Tóm tắt: Văn xuôi Bình Định từ sau 1975 là giọng xứ “Nẫu” hòa vào tiến trình phát triển văn xuôi, góp phần đưa đất võ trời văn bắt đúng nhịp dạo đầu và phô được giọng riêng của chính mình trong nền văn học Việt Nam. Kì thực, cánh đồng biển núi Bình Định đã “bội thu” thành tựu để lại nhiều ấn tượng trong độc giả, đưa tên tuổi của quê hương và được đánh giá cao trong tiềm năng phát triển với các tỉnh bạn. Sự đổi mới ý thức nghệ thuật nằm ở chiều sâu của đời sống văn học, nó vừa là kết quả của động lực cho những tìm tòi đổi mới trong sáng tác, đồng thời lại tác động mạnh mẽ đến sự tiếp nhận của công chúng văn học. Tư duy văn học mới đã dần hoàn thiện đầy đủ dung mạo, làm thay đổi các quan niệm về chức năng của văn học, về mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, văn học và đời sống. Đồng thời sự đổi mới tư duy nghệ thuật cũng thúc đẩy mạnh mẽ sự tìm kiếm, thể nghiệm về cách tiếp cận thực tại, về các bút pháp và thủ pháp nghệ thuật, phát huy cá tính và phong cách cá nhân của nhà văn. Văn xuôi Bình Định sau 1975 tạo được dấu ấn riêng qua cách mà nhiều nhà văn sử dụng từ ngữ đậm thổ ngơi vùng miền, vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, thơ hài hòa trong việc sử dụng thủ pháp trữ tình tâm lí giàu sức gợi, cảm giác nhẹ nhàng,… tình huống, tâm trạng được tạo dựng một cách “tự nhiên” như “hơi thở của cuộc sống”. Các nhà văn đã thành công trong việc tô đẹp vẻ đẹp con người, quê hương và đưa các địa danh quê nhà vào tác phẩm qua những câu chuyện, các nhân vật,... Từ khóa: Ngôn từ nghệ thuật, văn xuôi Bình Định, văn xuôi sau 1975. Mở đầu Nhà văn Xô Viết Lê-ô-nôp từng khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hìn h thức và một khám phá về nội dung”. Còn Lê Quý Đôn cho rằng: “Văn học không phải là trò chơi, là câu chuyện phiếm. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Tron g bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”. Là một hình thái ý thức xã hội, văn học nghệ thuật bám chặt vào sự sống để lớn lên, rồi nó lại trở về nơi sinh ra nó để góp phần khám phá, hiểu biết và sáng tạo đời sống. Có bắt rễ vào hiện thực đời sống, văn học mới có thể bền vững và tồn tại được. Và, hiện thực trong văn học phải là “muối” của biển, nó phải được gạn lọc từ hiện thực xô bồ của đời sống với biết bao hiện tượng đan xen nhau giữa bao cái có nghĩa và vô nghĩa, bản chất và hiện tượng…Văn chương Bình Định của những năm sau 1975 là văn chương của sự “trải nghiệm” và “chiêm nghiệm”, chuyển tải thông điệp cuộc sống một cách sâu sắc có chiều sâu và có độ “mở”, đó là thứ văn quan sát, nghiền ngẫm. Bởi lẽ, giai đoạn này các nhà văn đã có những cách nhìn mới trong cách sáng tác của họ. Trên những ranh giới cổ điển - hiện đại, dân tộc - thế giới, lí trí - cảm xúc, tự sự - trữ tình, hiện thực - mộng ảo… các nhà văn đã thể hiện một bản lĩnh vững vàng, chưng cất những gì tinh hoa nhất của thời đại, những sự đổi khác, trong những mô hình nhỏ gọn truyện ngắn, tùy bút, tản văn, bút kí... Với một nội lực lớn lao về tư duy nghệ thuật,“Nghệ thuật như là thủ pháp” (Shklovski), thủ pháp - nghệ thuật đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc tạo lập nên văn bản. Khi nói tới chiếc bình văn chương của trời văn Bình Định ta có thể tự hào rằng nó chứa đựng hơn một nửa là truyện ngắn với những “tinh hoa chữ nghĩa” - thứ đặc sản mộc mạc, đồng thời trong quá trình sáng tác, các văn sĩ còn vận dụng khéo léo ca dao, tục ngữ, những dòng thơ cổ, các câu thơ chính mình sáng tác vào tác phẩm văn xuôi. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Bình Định sau 1975 phần 2
Kế hoạch bài dạy trực tiếp: Lớp học đảo ngược Trong tiết học này, GV và HS sẽ thảo luận trực tiếp trên lớp, gồm các hoạt động nhỏ: Hoạt động 1: Khởi động HS chơi Quizizz để GV đánh giá được mức độ hiểu bài của HS khi tự học ở nhà. Hoạt động 2: Thảo luận nhiệm vụ học tập HS các nhóm trình bày bài thuyết trình về tình mẫu tử được thể hiện trong bài thơ. Chú ý khai thác nội dung thông qua những đặc điểm thể loại đã được học ở lớp học ảo. Hoạt động 3: Kết nối tri thức với cuộc sống GV mời HS chia sẻ về hoạt động “Chuyến xe chở yêu thương” và thử thách “Hãy nói lời yêu thương”. Hoạt động 4: Luyện tập, vận dụng GV chữa đoạn văn cho HS. GV giao phiếu vận dụng đặc điểm của thơ để đọc hiểu văn bản thơ khác. Kết luận Thơ là thể loại quan trọng trong cấu trúc thể loại của văn học. Để HS có thể tiếp nhận và nắm được những đặc trưng của thể loại này thì GV cần xây dựng những câu hỏi và phương pháp phù hợp để khai thác hết được năng lực của HS, để HS không chỉ đọc hiểu được văn bản trong sách giáo khoa mà còn có thể vận dụng tri thức thể loại đọc hiểu các văn bản thơ khác. Tựu chung lại, dạy học văn bản văn học theo đặc trưng thể loại là hướng dạy đúng đắn, phù hợp với yêu cầu đổi mới của giáo dục, hướng người học đến hình thành và phát triển năng lực. Để làm được điều này, giáo viên cần nắm vững kiến thức thi pháp văn học, biết vận dụng và sáng tạo để biến những tri thức hàn lâm thành những tri thức phổ thông để HS có thể nắm bắt được. Có như vậy, định hướng hình thành và phát triển năng lực người học mới được đảm bảo. Đọc tiếp: Mây và sóng theo đặc trưng thể loại phần 1
Tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm “Mây và sóng” theo đặc trưng thi pháp thể loại Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy Kiến thức Giúp HS hiểu sâu được: Đặc điểm của thơ được thể hiện qua văn bản. Tác dụng của yếu tố miêu tả và tự sự trong việc biểu lộ cảm xúc của tác giả. Tình yêu thương của nhà thơ dành cho trẻ em và tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, phân tích ngôn ngữ. Phẩm chất Nhân ái: yêu gia đình, hiểu và trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Bước 2: Xác định các mức độ nhận biết thể hiện qua hành vi của HS Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao Nêu được các nét Hiểu được tác So sánh được đặc Biết tự đọc và cơ bản về tác giả, dụng của các biện điểm hình thức khám phá được tác phẩm pháp nghệ thuật thơ giữa hai bài giá trị của những trong việc thể hiện thơ trong chủ đề, văn bản mới cùng tình cảm của nhân từ đó rút ra đặc thể loại vật trữ tình trưng của thơ Nhận diện được nhân vật trữ tình trong bài thơ Hiểu được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp Viết được đoạn văn cảm nhận về tình mẫu tử được gợi ra trong bài thơ Kiến tạo những giá trị sống cho bản thân từ tình huống mà bài thơ đặt ra Nhận diện được các hình ảnh thiên nhiên, biện pháp nghệ thuật đã học có trong bài thơ Bước 3: Xây dựng kế hoạch bài dạy Kế hoạch bài dạy trực tuyến: Study from home Hoại động 1: Chuyến xe chở yêu thương HS sử dụng ứng dụng padlet, quét mã QR trong giáo án và chia sẻ ngắn gọn về một câu chuyện nhỏ về tình cảm mẹ con. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ thông qua các đặc trưng thể loại Đặc điểm hình thức GV cho HS so sánh hình thức của hai bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” “Mây và sóng” Số dòng: 76 Số dòng: 21 Số tiếng trong dòng: 5 Số tiếng trong dòng: Không cố định Vần: Gieo vần chân Vần: Không gieo vần HS rút ra đặc điểm hình thức của thơ văn xuôi: + Thơ văn xuôi: câu thơ dài ngắn đan xen, không gò bó về số dòng và số tiếng. + Các câu thơ không gieo vần với nhau nhưng vẫn giàu nhạc điệu do yếu tố lặp lại. Sử dụng các biện pháp tu từ HS hoàn thành sơ đồ khuyết thiếu về nhận biết và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong bài thơ Yếu tố tự sự, miêu tả đan xen + Yếu tố tự sự: Cuộc nói chuyện của em bé với me, với mây và sóng. + Yếu tố miêu tả: Miêu tả thế giới trên mây và trong sóng. --> Phương tiện bộc lộ tình cảm mẹ con gắn bó sâu sắc Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ Sau bài học Study from home, HS chuẩn bị bài thuyết trình về nội dung: Tình cảm của người con dành cho mẹ. Cá nhân HS: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu trình bày cảm nhận về tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện qua bài thơ. Đọc tiếp: Mây và sóng theo đặc trưng thể loại phần 3
Đặt vấn đề Văn học là môn học thuộc về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ cung cấp cho HS những kiến thức về văn học, hình thành và phát triển ở HS năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy văn học, nâng cao khả năng tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học cho HS, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để tạo hiệu quả dạy và học là công việc luôn được quan tâm. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt đọng dạy học Ngữ văn không đơn thuần nhằm truyền thụ tri thức cho HS mà quan trọng hơn là giúp các em biết cách phân tích, tìm hiểu tác phẩm. Bởi vậy, việc dạy tác phẩm văn học theo thể loại là một vấn đề đã và đang được chú trọng. Mỗi thể loại, mỗi tác phẩm thuộc thể loại được dạy học trong nhà trường đều có cách nói riêng nhằm biểu đạt nội dung riêng. Cách nói riêng ấy chính là dựa vào thi pháp thể loại. Có thể nói, nắm được thi pháp thể loại mới có khả năng “giải mã” được các tác phẩm thuộc thể loại. Dạy học tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ văn 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được xếp vào chủ đề số 2 “Gõ cửa trái tim” với mục tiêu về thể loại là thơ. HS được tìm hiểu hai tác phẩm, trong đó có bài thơ “Mây và sóng” của Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go. Bằng tri thức về thể loại ở phần Tri thức Ngữ văn, GV sẽ hướng dẫn HS vận dụng thi pháp thơ trữ tình để đọc hiểu tác phẩm. Trong đề tài Semina chuyên đề Dẫn luận về thi pháp học, tôi chọn đề tài “Dạy học tác phẩm Mây và sóng theo đặc trưng thi pháp thể loại” để chia sẻ. Tổ chức dạy học tác phẩm “Mây và sóng” theo đặc trưng thi pháp thể loại Tiếp cận nội dung thơ theo đặc trưng thể loại Theo đặc trưng của thơ, một bài thơ được nhận diện bởi nhiều yếu tố. Trước hết là về hình thức cơ bản, mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài… Thứ hai, ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ,…). Nội dung chủ yếu của thơ là cảm xúc, tình cảm của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự và miêu tả đan xen nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Vì thể khi phân tích nội dung tác phẩm, tôi đề xuất sẽ khai thác những yếu tố đó thay vì đi theo nội dung từng phần theo cách tìm hiểu cũ. Đọc tiếp: Mây và sóng theo đặc trưng thể loại phần 2
Từ ngữ biểu đạt thời điểm trong tương lai: 萬古 (vạn cổ - nghìn đời sau), 千年後 (thiên niên hậu – nghìn năm sau), 後世 (hậu thế - đời sau) Không lưu vạn cổ hứa đa nghi (Chỉ để lại bao nỗi ngờ cho muôn đời sau) 空留萬古許多疑。 Bá đồ mẫn diệt thiên niên hậu (Sau nghìn năm nghiệp bá đã tan tành) 伯圖泯滅千年後, Sở từ vạn cổ thiện văn chương (Nghìn đời sau thơ của ông vẫn hay nhất) 楚詞萬古擅文章。 Vạn cổ vô năng cụ loạn thần (Muôn đời sau lấy đó làm cho loạn thần phải sợ) 萬古猶能懼亂臣。 Hậu thế ngu tăng đồ quát nhĩ (Chỉ để cho đám sư ngu dốt đời sau tụng đọc điếc tai) 後世愚僧徒聒耳。 Chữ biểu đạt thời gian tương lai Chữ Hán Âm đọc Ý nghĩa Tần số 朝 Triêu buổi sáng 7 Từ biểu đạt thời gian tương lai Chữ Hán Âm đọc Dịch Tần số 一朝 Nhất triêu một sớm mai 1 後世 Hậu thế Đời sau 1 後人 Hậu nhân Người đời sau 1 万古 Vạn cổ Muôn đời sau 6 千年後 Thiên niên hậu Nghìn năm sau 2 Đặc điểm Trên đây, chúng tôi đã khảo sát các từ ngữ biểu thị thời gian chỉ sự vận hành của vũ trụ: hiện tại, quá khứ, tương lai. Từ biểu đạt thời gian quá khứ chiếm 17,24% (25 từ) trên tổng số từ biểu đạt thời gian; 33,97% trên tổng tần số xuất hiện. Từ biểu đạt thời gian hiện tại chiếm 15,17% (22 từ) trên tổng số từ biểu đạt thời gian; 32,7% trên tổng tần số xuất hiện. Từ biểu đạt thời gian tương lai chiếm 4,54% (6 từ ) trên tổng số từ biểu đạt thời gian; 3,82% trên tổng tần số xuất hiện. Dựa vào số liệu khảo sát trên, chúng tôi xin đưa ra một vào những kết luận về đặc điểm của các từ ngữ biểu đạt thời gian chỉ sự vận hành của vũ trụ như sau: Dựa theo số liệu khảo sát, ta thấy nhà thơ Nguyễn Du tập trung chủ yếu vào thời gian quá khứ và thời gian hiện tại. Bởi quãng thời gian quá khứ là mang những kỉ niệm, là khoảng thời gian Nguyễn Du được sống hạnh phúc bên gia đình, là một thời vàng son đã qua. Trái lại, thời gian thực tại là lúc mà ông được chứng kiến “những điều trông thấy”, là một thực tại phũ phàng: phải chứng kiến thời kỳ binh lửa đau thương của dân tộc; phải trải qua cuộc sống lưu lạc đói khổ, bần hàn; nhận thấy những tiêu cực, sự thối nát của triều Nguyễn. Chính vì lẽ đó mà ta thấy trong tập thơ xuất hiện từ ngữ thời gian trong trục quá khứ - hiện tại khá lớn. Ngoài ra, trong tập thơ này, Nguyễn Du chỉ có vài lần đề cập tới tương lai, nhưng đó chỉ là tương lai gần. Chính nhà thơ cũng đang loay hoay tìm cho mình một con đường riêng cho chính mình. Có thể nói bi kịch lớn nhất của Nguyễn Du đó chính là làm quan nhưng lại chán ghét, u uất vì ông nhận ra chốn quan trường đang bào mòn thiên tính tốt đẹp của con người. Nhưng ông không thể hăm hở lập thân như Nguyễn Trãi, cũng không thể dứt khoát như Nguyễn Bỉnh Khiên, nên đành phải chấp nhận bi kịch chán ghét những vẫn phải làm. Chính bản thân Nguyễn Du đang rơi vào tình cảnh biết mình cần gì mà không thể lựa chọn dù đã cố gắng hết sức nên việc bàn về tương lai xa xôi kia quả thật khó khăn,Vì vậy mà các từ ngữ biểu đạt thời gian tương lai có số lượng và tần số xuất hiện rất thấp. Kết luận Chúng ta nhận thấy rằng thời gian nghệ thuật trong tập thơ “Bắc hành tạp lục” chính là thời gian nhuốm màu tâm trạng. Ở đó, nhà thơ một mình đối chọi lại với sự chuyển dịch tự nhiên của thời gian bởi Nguyễn Du rất sợ sự chảy trôi nhanh chóng ấy của thời gian. Nhà thơ muốn quay ngược thời gian trở lại hoặc làm cho thời gian ngưng đọng nhưng điều đó không thể xảy ra, Nguyễn Du chẳng thể làm gì cả. Chính bởi vậy ông càng bất lực hơn, đau khổ trước dòng chảy của thời gian dù biết là chẳng thể nào kiểm soát hay chiến thắng được nó. Đồng thời, chúng ta cũng có thể thấy rõ những nét đẹp, những dấu tích vượt thời gian của con người xưa, của thời đại xưa. Đó là thời gian của một thời tàn phai, là thời gian của miền kí ức xa xăm hay chính là thời gian vội vã của từng khoảnh khắc. Ở đó, con người mang nặng một nỗi buồn đau, tiếc nuối, u hoài giữa sự chảy trôi của dòng thời gian. Tuy nhiên, dẫu có thể chẳng vượt thoát ra khỏi sự tiếc nuối trong tâm hồn, dù chưa đủ mạnh mẽ nhưng con người đã có ý thức quay trở về đối diện với thực tại và tương lai để tự mình tìm ra những giá trị đích thực, đấu tranh giành quyền được sống, quyền tự do đầy sức sống mãnh liệt. Đọc tiếp: Khảo sát từ ngữ biểu đạt thời gian trong Bắc hành tạp lục phần 1
Từ ngữ biểu đạt thời điểm trong hiện tại: (cận thời – thời nay), (chí kim – đến nay), (kim nhật - ngày nay), (kim dạ - đêm nay) Cận thời mỗi hiếu vi kỳ phục (Thời nay người ta thích trang phục lạ) Kim nhật Vệ Châu trở đạo tặc (Hôm nay ở Vệ Châu giặc cướp chặn đường) Chí kim thuỳ phục tiện Trương Khiên (Đến nay còn ai muốn làm như Trương Khiên) Chí kim tùng bách hữu quang huy ( Đến nay cây tùng cây bách còn chiếu sáng) Kim dạ túc thuỳ gia (Đêm nay biết nghỉ nhà ai) Chữ biểu đạt thời gian hiện tại Chữ Hán Âm đọc Ý nghĩa Tần số 更 Canh mỗi canh khoảng 2 giờ 1 夜 Dạ đêm 22 當 Đương đang 9 曉 Hiểu sáng 3 今 Kim nay 22 午 Ngọ 11 giờ sáng – 1 giờ chiều 1 月 Nguyệt trăng 17 日 Nhật ngày 43 暮 Mộ chiều 12 夕 Tịch buổi tối/ buổi chiều 4 晨 Thần Sáng sớm 3 Đọc tiếp: Khảo sát từ ngữ biểu đạt thời gian trong Bắc hành tạp lục phần 7
Khảo sát từ ngữ biểu đạt thời gian tương đối trong Bắc hành tạp lục Từ ngữ biểu đạt thời điểm trong quá khứ: (tạc nhật - hôm qua), (cổ thời - thời xưa), (cổ vãng - trước kia), (chung cổ - thưở xưa), (tự cổ - từ xưa), thiên cổ Cổ thời thử địa hạn Man Kinh (Thời xưa, nơi này giới hạn đất Man Kinh) Tạc nhật Hoàng Hà thuỷ đại chí (Hôm qua nước Hoàng Hà dâng cao) Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng (Việc mới đến, việc cũ qua như giấc mộng của chàng thư sinh họ Lư) Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt (Từ thửa xa xưa, gió lạnh đã thổi bao đống xương trắng) Tự cổ đắc quốc đương dĩ chính (Từ xưa được nước bằng nhân nghĩa) Thiên cổ thuỳ nhân liên độc tỉnh (Ngàn năm trước ai hiểu người tỉnh một mình) Chữ biểu đạt thời gian quá khứ Chữ Hán Âm đọc Ý nghĩa Tần số 故 Cố Cũ 11 古 Cổ Cũ, xưa 58 舊 Cựu Cũ 9 老 Lão Già, nhiều tuổi 14 往 Vãng Đã qua 13 夙 Túc Sớm/ ngày xưa 2 遺 Di Để lại 13 代 Đại Triều đại 4 經 Kinh Trải qua 7 Đọc tiếp: Khảo sát từ ngữ biểu đạt thời gian trong Bắc hành tạp lục phần 5
Khái niệm thời gian nghệ thuật Người ta nhận thấy rằng thời gian là một phạm trù nghệ thuật, là một hình tượng nghệ thuật, là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Đó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ để thể hiện quan niệm về thế giới, là thời gian mà người đọc có thể cảm nhân được, trải nghiệm được ở trong tác phẩm với độ ngắn, dài, tốc độ nhanh – chậm khác nhau và chiều dài hiện tại – quá khứ - tương lai cũng khác nhau. Chính bởi vậy mà thời gian không thể đồng nhất được với thời gian nghệ thuật bởi thời gian nghệ thuật có chiều dài, tốc độ, nhịp độ và hướng vận động phụ thuộc vào sự sáng tạo và tính của quan của nhà văn. Trần Đình Sử có nói rằng: “Thời gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật…Thời gian nghệ thuật là thời gian do nhà văn sáng tạo ra, vừa thể hiện trạng thái con người trong thời gian, sự cảm thụ thời gian, vừa mở ra lộ trình để người đọc đi vào thế giới tác phẩ m.” [ trang 86, Tác phẩm và thể loại văn học (tập 2)]. Thời gian nghệ thuật mang tính hữu hạn, tự do hơn thời gian vật chất tự nhiên, là thời gian mang tính chủ quan, tự do, ước lệ, nhanh chậm gần với thời gian tâm lý. Nhà văn có thể lựa chọn thời gian sao cho phù hợp với tác phẩm của mình. Nhà văn có thể làm cho thời gian đảo ngược, quay trở về thời quá khứ xa xưa, làm ngưng đọng thời gian trong hiện tại hay cũng có thể đẩy nhanh thời gian tới tương lai tuỳ thuộc vào ngụ ý của mình muốn đưa vào tác phẩm. Chính bởi vậy, thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thời gian là 1 biểu tượng, 1 tượng trưng, thể hiện quan niệm. Khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, ta cần phải nghiên cứu về cấu trúc của thời gian trong tác phẩm ấy để có thể hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, phong phú và đa dạng hơn. Đọc tiếp: Khảo sát từ ngữ biểu đạt thời gian trong Bắc hành tạp lục phần 4
Về tập thơ “Bắc hành tạp lục” Bắc hành tạp lục là tập thơ thứ ba trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Tập thơ này gồm 132 bài thơ được sáng tác trong vòng một năm khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Hoa. Trung Hoa vốn được coi là một cường quốc, vô cùng rộng lớn và uy quyền. Chính bởi vậy, các triều đại phong kiến nước ta thường bị coi là nhỏ bé, là bề dưới và phải nhún nhường trước “mẫu quốc”. Cùng với đó, hàng năm, triều đình nước ta thường xuyên phải cử đoàn đi sứ sang Trung Hoa để báo cáo tình hình đất nước, tạ ơn và biếu cống “mẫu quốc” nhằm xây dựng và giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đất nước, đồng thời, để nhận được một chỗ dựa vững chắc, sự che chở của thiên triều. Vào đầu năm 1813, nhà thơ Nguyễn Du được triều đình thăng chức Cần chánh điện đại học sĩ và cử đi sứ Trung Hoa. Thực hiện trọng trách của đất nước và các vị sứ thần tiền bối đi trước, thi nhân cũng đã “tay cầm tiết ngọc, hai vai nặng trĩu sứ mệnh của nước nhà” dẫn đầu đoàn đi sứ sang phương Bắc. Tập thơ ghi chép những điều mà Nguyễn Du trông thấy, những cảm nhận mà nhà thơ thấy khi đi dọc đường từ Thăng Long sang Trung Quốc. Bắc hành tạp lục được coi là bước ngoặt trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du. Bên cạnh những giá trị cao về mặt nội dung, tập thơ Bắc hành tạp lục còn đạt được rất nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc, góp phần lớn cho sự phát triển của nền văn học dân tộc. của tiếng Việt nói chung, từ ngữ và các yếu tố Hán Viêt nói riêng Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bắc hành tạp lục là không gian và thời gian vĩnh cửu, vượt mọi thời đại. Hành trình đi sứ sang Trung Hoa của nhà thơ được coi là một hành trình cô đơn. Chính vì vậy, trong mọi thời điểm, mọi không gian và hoàn cảnh, Nguyễn Du đều cảm thấy chỉ có một mình, ông mang trong mình nỗi buồn lẻ bóng, nhớ quê hương da diết. Thời gian nghệ thuật của tập thơ là thời gian ngưng đọng, dồn nén để thi nhân có cơ hội được hàn huyên, tâm sự với những bậc tiền nhân như Đỗ Phủ, Khuất Nguyên, Mã Viện,… Đó chính là thời gian vô hạn, thời gian thấm thoát trôi qua mỗi kiếp người, thời gian của buổi chiều tà thấm đượm nỗi buồn, nỗi cô đơn,… Thông qua những khoảnh khắc ấy, con người ta nhận ra sự chảy trôi của thời gian khiến cho họ cảm thấy trống rỗng, lẻ loi và cô đơn nhất. Đối với Nguyễn Du, thời gian trôi qua rất nhanh khiến cho nhà thơ cảm thấy buồn bã vì Nguyễn Du rất sợ tuổi già. Mang trong mình nhiều tâm tư, khát vọng, Nguyễn Du luôn cố gắng tìm cách thực hiện những hoài bão ấy nhưng khi đầu đã hai màu tóc, ước vọng của nhà thơ vẫn chưa thành. Hình ảnh “bạch đầu” xuất hiện khá thường xuyên dường như đã trở thành nỗi ám ảnh trong Nguyễn Du. Nhận ra tuổi già của mình đã đến nhưng con đường công danh vẫn như đám bụi mờ, ông vẫn còn loay hoay, lận đận, cô đơn nơi xứ người: “Tiếu ngã bạch đầu mang bất liễu” – Đông A sơn lộ hành (dịch: Cười cho mình đã bạc đầu còn lận đận chưa thôi). Cùng với thời gian, không gian nghệ thuật trong tập thơ Bắc hành tạp lục là không gian mang tầm vóc vũ trụ. Không gian mênh mông, bao la, còn con người thì lại bé nhỏ. Trên hành trình đi sứ, Nguyễn Du đã chứng kiến bao nhiêu sự bất công, hoàn cảnh đói khổ, éo le của người dân nơi đây mà nhà thơ chẳng làm được gì. Trong trái tim và tâm tư của Nguyễn Du tràn ngập sự buồn thương và trống trải khiến cho cảnh vật có đẹp đến mấy cũng trở thành quạnh hiu. Sự chảy trôi của thời gian đi cùng với không gian xa cách, nhớ nhung khiến cho thi sĩ cảm thấy bất lực trước cuộc đời mình, ông nhận ra con người thật cô đơn, nhỏ bé và mong manh. Khi nhận ra sự đơn độc nơi xứ người, thấm thía nỗi bất hạnh của cuộc đời mình, cùng nỗi nhớ quê hương da diết, Nguyễn Du chỉ biết chuyện trò với bản thân, dồn mọi suy tư vào thơ để nguôi đi nỗi niềm đơn độc, trơ trọi ấy. Ngôn từ trong tập thơ Bắc hành tạp lục vô cùng đa dạng, phong phú, mang đậm tính chất ước lệ - tượng trưng. Tuy nhiên, tập thơ này là tập thơ mới nhất trong cả ba tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Du nên có phần hiện đại hơn, gần hơn với chủ nghĩa hiện thực. Chẳng hạn như trong tập thơ xuất hiện nhiều những từ ngữ gợi hình nhằm làm nổi bật các đặc điểm của sự vật cần miêu tả. Hay để bộc lộ cảm xúc và suy tư của mình, thi nhân thường sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình gần gũi, cô đọng, dễ gợi tưởng và làm cho câu thơ trở nên sinh động hơn. Chính vì vậy, các câu thơ của Nguyễn Du trở nên đơn giản, bình dị, chân thật, gần gũi với độc giả là dân chúng hơn. Thông qua hệ thống ngôn từ của tập thơ, ta có thể thấy được tầm vóc tư tưởng, nỗi ưu tư trăn trở về thời đại, cùng với những xúc cảm tâm sự và tâm hồn nhạy cảm của đại thi hào Nguyễn Du trước thiên nhiên, con người đã góp phần tạo nên một áng văn chương nghệ thuật tuyệt mỹ, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của nền văn học trung đại Việt Nam. Đọc tiếp: Khảo sát từ ngữ biểu đạt thời gian trong Bắc hành tạp lục phần 3
Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác chữ Hán của tác giả Nguyễn Du Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; ông còn có biệt hiệu là Hồng Sơn hiệp lộ và Nam Hải điếu đồ. Quê gốc của Nguyễn Du ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Do ông được phong tước Hầu nên Nguyễn Du còn được gọi là Nguyễn Tiên Điền hay Nguyễn Hầu. Văn chương của Nguyễn Du được sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. Dù ở trong lĩnh vực nào, văn chương của Nguyễn Du cũng đều đạt được những thành tựu nổi bật. Các tác phẩm văn chương của Nguyễn Du thường đề cao cảm xúc, đề cao chất “tình” trong mỗi con người. Cùng với đó, trong mỗi tác phẩm, Nguyễn Du thường đưa vào đó tình thương, sự cảm thông sâu sắc của mình đối với cuộc sống, hoàn cảnh và con người, đặc biệt là những con người có số phận bé nhỏ, bất hạnh. Chính bởi vậy, Nguyễn Du được đánh coi là “tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Nhà thơ Nguyễn Du sáng tác những tác phẩm bằng chữ Hán rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, sau khi nhà thơ qua đời, các sáng tác thơ chữ Hán của ông cũng bị thất lạc. Dòng họ nhà Nguyễn Tiên Điền có đề cập tới ba tập thơ Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục nhưng chẳng còn ai lưu giữ được trọn vẹn tập thơ nào. Mãi đến năm 1959, ba nhà nho là Phan Võ, Bùi Kỷ và Nguyễn Khắc Hanh đã sưu tầm, phiên dịch, chú thích rất công phu tập “Thơ chữ Hán Nguyễn Du” (NXB Văn hoá, 1959) gồm có 102 bài thơ. Một thời gian sau đó, hai nhà nghiên cứu như Lê Thước và Trương Chính sưu tầm bổ sung, chú thích, phiên dịch và sắp xếp những thi tập quý giá của Nguyễn Du và được nhà xuất bản Văn học ra đời “Thơ chữ Hán Nguyễn Du (tập mới)” vào năm 1965. Cho tới hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm được cả ba tập thơ bằng chữ Hán của nhà thơ Nguyễn Du gồm 250 bài thơ. Những tập thơ bằng chữ Hán này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phác hoạ chân dung, tâm hồn nhà thơ, đồng thời, thể hiện tư tưởng, phong cách sáng tác trong suốt quá trình sáng tác văn chương nghệ thuật của Nguyễn Du. Đọc tiếp: Khảo sát từ ngữ biểu đạt thời gian trong Bắc hành tạp lục phần 2
Con người cá nhân Với gã đàn ông mặc comple: Ngay từ đầu, lão luôn tỏ ra khó chịu vì bị bà cụ làm phiền. Lão cũng không chút mảy may suy nghĩ, thương cảm trước nỗi đau của người mẹ, trước những mất mát mà chiến tranh mang lại, trước công ơn của các thế hệ đi trước để lão có cuộc sống hòa bình như bây giờ. Nhân vật này là biểu tượng cho những con người sống trong thời bình, khi chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, họ đã quên đi những mất mát, hy sinh, quên đi chiến tranh gian khổ, họ chỉ nghĩ cho cái lợi của bản thân, bỏ lơ nỗi đau của người khác. Bởi thế, khi phê phán nhân vật này cũng là đem đến một lời nhắc nhở, lời cảnh tỉnh cho lối sống của con người thời hậu chiến. Với cô tiếp viên hàng không: ngay từ đầu, cô luôn tỏ một thái độ lịch sự, kiên nhẫn với bà cụ. Khi bà cụ thắp hương, cô không hề phàn nàn, trách móc những việc đã vi phạm quy định an toàn bay. Cô chỉ im lặng. Đó là sự lặng im thành kính, nghiêng mình trước vong linh người anh hùng, cùng sự xót xa trước nỗi đau của người mẹ. Cô thấu hiểu nỗi lòng bà cụ, một người mẹ mất con mang trong mình những nỗi đau, vết thương không thể xoa dịu. Với nhân vật “tôi”: ban đầu, người đọc thấy anh quan sát một cách thờ ơ với thái độ không chấp nhặt người già. Nhưng chắc chắn là một người luôn luôn thấu hiểu, có những suy nghĩ sâu xa nên anh đã hành động thật nhanh để giữ lấy khung ảnh. Hành động đẹp đó thể hiện sự biết ơn, cảm phục của anh trước sự hy sinh của người lính không quân, của bà mẹ Việt Nam anh hùng. Kết luận Văn chương là tấm gương phản ánh hiện thực, nhà văn chân chính là người biết gom nhặt những hạt bụi vàng từ cuộc sống mà viết lên trang. Hiện thực thời hậu chiến luôn ẩn chứa trăn trở, suy tư của người cầm bút về số phận con người. Thời gian có thể thay đổi cuộc đời nhưng chẳng thế xóa nhòa những nỗi đau mất mát hằn in trong trái tim người mẹ. Sâu thẳm nhân vật bà cụ trong tác phẩm Mây trắng còn bay chứa đựng bao u sầu, cô đơn, lạc lõng. Còn các nhân vật trông trong thời bình thì thể hiện cái tôi cái cá nhân quá lớn. Họ quên đi mất mát, đau thương, họ không thấu hiểu được nỗi đau của chiến tranh. Đó cũng là trăn trở, âu lo của nhà văn Bảo Ninh. Ông là người lính bước ra từ cuộc chiến trở về với cuộc sống thời bình, hơn ai hết ông chứng kiến mọi sự thay đổi của xã hội, nhìn ra những góc khuất của cuộc sống thời bình dưới con mắt của con người hậu chiến. Người lính ấy nhìn nhận lại quá khứ, nhận thức lại hiện tại, đem đến cái nhìn sâu sắc về con người bằng việc gửi gắm qua tình huống truyện, qua tác phẩm của mình. Ông thể hiện niềm cảm thông, thương cảm cuả tác giả với những bà mẹ có con hi sinh trong chiến tranh, xót xa với số phận con người thời chiến – khi họ ngã xuống ở cái tuổi đẹp nhất, hi sinh cuộc đời để đem lại hoà bình cho dân tộc. Đồng thời là tiếng nói tố cáo chiến tranh, phê phán lối sống cá nhân, ích kỉ của những người thời bình thờ ơ trước những hi sinh của những người đã ngã xuống trong thời chiến. Đó còn là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, vết thương chiến tranh chẳng bao giờ xoá nhòa được, nó còn mãi cùng với sự chảy trôi của cuộc đời như “mây trắng” vẫn bay. Cần trân trọng những hi sinh thầm lặng của con người trước, trong và sau chiến tranh. Quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Bảo Ninh cũng là quan niệm về con người trong văn học giai đoạn 1986. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mây trắng cò bay phần 1
Quan niệm về nghệ thuật con người sau chiến tranh Ai đã đọc Bảo Ninh nếu chấp nhận được văn phong của anh hẳn sẽ thấy một năng lực chữ nghĩa dồi dào như mạch chảy ào ạt của sông suối. Văn Bảo Ninh giầu hình ảnh, trầm buồn, uyển chuyển, lắt léo, bất ngờ nhưng rất thực rất đời. Chữ nghĩa của Bảo Ninh cầu kỳ nhưng lại rất chính xác và đặc biệt ngập tràn cảm xúc (Phạm Ngọc Tiến). Con người cô đơn, xa lạ Trong thời chiến bà cụ là nhân vật anh hùng. Nhân vật bà cụ được kể vốn không được kể chi tiết về lai lịch. Không tên. Không tuổi. Không rõ quê hương. Lai lịch mờ đi. Người đọc gom lại trong câu chuyện chỉ thấy qua cách xưng hô của các nhân vật để thấy bà cụ tuổi đã cao; qua trần tỉnh về giá vé máy bay để thấy bà ở một miền quê nào đó; qua câu van xin để thấy bà từng là người chiến sĩ của thế trận chiến tranh nhân dân của Đảng ta trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ nối tiếp đến 30 năm (1945-1975). Mờ hóa về lai lịch của nhân vật vốn không phải là điều xa lạ trong văn học, thậm chí, khi đọc sáng tác của nhà văn nổi tiếng thế giới Kafka, nhân vật trong sáng tác của ông cũng thường không tên, nếu có cũng là dạng kí hiệu K,N,A,.. Dẫu có sự mờ hóa về lai lịch, nhưng chỉ cần thông tin về tấm ảnh con trai cụ đã hy sinh: Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ đủ để người đọc nhận thấy bà xứng đáng là người mẹ Việt Nam anh hùng. Một người kháng chiến toàn tâm hướng về cách mạng. Chiến tranh 30 năm chống Pháp, chống Mỹ, nhất là kháng chiến chống Mỹ, diễn ra rất ác liệt. Bom đạn kẻ thù, sự tiếp tay của những người Việt Nam quay lưng lại với lợi ích dân tộc, đi theo danh lợi của tiền bạc mà “bán nước cầu vinh” đã gây ra biết bao tổn thất, mất mát và đau thương cho nhân dân, cho lịch sử dân tộc. Để có chiến thắng hào hùng, có những “Điện Biên Phủ trên không”, …thì cũng đồng nghĩa với việc có nhiều chiến sĩ “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, đã “áo bào thay chiếu anh về đất”, nhiều người mẹ “”Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”. Con trai bà cụ đã chiến đấu và hy sinh cũng là phản ánh khốc liệt của chiến tranh như thế. Điều để người đọc trân trọng, biết ơn những gia đình như của cụ, những người mẹ như cụ, những anh hùng trẻ tuổi như con trai cụ đã sống một thời oanh liệt, một đời hiến dâng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Ra trận, chiến đấu và hy sinh để giải phóng dân tộc, để thống nhất đất nước là lý tưởng của thời đại Hồ Chí Minh. Thế nên, hình ảnh Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ cũng là hai khía cạnh của vấn đề: vừa là sự mất mát hy sinh, nỗi đau thương; nhưng vừa là tấm gương về người anh hùng, là ánh sáng soi đường cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của những con người xuất thân “Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”! Thời chiến đã là miền kí ức khuất đi trong câu chuyện, nó chỉ đồng hiện trong hành động tìm lại hình bóng của con trong tâm khảm của ngừi mẹ. Dấu ấn huy hoàng của thời đại anh hùng cũng trở nên mỏng manh trong lớp ngôn từ kể chuyện, nhất là trong tâm trí của những người còn sống. Nhà văn không dùng quyền năng của mình trong những năm tháng tham gia chiến tranh để tô vẽ cho thời đại hào hùng như thế. Nhà văn cũng lùi vào phía sau, thật xa, lỡ cỡ với chính cuộc sống này! Trong thời bình – bà cụ là con người cô đơn, xa lạ. Lai lịch nhân vật bà cụ trong “Thời xa vắng” cũng mỏng mảnh như làn mây trên nền trời xanh thẳm. Trước mặt của người kể chuyện xưng tôi, bà cụ vẫn không được tô đậm thêm, không sáng tỏ thêm. Người đọc chỉ thấy, trong dãy ghế có ba chỗ ngồi, bà cụ là một hành khách của chuyến bay, người đến từ một “thế giới khác”. Những thông tin về hành khách: họ tên, tuổi, số chứng minh nhân dân, điểm khởi hành cũng xóa mờ. Xóa mờ lai lịch nhân vật như nhân vật bà cụ còn lan ra cả khoang máy bay. Chỉ duy nhất, sự vật được xác định là máy bay mang số hiệu TU (một loại máy bay dân dụng do Liên Xô sản xuất), còn lại những nhân vật khác cũng bị xóa mờ lai lịch. Người đọc chỉ biết đến tên chung chung: nhân vật xưng tôi, nhân vật dùng đặc điểm trang phục (tay mặc comple), nhân vật mang đặc điểm nghề nghiệp (cô tiếp viên). Lai lịch của bà cụ được biết đến không còn là một chiến sĩ, một người kháng chiến nữa, mà là một công dân, một người nông dân trong xu hướng xây dựng xã hội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc! Bước ra từ quá khứ hào hùng, ánh hào quang thời đại không đủ giúp bà cụ tìm được sự bình an trong cuộc sống. Hiện lên trong toàn bộ câu chuyện là hình ảnh của bà cụ già, cuộc sống khó khăn: Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thủy tinh đựng gạo. Nhìn từ những dấu ấn ngoại hình: bé nhỏ, teo tóp, nhìn từ dấu ấn kinh tế gia đình: ngàn, trăm cũng khó. Nhìn từ vật phẩm cho con: hoa, nải chuối xanh, phẩm oản, ba cây nhang,..Từ những cái bà có, bà sở hữu đều xác lập cuộc sống vật chất đạm bạc, nghèo khó. Đó còn là bà cụ như lạc lõng, xa lạ với cuộc hiện đại. Hành trình chuyến bay hơn 1 giờ đồng hồ bà cụ là trung tâm của câu chuyện. Bà bộc lộ sự ngây ngô trước sự vật trong không gian mới lạ bên ngoài: mây trời, không gian, điểm đến,..Bà bộc lộ sự ngây ngô trước sinh hoạt trong không gian máy bay: ăn nhẹ trên máy bay, giá vé, an toàn bay,…Đó còn là bà cụ với nỗi đau dai dẳng. Hành trình của chuyến bay là hành trình bà tìm về miền con khuất. Bà chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ con: lưu giữ tấm ảnh, tìm hình bóng của con nơi đơn vị cũ. Bà sợ hãi trước sự phản đối của người ngồi bên cạnh về mong mỏi tâm linh của mình. Thái độ của bà cụ cho thấy tình cảm thiêng liêng của tình mẫu tử và nỗi đau không thể chữa lành mà chiến tranh đã để lại cho cuộc đời người ở lại. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mây trắng cò bay phần 3
Nội dung nghiên cứu Khái niệm về quan niệm nghệ thuật về con người Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa, lí giải, cảm nhận, đánh giá của con người của nhà văn thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua hệ thống phương tiện nghệ thuật. Đối tượng trung tâm là con người, cõi nhân sinh. Mỗi thời đại nhà văn khác nhau lại có những quan niệm khác nhau về con người. Bản thân mỗi nhà văn quan niệm nghệ thuật cũng có sự thay đổi luôn vận động và biến đổi. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn phải tìm hiểu trong tác phẩm của nhà văn đó mới thấy rõ. Thông qua nhân vật bà cụ, nhân vật “ tôi” người kể chuyện, nhân vật tay vận Comple và cô tiếp viên hàng không chúng ta thấy rõ quan niện về con người sau chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh. Ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người Làm nổi bật lên tính chủ thể. Vai trò chủ thể của nhà văn trong việc miêu tả của nhân vật. Là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá tính nhân văn của một nền văn học. Đánh giá sự đổi mới của một nền văn học, một giai đoạn văn học sau năm 1975. Khắc họa những con người đời tư, cá nhân, khắc họa những bi kịch con người, con người chấn thương, con người sau chiến tranh…Đồng thời đánh giá sự đóng của nhà văn làm nên vị trí, vai trò, tài năng của nhà văn. Truyện ngắn xoay quanh một tình huống chủ chốt: Có một bà cụ lần đầu được đi máy bay nhờ tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai của bà cho. Khi đi qua vĩ tuyến 17 thì bà lập một cái ban thờ nhỏ trên máy bay. Hóa ra, hôm ấy là ngày giỗ con trai cả của bà cụ - người phi công gần 30 năm trước đã hi sinh trong trận chiến tại sông Bến Hải. Hành động của bà cụ khiến tay vận Comple khó chịu, còn nhân vật cô tiếp viên hàng không và “tôi” thì lặng người đi khi nhìn thấy bức ảnh trên ban thờ nhỏ đó. Vậy chiến tranh đã qua đi nhưng để lại nỗi đau vô cùng to lớn, nó luôn tồn tại ngầm trong một con người. Các nhà văn tập trung xây dựng xã hội mới, con người lạc lõng, cô đơn xuất hiện. Con người cá nhân xuất hiện. Tạo nên giá trị riêng cho nên văn học giai đoạn 1975-1986 và tên tuổi của tác giả Bảo Ninh. Biểu hiện quan niệm về nghệ thuật về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm, có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm có bấy nhiêu chỗ thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người, nhưng yếu tố thể hiện tập trung nhất là cách miêu tả nhân vật. Cách đặt tên nhân vật chính “bà Cụ”,, Bảo Ninh muốn cho người đọc thấy một con người sống ở hai thời đại. Là nhân vật anh hùng trong thời chiến, nhưng bà Cụ lại là con người cô đơn, xa lạ trong thời bình. Nhân vật tay vận Comple, cô tiếp viên hàng không, nhân vật kể chuyện “tôi” là người sống trong giai đoạn thời bình, công việc đòi hỏi kỹ thuật, năng lực và sự kỉ luận cao. Là người sống trong giai đoạn thời bình nên họ chưa thấu hiển được nỗi đau của người mẹ già mất con. Một nỗi đau không bao giờ nguôi ngoai theo thời gian. Và chưa thật sự hiếu, thông cảm và có cái nhìn nhân văn đối với bà Cụ. Qua cách miêu tả ngoại hình nhân vật tác giả cho thấy vẻ khác nhau giữa các nhân vật trong truyện. Đối với bà Cụ nhà văn miêu tả “Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”, lưng còng, người gầy guộc. Cho thấy người mẹ già đã nhiều tuổi, thân hình bé nhỏ, sự ốm yếu. Với bà Cụ có con trai hy sinh trong chiến tranh mang trong lòng nỗi đau quá lớn mà thời gian đi qua cũng không thể nào chữa lành được.Vì thế, ngay lần đầu tiên được đi máy bay, khi biết rằn g sẽ được qua miền con trai mình đã hy sinh (trên không phận vĩ tuyến 17), bà đã mang đủ nhữn g thứ cần thiết để có thể thắp nén nhang cho vong hồn đứa con trai yêu dấu (đĩa hoa cúng, mấy cái phẩm oản, nải chuối xanh, một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc, ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thủy tinh đựng gạo. Tất cả ban đầu được để gọn gàng, kín đáo trong chiếc làn mây). Hành động của bà cụ là chưa từng xảy ra trên máy bay, cũng chẳng ai có thể nghĩ sẽ có người làm như vậy trên một chuyến bay. Phản ứng của các nhân vật trước tình huống này: Với gã đàn ông mặc comple: Lão “hoảng hốt”, nạt nộ cục cằn “Làm cái gì vậy? hả! Cái bà già này!”. Lão phàn nàn về bà cụ “dở hơi” thắp hương trên máy bay: “Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt”. Với cô tiếp viên hàng không, khi thấy hành động bày biện bàn thờ và thắp hương của cụ, cô đã “đứng sững”, “không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn”. Còn nhân vật “tôi”, khi chứng kiến hành động éo le, dị thường của người mẹ già, anh đã có hành động thật đẹp: “Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khun g ảnh”. Biểu hiện quan niệm thông qua hành động, lời nói, cử chỉ của nhân vật. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Mây trắng cò bay phần 2
Thiết kế ý tưởng xây dựng kế hoạch bài dạy để làm rõ đặc trưng về nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng “Cuộc chạm trán dưới đại dương” Khi xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức các hoạt động, ta có thể thấy rõ cần thiết kế theo đặc trưng của thi pháp học, chủ yếu hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua hình thức nghệ thuật xây dựng nhân vật: tên, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ… Từ đó, học sinh rút ra được quan niệm của nhà văn về con người trong truyện khoa học viễn tưởng. Học sinh rút ra điểm giống nhau của các truyện khoa học viễn tưởng, giữa văn bản này với văn bản khác: “Cuộc chạm trán trên đại dương” với “Đường vào trung tâm vũ trụ” của Hà Thủy Nguyên. Theo đó, ta có thể thiết kế các hoạt động ở phần khám phá văn bản với mục tiêu: Nhận diện đặc sắc về tạo hình nhân vật, đặc điểm nhân vật truyện khoa học viễn tưởng. Nhận xét những nét độc đáo: cách lựa chọn ngôi kể thứ nhất - người kể là nhà khoa học A-rôn-nác; lối tư duy, cách sử dụng ngôn ngữ khoa học,... của văn bản. Nhân vật “con cá thiết kình- bí ẩn của đại dương” Giáo viên thiết kế phiếu học tập tìm hiểu nhân vật và cho học sinh làm việc nhóm: không gian, tên, ngoại hình, hành động và rút ra nhận xét đặc biệt đó là đoạn đối đầu với tàu Lin - côn Giáo viên đặt câu hỏi: “Em có cảm nhận gì về nhân vật “con cá thiết kình” này và thể hiện ước mơ gì của con người? Nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn nác – người kể chuyện. Giáo viên tổ chức hoạt động “ Ghé thăm nhà khoa học Pi – e A – rôn – nác”. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và hoàn thành phiếu học tập với nội dung: Liệt kê các hành động của giáo sư A – rôn – nác trong việc đánh giá về “ con cá thiết kình” và rút ra nhận xét: thực nghiệm, thu thập và thông tin, đưa ra kết luận. Giáo viên đưa ra 2 câu hỏi cho học sinh làm việc cá nhân để thấy rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng: Câu hỏi số 1: Trong quá trình nhà khoa học A – rôn – nác tư duy để khẳng định “con cá thiết kình- chiếc tàu ngầm”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì để tái hiện nhân vật? Câu hỏi số 2: Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện theo ngôi thứ nhất? Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại những đặc điểm tiêu biểu về nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng và liên hệ, mở rộng với các thể loại khác đã học trong chương trình. KẾT LUẬN Có thể nói, quan niệm về nghệ thuật con người của nhà văn được thể hiện rõ trong toàn bộ tác phẩm. Quan niệm đó được thể hiện rõ nhất qua cách miêu tả nhân vật chủ yếu là các yếu tố lặp đi, lặp lại: hành động, ngôn ngữ, …Vận dụng thi pháp học để dạy học theo định hướng phát triển năng lực là rất cần thiết trong đổi mới dạy và học theo CTGPT 2018. Theo đó, giáo viên cần bám sát vào hình thức nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, cốt truyện…để làm rõ đặc trưng của thể loại văn học. Truyện khoa học viễn tưởng là thể loại mới trong chương trình giáo dục phổ thông mới và đem lại nhiều điều thú vị cho cả người dạy và người học. Truyện khoa học viễn tưởng là ước mơ đầy cao cả và vĩ đại của con người về một tương lai tốt đẹp hơn. Điều quan trọng, nó đã kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh đồng thời giúp các em có những liên tưởng về thế giới, về những điều xung quanh trong cuộc sống. Từ đó, đòi hòi người dạy phải đào sâu, nghiên cứu tìm ra những phương pháp mới thích hợp đăc biệt vận dụng thi pháp học để tăng sự hiệu quả trong hoạt động dạy và học. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 1
Nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn – nac – người kể chuyện về chiếc tàu ngầm. Nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn – nac là kiểu nhân vật điển hình trong truyện khoa học viễn tưởng. Nếu như nhân vật “con cá thiết kình” là giả định về ước mơ cho tương lai thì nhân vật giáo sư chính là đại diện cho tư duy, trí tưởng tượng phong phú của con người về các quan niệm khoa học. Nhân vật này cũng mang sức mạnh thể chất phi thường và thể hiện rõ qua tên gọi, cách miêu tả hành động, cách miêu tả ngôn ngữ. Cách đặt tên gọi: Nhà văn đặt tên là giáo sư – người nghiên cứu khoa học, người đưa ra giả thuyết, phán đoán và cũng chính là người đưa ra kết luận. Cách gọi như vậy thể hiên rõ quan niệm của nhà văn để chứng minh kiểu nhật vật này sẽ có trí thông minh kiệt xuất để tạo và tìm ra phát minh. Trong truyện, giáo sư Pi – e A – rôn – nac vừa là người kể chuyện và duy nhất đưa ra những giả thuyết về “ con cá thiết kình”: “ Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ”, “ quái vật” , “ không còn nghi ngờ gì nữa, cái mà người ta gọi là động vật….một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra” và kết luận “con cá thiết kình” là chiếc tàu ngầm bí hiểm. Cách miêu tả hành động, nhà văn đã miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoại, miêu tả tâm lí nhân vật. Cách miêu tả nhân vật diễn ra theo 3 chiều hướng chính: thực nghiệm, thu thập và xử lí thông tin, đưa ra giả thuyết và kết luận: trèo lên lưng cá, gõ lên lưng cá; phán đoán thân rắn như đá, không mềm như cá voi; lưng đen bóng nhẵn thín, phẳng lì; đưa ra giả thuyết nếu là tàu phải có máy móc, có thợ; kết luận là bàn tay do con người tạo ra con cá – tàu ngầm. Các giả thuyết cũng được miêu tả lặp đi, lặp lại trong truyện theo cấu trúc giả định “Nếu…thì” và có sự đan xen, lồng ghép với nhau thể hiện một nhà khoa học uyên bác và có tư duy lô- gic. Ngoài ra, tác giả Giuyn Véc-nơ đã thật tài tình khi lựa chọn ngôi kể thứ nhất, người kể là nhà khoa học A-rô-nác chứ không phải Nét Len hay Công-xây bởi nếu vậy, tác phẩm sẽ mất đi tính khoa học, không theo trình tự logic bởi họ đều không có đủ tri thức khoa học như giáo sư. Từ việc xây dựng nhân vật “con cá thiết kình” và giáo sư A – rô - nác, nhà văn muốn thể hiện ý tưởng khoa học đó là một chiếc tàu ngầm trong tương lai. Ý tưởng khoa học đó cũng bắt đầu từ hiện thực. Nó xuất phát từ mơ ước của con người trong việc khám phá và chinh phục thiên nhiên. Và hiện nay trên thế giới cũng ra đời rất nhiều tàu ngầm hiện đại. Hay nói cách khác nhà văn xây dựng kiểu nhân vật mang tính giả định nhưng lại có tính thiết thực trong tương lai. Như vậy, thông qua các yếu tố phân tích nhân vật trong văn bản “ Cuộc chạm trán dưới đại dương” có thể thấy quan niệm về con người của nhà văn. Nhân vật cũng được xây dựng qua tên, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ giống như các thể loại văn học khác như : kịch, truyện ngắn, sử thi nhưng mang nét khác biệt. Đó không phải nhân vật tâm lí trong truyện ngắn, nhân vật chức năng trong thần thoại; nhân vật anh hùng sử thi hay nhân vật tư tưởng trong cổ tích. Nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng mang đặc điểm trí tuệ, khát vọng của con người dựa trên các nghiên cứu khoa học có thể trở thành sự thật trong tương lai. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 4
Phân tích đặc trưng của thi pháp nhân vật trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” của Giuyn Véc – nơ. Giuyn Véc – nơ là nhà văn người Pháp được xem là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Ông được biết đến nhiều tác phẩm đề cập tới cuộc phiêu lưu kì thú của con người: tàu ngầm, máy bay,….Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” được trích từ “Hai vạn dặm dưới đáy biển” ( 1968) nói về ước mơ chinh phục đại dương của con người. Trong văn bản này, ta có thể thấy rõ các nhân vật mang đặc trưng của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Nhân vật giả tưởng con cá thiết kình – bí ẩn của đại dương Nhân vật con cá thiết kình chính là nhân vật đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng. Nó là giả thuyết, dự báo về quan niệm khoa học. Hay nói các khác đó là hình ảnh ước mơ, khát vọng của con người về chiếc tàu ngầm có thể xuyên dưới đại dương. Nhân vật này được xây dựng có sức mạnh phi thường khiến mọi người lầm tưởng đó là “con cá thiết kình”. Điều này, kích thích sự tò mò của người đọc hay việc hiểu lầm đó chính là cuộc chinh phục tìm bí ẩn ở đại dương. Nhà văn miêu tả “con cá thiết kình” chủ yếu qua ngoại hình và hành động , đặc biệt trong cuộc đối đầu với tàu Lin – con. Về tên gọi: đặc biệt, kì lạ và mang tính tư duy khoa học của truyện khoa học viễn tưởng “con cá thiết kình”. Từ “thiết” đã định hình sẵn đặc điểm của đối tượng: bề ngoài thô, dày và đen xỉn, giống như màu sắt. “Con cá thiết kình” lặn xuống mang theo bao khát vọng của con người muốn khám phá đại dương. “Con cá” này được hiện lên trong sự tưởng tượng và tư duy của nhà khoa học A-rô-nác. Cách miêu tả ngoại hình, “con cá thiết kình” được miêu tả rất khác các loại động vật bình thường: màu đen, dài không quá 80 mét, tốc độ 18,5 hải lí/giờ; chiều ngang hơi khó xác định, tốc độ nhanh khiến tàu không đuổi kịp. Cách miêu tả hành động, “con cá thiết kình”: đuôi quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt, khi thở lỗ mũi vột lên cột nước cao 4 mét. Trong cuộc đối đầu với tàu Lin – Con, con cá không cảm thấy và “chẳng tỏ vẻ gì mệt mỏi”, hất văng các thành viên trên con tàu xuống biển. Như vậy, nhân vật “con cá thiết kình” được miêu tả có sức mạnh thể chất phi thường, có cấu tạo kì lạ và khiến con người gặp thất bại. Đây là đặc trưng rất rõ của truyện khoa học viễn tưởng. Trong văn bản các yếu tố kì lạ được lặp đi, lặp lại chủ yếu là hành động miêu tả qua các nghệ thuật nhân hóa, so sánh, số liệu và trong cuộc chạm trán với tàu Lin- con để làm rõ hình ảnh về con cá “khác lạ”. Từ đây, có thể rõ ước mơ chinh phục thiên nhiên, khám phá những điều bí ẩn đại dương của con người: chiếc tàu ngầm trong tương lai, là “hiện tượng kì diệu” con người tạo ra. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 3
MỞ ĐẦU Thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu về hình thức nghệ thuật bên trong của tác phẩm văn học. Đó là không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, cốt truyện, con người,…Việc nghiên cứu ứng dụng thi pháp học là rất cần thiết khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu một tác phẩm văn học. Hay nói cách khác, nhờ việc vận dụng lí thuyết thi pháp học, giáo viên, học sinh sẽ thấy rõ đặc trưng của mỗi thể loại cũng như giai đoạn văn học. Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, thường có tính chất li kì. Truyện khoa học viễn tưởng sử dụng cách viết lo-gic nhằm triển khai ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai. Vì có nền tảng là các nguyên lí khoa học mới của thời hiện tại nên có những giả tưởng truyện khoa học viễn tưởng trở thành sự thật. Truyện khoa học viễn tưởng lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy tại chương trình giáo dục phổ thông mới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh. Đó là sự ước mơ, khát vọng về một tương lai tốt đẹp. Vì thế, việc nghiên cứu, ứng dụng lí thuyết về thi pháp học có vai trò quan trọng trong việc thấy rõ những đặc trưng của thể loại truyện khoa học viễn tưởng mà ở đây chủ yếu là nhân vật. NỘI DUNG Cơ sở lí thuyết về quan niệm về nghệ thuật con người trong thi pháp học. Quan niệm về nghệ thuật con người là cách nhà văn thể hiện trong tác phẩm thông qua hệ thống nghệ thuật, yếu tố từ ngữ . Thông qua cách nghĩ, cách cắt nghĩa , đó là quan niệm thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng. Biểu hiện về quan niệm nghệ thuật con người trong tác phẩm văn học thường được thể hiện ở các yếu tố lặp đi, lặp lại. Đó là cách đặt tên nhân vật, cách miêu tả ngoại hình nhân vật, cách miêu tả hành động, cách miêu tả ngôn ngữ, cách miêu tả nội tâm nhân vật. Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường là cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối sự sống ngoài Trái Đất như : hành tinh, đại dương, ….Tất cả những hoạt động ấy được thực hiện trên cở sở những phát kiến khoa học trong tương lai. Vì thế, nhân vật chính trong truyện khoa học viễn tưởng thường có thể là giả tưởng, thường có sức mạnh thể chất phi thường, có cấu tạo hoặc tài năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Cuộc chám trán trên đại dương phần 2
Kết luận Tiểu thuyết Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương có sự kết hợp đan xen các kiểu kết cấu chứ không đơn thuần chỉ thuộc về một kiểu kết cấu nhất định. Sự sáng tạo trong xây dựng kết cấu tiểu thuyết đã góp phần làm sâu sắc hơn tư tưởng, tình cảm của nhà văn và nội dung trong tác phẩm cũng như bộc lộ tính cách nhân vật. Sự đa dạng về các hình thức kết cấu đã cho thấy một sự sáng tạo nghệ thuật kể chuyện không ngừng của nhà văn. Có thể khẳng định kết cấu có vai trò quan trọng trong việc thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề, tư tưởng và hệ thống tính cách. Cần thấy rằng khi tìm hiểu kết cấu tác phẩm cần phải xem xét trên nhiều bình diện, góc độ mới thấy hết sự sáng tạo độc đáo của các nhà văn trong xây dựng kết cấu nghệ thuật của tác phẩm. Khi đánh giá giá trị của bất kỳ một kết cấu nghệ thuật nào trong tác phẩm, cũng cần phải soi xét ở nhiều chiều kích khác nhau để thấy được ý nghĩa đích thực của tác phẩm toát lên từ những “kiến trúc đầy âm vang” nghệ thuật. Đọc tiếp: Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 1
Kết cấu đa tầng, xoắn kép trong tác phẩm Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương Kết cấu đa tầng, xoắn kép là tác phẩm được tạo nên bởi nhiều tầng câu chuyện khác nhau. Tính chất đa tầng ở Một ví dụ xoàng lại được làm dày thêm, trước hết ở hình thức truyện lồng trong truyện. Hình thức truyện trong truyện không phải là một đặc điểm phổ biến trong tiểu thuyết Việt Nam truyền thống, tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, hình thức này không còn là lạ, là “hiếm” nữa và có thể bắt gặp trong nhiều tiểu thuyết của nhiều nhà văn đương đại như Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Thuận…Một ví dụ xoàng, sử dụng kết cấu lồng ghép với hình thức truyện lồng trong truyện này bằng cách chồng chất các tầng lớp của câu chuyện trong hồi tưởng, trong điểm nhìn của nhân vật Khách-con trai nhân vật Sang về sự việc của cha mình. Trong phần kể ấy, một loạt chuyện kể được kể lại qua rất nhiều nhân vật. Nhưng tất thảy đó, những câu chuyện đó được lồng ghép vào câu chuyện chính nhân vật Khách- con trai Sang đi tìm hiểu lại ngọn ngành cái chết năm xưa của bố. Kết cấu đa tầng của Một ví dụ xoàng còn được thể hiện qua hai mạch truyện chính: những sự kiện con người chính xoay quanh về nhân vật Sang trước khi anh bị xử bắn và chuyện về nhân vật Khách-con trai Sang đi tìm về quá khứ, tìm về những bí ẩn đằng sau cái chết của cha mình.. Hai mạch truyện này diễn ra nối liền nhau, như những lớp lang càng bóc ra, chân tướng sự thật càng rõ ràng. Tưởng chừng mạch truyện rời rạc đơn lẻ nhưng khi ghép những câu chuyện ấy lại với nhau tạo nên một bức tranh đầy đủ về thân phận con người. Một ví dụ xoàng, hai mạch truyện về hai thời gian khác nhau cùng với sự dịch chuyển ngôi kể lẫn điểm nhìn một cách đột ngột, liên tục, không có dấu hiệu của sự thay đổi khiến những mảng hiện thực được tái hiện cũng trở nên liên hệ chặt chẽ với nhau, không hề tách bạch, hai thời gian mà nhân vật đang sống lồng ghép, hòa trộn trong nhau. Từ đó người đọc có cái nhìn tổng quát về thân phận nhân vật trong tác phẩm. Nếu như ở các tiểu thuyết khác, các mạch truyện đơn lẻ đều có thể là đề tài để tạo ra một tiểu thuyết mới thì ở Một ví dụ xoàng hai mạch truyện có sự liên kết thống nhất. Thủ pháp kết cấu ở đây, bằng cách triển khai nhiều mạch truyện, có khi đan xen, móc nối chằng chịt và chồng chất lên nhau và bề mặt những tưởng tồn tại độc lập, riêng rẽ, tách biệt nhưng thực chất các mạch truyện này bằng cách nào đó vẫn có sự giao tiếp hay chính qua những sự kiện riêng rẽ như thế của đời sống, Nguyễn Bình Phương đang cố gắng để xác lập một mối liên hệ bên trong, từ đó các mạch truyện, các thế giới soi rọi và lý giải cho nhau, tạo nên sự tổng hoà nhất định. Kết cấu đa tầng, xoắn kép với hai phần song song nối liền nhau khi tác giả cùng xây dựng nhân vật mang tên Khách ở cả hai phần. Tuy nhiên nhân vật Khách ở Phần thứ nhất được cho là Sang. Nguyễn Bình Phương không nói rõ tên nhân vật Khách đấy là ai, nhưng qua lớp kết cấu nối liền song song tạo cho người đọc cái nhìn xuyên suốt tác phẩm, dễ dàng nhận thấy nhân vật Khách ở Phần thứ nhất là Sang. Đến với Phần thứ hai, vẫn là nhân vật Khách, người đọc băn khoăn không biết đấy là ai nhưng lật giở từng câu chuyện, nối kết chúng qua từng góc nhìn nhân vật, người đọc dễ thấy nhân vật Khách đấy là con trai lớn của Sang. Anh đang đi tìm lại nguồn gốc sự thật về cái chết của cha mình. Nhìn vào kết cấu đa tầng, xoắn kép như vậy, thân phận con người dễ dàng được tái hiện theo chiều sâu, lặp đi lặp lại qua từng góc nhìn của nhân vật khác. Điển hình như nhân vật Sang, thân phận anh hiện lên qua tầng tầng lớp lớp câu chuyện của những con người có liên quan hoặc biết đến anh, từ đồng nghiệp, Uyên, Vân, người vô danh nào đó, ông bán chè, quan toàn xét xử, người thi hành án,…. Tất thảy những câu chuyện chồng chéo lên nhau đều thể hiện rõ hơn về thân phận Sang. Đồng thời chính kết cấu đa tầng không chỉ làm dày thêm các chiều kích của tiểu thuyết mà còn mở ra những chiều tồn tại khác của nhân vật, chúng lý giải cho nhau, bổ sung cho nhau và ở đó chân dung con người đương đại trở nên rõ nét hơn. Nếu như Sang trong đời sống thực tại bị cuốn vào vòng xoáy của cơm áo gạo tiền, quay cuồng trong những khó khăn dồn dập thì sang một thời gian khác, dưới cái nhìn của những con người khác anh được hiện lên rõ hơn về tính cách, để lý giải kết cục của Sang là điều chính đáng. Chính kết cục ấy đã thể hiện rõ hơn về cuộc sống của Sang, đầy những vô nghĩa, sự vô nghĩa của đời sống tầm thương, bé nhỏ mà anh đang sống khiến bản thân anh quay cuồng đến phát sợ. Và sang một thế giới khác, con người Sang chắc hẳn trở về với “thân phận yên bình” bắt đầu cho một hành trình mới của con người: hành trình đi tìm ý nghĩa của đời sống. Đọc tiếp: Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 4
Kết cấu trong văn bản tự sự nói chung Mỗi tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ có tính toàn vẹn và chỉnh thể. Để tạo nên tính toàn vẹn, chỉnh thể đó, kết cấu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất. Kết cấu vừa giúp cho thấy trình độ của tác giả trong việc triển khai và tổ chức tác phẩm, vừa giúp nhà văn chuyển tải thông điệp đến người đọc theo đúng ý tưởng và chiến lược của mình. Ở phạm vi lớn hơn, quan sát kết cấu của một hệ thống tác phẩm trong một giai đoạn nhất định sẽ cho ta thấy được phần nào quan niệm sáng tác, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn và cả thị hiếu của độc giả thời đại cũng như sự vận động của các thể loại trong lịch sử văn học. Trong lí luận văn học, kết cấu là một thuật ngữ đặc biệt quan trọng và hấp dẫn với các nhà nghiên cứu bởi ngoại diên rộng lớn, nội hàm phức tạp và sự thể hiện cụ thể vô cùng sinh động trong thực tế sáng tác. Từ điển văn học (bộ mới) quan niệm: “Thuật ngữ chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật - tức là sự cấu tạo tác phẩ m, tùy theo nội dung và thể tài gọi là kết cấu. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng”[1]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sin h động của tác phẩm”[2], thuật ngữ này được phân biệt với khái niệm bố cục, nó không chỉ là bố cục của tác phẩm, mà còn gồm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Soạn giả người Pháp Etienne Souriau trong cuốn Vocabulaire d’esthétique (Từ điển mĩ học) dành một độ dài đáng kể để cắt nghĩa thuật ngữ kết cấu (composition) và những thuật ngữ liên quan. Theo tác giả, “Tron g nghĩa bao quát, thuật ngữ kết cấu chỉ trật tự, tỉ lệ và mối liên hệ giữa các bộ phận trong một tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trật tự và mối liên hệ được tạo nên bởi một dụng ý quan trọng của nghệ sĩ. Thuậ t ngữ này cũng được sử dụng để thể hiện thao tác mà nhờ nó, nghệ sĩ hiện thực hóa các liên hệ đó”[3]. Như vậy, cốt lõi của khái niệm này gồm hai phương diện: thứ nhất, đó là sự liên kết giữa các bộ phận, yếu tố đó với nhau và với tư tưởng chủ đề trong tác phẩm, là sự phù hợp giữa hình thức, chất liệu với nội dung để tạo nên tính toàn vẹn, chỉnh thể của tác phẩm; thứ hai, đó là sự bố trí, sắp xếp các yếu tố, bộ phận của tác phẩm theo trình tự và nguyên tắc nào đó Thi pháp học hiện đại hết sức chú ý khảo sát, phân tích kết cấu các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ và đặc biệt nhấn mạnh các thủ pháp, các kĩ thuật tạo nên dấu ấn riêng của tác giả trong phương diện này. Đọc tiếp: Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 3