm tự hào với những gì thuộc về quê hương “Tuổi nhỏ rong chơi, tôi chưa biết gì về lịch sử, về những giá trị mà bao triều đại đã để lại, giờ càng thấm thía dư vị ngọt ngào của dòng sữa quê hương.”. Và, ở trong phần kết của tùy bút, tác giả cũng một lần nữa khẳng định lại “tình yêu quê hương” của nhân vật “tôi” qua cách nhấn mạnh lặp lại những địa danh đã liệt kê trong mạch tùy bút trước đó, từ những hình ảnh quen thuộc đến những hình ảnh cụ thể “Từ mỗi bờ tre, rặng duối trên con đường làng hay ngõ những ngôi nhà lá mái, đến Bến My Lăng, Bến Gỗ, bến sông quê; từ tượng Chim Thần Garuđa mang phong cách Tháp Mẫm đến con voi nơi Hoàng Thành hay con lân Văn Miếu; từ những vũ nữ nơi tháp Cánh Tiên hay trên những sản của làng tiện làng đúc; từ chiếc hồ bán nguyệt mới khai quật trong Tử Cấm Thành hay ao sen làng Nhạn Tháp”, và kết lại “tất cả hiện rõ dần, rõ dần, lung linh trong nắng xuân như một sự bừng tỉnh sau giấc ngủ dài… Ngày mai! Hi vọng một ngày mai, nói như ai đó, quê tôi sẽ được cả thế giới tìm đến!”, tác giả gửi vào một niềm tin, gieo hi vọng vào những nét đẹp quê hương rồi đây sẽ vang xa, lan tỏa, hấp dẫn nhiều người biết và đến thăm. Ngoài ra, một tùy bút khác - Quê tôi mùa hát bội, Mai Thìn cũng đưa vào hiếm hoi một địa điểm đậm màu sắc nghệ thuật ở Bình Định “Nhà hát tuồng Đào Tấn”, nhân vật “tôi” kể về sức hấp dẫn của hát bội, và trong suốt cả tùy bút không có sự xuất hiện của một địa danh nào ở Bình Định, mãi đến khi gần kết thúc tùy bút, Mai Thìn mới đẩy đưa “Và cũng từ những đêm hát bội như thế mà ở Bình Định vào cuối những năm 70 của thế kỉ trước từng có hẳn một đoàn hát Đồng Ấu, Suối tre là tập hợp những kép hát tuổi mười ba, mười lăm tóc xém da đen chuyên đi diễn lấy tiền thiên hạ. Trong số ấy bây giờ có người đã trở thành những nghệ sĩ trụ cột của Nhà hát tuồng Đào Tấn”, tác giả tự hào về truyền thống làng quê, đó là “Mùa xuân, mùa hát bội đã lại về!…”. Sông Quai vạc, cầu Bến Gỗ không chỉ có trong mỗi một sáng tác của Mai Thìn mà được xuất hiện nhiều lần, tản văn Những mùa hoa cải, Mai Thìn đã phát hiện vẻ đẹp của con sông qua cánh đồng cải của người cha “Cải cha tôi trồng kín cả một triền sông Quai Vạc, đoạn gần cầu Bến Gỗ”, vẻ đẹp được miêu tả sánh đôi cùng nhau tăng sức gợi, lột tả được màu sắc của quê nhà “Thật kì lạ là cái sắc hoa! Li ti vàng những chiều nồm ngan ngát, long lanh sáng những buổi sương mai… Mỗi cánh hoa như được dát bằng bạc, bằng ngọc, bằng thủy tinh trong suốt”. Hay, trong tản văn Quả thị quê nhà, Mai Thìn cũng đã nhắc tới Phù Cát; làng Tri Thiện,Tuy Phước; làng An Hòa; huyện An Nhơn, thành phố Quy Nhơn, Mai Thìn nhắc về những cây thị có tuổi đời mấy trăm năm ở các địa danh khắp Bình Định. Có thể thấy, cây thị như một chứng nhân lịch sử của cuộc sống, xã hội, con người Bình Định trong mấy trăm năm qua, nhân vật “tôi” nhớ lại trong hồi ức ngày trước những cây thị quê nhà đã lần lượt ra đi theo thời gian - chính quả thị ở cơ quan đã giúp nhân vật “tôi” cảm nhận lại “mùi của quê hương tuổi nhỏ có sức quyến rũ lạ thường”- cảm giác thèm muốn quay trở về lúc bé nhưng không thể, như câu nói của Heraclitus “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 12

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Trong tản văn Nhớ bến sông xưa của văn sĩ Trần Duy Đức, ông viết: “trên những dòng chính của sông Côn đẻ nhánh, rất nhiều bến đò ngang từng là bến hẹn, bến chờ của những đôi tình nhân, và dành cho những nhà thơ, nhà văn thả hồn trên dòng sông để thai nghén những tác phẩm để đời.”, hình ảnh “con sông Côn” đã có mặt trong nhiều sáng tác văn sĩ Bình Định và để lại trong lòng độc giả, đặc biệt là những bạn đọc Bình Định những dòng cảm xúc đầy tình quê, Sông Côn thật trữ tình, đó là nơi hò hẹn của Vi và Hoan trong Một nơi về rất cũ của Nguyễn Mỹ Nữ “Tôi và Hoan gặp nhau ở đó. Ở nông trường thuốc lá sông Côn” và dòng sông Côn hiện lên qua tình yêu sông của Nhã- một người bạn của Vi hồi ở trại Cưỡng bức lao động và là bạn hồi ở nông trường, “Nhã yêu sông đến lạ lùng và tôi chưa hề biết có một người nào đắm đuối với sông đến làm vậy. Hồi ở trên đó, rảnh là nó ra sôn g. Sông Côn khi chảy qua nông trường thuốc lá của chúng tôi đã bớt đi đi cái dữ dằn nhưng không có nghĩa là bao giờ cũng êm xuôi… Nhã người bắc và nó hay dùng chữ “cáu” để ám chỉ những lúc sông như thế: sông không được hiền.”, tình yêu quê hương gắn liền với yêu từng thứ nhỏ nơi mình đang sống, nhân vật Nhã yêu quê hương bắt đầu từ yêu dòng sông Côn của quê hương, và gửi gắm vào dòng sông những trạng thái cảm xúc của chính cô - hoàn cảnh gia đình tan vỡ, dòng sông thơ mộng không còn đẹp như hồi Vi hẹn hò mà trong cái nhìn của Nhã “Mày có thấy không Vi? Biển cứ như đang… cáu”, “khi hai đứa mải miết ngắm từng đợt sóng mạnh mẽ. Đập ầm ầm lên bờ bãi, khiến nước bật tung lên và bắn ra khắp phía… Nhã nói đó là những cái hoa nước. Chỉ nở bừng ra có một… chút và vỡ nát ngay, lúc chạm vào cát.”, tâm trạng của một người con gái khao khát được hạnh phúc trọn vẹn nhưng giờ đây chẳng thể, Vi cảm nhận “Khi Nhã nói câu ấy, tôi hiểu nó đã có rất nhiều lần ngồi một mìn h trước biển và ngắm nhìn sóng vào những mùa không yên. Hôn nhân đã không còn và Nhã đang có những khoảng thời gian thật lắng cho riêng mình. Nhã đã chia tay thật sự với bố của các con nó.” Nhà văn Trần Duy Đức cũng có nhắc tới sông Côn khi trải lòng viết về nhà thơ Hà Giao - một cây bút của văn học Bình Định trong Hồn quê xứ nẫu “Anh Hà Giao không còn trên cõi tạm này, nhưng nguồn cội văn hóa dân gian của núi rừng Vĩnh Thạnh - Bình Khê, nơi đầu nguồn sông Côn và cả dải đất nắng dãi mưa dầm, đứng giữa đồng bằng nhìn lên là rừng, nhìn xuống là biển, nằm giữa ba đèo An Khê, Cù Mông, Bình Đê đã ngấm vào anh để trở thành cán bộ kháng chiến vừa cầm súng vừa cầm bút, cho đến tận khi về thế giới bên kia anh vẫn đau đáu mang theo hồn quê xứ nẫu.”. Dòng sông Côn hiện lên trong người đọc như người mẹ hiền, tình thương bao la bồi tụ cho vùng đất võ màu mỡ, phì nhiêu để sản sinh ra những con người hiền tài “Vùng đất được bồi tụ bởi phù sa sông Côn đã sản sinh, nuôi dưỡng và quy tụ biết bao hiền tài, anh hùng, hào kiệt, bao nhiêu nhà thơ, nhà văn nổi tiếng góp phần không nhỏ vào dòng chảy của lịch sử quê hương đất nước”. Sông Côn cũng là mạch máu trong Hồi kí của ông Nguyễn Trọng Tín được Xuân Mai ghi lại, sông Côn được tác giả nhắc nhiều trong Hồi kí vì đó là nơi ông gắn bó, là quê cha đất mẹ của ông. Trong Lên với đầu nguồn, “Mùa này sôn Côn bắt đầu cạn, chỉ những người không biết bơi mới ngồi lên sõng qua sông, còn hầu hết ai cũng lội. Lội sông cũng là một cái thú vui riêng của người dân ở bến sông quê tôi.”, “Tức tốc đi, vừa xế chiều là tôi cũng vừa về đến bến đò Định Quang, bờ Tây sông Côn. Tôi dừng lại, mồ hôi như được dịp túa ra ướt đẫm mặt mày, lưng áo. Nhìn lòng nước trong xanh, lòng tôi như trút hết nỗi lo.” (Lên với đầu nguồn), cùng chuỗi địa danh khác cũng móc xích theo những sự kiện “bạn học của tôi ở Quy Nhơn rất nhiều”, “- Anh về Vĩnh Thạnh, được không?”, “tỉnh Bình Định bốn huyện miền núi là Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Kim Sơn và An Lão”, “các đơn vị bộ đội cùng nhiều đồng chí cán bộ và gia đình cán bộ lãnh đạo từ cấp xã trở lên theo chủ trương của Đảng được tập kết ra Bắc bằng đường biển trên các chuyế n tàu của Liên Xô, Ba Lan, Na Uy ở cảng Quy Nhơn”, “đưa vợ và con xuống Quy Nhơn”, “Trong họ, trong nhà, người ta làm mai cho tôi cô này ở An Nhơn, người thì làm mai cho tôi cô nọ ở Phù Cát…”, “Chúng tôi được tập trung về Tân Hóa - Cát Hanh, huyện Phù Cát”, “tôi được thông báo ra thôn Lại Khánh, xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn”. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 11

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Trường từ địa danh Bình Định Các địa danh Bình Định xuất hiện khắp các trang văn trong túi văn Bình Định, hầu như trong mỗi nhà văn đều có ít nhất vài trang nhắc tới địa danh Bình Định, bởi “Bình Định là quê hương tôi. - Ôi! Không đâu đẹp bằng quê hương! Lời em bé học trường làng ngày xưa mãi vang vọng trong tâm trí. Và cũng như em bé, tôi thấy quê hương đẹp không đâu bằng! Thấy quê hương đẹp không đâu bằng, vì không yêu đâu bằng quê hương. Yêu nhau phải nói bằng lời, cho nên tôi viết về Bình Định. Viết để nói lên những gì biết được và có thể nói được, cho thỏa lòng ấp ủ bấy lâu.” (Quách Tấn, Nước non Bình Định). Có những nghệ sĩ là người con của Bình Định, từng tắm trong mình những dòng sông quê hương, hoặc cho dù họ không phải là người con gốc Bình Định, thì với họ - Bình Định cũng là quê hương thứ hai, họ có thời gian sống gắn bó ở đất võ. Phần lớn, các nhà văn đều lớn lên tại quê hương, trải qua tuổi thơ gắn bó với thiên nhiên, con đường,… đặc biệt dòng sông là hình ảnh chảy suốt bao nhiêu thế hệ nhà văn bởi ở Bình Định có khá nhiều con sông. Trong Sông thức của văn sĩ Lê Hoài Lương, mở đầu là dòng sông Hà Thanh đầy thơ mộng, lãng mạn “Trước khi đổ ra đầm Thị Nại, dòng Hà Thanh bỗng làm một cuộc đi vòng ngoạn mục tạo thành một vùng đất chừng vài cây số vuông”, dòng sông còn hiện lên với “Cảng Quy Nhơn hiền hòa những con tàu lớn đang bốc xếp hàng. Mặt đầm Thị Nại yên bình chói rỡ”. Rồi, xuất hiện “xóm Nhà Trường, sông Nhà Trường” mặc dù có tên trong bản đồ địa giới hành chính nhưng người dân bao đời cứ gọi như vậy, chi tiết này ta thấy được sự gắn bó giữa con người và văn hóa đặt tên theo đặc điểm của xóm đã là một thức quen thuộc trong con người làng quê Việt Nam. Một số địa danh chỉ kịp ghi mặt điểm danh để tô điểm cho xóm Nhà Trường nhưng không in đậm trong tác phẩm “Không có quả bom nào rơi xuống cái xóm nhỏ này dù đây là hành lang quân ta từ núi Bà qua Khu Đông, xuống Bãi Dài bạt ngàn sú, mắm làm bàn đạp vào Quy Nhơn” hay “xuống xe khách ở Cầu Đôi”. Trong truyện, Lê Hoài Lương đã xây dựng cậu bé “Hoàng Long” tuổi thơ bên sông Hà Thanh “Tao lớn lên từ con cá bống găm, cá bống cát sông Hà Thanh!”, Hoàng Long được Thành - nhân vật “tôi” trong truyện mệnh danh là “thổ công” của xóm Nhà Trường, “sông thức”- dòng sông Hà Thanh chứng kiến bao kỉ niệm của Thành và Thanh Thao trong những đêm hè hò hẹn, nhưng mọi thứ chỉ là kỉ niệm đẹp, họ không tiến tới cái viên mãn của tình yêu, sau này mỗi người đều có cuộc sống với những điều mà trước đó họ từng mong ước, song ở mỗi người lại hình như thiếu đi một cái gì trong cuộc sống “…Dòng sông đêm không ngủ…Dù bây giờ không còn mái lá nhưng ngôi nhà này, khu vườn này đã vĩnh viễn thành cổ tích. Hình như tôi đã đánh mất một cái gì thực sự quý giá. Hơn mười năm qua tôi chưa hề sống cuộc sống của tôi”, còn Thanh Thao cô sinh được đứa con trai, điều mà cô mong ước trước đó vì chứng kiến mẹ mình không sinh được con trai mà mẹ không hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. “Sông thức” cũng là nơi chứng kiến Hoàng Long ra đời - kết tinh của một người chiến sĩ Cách mạng và mẹ của Hoàng Long, là nơi chứng kiến sự hội ngộ đầy đủ của mẹ chồng - nàng dâu - đứa cháu, là nỗi niềm được làm rõ gốc tích sau hơn ba mươi năm chịu đựng những xét nét của người đời về thân phận của Long. Dòng sông Hà Thanh còn xuất hiện làm mạch chính, không gian chính cho truyện Mỗi tháng có một rằm, nhưng dòng sông Hà Thanh xuất hiện mang lại cho hai người phụ nữ hai cảm xúc khác nhau, một người thì say trong cơn mê với tình cũ, còn người thì đứng từ xa chứng kiến họ ở bên nhau, khi “bà thấy ông nhìn mình là lạ, ánh nhìn hơi bối rối và đầy thương cảm”, linh cảm của người phụ nữ mách bảo việc chồng bà đang giấu giếm bà điều gì đó, bà sực nghĩ ra “Đây là quê ông, giờ gia đình đang ở thị trấn nhưng cũng là quê ông! Chuyện cũ… dòng sông Hà Thanh… lẽ nào?”, dòng sông là nhân chứng cho tình yêu cao đẹp của “ông” và bà Tâm “ông thú nhận đã yêu người ấy và không thể quên mối tình đẹp cùng những kỉ niệm sâu sắc bên dòng sông Hà Thanh”. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 10

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Hay đó là một giọng của người đàn ông trong Vọng biển của Nguyễn Mỹ Nữ “Mấy anh chờ lâu quá rồi nghen”, “ Một giọng Nam Bộ thân thiết và chân chất đến rưng lòng”. Những ngữ điệu “… nghen” còn xuất hiện rất nhiều trong Không kết nối của Nguyễn Mỹ Nữ tăng sức gợi trong người đọc về những câu nói, tạo cảm giác quen thuộc, dễ hình dung “Vậy thì tôi nói đây này. Bà vô mạng đi và coi liền cái clip về con gái bà nghen”, “Ba há?”, “Mẹ há”, “Hình phạt chỉ sơ sơ nhưng, Thoa này cũng hổng có mơ đâu à nghen”, “Đây, thêm một ngày nữa không kết nối coi sao nghen” hay những câu cửa miệng thể hiện thái độ cảm xúc đối với người nghe “Ối chào! Tiếc là ca chè đã ăn béng hết rồi, phải không?”, “… Mà không được kết nối cùng con chắc ba mẹ chết mất”. Hoạt ngôn đời thường cũng là phong cách viết của văn sĩ Trần Thị Huyền Trang, truyện ngắn Mưa rửa bùn, bà sử dụng mạng lưới dày đặc giăng kín khắp truyện những từ ngữ khẩu ngữ, ngữ điệu thông tục “….nghen?”, “…lựng à?”, “…. hở + đại từ nhân xưng”,… thể hiện qua lời nói của các nhân vật “Trời đất! Mưa gió vầy mà thổi tù và bán nhang cái nỗi gì. Để chị dắt vô chỗ đụt, nghen?”, “Tiền triệu lựng à?Tui trẩy nguồn xuôi chợ cả đời chưa biết tới tiền triệu.”, “Tội nghiệp!”, “- Thành công con mẹ gì! Bi thảm lắm anh Điền ạ.”, “- Nhóc, mày không nhận ra anh trai à?”, “- Phải tội xuống địa ngục mất. Sao đi tu mà phạm giớ, hở con?”, “- Nó bị người lớn bỏ rơi ở cửa Phật, sư cụ trụ trì chùa Khổ Trúc thương tình lượm về nuôi. Nào phải tu hành gì.”, “- Vậy là thầy quở đó!”, “- Con tao không còn mẹ, vẫn đỡ hơn thằng nhóc này, phải không mậy?”, “- Vẫn còn mưa to hở ông?”, “- Hai bó ngàn rưỡi được hông?”, “Ùi ui! Con trai tui! Con trai tui nè cô!”, “- Dạ, ảnh đẹp trai ghê heng bác?”, “- Đồ ngu. Mày mùa lòa biết gì! Tao cúng đủ năm trăm.”, “- Mày tật nguyền, chớ không thì… Đợi đấy! Thể nào tao cũng bảo sự cụ phạt mày quỳ rục cẳng, tụng kinh sám hối sùi bọt mép cho chừa thói nói láo!”, “Nhớ ghé qua cho mẹ tao biết chừng, dặn bà chăm thằng Bi kĩ giùm tao. Bảo anh em đúng chỗ này nghe chưa!”, “- Hổng được! Tui cho cháu tui mà!”, “- Chú tử tế vầy để tui lựa đứa con gái nào tốt tui mai dong cho.”, những câu nói của nhiều nhân vật chú tiểu, Điền, Sang, nhân vật bà già với những câu, từ thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật. Phần lớn trong cuộc sống, lời nói phản ánh bản chất con người, nhà văn Trần Thị Huyền Trang đã tỉ mỉ xây dựng những cuộc đối thoại với những ngữ điệu khẩu ngữ tạo cảm giác quen thuộc, người đọc cũng hiểu được nhân vật qua lời thoại. Có cả những sự mô phỏng âm thanh của cậu bé nói ngọng, lắp “Chú Cằn ơi! Xằng Cọt bị … tai nạn xe máy!”, “Xằng … xằng Cọt chạy … chạy xe âm … âm dô cột iện bị gãy … chân. Người ta đưa nó dô nhà … thương rồi.”, “Chú Cằn ơi, ể cháu chở chú I cho mau”. (Trần Quang Lộc, Tiền). Ở Gã lái chó của Lê Hoài Lương, thằng bé Hiển cũng hiện lên với “giọng ngọng líu lo: “Bẹ bẹ …”. Thanh âm linh thiêng nhất của đời người nó học được của chị Vinh”. Trong một truyện ngắn của Triều La Vỹ Quái Ngư, có những từ được phiên âm như trong mỗi trạng thái, con người sẽ có cách nói khi thì dõng dạc, khi thì yếu ớt, khi thì kéo dài chữ ra “Trong cơn mê sảng, Hai Thu chỉ nói được hai từ hảo, hả..o… rồi quái, quá…i gì đấy, nghe không rõ nghĩa. Trước khi mất, ông có nhắc tới từ răng… với hai hàm răng đã cắn chặt như đóng đinh vào lưỡi”. Những ngôn ngữ như vậy được dùng trong tác phẩm rất quen thuộc với cuộc sống đời thường, khiến trang văn trở nên chân thực và sinh động thông qua cách xưng hô, những lối nói mang đậm phong vị cuộc sống, nhân vật dường như chính là con người trong cuộc sống thực bước vào tác phẩm. Tiếng nói của những con người đời thường làm cho truyện gần gũi, thân quen với người đọc. Cũng có khi những từ ngữ được láy lại gấp đôi lên, cách nói thường nhật hay dùng trong sinh hoạt của con người cũng bước vào văn xuôi Bình Định những bước đi hiên ngang “tận đẩu tận đâu” trong Mỗi tháng có một rằm và Sông thức của Lê Hoài Lương; “úp úp, mở mở”, “giấu giấu, che che”, “ẩn núp- ẩn núp” trong Một nơi về rất cũ, “ríu ra ríu rít” trong Vọng biển, “lâu lắc lâu lơ”, “chúi đầu chúi óc”, “đi lui, đi tới”, “lí do lí trấu” trong Không kết nối của Nguyễn Mỹ Nữ ; “mồ côi mồ cút” trong Mật đời của Vũ Đình Thung; “luống ca luống cuống” trong Lan trinh nữ của Trần Quang Lộc; “nôn thốc nôn đáo” trong Tên tử tù trong bệnh viện của Hà Thúc Chí; “xa lắc, xa lơ” trong Lời nguyền chiếc áo xanh của Nguyễn Hoàn; … Những ngữ điệu đời thường trong sinh hoạt tự nhiên hiện ra cho chúng ta như đang chứng kiến những cuộc đối thoại trực tiếp ta được nghe “Ai… i có chó đổi mùng mền, bột ngọt, bình tách, bán - m..u..a.” (Lê Loài Lương, Gã lái chó), như một tiếng rao của người bán hàng vang lên, tiếng rao này được đặt ở đầu truyện ngắn Gã lái chó, tạo cho người đọc tâm thế thâm nhập vào truyện nhanh chóng, hiểu ngay về đối tượng và dự đoán được phần nào diễn biến của truyện. Như vậy, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có văn phong riêng. Nhưng, giống nhau vẫn là giọng nói chất phác của tình người, ngôn ngữ quả là “tấm gương thực sự của nền văn hóa dân tộc” (E.M. Veresaghin- V.G.Coosstômarôp). Đọc tác phẩm của những nhà văn Bình Định, ta không chỉ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của làng quê mà còn là những từ ngữ âm vị quê hương đậm đà xứ Nẫu - ấn tượng trong độc giả, những từ ngữ trong sinh hoạt cứ trải dài trong văn xuôi mộc mạc, bình dân như chính tiếng nói của chúng ta trong thường nhật, đọc văn xuôi Bình Định ta như hiểu thêm hơn về con người, văn hóa và nghe được tiếng nói thân thương gọi là thổ âm xứ nẫu của con người Bình Định. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 9

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Thiên Nga Sô Zuôn là một nhà văn trẻ, người đồng bào, là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định, góp phần làm phong phú thêm lực lượng sáng tác. Các truyện ngắn của Thiên Nga có nhiều lượt đối thoại giữa các nhân vật, trong cách thể hiện lời nói của nhân vật, tác giả đã sử dụng những ngữ điệu gần gũi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, “Sao lại có con vợ tham lam đến thế!”, cách dẫn vào câu này ngay đầu truyện Nơi thần linh trú ngụ đã hé mở những cảnh tượng đau xót trong diễn biến truyện. Lời nói của “anh trai” giúp độc giả từng bước đi vào cảm nhận sâu hơn bản tính tham lam háu đất ở những lời nói,cử chỉ của vợ anh trai với chồng và con Út - cô em chồng “Cái rẫy chuối chết tiệt! Cái hố bom quỷ quái!”, “Này! Mày có định lấy đất cho tao không hả?”, “Vẫn quấn chăn để ăn vạ tao à?”, “Sốt siết gì mà ăn nhiều như quỷ. Tao mà sốt là đắng miệng ăn hổng có vô. Đó, mày thấy chưa! Giữ đất cho cố vào, rồi sau này già, đau ốm cứ gọi nó lo cho. Gọi vợ chồng tao làm gì. Mà tao không chăm là thằng anh mày đập vỡ bát đĩa. Đúng là cái thứ của nợ mà”, chị vợ còn quát người chồng bừng những lời khiếm nhã, thô kệch “Mày có im cho tao ngủ không! Khóc vợ mày chết hả”. Xoa dịu cái lạnh tanh những câu nói từ chị dâu, những câu nói tự nhiên thể hiện tình thương của người anh đối với đứa em gái ba bốn năm nay chưa biết cảm giác ăn ngon là gì đã làm xoa dịu hoàn cảnh đáng thương của người em “Mày ăn lẹ đi! Toàn thịt ngon đấy. Con vợ tao mà thấy, nó lại mắng cho bây giờ”, câu nói tự nhiên tuôn ra từ người anh trai chạm vào trái tim bạn đọc nhiều cảm xúc, là người một nhà, nhưng lại không yêu thương thấu hiểu nhau - chỉ một miếng ăn cũng đủ làm con người ta hoạnh họe nhau, đã lộ ra bao điều chua xót trong mối quan hệ giữa người vợ và em gái, yếu tố thần linh trong câu chuyện đưa người đọc vỡ lẽ ra hạnh phúc là khi con người ta yêu thương nhau thực sự, tình yêu thương chân thành sẽ gắn kết những mối quan hệ, yếu tố thần linh ban đầu đã đưa người chị dâu đi đúng hướng nhưng ý nghĩ ban đầu vẫn là vị kỉ vì cái lợi bản thân, sau này thì dần dần cô cảm nhận được hạnh phúc gia đình và ý thức được tình yêu thương thực sự sẽ giúp con người gắn kết tôn trọng nhau. Cách đưa đẩy diễn biến trong truyện ngắn của Thiên Nga luôn xuất hiện yếu tố hư ảo như trong những câu chuyện cổ tích, từ thần linh trong hố bom ở truyện Nơi thần linh trú ngụ đến Quỷ Núi trong truyền thuyết ở Rừng già ơi!. Ở diễn biến khác trong truyện Rừng già ơi!, câu thoại của anh Phú nói với Quỷ Núi, “- Này mấy ông! Bộ mấy ông không phải người hay sao mà cứ mắng loài người như thế này, loài người như thế khác”, tác giả sử dụng khẩu ngữ “bộ” đệm trước chủ ngữ “mấy ông” tạo nên ngữ điệu quen thuộc trong sinh hoạt để chỉ hàm ý coi thường, làm tăng giá trị diễn đạt nhấn mạnh trong câu hỏi khéo léo của anh Phú. Ngữ điệu trong cách nói chuyện của người miền Trung khá đặc sản, khi giao tiếp thông thường người nói đi kèm ngữ điệu “…. nghe”, ta rất dễ bắt gặp trong rất nhiều sáng tác của các nhà văn Bình Định, Hoa đèn của Huỳnh Kim Bửu “Sáng mai, con Việt chở ba đi thăm anh Cậy, Bí thư xã nghe”, “Tiền đây nè, ghé hiệu Đồng Hòa mua cho ba chiếc đồng hồ hiệu Seiko Nhật Bản nghe!”. Hay, Một nơi về rất cũ, truyện ngắn của Nguyễn Mỹ Nữ qua lời của nhân vật “tôi”- Vi, khi nói chuyện với Loan- cô bạn ngày xưa học chung, Vi nói một cách thân thuộc “Dỡn. Tao làm ở “casino” lương cao mà tiền “tip” cũng khá lắm à nghe!”, hay lúc Vi nhớ lại ngày xưa được Hoan tỏ tình, cầu hôn “Vi! Tui với bà thương nhau nghen”, “Vi! Bà lấy tui nghen”. Tuổi thơ bên Thành Hoàng Đế, Mai Thìn có viết thoại của một người ông nói với nhân vật “tôi”: “Bây giờ mày bảnh quá, không ai nhận ra thằng nhỏ đen đúa loi ngoi trên đồng ngày xưa nữa. Đừng quên quê mình nghen con!…”, lời nói - cũng là lời căn dặn của người ông yêu quê hương như yêu chính bản thân, dù mình có ra sao thì tình yêu quê hương trước sau như một, vẫn sắt son như thuở nào, bởi lẽ như nhà thơ Đỗ Trung Quân “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”, “Quê hương là gì hở mẹ?/ Mà cô giáo dạy phải yêu/ Quê hương là gì hở mẹ?/ Ai đi xa cũng nhớ nhiều”(Quê hương). Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 8

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Truyện ngắn Tiền của Trần Quang Lộc, nhà văn sử dụng nhiều các từ ngữ, ngữ điệu khẩu ngữ qua lời nói của các nhân vật “khỏe cái con mẹ mày”, “Cút ngay”, “Khốn nạn, đồ đĩ rạc”, “Tưởng ai hóa ra con mẹ bán rau chợ trời”, “Đồ dâm đãng”, “Đời mày chẳng khác chó gì đâu con ạ”, “Khiếp! Uống cho cố vào rồi đêm nào cũng mê sảng la ó, quẫy đạp lung tung chẳng cho ai ngủ”. Hay trong Hoa đèn của Huỳnh Kim Bửu “Mày nói láo”. Và trong Gã lái chó của Lê Hoài Lương cũng xuất hiện hàng loạt những ngữ điệu thông tục, suồng sã “- Mày nhầm hướng rồi! Đi qua tao thì tới chuồng heo đấy!”, “Mặc mẹ nó nợ nần!”, nhà văn cũng 3 lần lặp lại “lạy Chúa”. Lời kể dân dã của nhân vật “mình” trong Con Bin và người hàng xóm của Trần Quang Khanh, “Cậu nhóc trộm gà phải một phen chết khiếp!” khi bị nhân vật “mình” xô ngã và đè chân lên ngực cho đến khi nghe được mệnh lệnh của ông chủ mới thôi. Truyện ngắn Chẳng liên quan gì nhau của Lê Hoài Lương cũng xuất hiện kiểu câu suồng sã - lời của ông quan phốp pháp rúm ró trong clip “Úi chu cha! Tậu (tội) em anh K. quơi (ơi)… Em đảng viên!… Một đời em… Em mất hết rầu (rồi)… Anh tha cho em! Tha cho em, anh K. quơi (ơi)!…”, những câu nói được phát lên như một sự châm biếm cho những con người mà chính cái tên gọi “phốp pháp phương phi” mà nhà văn “ưu ái” dành riêng danh xưng gọi, gợi trong liên tưởng bạn đọc bản chất của nhân vật, rồi một lượt lời của cán bộ lão thành cách mạng rành chữ Hán, máu nghệ sĩ chịu chơi “Thằng ngu mới bị lộ. Chuyện xưa như trái đất. Thời này trai gái bị lộ gọi là hủ hóa, không bị lộ gọi là sướng hóa!”, cách giới thiệu cán bộ lão thành cách mạng đi kèm “rành chữ Hán”, ngầm hiểu cán bộ lão thành phải là người am hiểu và là người nhà Nho, nhưng lại có những phát ngôn trái với hình ảnh của lão. Nhà văn chỉ rõ được bản chất đằng sau những cái danh nổi bên ngoài. Lê Hoài Lương còn sử dụng 2 lần từ đặc biệt “má mì” để chỉ cho những nữ sinh trong môi giới mại dâm “Chuyện ì xèo càng lớn khi cơ quan chức năng phát hiện trong di động các nữ sinh có cả số máy hàng loạt quan chức đầu tỉnh. Tất nhiên lời khai của các nữ sinh - “má mì” này chưa đủ chứng cứ để kết tội các vị quan chức”, trong một diễn biến khác với “ông chủ tịch tỉnh biên giới phía bắc”, “Lời khai và số điện thoại ông trong máy cô học sinh “má mì” mấy năm tù, không đủ chứng cứ to chuyện với một quan chức có cỡ”, trên những trang báo điện tử một năm trở lại đây hay đăng với những “tit” “sugar baby và sugar daddy”, những vấn đề thời sự này được nhà văn xâu chuỗi trong những chuyện tưởng chừng như không liên quan nhưng xâu chuỗi chúng lại, tạo được một sự gặp gỡ liên quan đến bất ngờ ở truyện ngắn Chuyện chẳng liên quan gì nhau. Lê Hoài Lương là người có tài đẩy đưa những mạch rời rạc kết dính dễ dàng, đưa người đọc cảm nhận được sự trào phúng trong cách viết Chuyện chẳng liên quan gì nhau, là một nhà văn đầy kinh nghiệm cầm bút, ông biết cách cầm thế nào cho chuẩn, viết thế nào để chữ không bị nhòe, mỗi chữ của ông đều thật sự tròn vẹn, những nét đầy tinh tế, sáng tạo những cách gọi, “má mì” phỏng theo tiếng nói nôm na có thể hiểu là người phụ nữ sinh ra mình hoặc nuôi dưỡng mình, có thể gọi là “mẹ”, “má”, “u”, “bầm”,… tùy vùng miền. Khi ông dùng “má mì” để gọi những cô nữ sinh trong môi giới mại dâm, không phải ông có ý khiếm nhã, mà đây như một sự hàm ẩn trái ngược, đó là những cô gái đang độ tuổi đi học, xét về góc độ tuổi, sự chênh lệch đó có thể khái quát bằng quan hệ cha - con, xác đáng những nữ sinh này chỉ đáng tuổi của con cháu của những người như “phương phi” trong truyện, qua câu nói của cán bộ lão thành cách mạng rành chữ Hán “Tới ngần này tuổi, tao mới hiểu ra cuộc cách mạng vĩ đại nhất là cách mạng bia ôm. Mình tám mươi, các em vẫn “trẻ hóa” cho mình đến năm tám mươi tuổi khi cứ gọi “anh” ngọt xớt, hà hà…”. Trong Bức chân dung dang dở của Lưu Thị Mười, nữ văn sĩ cũng dùng hàng loạt kiểu câu ngắn gọn với những phát ngôn của các nhân vật trong truyện để thể hiện rõ cuộc sống gia đình của một cặp vợ chồng ở khu mà vợ chồng Miên mới chuyển tới, “gã” chồng đó luôn miệng chửi chị Hoài “Mầy giấu tiền chi? Mầy còn muốn gì? Ăn ngon, mặc đẹp, mọi thứ trong nhà không thiếu, nhìn xem xung quanh có ai ở không ăn trắng mặt trơn như mầy? Lại còn dám bòn tiền chợ? Gửi cho con mầy hay cho cha nó? Mà con mầy làm gì có cha? Đồ đĩ… Tiền tao làm bằng mồ hôi nước mắt để mầy phá à?”, “Mầy rảnh chắc? Đi dô, ai biểu quét dùm, rảnh dô nhà ngủ cho mập thây còn được việc hơn”, “Nó có gì mà tao không có. Đồ đĩ. Mầy thèm lắm sao? Mầy nằm với nó mấy lần? Ở đâu? Trong nhà tao hay ngoài suối?”, những câu nói còn thể hiện bản tính của gã “Khốn kiếp! Bọn điếm chỉ vòi tiền là giỏi. Đĩ chết bà! Mấy thằng bạn hàng chết tiệt! Làm ông mất mấy chai!”. Những từ ngữ thô tục được lẫn vào trong những câu nói cất lên từ gã đàn ông bản tính hay chửi vợ mình thì không có gì là lạ, ngược lại, còn đưa nhân vật lên mức dấu ấn khiến người đọc phải “ghét” và thương xót cho chị Hoài. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 7

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Tiêu biểu nhất viết theo cách này có thể thấy trong Bảng thống kê là nhà văn Trần Quang Lộc và Nguyễn Mỹ Nữ, Lê Hoài Lương. Ba cây bút với hồn văn tự do trong cách thể hiện dùng những từ ngữ địa phương, không chỉ để diễn đạt ý nghĩa bề mặt con chữ mà còn tạo sự gần gũi với văn học tỉnh nhà. Người đọc văn như đang bắt gặp những cuộc đối thoại - không hoàn toàn sử dụng từ ngữ phổ thông mà có dùng một lượng từ phương ngữ, khẩu ngữ trong giao tiếp sinh hoạt vào nhiều tác phẩm như một phong cách của văn học Bình Định. Thổ âm đặc trưng nhất xứ “người ta” mà văn sĩ Trần Duy Đức gửi hương trong Hồn quê xứ nẫu đã giúp cho những bạn bè vùng miền khác có thể hiểu rõ xứ nẫu Bình Định, trong tản văn ông giải thích rất sát, rõ và dễ hiểu một số từ phương ngữ. Nhìn chung, các nhà văn đều có sử dụng từ ngữ khẩu ngữ trong tác phẩm, nhưng có người thì sử dụng nhiều, người thì sử dụng với lượng khiêm tốn hơn. Lớp ngôn ngữ đời thường chiếm một lượng lớn trong các sáng tác, các nhân vật trong tác phẩm là những con người thực và thường là những người nông dân, bởi vậy, cách nói năng của họ rất tự nhiên, thoải mái, suồng sã. Sự linh hoạt trong ngôn ngữ khiến nhân vật hiện lên sống động, tự nhiên. Bên cạnh cách xưng hô thân mật: mày, tao, bay, thằng, cái,…cùng những lối nói trần trụi, những câu chửi tục, chửi thề xuất hiện hai lần lặp đi lặp lại. Khi bước vào truyện ngắn Đường đời chông chênh của Phạm Kim Sơn ta gặp ngay “Mẹ kiếp!” rồi cũng trong trang văn đầu tiên, Phạm Kim Sơn tiếp tục lặp lại “Mẹ kiếp!” lần thứ hai (- từ “Mẹ kiếp” là chữ dùng của Vũ Trọng Phụng). “Mẹ kiếp” được tái xuất hiện rất nhiều lần trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, ở nhân vật Xuân Tóc Đỏ với phát ngôn có tính điển hình của nhân vật Xuân Tóc Đỏ “Mẹ kiếp” ở chương một, hai, ba, mười bảy trong tác phẩm Số đỏ, những tiếng chửi phù hợp với cách xây dựng tính cách, con người của Xuân Tóc Đỏ vốn được tôi luyện từ trường đời với những sự ma mãnh, khôn lỏi. Ở Đường đời chông chênh, Phạm Kim Sơn cũng xây dựng nhân vật với cách nói văng tục “Mẹ kiếp!” và đi kèm đó là cái lí do chửi “Hẳn mụ đang hơn dỗi vì mất cơn hứng tình”, qua cách mở đầu của nhà văn, ta thấy được cách xây dựng nhân vật và sử dụng từ trong lời thoại giao tiếp với nhân vật khác. Nếu quy chiếu cách nói trong nhân vật của Phạm Kinh Sơn với nhân vật trong văn của Vũ Trọng Phụng, ta có thể tìm được nhiều cái tương cận trùng hợp, trong truyện ngắn Đường đời chông chênh chỉ trong một trang giấy đã tuần tự xuất hiện hai tiếng chửi, tiếng đầu tiên từ người vợ, tiếng sau của người chồng, hai người tự chửi nhau, nhà văn đưa ra tiếng chửi có hồi đáp, chúng ta có thể dự đoán được đôi chút về tính cách hai vợ chồng mà nhà văn gọi là “mụ” và “gã”, trong cách gọi, nhà văn cũng thể hiện cách nhìn của chính nhà văn với nhân vật - cách gọi giúp người đọc có thể hiểu được thêm về con người nhân vật. Ở truyện ngắn Rừng già ơi! Của Thiên Nga Sô Zuôn cũng có từ thông tục “Mẹ kiếp!”, “Mẹ kiếp! Cái thứ men Trung Quốc nhập vào sao mà nhức đầu thế không biết”, từ “Mẹ kiếp” có sức nặng cao trong cách diễn đạt, thể hiện thái độ của nhân vật Phú trước sự việc vợ anh Phú ca đi, ca lại mấy câu “vọng cổ”, “Thời buổi gì mà kì, người ta tranh nhau phá rừng trồng keo. Cứ như chỉ ở cái vùng cao khó khăn này có cách đó mới làm giàu nhanh nhất”. Trong truyện ngắn Mưa rửa bùn của Trần Thị Huyền Trang, từ “Mẹ kiếp” cũng xuất hiện, trong lời nói của nhân vật Điền “Sếp Khả bảo ra mạn Bắc, ở đó học trò qua sông bị trôi mất đứa. Mẹ kiếp, quê nghèo chưa đủ sức làm cầu”. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

    Tiền (Truyện ngắn) Dai nhách [Tr. 307] (khẩu ngữ): dai đến mức làm cho chán ngán, khó chịu. Cộc lốc [Tr. 307] (khẩu ngữ, tính từ): (lối nói năng) ngắn, cụt đến mức gây cảm giác khó chịu. Nhạt phèo [Tr. 307] (khẩu ngữ, tính từ): rất nhạt, tựa như không có chút mùi vị gì. Giàu xổi [Tr. 307] (khẩu ngữ): giàu một cách bất ngờ nhờ vào vận may (có thể là một hình thức trúng thưởng). Ót [Tr. 308] (phương ngữ, danh từ): gáy. Đếch [Tr. 309, 313, 322(2)] (thông tục, phụ từ): từ biểu thị ý phủ định dứt khoát một cách thiếu nhã nhặn. Nghe lỏm [Tr. 309] (khẩu ngữ, động từ): chú ý để nghe những điều người ta nói riêng với nhau. Rày [Tr. 312] (từ cũ, đại từ): nay. Bóng lộn [Tr. 313, 320] (khẩu ngữ, tính từ): bóng đến mức như có thể soi vào được. Nhỏ thó [Tr. 313] (khẩu ngữ, tính từ): nhỏ con và trông gầy gò. Thục mạng [Tr. 317] (khẩu ngữ, phụ từ): (chạy) nhanh và không kể gì hết, miễn sao cho thoát khỏi nguy hiểm. Thao láo [Tr. 319] (khẩu ngữ, tính từ): (mắt) mở to, nhìn lâu không chớp. Xắc tay [Tr. 320, 321] (khẩu ngữ, danh từ): túi cầm tay hay đeo ở vai. Rẹt [Tr. 321] (khẩu ngữ, tính từ): thao tác nhanh, dứt khoát. Nhập nhòe [Tr. 321] (phương ngữ): có ánh sáng nhỏ phát ra, khi lóe lên khi mờ đi, lúc ẩn lúc hiện liên tiếp. Khằng khặc [Tr. 322] (khẩu ngữ, tính từ): từ mô phỏng tiếng cười hay tiếng ho, tiếng kêu như bị tắc trong họng rồi lại bật ra nhiều lần tiêp tiếp. Tỉ như [Tr. 323] (khẩu ngữ): ví như, ví dụ như. Dông [Tr. 323] (phương ngữ/ khẩu ngữ, động từ): rời nhanh khỏi nơi nào đó. Rệu rão [Tr. 323] (khẩu ngữ, tính từ): quá rệu. Dấm dẳng [Tr. 325] (từ ít dùng): đồng nghĩa “dấm dẳn”: (nói) buông từng tiếng một, tỏ vẻ bực mình, khó chịu. Lê Hoài Lương Sông thức (Truyện ngắn) Tỏng [Tr. 351] (khẩu ngữ, động từ): biết rõ cái điều mà người khác tưởng là không thể biết được hoặc muốn giấu. Thắc thởm [Tr. 354] (ít dùng, động từ): như “thấp thỏm”. Mầy [Tr. 357, 358, 364, 367] (phương ngữ, đại từ): mày. Ná [Tr. 359] (phương ngữ, danh từ): nỏ (bắn chim). Tụi bay [Tr. 367] (phương ngữ/ khẩu ngữ, đại từ): chúng mày. Sạch bách [Tr. 367] (khẩu ngữ, tính từ): hết sạch, không còn lại một chút gì. Chu cha [Tr. 369] (phương ngữ, cảm từ): tiếng thốt ra biểu lộ sự     ngạc nhiên, thán phục, vui mừng hoặc tức giận…   Gã lái chó (Truyện ngắn) Ma mãnh [Tr. 372] (khẩu ngữ, tính từ): tinh ranh, quỷ quyệt. Cà tàng [Tr. 376, 379] (phương ngữ, tính từ): rất tàng. Dăm [Tr. 377] (khẩu ngữ, danh từ): số ước lượng trên dưới năm. Tận đẩu tận đâu [tr. 377] (khẩu ngữ): ý chỉ khoảng cách xa. (Lê Hoài Lương còn dùng “tận đầu tận đâu” trong truyện ngắn Mỗi tháng có một rằm)   Chuyện chẳng liên quan gì nhau (Truyện ngắn) Ì xèo (phương ngữ, tính từ): phô trương, ồn ào quá mức. Nguyễn Mỹ Nữ Một nơi về rất cũ (Truyện ngắn) Mấy lăm đồng [Tr. 510] (khẩu ngữ): chỉ số tiền mấy mươi nghìn đồng chưa xác định và cộng thêm năm nghìn. Bằm [Tr. 510] (phương ngữ, động từ): chặt, bổ nhanh tay và liên tục bằng vật sắc cho nát vụn ra. Lặt [Tr. 511] (phương ngữ, động từ): cùng nghĩa với “nhặt”. Tắm táp [Tr. 511] (khẩu ngữ, động từ): tắm (nói khái quát). Thấm tháp [Tr. 511] (khẩu ngữ, động từ): có một tác dụng nào đó ở mức phải chăng, coi như chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Bèo [Tr. 512 (2)] (khẩu ngữ, tính từ): quá rẻ, ví như bèo. Bả [Tr. 512, 515, 516] (phương ngữ/ khẩu ngữ, danh từ): bà ấy. Hôi rình [Tr. 512] (khẩu ngữ): có mùi hôi bốc lên mạnh đến mức không chịu được. Dỡn (giỡn) [Tr. 513] (phương ngữ): đùa. Lận [Tr. 513] (phương ngữ, trợ từ): từ biểu thị ý nhấn mạnh hoặc ý muốn hỏi, với vẻ hơi ngạc nhiên; kia, kia à. Ổng [Tr. 514 (2)] (phương ngữ/ khẩu ngữ, đại từ): ông ấy. Mại hung [Tr. 514] (khẩu ngữ): (mắt) mức độ mại nhiều. Quay quắt [Tr. 514] (phương ngữ, tính từ): ở mức độ đứng ngồi không yên. Lõi đời [Tr. 515] (khẩu ngữ, tính từ): thành thạo, có kinh nghiệm, biết nhiều mánh khóe ở đời (thường hàm ý sắc thái âm tính- chê) Múp míp [Tr. 515] (khẩu ngữ, tính từ): béo múp (nói khái quát). Ới [Tr. 515] (khẩu ngữ, động từ): gọi, báo cho biết. Ngủ lang [Tr. 516] (khẩu ngữ, động từ): ngủ bậy bạ ở nơi nào đó, không phải nhà mình. Tỉnh khô [Tr. 516] (khẩu ngữ, tính từ): tỉnh như không, hoàn toàn không tỏ một thái độ hay tình cảm gì trước điều lẽ ra phải có tác động đến mình. Rành [Tr. 517] (phương ngữ, động từ): biết rõ, thạo, sành. Bồ bịch [Tr. 517] (khẩu ngữ, động từ): cặp bồ. Lối xóm [Tr. 518] (phương ngữ, danh từ): hàng xóm láng giềng với nhau. Giàu sụ [Tr. 519] (khẩu ngữ, tính từ): rất giàu, có khối lượng tài sản lớn. Tất tần tật [Tr. 520] (khẩu ngữ, đại từ): như “tất tật” (nhưng ý nhấn mạnh hơn).     Đặc sệt [Tr. 521] (khẩu ngữ, tính từ): đặc đến mức như được cô lại. Bỏng rẫy [Tr. 521] (khẩu ngữ): thu hút. Mai Thìn Tuổi thơ bên Thành Hoàng Đế (Tùy bút) Cuỗm [Tr. 567] (thông tục, động từ): chiếm lấy và mang đi một cách nhanh gọn. Chôm [Tr. 567] (phương ngữ/ khẩu ngữ, động từ): nhón, lấy cắp (thường những vật nhỏ). Mừng rơn [Tr. 568] (khẩu ngữ, động từ): mừng đến mức có cảm giác rộn lên trong lòng. Đen đúa [Tr. 570] (khẩu ngữ, tính từ): đen và có vẻ xấu xí, nhem nhuốc.   Cây mít hai thân (Tản văn) Tao tác [tr. 541] (ít dùng, tính từ): như “xao xác”. Trơ trốc [Tr. 541] (phương ngữ, danh từ): đầu (của người, động vật). Bợ [Tr. 542] (phương ngữ, động từ): đỡ phía dưới mà nâng lên bằng bàn tay đặt ngửa. Anh sui [Tr. 542] (phương ngữ, danh từ): thông gia.   Quả thị quê nhà (Tản văn) Hít hà [Tr. 553] (phương ngữ, động từ): xuýt xoa. Dăm bữa nửa tháng [Tr. 555] (khẩu ngữ): thời gian ước lượng, từ khoảng trên dưới năm ngày đến trên dướ nửa tháng. Trần Duy Đức Hồn quê xứ nẫu (Tản văn) Xứ nẫu [Tr. 60 (3), 61 (4), 62 (3), 63 (1), 64 (2), 65 (2)] (phương ngữ/ khẩu ngữ): xứ người ta (thường hàm chỉ hai tỉnh Bình Định, Phú Yên). Nẫu (nậu) [Tr. 60 (10), 61 (8), 62 (4), 63 (1), 64 (2), 65 (2)]: họ, người ta, kẻ khác. (21 lần, chưa kể thơ chêm xen; 27 lần, kể cả thơ chêm xen)). Tui [Tr. 60 (7 lần, kể cả thơ chêm xen), 61 (2)] (khẩu ngữ): ý chỉ bản thân, tức “tôi”, ngôi thứ nhất xưng hô. Dìa [Tr. 60, 61 (2)] (khẩu ngữ): về. Dẫy [Tr. 60, 61 (4)] (khẩu ngữ): vậy. Dẫy na [Tr. 61] (khẩu ngữ): vậy sao; có thể là hỏi lại, xác định lại. Dẫy hén, dẫy ngen [Tr. 61]: muốn nhắc lại điều gì đã nói vơi ai trước đó, để người ta nhớ và làm như đã hẹn. Dẫu [Tr. 62] (khẩu ngữ): dù. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Tác giả Tên tác phẩm/ Thể loại Các từ ngữ khẩu ngữ, phương ngữ, từ cũ Huỳnh Kim Bửu Hoa đèn (truyện ngắn) Áo bành tô [Tr. 21] (khẩu ngữ, danh từ): áo khoác ngoài dài. Láo [Tr. 26](khẩu ngữ, tính từ): sai, bậy, không kể gì đến khuôn phép, sự thật. Bay [Tr. 26] (khẩu ngữ, đại từ): chúng mày. Thói [Tr. 26] (từ cũ, danh từ): lề lối lâu ngày đã thành nếp. Ổng [Tr. 31,32] (phương ngữ/khẩu ngữ, đại từ): ông ấy. Chục [Tr. 32] (phương ngữ, danh từ): số gộp chung mười đơn vị làm một. Phen [Tr. 33] (khẩu ngữ, danh từ): lần xảy ra sự việc thường là quan trọng, đáng chú ý). Quàn [Tr. 33] (từ cũ, động từ): chôn tạm một thời gian trước khi mai táng, theo một phong tục thời trước.   Trồng trầu thả lộn dây tiêu (bút kí) Quanh đi quẩn lại [Tr. 35] (khẩu ngữ): trở đi trở lại mãi (cũng chỉ có thế). Chi [Tr. 36] (phương ngữ/ khẩu ngữ): gì. Bỏ bê [Tr. 36] (khẩu ngữ): bỏ mặc, không quan tâm, chăm nom gì đến. Tệ hại [Tr. 36] (khẩu ngữ, phụ từ): quá đáng lắm, không thể hình dung nổi. Trần Quang Lộc Chuyện kể trong mùa lũ (Bút kí) Mánh mung [Tr. 285] (khẩu ngữ): mánh khóe làm ăn (nói khái quát). Chỉ chỏ [Tr. 285] (khẩu ngữ, động từ): dẫn dắt, mách bảo trong việc mua bán để kiếm hoa hồng. Huỵch toẹt [Tr. 285] (khẩu ngữ, động từ): nói toẹt ra, không cần giữ gìn ý tứ gì cả. Cha [Tr. 285] (phương ngữ/ khẩu ngữ, danh từ): từ dùng để gọi người đàn ông thuộc hàng bạn bè hàm ý thân mật. Văn nghệ văn gừng [Tr. 285] (khẩu ngữ): văn nghệ Cùi chỏ [Tr. 286] (phương ngữ): cùi tay. Chồm hổm [Tr. 286] (phương ngữ, động từ): ngồi chồm hổm. Nó [Tr. 286, 287] (khẩu ngữ, đại từ): từ dùng để chỉ người, vật hay sự việc vừa nêu ngay trước đó, có tính chất nhấn mạnh hoặc để cho lời nói tự nhiên hơn. Tui [Tr. 286, 287] (phương ngữ, đại từ): tôi Chi [Tr. 287] (phương ngữ/ khẩu ngữ): gì. Bố lếu bố láo [Tr. 287] (khẩu ngữ): vô lễ, hỗn xược. Tốt nghiệp tốt nghề [Tr. 287] (khẩu ngữ): tốt nghiệp, hàm ý nhấn mạnh với sắc thái âm tính.     Đâm [Tr. 287] (khẩu ngữ, động từ): sinh ra, chuyển sang trạng thái khác thường là xấu đi. Ảnh [Tr. 287] (phương ngữ/ khẩu ngữ, đại từ): anh ấy. Hở [Tr. 287] (khẩu ngữ, trợ từ): hả, nhưng nghĩa thân mật hơn. Đui [Tr. 287, 298, 301] (phương ngữ, tính từ): mù. Bộ [Tr. 288] (khẩu ngữ, danh từ): khả năng, năng lực xét qua cử chỉ, dáng vẻ bề ngoài, nhìn một cách tổng quát (thường hàm ý coi thường). Quách [Tr. 288] (khẩu ngữ, phụ từ): (làm việc gì) ngay đi cho xong, cho khỏi vướng bận. Can hệ [Tr. 288] (từ cũ, tính từ): hệ trọng. Bắt đền [Tr. 288] (khẩu ngữ, động từ): phải bắt đền, phải bồi thường vì đã làm cho bị thiệt hại. Mô tê [Tr. 288] (khẩu ngữ, trợ từ): từ ngữ dùng để nhấn mạnh ý phủ định, hoàn toàn không hiểu, không hề biết gì cả. Độc mồm độc miệng [Tr. 289] (khẩu ngữ, tính từ): hay nói những lời gở, không lành. Dại gì [Tr. 289] (khẩu ngữ): không nên làm việc gì đó, làm là dại. Mồm năm miệng mười [Tr. 290] (khẩu ngữ): lắm mồm lắm miệng, nói hết cả phần của người khác (hàm ý chê). Dẻo quẹo [290] (khẩu ngữ, tính từ): rất dẻo. Lũ [Tr. 291] (khẩu ngữ, danh từ): tập hợp đông người có chung một đặc điểm hay cùng tham gia một hoạt động nào đó (thường hàm ý coi khinh hoặc thân mật). Ba xạo [Tr. 291] (phương ngữ, tính từ): xạo. Bỏ mẹ [Tr. 291, 300] (thông tục): tổ hợp biểu thị ý chửi rủa, hăm dọa, có nghĩa như “cho chết”. Đếch [Tr. 291 (2)] (thông tục, phụ từ): từ biểu thị ý phủ định dứt khoát một cách thiếu nhã nhặn. Cà rá [Tr. 291 (2)] (phương ngữ, danh từ): nhẫn. Đểnh đoảng [Tr. 294] (khẩu ngữ, tính từ): đoảng. Thiệt [Tr. 297] (phương ngữ): thật. Ngoẻo [Tr. 297] (thông tục): chết (hàm ý coi khinh). Tồi tội [Tr. 297] (khẩu ngữ): hàm ý tội, thương cảm. Coi mắt [Tr. 298] (phương ngữ, động từ): xem majwtj. Năm mư [Tr. 298] (khẩu ngữ): năm mươi. Dài ngoẵng [Tr. 298] (khẩu ngữ, tính từ): dài quá, gây cảm giác không cân đối. Gớm [Tr. 299] (khẩu ngữ, tính từ): có những gì đó ở mức độ khác thường (thường hàm ý mỉa mai). Muc kỉnh [Tr. 299] (từ cũ, danh từ): kính đeo mắt cho người già hoặc người mắt kém. Chết tiệt [Tr. 300] (thông tục, động từ): chết sạch, không còn sót một người nào, thường dùng để nguyền rủa. Nhóc [Tr. 301] (khẩu ngữ): trẻ con (hàm ý thân mật, vui đùa). Đánh [Tr. 301] (khẩu ngữ, động từ): diễn ra một hành vi cụ thể thuộc sinh hoạt hằng ngày như ăn, ngủ, mặc,… (“đánh liền mấy xị”) Te tua [Tr. 301] (phương ngữ, tính từ): ở trạng thái rách tua ra thành nhiều mảnh, nhiều miếng nhỏ dài.       Lông lốc [Tr. 301] (khẩu ngữ, tính từ): (tự lăn) nhiều vòng theo đà. Chục [Tr. 303] (phương ngữ, danh từ): số gộp chung mười đơn vị làm một. Lông bông [Tr. 304] (khẩu ngữ, tính từ): thiếu nghiêm túc, không đâu vào đâu cả. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/11/2024 0 bình luận

Nội dung Sử dụng hiệu quả phương ngữ, khẩu ngữ - đặc trưng vùng miền Nhà triết học Đức Martin Heideger từng nhận định: “Ngôn ngữ là ngôi nhà của sự tồn tại”. Ngôn ngữ còn là bộ phận cấu thành của nền văn hóa của một cộng đồng và yếu tố văn hóa hiện diện trong mọi bình diện của giao tiếp ngôn ngữ. Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là “gánh hàng” chuyên chở văn hóa và văn hóa “chứa đựng” trong ngôn ngữ. Các cộng đồng ngôn ngữ, văn hóa sẽ có những phong cách giao tiếp ngôn ngữ khác nhau. Như Nguyễn Ngọc Tư, người con của đất Nam Bộ, trong sáng tác của mình, nữ văn sĩ đã dùng nhiều từ ngữ rất đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, bởi vậy mọi người ví vui bà là “trái sầu riêng vùng đất Mũi”. Hay như nhà văn Ngô Phan Lưu - người có biệt danh “lão nông” - anh Ba Kẹo của văn xuôi Phú Yên, văn xuôi của ông là thứ văn xuôi với chữ nghĩa mộc mạc, trong sáng dễ hiểu: “Những gì ông để lại không chỉ là trang giấy, những cuốn sách in tên ông mà còn là tình yêu tha thiết với văn chương, là những nhân vật, câu văn thấm đẫm cốt cách, hồn vía Nam Trung Bộ” [11]. Có thể nói, yếu tố địa lí chi phối tới “sản phẩm” của người nghệ sĩ. Có nhà văn từng nói đại ý, rằng nhà văn chỉ thực sự viết nên những trang văn rung cảm khi anh ta viết bằng thứ ngôn ngữ đã nuôi dưỡng anh ta lớn lên. Dải đất miền Trung gắn liền với các mộc từ “chất phác, thật thà” cùng giọng nói, phát âm sinh hoạt thường ngày vô cùng đặc sản của xứ “Nẫu” mà trong nhiều sáng tác ta thấy rõ điều này. Như Phạm Đan Quế đã khẳng định, “khẩu ngữ quần chúng là lời ăn tiếng nói nôm na, mộc mạc hàng ngày của cuộc sống vô cùng phức tạp và đầy biến động của nhân dân thuộc đủ mọi tầng lớp”. Những từ ngữ mang sắc thái văn hóa bình dân trong ngôn ngữ của các tác phẩm là một trong những biểu hiện những giá trị văn hóa riêng biệt của nó so với những tác phẩm khác cùng thể loại, loài hình. Nó phản ánh quá trình chia cắt, khái quát hiện thực tại theo một nếp tư duy riêng biệt có nguồn gốc sâu xa trong đặc tính bản địa của dân tộc cụ thể. Đó là nếp nghĩ, kiểu tư duy, đặc trưng văn hóa. Vì thế tiềm năng và khả năng sáng tạo nên các giá trị văn hóa của hệ thống từ ngữ này là rất lớn. [3, 72]. Mạng lưới, tần số dùng phương ngữ, khẩu ngữ bắt gặp ở hầu khắp các nhà văn. Một số văn sĩ còn đưa vào tác phẩm những lời nói khẩu ngữ thông tục, thô kệch,… nhưng không làm tác phẩm mất đi giá trị, mà ngược lại còn tăng thêm vẻ tự nhiên góp phần đẩy phong cách lên một sự tự do mới trong sáng tác. Tuy nhiên, các văn sĩ Bình Định dùng những từ thông tục, suồng sã,… nhưng với một tầng nghĩa không theo chiều tiêu cực quá mức. Lớp từ vựng khẩu ngữ của quần chúng đi vào văn một cách chan hòa, nhẹ nhàng, giữ một vị trí quan trọng, trước hết là sự gia tăng liều lượng sử dụng và sau đó ở thành tựu nghệ thuật phát huy tối đa tính thẩm mĩ bên cạnh các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, thơ…Tần số sử dụng lớp từ ngữ khẩu ngữ, phương ngữ theo các tuần suất “ít, kha khá, khá, nhiều” trong sáng tác của các văn sĩ. Khảo sát tác phẩm của một số nhà văn tiêu biểu trong hai cuốn Nhìn lại mười năm văn xuôi Bình Định (Hội văn học nghệ thuật Bình Định, NXB Thông Tấn) và Tuyển tập mười năm văn xuôi Bình Định (2009 - 2019) (2019), tôi nhận thấy, những từ ngữ, khẩu ngữ, từ cũ, từ ít dùng được các nhà văn Bình Định sử dụng hầu khắp các trang viết, kết quả như bảng sau: Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 3

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22