Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Đặt vấn đề Tiếp cận tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương người đọc có thể tìm hiểu từ nhiều góc độ khác nhau, tìm hiểu chủ thể trần thuật  đem đến cho người đọc một cái nhìn khái quát về cách tổ chức điểm nhìn độc đáo của tác phẩm, về cách tổ chức kết cấu của một tiểu thuyết. Ngược lại, mỗi dạng thức kết cấu lại chi phối đến cách lựa chọn người kể chuyện, đến việc tổ chức điểm nhìn, cách xây dựng tình huống và kiến tạo cốt truyện. Các yếu tố trong nghệ thuật dựng chuyện không đứng tách rời, mà có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau. Soi chiếu vào tiểu thuyết Một ví dụ xoàng, dễ thấy Nguyễn Bình Phương đã vận dụng những đặc điểm kết cấu có tính cách tân mới mẻ dẫn đầu làn sóng đổi mới tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Nội dung Tác giả Nguyễn Bình Phương và tác phẩm Một ví dụ xoàng Tác giả Nguyễn Bình Phương Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn Bình sinh ngày 29-12- 1965 tại thị xã Thái Nguyên. Năm 1989, Nguyễn Bình Phương thi vào trường viết văn Nguyễn Du. Hiện nay, ông là trưởng ban thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, tên tuổi ông được biết đến từ cuối những năm 90. Nguyễn Bình Phương bắt đầu viết văn từ năm 1986-1987, những sáng tác đầu tay là những tập thơ Khách của trần gian, Lam chướng, Xa than… Thành công của Nguyễn Bình Phương phải kể đến tiểu thuyết: Vào cõi, Thoạt kỳ thuỷ, Người đi vắng, Ngồi… Nguyễn Bình Phương là nhà văn có sức sáng tác dồi dào, “người loay hoay đi tìm cách kể”. Mỗi nhà văn cho ra đời một tác phẩm mới lại được đón nhận nồng nhiệt và tạo nên sức hút đặc biệt với bạn đọc. Sức hấp dẫn từ những cuốn tiểu thuyết không chỉ được tính bằng số lượng độc giả mà còn được đông đảo giới nghiên cứu, báo chí, phê bình, dư luận quan tâm tìm hiểu. Từ Bả giời, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thuỷ… đến Ngồi là sự hoàn tất một phong cách mới. Sự trưởng thành trong ngòi bút qua từng tác phẩm gắn với thời gian lịch sử đất nước. Nguyễn Bình Phương đã mang đến cho người đọc những cảm quan phong phú và mới mẻ. Nhà văn luôn có ý thức tiếp thu cái mới với những cách tân độc đáo về cả mặt nội dung lẫn phương thức thể hiện. Đó là những đóng góp đáng ghi nhận của một nhà văn nỗ lực, sáng tạo, làm mới tiểu thuyết Việt Nam. Giới thiệu chung về tác phẩm Một ví dụ xoàng Một ví dụ xoàng - cuốn tiểu thuyết mới nhất, thứ mười của Nguyễn Bình Phương, được đặt tên theo câu nói của nhân vật chánh án gọi số phận của vị tiến sĩ nhiều năm trước bị ông ta tuyên án tử vì vô ý bắn chết một bộ đội trên đường chạy trốn vì buôn lậu bốn cân chè là “một ví dụ xoàng, hết sức xoàng”. Tác phẩm được chia thành hai phần: Phần 1: Gồm 14 chương, có đoạn gần như người kể chuyện giấu mặt, kể một cách khách quan những sự kiện, câu chuyện xoay quanh Sang, Uyên, ông Chính,… đan xen vào đó là những chương, có đoạn là độc thoại nội tâm của nhân vật Sang, của ông Chính, của Uyên và của Quyết. Từ đó thấy được những góc khuất, những bí mật của những nhân vật chính, trung tâm câu chuyện. Phần 2: Những chuyện xảy ra sau cái chết của Sang, được tổ chức thành các phân đoạn xen kẽ giữa lời kể từ ngôi nhân vật “khách” - chính con trai lớn của Sang. Những câu chuyện từ rất nhiều người mà Khách gặp gỡ để lật lên chuyện đời và những bí mật về cái chết của cha mình: Đồng nghiệp của Sang ở trường đại học, ông bán chè, bà Vân chị dâu với Uyên, con gái người dẫn tù, đội viên đội thi hành án, mộtt phu đào huyệt, một người xem hành quyết vô danh, một người bạn thuở nhỏ, ông nguyên trưởng phòng tổ chức, ông cựu chánh án Toà án tối cao…. Tác giả chỉ mượn vụ án để phơi bày ra một thời đoạn mà cái ác, cái nghèo bủa vây, thít chặt lấy con người trong một vòng tròn nghiệp oán… Câu chuyện dù vẫn được kể theo lối đan cài theo dòng ký ức - vốn là đặc trưng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Đọc tiếp: Kết cấu nghệ thuật trong tác phẩm Một ví dụ xoàng phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Về thi pháp, kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề và tư tưởng với hệ thống tính cách nhân vật. Kết cấu của truyện khoa học viễn tưởng tương đối phức tạp, nó đan xen các mốc thời gian, không gian khác nhau chồng lấn lên. Đối với văn bản này, kết cấu truyện có sự đan xen giữa các sự kiện mang tính phỏng đoán, cụ thể như: tôi nghi ngờ ngay khi phát tên của tôi không đâm thủng được da con quái vật, nếu đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển,… Kết cấu là một yếu tố hình thức, nó có vai trò trong khẳng định thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác phẩm như chủ đề, tư tưởng, tính cách cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện… Trong văn bản, các sự việc lần lượt như sau: Đoàn thủy thủ chờ đợi sự xuất hiện của con cá thiết kình; Cuộc đuổi bắt con cá của tàu chiến diễn ra căng thẳng nhưng tốc độ của chiếc tàu không theo kịp con cá; Mọi người bị quật ngã văng xuống biển khi Nét phóng mũi lao sắt vào lưng con cá thiết kình; Giáo sư và những cộng sự ở trên lưng con cá thiết kình; Mọi người nhận ra đây không phải là quái vật hay cá thiết kình mà là “một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay của con người tạo ra”; Chiếc tàu ngầm từ từ lặn xuống, cuộc gặp gỡ giữa giáo sư, các cộng sự và những người bên trong tàu ngầm bí hiểm bắt đầu. Trong các sự kiện này đan xen đoạn hội thoại bày tỏ suy nghĩ của nhân vật, đặc biệt, kết nối những hiểu biết đã có của vị giáo sư. Bởi vậy, các mốc thời gian nhập nhằng, dễ bị nhầm lẫn giữa hiện thực và thế giới tương lai. Khi nhắc đến thi pháp học, hệ thống nhân vật trong văn bản là một yếu tố góp phần tạo nên tính chặt chẽ của văn bản. Nhân vật trong "Cuộc chạm trán trên đại dương" là nhà khoa học Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô. Nhân vật hiện lên theo lối tả thực, không ngoa dụ và là nhân vật chức năng. Với nhân vật là giáo sư A-rôn-nác, tác giả khắc họa từng hành động, suy nghĩ và phán đoán của giáo sư, thể hiện rõ là một nhà khoa học thông minh, ham khám phá. Lối tả thực, không ngoa dụ khiến nhân vật giáo sư trong phút ngắn đã hiện ra khá chi tiết: các ngón tay cứng đờ, môi mím chặt, …Qua đó cho thấy dụng ý của tác giả không chỉ qua lời thoại mà ngoại hình đã nói lên tính cách của nhân vật. Đặc biệt, trong văn bản, tác giả xây dựng điểm nhìn nhân vật và người kể chuyện là nhân vật vị giáo sư. Nhờ có điểm nhìn nhân vật như vậy, tác giả tạo nên sự khách quan khi đưa ra các gợi ý về khoa học, những cơ sở khoa học để sáng tác tác phẩm văn học này. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, đồng thời là vị giáo sư, trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến cốt truyện. Vì thế câu chuyện về chiếc tàu ngầm tối tân được kể lại mang tính khoa học cao. Những kiến thức hay lập luận của nhân vật người kể chuyện về các vấn đề kĩ thuật, công nghệ và đại dương vừa đảm bảo tính chính xác và tuân theo lôgic khoa học, vừa đảm bảo sức hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú của nhà văn. Nếu để Nét Len hay Công-xây đảm nhiệm chức năng người kể chuyện thì câu chuyện sẽ thiếu đi sức hấp dẫn của những kiến thức uyên bác về kĩ thuật và thế giới tự nhiên qua điểm nhìn của một nhà khoa học. Các câu thoại của nhân vật đời thường, ngắn gọn, tránh lối ngôn ngữ cầu kỳ, diêm dúa và vô cùng logic. Ngôn ngữ của các nhà khoa học từ lời thoại của các nhân vật. Các yếu tố khoa học xuất hiện thông qua các câu văn thể hiện tư duy lôgic đặc trưng (những phán đoán của giáo sư A-rôn-nác – người kể chuyện – về chiếc tàu ngầm) đã góp phần tạo nên tính hấp dẫn và thực tế cho câu chuyện. Từ việc phân tích đặc trưng thể loại, chúng ta có hướng tiếp cận đúng đắn, hiểu văn bản sâu sắc, hiểu rõ tư duy nghệ thuật, giải mã được tư duy nghệ thuật mà tác giả muốn truyền tải. Ý nghĩa thứ hai của việc nghiên cứu thi pháp học đối với văn bản là thực hiện nhiệm vụ của văn chương, khám phá văn bản. Văn chương là cầu nối truyền tải thông tin bằng cách riêng của nó. Những nguyên tắc thể loại, các quy ước của thể loại tạo nên một bức tranh thế giới: nhân vật, xung đột, biến cố, sự việc cao trào, thông điệp gửi gắm. Đồng thời, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp qua hệ thống ký hiệu như chúng tôi đề cập ở trên. Nó mang thông tin nhưng cũng cần giải mã thông tin từ các tín hiệu nghệ thuật đó. Văn học thường cần có cách giải mã riêng bởi nó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như: mục đích sáng tác, liên văn hóa, ký hiệu ngôn ngữ… Bởi vậy, bài nghiên cứu chỉ mới là một kiến giải cho hướng khai thác tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại, cần có sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cách tiếp cận. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dạy học đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản là yêu cầu cơ bản và quan trọng của việc học văn học. Mỗi giáo viên cần lựa chọn cách tiếp cận văn bản phù hợp để từ đó góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực đọc, khả năng tự đọc hiểu; trang bị cho học sinh các công cụ để tiếp tục đọc và học suốt đời. Cách thức phân tích tác phẩm theo thi pháp học bám sát vào văn bản là chính, tránh cách dẫn khuôn mẫu, tự phán đoán hay tự đưa ra các kết luận vô căn cứ qua phân tích sáo rỗng. Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật - không gian - thời gian, kết cấu - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại... Dạy Văn theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm. Từ đó, tác giả đưa ra một số lưu ý cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng Truyện khoa học viễn tưởng thuộc thể loại truyện nên cách đọc có nhiều điểm tương tự như đọc truyện, cụ thể: Tóm tắt các sự việc để hiểu cốt truyện; Xác định ngôi kể Tìm hiểu tính cách nhân vật thông qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ, mối quan hệ, lời người kể chuyện với từ đó rút ra những đặc điểm tính cách nhân vật; Khai thác các yếu tố khoa học trong đề tài, sự kiện, cốt truyện; đồng thời các định yếu tố giả tưởng khi nhà văn xây dựng: không gian, thời gian, tình huống, sự kiện phi thực tế, các năng lực đặc biệt, khác thường của nhân vật. Rút ra điều người viết muốn gửi đến người đọc. Như vậy, từ một số phân tích trên, chúng tôi cho rằng: “Cuộc chạm trán trên đại dương” là một văn bản mang đầy đủ nét đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng. Qua việc phân tích trên, bài viết nhằm đem đến một gợi ý giải mã thể loại đối với truyện khoa học viễn tưởng của Giuyn Véc-nơ qua vận dụng thi pháp học. Đồng thời, đây chính là một lát cắt để giải mã thể loại văn học trên tiến trình phát triển thể loại văn học. Đọc tiếp: Cuộc chạm trán trên đại dương từ góc độ thể loại phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Dạy học phát triển năng lực đọc hiểu thể loại truyện khoa học viễn tưởng từ góc nhìn thi pháp học Với mỗi văn bản, người dạy cần biết cách tổ chức giúp học sinh chiếm lĩnh được văn bản, hình thành năng lực đọc hiểu và cảm thụ văn học. Đối với văn bản này, người dạy hoàn toàn có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học, chiến thuật đọc dự đoán, kỹ thuật 5W1H hay sơ đồ tư duy,… Song, bản chất sâu xa của cách tiếp cận văn bản là hướng nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu văn học. Người học cần phân tích bài học, được người dạy định hướng cụ thể và trong bài viết này, tác giả tiến hành phân tích văn bản được nhìn nhận dưới góc độ thi pháp học. Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương" được trích từ chương 6 và chương 7 có nhan đề “Mở hết tốc lực” và “Con cá voi không biết thuộc loại nào” của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” do Giuyn Véc-nơ sáng tác. Để dạy đọc hiểu văn bản“Cuộc chạm trán trên đại dương” (trích Hai vạn dặm dưới đáy biển) của Giuyn Véc-nơ dưới góc độ thi pháp học, chúng ta cần phân tích rõ những đặc điểm của văn bản này qua các thành tố biểu hiện. Trước hết, văn bản được soi chiếu qua đặc trưng thể loại – một hướng nghiên cứu cụ thể nhất trong thi pháp học. Văn bản trích trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Bởi vậy, những đặc trưng thể loại thể hiện trong văn bản cần phân tích, làm rõ các phạm trù như: (1) không gian và (2) thời gian; (3) kết cấu và (4) nhân vật; (5) ngôn ngữ và điểm nhìn người kể chuyện. Qua đó, khẳng định được thế giới nghệ thuật và quan niệm về con người của tác giả được rút ra từ văn bản văn học. Mỗi thể loại đềuKhông gian nghệ thuật có cấu trúc nội tại của nó, kết cấu và mối quan hệ, trật tự bên trong mỗi văn bản. Với chất liệu là ngôn từ, sản phẩm của chính nó đã ra đời là các tác phẩm văn học cùng hình tượng, quan điểm, lí tưởng nhân sinh truyền tải. Tác phẩm tự sự được xây dựng theo mô hình cấu trúc, thi pháp đặc trưng của truyện kể: sự kiện, biến cố, nhân vật, trần thuật, kết cấu. Từ hướng phân tích này, chúng ta thấy được đặc điểm của truyện dưới góc nhìn thi pháp học có ý nghĩa vô cùng lớn. Từ việc phân tích đặc trưng về truyện khoa học viễn tưởng, chúng ta có hướng tiếp cận đúng đắn, hiểu văn bản sâu sắc, hiểu rõ tư duy nghệ thuật, giải mã được tư duy nghệ thuật mà tác giả muốn truyền tải, đặc điểm hình thức tổ chức văn bản. trong các truyện viễn tưởng mang tính chất giả định, nó có thể là không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương); ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời, những thiên hà xa xôi khác)... Trong tác phẩm này, không gian là trên đại dương mênh mông và dưới đáy biển sâu. Đây là chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô. Nhiều người vẫn cho rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Điều đó cũng có nghĩa là thế giới đại dương vô cùng rộng lớn, là nơi khởi phát của cuộc sống, là nơi chứa đựng những điều thú vị mà con người mới chỉ khám phá được một phần rất rất nhỏ (khoảng 5% những bí mật của đại dương). Chính bởi vậy, con người đều nuôi mong ước được khám phá và tìm hiểu, giải mã thế giới đại dương tuyệt vời ấy; mong ước đó là động lực to lớn để con người không ngừng nỗ lực, kiếm tìm và tạo ra những phát minh thú vị giúp chinh phục đại dương sâu thẳm. Việc xây dựng không gian trong câu chuyện gắn liền với yếu tố khoa học khám phá đã góp phần thể hiện được khát vọng chinh phục thế giới của con người. Thời gian nghệ thuật có tính giả định và có sự xáo trộn, thuộc về thế giới tương lai. So với mốc thời gian ra đời của tác phẩm, truyện có mốc thời gian như một dự đoán, tiên tri về tương lai. Dòng thời gian trong tác phẩm đã bị biến đổi. Tuy nhiên, trong mạch kể chuyện, tác giả đề cập đến thời gian khá rõ ràng: Sáu giờ, lúc bảy giờ, tám giờ, buổi sáng, … Hình ảnh con tàu ngầm như một mốc thời gian thông qua hình tượng văn học. Trước khi tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” ra đời, trên thế giới đã có tàu ngầm vào năm 1776. Chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới ra đời, có hình quả trứng và cao 2 mét, đường kính thân rộng 0.9 mét. Kíp chiến đấu chỉ có 1 người và nhân viên kiêm nhiệm tất cả các chức năng, nhiệm vụ: thuyền trưởng, lái tàu, hoa tiêu, thợ máy, thủy thủ chiến đấu. Như vậy, “tàu ngầm” được miêu tả trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” vượt trội hơn hẳn. Hình ảnh chiếc tàu ngầm trong văn bản dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển. Vào thời điểm Giuyn Véc-nơ cho ra đời tác phẩm “Hai vạn dặm dưới biển”, thế giới đã có tàu chạy dưới mặt nước nhưng vô cùng thô sơ (di chuyển chậm nhờ mái chèo), không hiện đại và tối tân như tàu ngầm Nau-ti-luýt (chạy bằng động cơ điện với vận tốc rất cao). Đây là chi tiết thể hiện được mốc thời gian mang tính viễn tưởng, dự đoán tương lai không xa của nhân loại. Để học sinh nâng cao được năng lực đọc hiểu văn bản theo thể loại khoa học viễn tưởng, người dạy cần phân tích được rõ hướng tiếp cận văn bản theo đặc trưng thể loại, học sinh phải là người chỉ ra được những đặc điểm của văn bản, yếu tố khoa học và yếu tố viễn tưởng. Đọc tiếp: Cuộc chạm trán trên đại dương từ góc độ thể loại phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lý thuyết về thi pháp học và thể loại truyện khoa học viễn tưởng Thi pháp học nghiên cứu về các vấn đề thuộc về hình thức nghệ thuật. Rất nhiều nhà nghiên cứu về thi pháp học có thể kể đến như: V. Vinôgrađốp, M. Bakhtin, Đ. X. Likhachep, Tzvetan Tôđôrốp, M. khrapchenco… Nhắc đến thi pháp học, chúng ta hiểu đó là quá trình vận dụng phân tích những đặc trưng của văn học và hệ thống các nguyên tắc, biện pháp văn học, trong đó có phong cách nghệ thuật, thể loại văn học. Đây là hướng nghiên cứu rộng, có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, cần xây dựng cơ sở riêng, có kết cấu chặt chẽ và phân tích được mối quan hệ nội tại giữa ngôn từ và thủ pháp, hình thức và nội dung,… Ngay trong thi pháp học, nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn hướng tiếp cận, có nhiều quan niệm khác nhau. Song trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả muốn đề cập đến những đặc điểm về hình thức nghệ thuật gắn liền với đặc trưng thể loại khoa học viễn tưởng mà tác giả đã lựa chọn. Theo L. Vưgốtxki từng cho rằng: “nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà hình thức bắt đầu”; Qua đó có thể hiểu hình thức là một sáng tác nghệ thuật để khơi nguồn cảm hứng, suy nghĩ và rung cảm của người thưởng thức. Bởi vậy, thi pháp học thực hiện nhiệm vụ khám phá hình thức nghệ thuật đó. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của thi pháp học bởi văn học lấy chất liệu từ ngôn từ. Tác phẩm văn học luôn nằm trong những quy phạm nhất định về hình thức văn học cụ thể. Đối với thể loại truyện khoa học viễn tưởng, thế giới nghệ thuật được xây dựng từ không gian và thời gian gắn với yếu tố khoa học, từ điểm nhìn nhân vật và lời thoại nhân vật. Thi pháp học trở thành hướng nghiên cứu đề xuất góp phần gợi ý cho người giảng dạy văn học có hướng tiếp cận phù hợp với văn bản. Hơn thế, người dạy văn cần hiểu được cấu trúc nội tại của văn bản văn học, từ đó tổ chức cho người học chiếm lĩnh đơn vị kiến thức, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, hiểu được kết cấu của tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn. Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, thường có tính chất li kì. Truyện khoa học viễn tưởng thường sử dụng cách viết logic nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai. Cần phân biệt truyện khoa học viễn tưởng và truyện giả tưởng bởi đặc điểm, tính chất khoa học trong truyện. Có thể xem truyện khoa học viễn tưởng là loại hình nghệ thuật mở ra cánh cửa mới đối với nền văn học Pháp khoảng nửa sau thế kỷ XIX, nó đã đặt những viên gạch đầu tiên cho văn học phương Tây sau này. Song, nghệ thuật nói chung hay văn học nói riêng không ngừng chuyển mình và bản thân nó đã có nhiều biến chuyển sâu sắc về mọi mặt: về mặt thi pháp (kết cấu, cách thức xây dựng, không gian, thời gian, nhân vật, ngôn ngữ …), về mặt nội dung (đối tượng phản ánh, khám phá trên cơ sở khoa học, ý nghĩa sự kiện…). Với những đặc trưng của thể loại truyện khoa học viễn tưởng, nó không chỉ có nhiều sự biến đổi nội tại tác phẩm mà còn là sự thay đổi về tư duy nghệ thuật, do hoàn cảnh xã hội chi phối, xuất hiện thêm nhiều nghiên cứu khoa học. Từ những cơ sở lý thuyết nói trên, tác giả sẽ đi sâu phân tích một văn bản khoa học viễn tưởng nhằm đề xuất nên cách thức tổ chức đọc hiểu văn bản theo hướng phát triển năng lực qua góc nhìn thi pháp học. Người giảng văn có cơ sở để thiết kế một bài giảng theo mô hình thi pháp học. Khi đi vào phân tích văn bản theo thể loại khoa học viễn tưởng, kết cấu truyện kể này bám sát theo hai yếu tố: khoa học và tưởng tượng, viễn tưởng. Đọc tiếp: Cuộc chạm trán trên đại dương từ góc độ thể loại phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt: Việc dạy học theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản trong việc tổ chức dạy học Ngữ văn. Đối với chương trình phổ thông 2018, việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, yêu cầu người dạy có phương pháp tổ chức cũng như nền tảng văn học sâu rộng. Để thiết kế, tổ chức được một tiết học đọc hiểu văn bản thu hút, sinh động, lấy học sinh làm trung tâm, người dạy có nhiều hướng triển khai; trong đó, việc tiếp cận văn bản văn học theo lối vận dụng thi pháp học được nhiều giáo viên đưa vào dạy học, song, các bài giảng chưa bám sát đặc trưng thể loại cũng như thể hiện rõ nét cách khai thác văn bản. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất đưa thi pháp học vào việc dạy học văn bản khoa học viễn tưởng theo định hướng phát triển năng lực. Từ khóa: thi pháp học; đánh giá năng lực; đọc hiểu; truyện khoa học viễn tưởng   PHẦN MỞ ĐẦU Nhắc đến các hướng nghiên cứu văn học, không thể không kể đến thi pháp học. Thi pháp học ra đời và trở thành một trong số những hướng nghiên cứu văn học chủ yếu từ thế kỷ XX. Hướng nghiên cứu này dần phát triển và không ngừng khẳng định tinh thần nhân văn hiện đại của mình thông qua nhu cầu xây dựng nền thi pháp học hiện đại – xuất phát từ quan niệm cấu trúc, tính chỉnh thể và quá trình giải mã văn bản đó. Khi nghiên cứu các tác phẩm văn học, nhà nghiên cứu cần tập trung khám phá các cấu trúc thể hiện bản chất nghệ thuật của văn học. Có thể khẳng định rằng: việc nghiên cứu thi pháp học là một trong số những hướng nghiên cứu thu hút để làm rõ hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Việc phát triển nghiên cứu văn học chủ yếu phục vụ mục đích giáo dục, giảng dạy văn học cho các cá nhân có hiểu biết sâu sắc và cảm thụ văn học. Trên thực tế, thiết kế bài giảng văn học có nhiều khuynh hướng nghiên cứu khác nhau, song, trường phái nghiên cứu theo hướng thi pháp có những đặc trưng riêng biệt, gắn liền với mã thể loại và lí giải được cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học. Hướng nghiên cứu này có ưu thế khi đi sâu vào nội tại tác phẩm, có cơ sở nghiên cứu rõ ràng. Những giá trị khoa học nghiên cứu, xem xét một tác phẩm theo thể loại đang là xu hướng chung của nghiên cứu thi pháp học. Mối quan hệ giữa thi pháp học và giảng dạy văn học trong nhà trường là mối quan hệ gắn bó mật thiết, bổ sung cho nhau. Nghiên cứu văn học nhằm tạo cơ sở vững chắc, tiền đề cho việc đề xuất giảng dạy, hướng dẫn khai thác văn bản văn học đúng hướng, khoa học, có logic. Còn nhờ việc tổ chức giảng dạy, khai thác nội dung tác phẩm để từ đó phát hiện ra các tín hiệu nghệ thuật, những suy ngẫm từ người đọc để soi chiếu, lí giải văn bản một cách khách quan nhất. Do đó, trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất vận dụng thi pháp học vào việc dạy học văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương" (trích “Hai vạn dặm dưới đáy biển”) của Giuyn Véc-nơ theo định hướng phát triển năng lực. Đọc tiếp: Cuộc chạm trán trên đại dương từ góc độ thể loại phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Bên cạnh đó, “Cõi người rung chuông tận thế” còn só sự xuất hiện của những giấc mơ, sự sống dậy của ký ức, những rắc rối u uẩn trong tâm lí, những khoảnh khắc thần giao cách cảm giữa những người sống với người chết,… Từ khi Mai Trừng từ bỏ đô thị về vùng Cửa Lớn, rồi xin vào làm công quả cho chùa Bảo Sơn thì cô liên tục nằm mơ những giấc mơ giống nhau.Mai Trừng luôn khao khát được sống một cuộc sống như bao người. Cái ước muốn được giải thoát khỏi sứ mệnh đi trừng phạt cái ác, khát vọng trở về làm đứa con gái bình thường, muốn yêu và được yêu đã ăn sâu vào tâm trí cô gái trẻ: “Xin cha mẹ cho con trở về làm một đứa con gái bình thường. Con cũng muốn yêu và được yêu” Không chỉ tồn tại trong giấc mơ, không gian tâm linh ấy còn được nhà văn thể hiện qua cách nhìn của nhân vật “tôi” về những biểu hiện của Mai Trừng khi đi tìm mộ cha mẹ cô. Qua ba cái chết của những đứa cháu, anh tin Mai Trừng có linh cảm siêu nhiên. Và anh cũng tin Mai Trừng sẽ tìm thấy mộ của cha mẹ cô thông qua những tín hiệu trong những giấc  mơ. Hồ Anh Thái còn cho ta thấy được sự liên kết giữa con người và thế giới tâm linh qua cuộc đối thoại của Mai Trừng và cha mẹ đã mất.Cuộc đối thoại ấy chỉ có Mai Trừng tựa như đang độc thoại. Và nhân vật “tôi”, bằng tính linh, đã cảm thấy có sự đáp trả trong tiếng gió. Cứ một lời cô cất lên là một lần nhân vật tôi cảm nhận được tiếng gió, luôn thay đổi sắc thái trong không gian. Có lẽ anh đã nghĩ và tin rằng tiếng gió trầm ấm là lời của cha Mai Trừng và tiếng gió thanh thanh là lời của mẹ cô.Cuối cùng là hình ảnh Mai Trừng xin được đưa linh cữu của cha mẹ mình về chùa Bảo Sơn để tiện hương khói, hoàn thành đạo hiếu. Đến đây thì ta có thể hiểu vì sao giáo lí nhà phật lại có sức ảnh hưởng to lớn đối với quan niệm của mỗi con người. Bởi tâm linh như là một chỗ dựa tinh thần để con người có thể bấu víu lấy, tin rằng nó sẽ đem lại những điều tốt đẹp và may mắn. Có thể nói rằng, mọi cuốn tiểu thuyết luôn tồn lại một thứ được gọi là không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật đặc biệt, nó góp phần thể hiện được nội tâm, cảm xúc vui buồn của từng nhân vật, hay ngầm ẩn những phê phán xã hội. Và tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cũng không ngoại lệ. Tác phẩm “Cõi người rung chuông tận thế” có sự đan cài giữa không gian tâm lí và không gian tâm linh, đưa người đọc cuốn sâu vào câu chuyện của ông. Đặc biệt, Hồ Anh Thái đã rất mạnh dạn đưa vào tác phẩm của mình thứ không gian tâm linh, huyền ảo. Đối với đời sống, người ta luôn tin rằng tâm linh như là một năng lực siêu nhiên, biết phân biệt rõ trắng-đen, phải-trái.Từ đó, ta có thể hiểu thêm về văn hóa tâm linh của con người Á Đông. KẾT LUẬN Có thể thấy rằng trong xu hướng đổi mới văn xuôi sau năm 1975, Hồ Anh Thái là một một nhà văn khá là táo bạo khi dám viết về xã hội thời kì đổi mới. Bằng việc đưa người đọc đi qua những hình tượng nhân vật trong các tiểu thuyết của mình, ông đã phơi bày những cái tiêu cực, những tệ nạn của xã hội, những nguy cơ làm biến dạng và tha hóa đối với con người luôn tiềm ẩn trong môi trường sống. Từ cái nhìn chân thực đó, nhà văn muốn đưa ra quan niệm của riêng mình. Đặc biệt hơn, tác giả còn dẫn dắt người đọc đi sâu khám phá bản chất bên trong của con người thông qua các hình tượng nhân vật để khơi ra trong đó những tồn tại, hạn chế mà không phải lúc nào chúng ta cũng đủ tỉnh táo và bản lĩnh để thấu suốt. Đôi khi con người biết rằng bản thân bị chính cái ác, cái xấu dẫn dụ nhưng luôn phó mặc cho cuộc sống, đứng nhìn cái ác đang ngày càng phát triển. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Tâm linh là một phạm trù bao gồm những giá trị tinh thần phong phú, gắn với đức tin về cái thiêng liêng, về cái cao cả, thuộc về thế giới tâm hồn của con người. Trong tác phẩm “Cõi người rung chuông tận thế”, không gian tâm linh không phải là nơi đặt bàn thờ, nơi thờ cúng hay không gian chùa chiền, đền miếu. Không gian tâm linh mà ta có thể cảm nhận được là không gian ẩn chứa niềm tin về khả năng đặc biệt của con người, về nơi năng lực siêu nhiên của con người được thể hiện. Không gian ấy không nhìn thấy được, không nắm bắt được, chỉ cảm thấy bằng linh cảm, tâm linh. Sư tâm linh ấy xuất hiện ngay ở ba cái chết mở đầu tác phẩm. Đó là những hiện tượng cho thấy những ai có hành vi, ý đồ xấu liên quan đến nhân vật Mai Trừng đều bị chết không lí do. Những cái chết bất thường ấy xảy ra trong những không gian khác nhau nhưng đều là không gian hiện hữu. Cốc chết tại bãi tắm Bình Sơn. Bóp bị treo cổ trong phòng tắm của khách sạn Apocalypse. Phũ chết vì phóng xe máy hết tốc lực trên đường phố Sài Gòn. Mai Trừng xuất hiện cùng lúc với những nhân vật ấy, trong cùng không gian ấy, là mục đích truy đuổi của những con người ấy, nhưng vẫn bình yên vô sự. Mai Trừng như được bảo vệ ngầm bởi một thế giới vô hình nào đó. Qua từng biến cố của câu chuyện, chúng ta đều nghĩ rằng nhân vật Mai Trừng chắc hẳn phải có một siêu năng lực có khả năng nhận biết và trừng trị cái ác. Mai Trừng đều có thể an toàn trong mọi hoàn cảnh. Con bé học cùng lớp vỡ lòng của Mai Trừng vì bắt cô phải làm “lính” cho nó, khệ nệ ôm cặp cho nó rồi còn “xông vào túm tóc Mai Trừng định đánh”, nhưng “chưa kịp đánh thì con bé ngã vật ra. Mắt trợn trừng. Mép sùi bọt.” Rồi ông cán bộ tổ chức ngành điện goá vợ dám mở miệng nói Mai Trừng là “đứa con hoang” thì “đang nói dở câu thoá mạ, miệng ông bỗng cứng đờ, răng lợi như hoá đá.”. Gia đình láng giềng quyết biến hành lang chung giữa họ và nhà Mai Trừng thành căn phòng riêng của họ, Mai Trừng không chịu được, chạy ra “đứng ngay giữa nơi bọn người đang hì hục xây dựng phòng tuyến”, “cả bốn gã trai phát khùng. Chúng vồ lấy những khúc tre khúc nứa, nhất loạt quật cho con bé một trận tơi bời. Vũ khí tức khắc tuột khỏi tay chúng. Một cái gậy tre văng lên cao, rơi xuống, đập đánh bốp vào đầu một thằng. Một cây nứa vót nhọn tự quay đầu, xiên vào bắp đùi một thằng khác. Hai thằng kia ngã vật ra giãy đành đạch như đồng loạt trúng gió. Bốn thằng con trai to con rên rỉ gào thét vang nhà.” Ngay cả khi người ta chỉ mới có ý nghĩ làm hại cô, “cái ác vừa mới manh nha trong ý thức, chưa cần phải trực tiếp và trực diện hành động” thì cũng đã “gặp quả báo nhãn tiền”. Những lần chuẩn bị đánh ghen Mai Trừng của vợ giám đốc Quốc Đài hay cái chết của Bóp và Phũ là những minh chứng khi chưa kịp hành động đã phải bỏ mạng. Ngay chính bản thân Mai Trừng cũng bất ngờ về “siêu năng lực” của mình, những cái chết đều liên tục xảy ra xung quanh cô. Có thế nói rằng, Mai Trừng đang sống trong không gian của con người nhưng lại bị ngăn cách bởi không gian của cõi tâm linh. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

ĐẶT VẤN ĐỀ GS. Trần Đình Sử cho rằn g: “Thi pháp học đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như con người, không gian, thời gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giễu nhại, mỉa mai... mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản”. Việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, đổi mới dạy học tác phẩm văn chương tron g nhà trường hiện nay là hết sức cần thiết. Việc tuyển chọn và đưa vào chương trình, sách giáo khoa THPT những tác phẩm độc đáo và thú vị là một bước đi đúng đắn.Tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” của nhà văn Hồ Anh Thái là một tác phẩm phù hợp để đưa vào chương trình Ngữ Văn THPT. Theo đánh giá của bản thân tôi, tác phẩm có tính giáo dục cao, đặc biệt có tính giáo dục nhân cách cho học sinh. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG “CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ” Theo Trần Đình Sử thì: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” . Vì vậy, ta có thể hiểu rằng không gian trong tác phẩm văn học thường là không gian vật thể và không gian tâm tưởng. Nhưng trong Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Ta có thể thấy, nó không chỉ tồn tại không gian cảm xúc, tâm tư của con người mà ta còn cảm nhận nó còn chứa một không gian khác, vô hình mà huyền bí. Sự huyền bí ấy tồn tại xuyên suốt câu truyện với nhân vật, làm nên tầng ý nghĩa khác nữa của tác phẩm, ám ảnh người đọc. Đó chính là không gian tâm linh. Sự lồng ghép tài tình giữa các không gian nghệ thuật của Hồ Anh Thái đã giúp cho cuốn tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” trở nên vô cùng đặc sắc và cuốn hút. Nói về không gian tâm lí trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, đầu tiên là không gian được kiến tạo do chính cảm quan của nhân vật. Mặt khác, đó còn là không gian nội tâm, tâm trạng riêng của các nhân vật. Từ đó, nhà văn gửi những suy ngẫm về cuộc sống tới người đọc. Không gian tâm lí còn được nhà văn đề cập ở khía cạnh con người đã phải tranh đấu với chính bản thân, vượt qua trở ngại trong cuộc sống để khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn rồi từ đó mới có thể chiến thắng được cái ác, cái xấu trong cuộc đời... Không gian tâm lí đó còn là những khoảng lặng, giúp thanh lọc, nâng đỡ tâm hồn con người, hướng con người đến những điều đẹp đẽ của cuộc sống.  Nhân vật Mai Trừng trong câu chuyện ẩn chứa những điều bí ẩn, ngay bản thân cô cũng muốn che giấu. Vì phải mang trong mình một lời nguyền nên Mai Trừng luôn đem cho người đọc thấy rằng thế giới nội tâm của Mai Trừng rối rắm và u buồn. Nhân vật Cốc có đời sống tha hóa, trụy lạc, điển hình của những thanh niên ăn chơi trác tang, trong suy nghĩ lúc nào cũng chỉ có tình dục, luôn ham muốn chiếm được Mai Trừng “Lối chuyển động của thằng Cốc cho thấy rõ nó đã tụt được chiếc quần bơi xuống ngang đầu gối. Một con song nữa đẩy hai con người đang quấn lấy nhau lên. Bây giờ thì đôi tay nó đang thao tác ở nơi sẽ biến phần thân dưới của cô gái thành nàng Eva nõn nà”. Hay trong nội tâm của nhân vật “tôi” cũng đã từng tồn tại cái ác, quyết tìm Mai Trừng để giết cô, trả thù cho ba đứa cháu. Nhưng trong quá trình tìm kiếm, nhân vật “tôi” đã tìm thấy ánh sáng của cái thiện. Anh nhận thức được cái ác, thấu hiểu giá trị của cuộc sống và nỗi đau của con người, chia sẻ với Mai Trừng cái sứ mệnh thiêng liêng đi trừng trị cái ác trong cõi đời này. Mỗi nhân vật đều có một đời sống nội tâm khác nhau, họ đều được Hồ Anh Thái đặt vào một bối cảnh không gian khác nhau để tạo nên tính cách của mỗi nhân vật. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông Thời gian đồng hiện Thời gian trong truyện ngắn Mùa Hoa cải bên sông miêu tả thời gian không thoe một trật tự tuyến tính thông thường mà có sự biến đổi chiều kích không gian thời gian đan xen, hòa lẫn vào nhau, là thời gian đan xen, nhập nhằng giữa quá khứ và hiện tại. Từ hiện tại trở về quá khứ và lại quay về thực tại để nhấn mạnh tầm quan trong của hiện tại, khuyên con người ta sống ở hiện tại và rũ bỏ quá khứ đầy tiếc nuối, xót xa. Mở đầu truyện ngắn là thời điểm hiện tại, khi con thuyền nhà ông Lư đang neo đậu bên bến Chùa và cuộc sống của của vào thời điểm đó. Lúc này ông đa đã là “một ông già ngoài sáu mươi” với “đôi mắt lúc nào cũng u buồn, ngơ ngác như vừa đánh mất một điều gì”, ngồi im lặng uống rượu cho tới khuya, ông ra lệnh cho các con chuẩn bị để ngày mai làm giỗ vợ. Có thể thấy, thời điểm hiện tại là kết quả, hậu quả của bi kịch trong quá khứ, bi kịch liên quan đến cái chết của vơ ông Lư và lí do mà cả gia đình ông không ai chạm chân xuống mặt đất. Thời gian sau đó xoay chuyển, trở về mười năm trước, lí giải cho ngoại hình, tính cách và suy nghĩ của ông Lư. Ông Lư yêu thương vợ của mình nhưng vì bệnh dịch, vợ ông chết, ông mong muốn được chôn vợ ở bến sông, nhưng người sống ở đó hắt hủi, ghê tởm gia đình ông. Ông và con phải chôn vợ dưới dòng nước lạnh băng. Từ đó, ông coi họ là lũ quỷ xấu xa và cấm các con không được đính líu tới người trên mặt đất, cũng như không được bước lên đó. Quá khứ này lí giải cho kết quả ở hiện tại, ông Lư luôn hướng về quá khứ với nỗi lòng đau đớn khôn nguôi. Thời gian đêm tối Đêm tối là thời gian tâm trạng của những con người cô đơn, cô độc, lẻ loi trong các tác phẩm văn chương. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Quang Thiều cũng đặt nhân vật ông Lư đơn độc trên mui thuyền vào đêm khuya, ông Lư ngồi uống rượu mà không động đến một hạt cơn, ngày nào cũng vậy, chỉ đêm mưa bão mới chịu ở trong thuyền. Vợ mất, những tưởng rằng nỗi đau ấy sẽ nguôi ngoai vì ông Lư còn các con là người thân, thấu hiểu và chia sẻ với ông. Nhưng không, vì sự độc đoán và ích kỉ, mãi chôn vùi cuộc đời của mình và của các con trên chiếc thuyền vì ám ảnh cái chết của vợ mà ông Lư và các con ngày càng xa cách. Giữa họ không có sự kết nối, và chỉ có ông là mãi một mình độc đoán sông trong cái thế giới do ông tạo nên. Có thể thấy, khi đất trời phủ một màu đen kịt, dưới ánh trăng vàng mơ mộng, con người càng có nhu cầu bộc lộ tâm tư, tình cảm, cảm xúc nội tâm, là khi mà nhân vật bộc lộ cái tôi cá nhân, sông thật với những khát khao thầm kín trong lòng. Trong đêm, Chinh giấu cha, chèo thuyền đến bến sông, mặc kệ lời nguyền in sâu vào từng thớ thịt “để gót chân chạm vào mặt đất đôi bờ thì trái tim sẽ biến thành trái tim quỷ, sẽ trở thành những con thú độc ác”. Chinh vui sướng thực hiện cái khát vọng chôn vùi bấy lâu nay, thỏa thích vùng vẫy nơi cánh đồng hoa cải vẫn rực rỡ dưới ánh trăng đêm. Trong thơ ca từ xưa đến nay, trăng luôn là biểu tượng của cái đẹp, một vẻ đẹp trinh nguyên, vẻ đẹp của sự viên mãn, tròn đầy. Trong mùa hoa cải bên sông, trăng cũng đẹp, đẹp một cách lấp lánh, ảo mộng và đẹp một cách ám ảnh, u tối, quỷ dị. Mọi vẻ đẹp của đời sống, của con người bộc lộ trần trui dưới ánh sáng của vầng trăng. Trăng làm nổi bật vẻ đẹp của người thiếu nữ - Chinh, khiến Thao say đắm: “Chợt những làn mây mỏng tan đi, ánh trăng trong veo đổ tràn gương mặt cô… Chiếc áo tối màu và ánh trăng làm ngời lên đôi bàn tay, cái cổ thon và gương mặt đẹp… Chàng trai hồi hộp, liếc nhanh cơ thể cô và nhận ra dưới lớp trăng mỏng, dưới lớp áo tối màu, là tuổi dậy thì nóng hổi, dịu dàng và phập phồng thở.” Trinh hiện lên với vẻ đẹp trần trụi, căng tràn nhựa sống của cô gái mới lớn, dưới trăng vẻ đẹp ấy càng huyễn hoặc, mơ hồ, gợi cảm, cuốn hút khiến Thao không thể rời mắt. Thời gian này cũng là thời điểm mà uyên ương, đôi lứa gặp gỡ, sum vầy. Chẳng vậy mà Chinh và Thao gặp gỡ và nên duyên vào đêm trăng ấy “những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần.” Những đêm trăng hò hẹn khiến tình yêu của cả hai càng gắn kết, họ như đôi cá không thể tách rời. Trăng chứng kiến sự nảy nở, thăng hoa, kết tinh hạnh phúc của cả hai. Ở cánh đồng hoa cải, dưới dòng nước mát lành, Chinh và Thao quấn lấy nhau, những ngày ngắn ngủi nhưng đẹp nhất đời Chinh Và kết quả của tình yêu ấy là đứa bé đang ngày một lớn dần trong bụng Chinh, nó có thể là điều hạnh phúc, cứu rỗi cuộc đời bị vùi dập, khóa kín bởi người cha ích kỉ nhưng nó cũng có thể mang đến sự khổ đau cho cả hai. Khi ông Lư biết chuyện, ông vẫn giữ khư khư cái lối nghĩ lạc hậu của mình, điên dại mà xé rách quần áo, đánh đập Chinh. Và từ giây phút đó, Chinh và Thao phải chia xa, Thao đã không cứu được người mình yêu, cả hai mãi mãi không có cơ hội được gặp lại. Kết luận Nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều giúp cho người học có cái nhìn sâu hơn về những khía cạnh thẩm mỹ được nhà văn gửi gắm trong các sáng tác của mình. Từ đó, ta thấy rõ hơn những nét độc đáo, cách tân trong trong những tác phẩm của tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới thẩm mỹ, một quan niệm nghệ thuật của riêng mình, không dùng ngôn từ ước lệ, tác giả tạo cho mình một lối viết riêng, đi sâu vào khám phá cảm xúc nội tâm của con người. Với không gian làng quê, dòng sông, bãi bồi quê hương thân thuộc, truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông đem đến cho người đọc bi kịch của cả một cuộc đời, một kiếp người. Cùng với đó là sự hòa trộn của dòng thời gian đảo ngịch, đồng hiện giữa hiện tại, trở về quá khứ, rồi đến tương lai; thời gian tâm trạng thể hiện nỗi đau đớn day dứt kéo dài, hiện thực khắc nghiệt của những số phận đáng thương. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Không gian chiếc thuyền Chiếc thuyền là không gian gắn liền với cuộc đời của gia đình ông Lư, chiếc thuyền rất quan trọng đối với ông, nó là nơi sinh sống của cả gia đình ông. Khi vợ ông mất, nó càng trở nên quan trọng hơn cả. Chiếc thuyền giống như vỏ kén, ôm chặt lấy ông Lư, mang cho ông cảm giác được an toàn, được vỗ về. Chiếc thuyền chính là tượng trưng cho những suy nghĩ cổ hủ, ích kỉ, đen tối của ông. Ông không chỉ giam mình trong không gian chật đẹp, u tối của chiếc thuyền mà ông còn giam giữ trái tim, sự tự do, khóa chặt, kìm hãm tương lai của những đứa con. Gia đình năm người cùng sống trong chiếc thuyền nhỏ, không chỉ có Chinh, mà Cát – con trai thứ ông Lư cũng cảm thấy ngột ngạt, bí bách: “Tao chán cảnh này lắm rồi, cứ như ở tù”. Cũng thấy rằng, ông Lư xuất phát xuất phát điểm là người cha tốt, ông muốn bảo vệ cho những đứa con của mình. Từ cái chết của vợ, ông nhận thấy sống ở trên bờ toàn những điều xấu xa, những người sống ở đó tàn ác, vô cảm. Nếu những đứa con ông “để gót chân chạm vào mặt đất đôi bờ thì trái tim chúng sẽ biến thành trái tim quỷ, chúng sẽ trở thành những con thú độc ác”. Ông Lư vì yêu vợ, thương con nên ông mới có những hành động và suy nghĩ như vậy. Ông Lư mang bi kịch của lòng tốt biến chất, từ một người đàn ông hiền lành, ông trở thành một kẻ ích kỉ, độc đoán, chỉ làm theo ý của mình, ép những đứa con phải sống cuộc đời giam hãm, tù đầy cũng giống như ông. Đến gần cuối của câu chuyện, khi phát hiện ra Chinh đã lên đất liền, gặp gỡ yêu đương để rồi có mang. Ông Lư “gầm lên”, “giáng một cái tát vào mặt cô”, tru tréo “Thế là nó đã lên bờ rồi. Nó đã đạp lên lời nguyền của ta. Nó giết chết cả gia đình này rồi” và “vung rìu chặt đứt mái tóc”, “rút chiếc cần câu trên mái liếp của nhà thuyền quất vào cô vun vút”. Vẫn trên chiếc thuyền – nhà tù với song sắt vô hình ấy, một lần nữa lại thành công bắt nhốt Chinh, nhốt cả đứa con của Chinh, cả những nỗ lực thay đổi số phận của cô. Tất cả khung cảnh ấy hiện lên đen tối, mang màu ám ảnh, nỗi day dứt cho người đọc.   Không gian cánh đồng hoa cải Không cánh đồng hoa cải là không gian thân thuộc của làng quê Việt Nam. Không gian rộng mở với cánh đồng hoa cải màu vàng tươi, trải dài khiến Chinh không thể rời mắt. Cánh đồng hoa cải xuất hiện khi cô mười bảy tuổi, đã trưởng thành, sẵn sàng rời xa vòng tay của người cha độc đoán. Cánh đồng hoa cải đánh dấu bước trưởng thành trong suy nghĩ và nhận thức của Chinh, thôi thúc Chinh đưa ra hành động táo bạo mang tính bước ngoặt - đó là làm trái lời cha. Khác với hai người anh hèn nhát, cũng thèm khát đôi bờ mà không dám vượt qua cái bóng quá lớn của người cha. Chinh dám đặt chân lên nền đất tơi, xốp, mềm mại, để được ôm lấy những chùm hoa cải ướt sương. Hành động táo bạo này thể hiện rõ tính cách mạnh mẽ, ương ngạnh, can đảm của Chinh, can đảm vượt qua định kiến cổ hủ của người cha để làm điều mà mình yêu thích. Cùng với đó, không gian cánh đồng hoa cải cùng với mà đêm là nơi gặp gỡ, se duyên cho Chinh và Thao. Cánh đồng hoa cải mang lại cho cả hai hạnh phúc vô bờ nhưng cũng chứa đựng biết bao sự dằn vặt, khổ đau. Ban đầu chàng trai phát hiện có người ngắt nham nhở luống hoa cải của mẹ mình và quyết tìm cho được kẻ phá hoại, ai ngờ đó là là Chinh – một cô gái mang vẻ đẹp khiến Thao ngây ngất. Từ đó, hai người vào những đêm trăng, trên cánh đồng hoa cải, cùng nhau trò truyện, thấu hiểu và yêu thương, quấn quýt lấy nhau. Sợi dây tình yêu quấn chặt lấy họ, dần khiến Chinh quên đi những lời dặn dò của cha, quên đi mối thù của gia đình với những kẻ sống trên mặt đất, quên đi tất cả lời răn đe, áp bức của ông Lư để chìm đắm trong mối tình ngắn ngủi này. Những ngày tháng cánh đồng hoa cải còn vàng rực hai bên bờ, khi ông Lư vắng nhà, là những ngày hạnh phúc nhất đời Chinh. Dù hạnh phúc đó có ngắn ngủi nhưng đã phần nào giúp Chinh được sống là chính mình, giúp cuộc đời khô héo nơi con thuyền chật hẹp trở nên tươi mới, đẹp đẽ, đáng sống dù chỉ là trong một khoảnh khắc. Không gian cánh đồng hoa cải với sắc vàng chói và màu xanh mướt dịu nhẹ của cỏ cũng biểu trưng cho một khởi đầu mới, cho sự sống nảy sinh. Cuối truyện, sau cơn sốt li bì, “Thao dậy sớm. Suốt cả bãi sông làng anh rực vàng hoa cải. Những bông hoa cải nhỏ nhắn, mềm mại, ấp áp đung đưa trong gió. Thao bỗng thấy trái tim rung lên đập hối hả. Anh chạy ùa xuống bến. Bỗng anh quỳ xuống bên luống cải. Trước mắt anh, trên mặt phù sa rụng lấm tấm những cánh hoa mỏng và từ đó kéo dài xuống bến sông là những dấu chân mỏng và nhỏ nhắn.” Kết thúc câu truyện là một ẩn số, ta không rõ Nguyễn Quang Thiều đang viết một cái kết có hậu hay không. Nhưng có lẽ cái kết này sẽ mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm và mở ra những điều tươi đẹp, cánh đồng vàng rực hoa gợi cho Thao về bóng dáng mỏng manh, đẹp đẽ, tinh khiết với tâm hồn đớn đau của Chinh, đồng thời cũng gợi ra một niềm tin mãnh liệt rằng hạnh phúc nảy mầm từ trong đau khổ, tuyệt vọng. Dù trong hoàn cảnh ngang trái khổ đau, con người vẫn có thể lựa chọn cách sống, tự định đoạt số mệnh của mình bằng niềm tin, sự dũng cảm vượt lên trên nghịch cảnh. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm “Mùa hoa cải bên sông” Không gian sông nước Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, Mùa hoa cải bên sông như chính cái tên của nó, là sự song hành của không gian sông nước mênh mông vô tận và không gian của cánh đồng hoa cải bạt ngàn. Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh của dòng sông dưới ánh trăng lấp lánh, xuyên suốt là câu chuyện của những người sống với số phận bị ràng buộc bởi con sông đẹp đẽ ấy. Con sông ôm ấp, quẩn quanh, rồi lại ghì chặt, bóp nghẹt lấy gia đình ông Lư và những đứa con của ông. Gia đình ông Lư cả đời găn liền với dòng sông và bến Chùa, vì biến cố mà ông Lư cấm cả gia đình mình không được bước chân lên mặt đất. Ông trân quý dòng sông, dòng sông ban cho cả gia đình cái ăn, cái mặc và hơn cả dòng sông đón lấy người vợ quá cố chết vì căn bệnh quái ác của ông. Theo quan niệm văn hóa phương Đông, nước, hay dòng sông có khả năng gột rửa, thanh tẩy và tái sinh hay sự ban phước; ta có thể thấy rõ điều đó trong “Mùa hoa cải bên sông”. Trong truyện, cái chết của người vợ do bệnh dịch đã để lại ông một mình chăm ba đứa con nheo nhóc, ông Lư vì quá yêu thương mà không nỡ chôn cất người vợ của mình, để bà nằm trên mui thuyền suốt ba ngày ròng rã. Đến khi ông quyết định tìm nơi an táng cho vợ mình trên cạn thì những kẻ sống ở hai bên bờ sông xua đuổi họ như những kẻ ma quỷ gieo rắc bệnh dịch. Nén đau đớn, ông không còn cách nào khác phải nhờ đến sự đón nhận, bảo bọc của dòng sông. Ông chôn cất vợ dưới đáy sông, cùng hai đứa con trai đắp đá xanh tạo thành mộ cho người đàn bà xấu số ấy để tránh nước cuốn đi. Đến bước đường cùng, chỉ có dòng sông là đón nhận gia đình ông, nước sông vỗ về người đàn ông với trái tim quằn quại đau đớn ấy, tái tạo lại cuộc sống của cả gia đình. Nước sông cũng có khả năng thanh tẩy, gột rửa. Như ông Lư nói với Chinh khi hai cha con thấy xác người chết trôi qua thuyền: “Hãy để nước sông đêm cuốn đi mọi bẩn thỉu của mặt đất. Đừng chạm tay vào nước sông cho đến sáng mai”. Đối với người đàn ông thô kệch này, dòng sông là điểm tựa tâm hồn, là thần linh với khả năng vô hạn, là đấng cứu thế cứu rỗi ông khỏi cái hiện thực đời sống trần trụi, vô cảm của những kẻ sống trên mặt đất. Ông không thể rời xa vị thần linh đó và cũng ép buộc những đứa con trong gia đình phải công nhận sự hào nhoáng, toàn năng của dòng sông. Niềm tin ấy khiến ông trở nên mù quáng, áp đặt và trở thành một kẻ điên ích kỉ giam hãm bản thân và gia đình trên chiếc thuyền chật hẹp trong mắt những đứa con, đặc biệt là thằng Cát hay đứa con gái đẹp đẽ mà hoang dại như Chinh. Không chỉ vậy trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều, dòng sông cũng bồi đắp cho tình yêu lứa đôi. Dòng sông đã kết duyên cho người anh cả của Chinh – Sỏi với con gái bạn thuyền của ông Lư, đám cưới linh đình với hàng chục chiếc thuyền kết thành bè lớn. Hơn cả dòng sông gắn kết, se duyên cho tình yêu của Chinh và Thao – một người lính đã giải ngũ. Nước sông gắn kết hai tâm hồn đồng điệu, làm tình yêu thuần khiết của họ thêm thăng hoa; nó thấu hiểu, bảo vệ và nuôi dưỡng tình yêu trong họ ngày càng lớn dần. Sông mang vẻ đẹp của nhựa sống căng tràn, của niềm hạnh phúc vỡ òa khi Chinh và Thao được gặp nhau, bên nhau, yêu nhau, giao hòa với nhau. Tuy nhiên, đối với Nguyễn Quang Thiều, con sông cũng đen tối, nếu con thuyền là nhà tù thì dòng sông là dây xích, là song sắt, gông cùm giam hãm những đứa con của ông Lư. Khác với ông, chúng không cảm thấy thực sự có được yên bình hay cuộc sống nhất nhất phải phụ thuộc vào dòng sông, chúng bất mãn với cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh ở khúc sông nơi con thuyền neo đậu. Dòng sông là chất chứa nỗi đớn đau của định kiến, bất mãn, thù hận của ông Lư. Như Cát nói: “Chẳng có ai tù ai hết cả. Ngu dốt nó tù tất cả…Trời ơi,…Một ông già độc đoán tự cho mình quyền ngự trị tất cả. Ông bỏ tù chính ông, bỏ tù một cặp đực cái, bỏ tù một thằng hèn hạ như tôi, bỏ tù cả con bé đẹp nhưng mù chữ. Tất cả ỉa đái xuống dòng sông rồi lại nói nước sông trong sạch, lấy nước sông ăn, lấy nước sông uống!”. Đây là điểm mới mẻ, cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Từ chỗ nước có vai trò của sự thanh tẩy, tươi mát, cao vọng và có sức mạnh của đấng tối cao, nguồn cội mang đến sự tái sinh lại trở thành thứ nuôi dưỡng lòng ích kỉ, bao trùm khoái cảm giam hãm xấu xa, vị kỷ, đem đến cho con người ta sự tuyệt vọng, như là dấu chấm hết cho cuộc đời của Sỏi, Cát và cả Chinh. Không gian sông nước xuyên suốt tác phẩm, gắn chặt với cuộc đời của những con người sống dựa vào sông. Phải chăng, dòng sông là nguồn mạch, là cảm hứng văn chương vô tận với “nhà thơ của những cách tân truyền thống”. Dòng sông cùng vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo, dịu dàng với sóng nước lấp lánh dưới ánh trang gợi cho ta về những câu thơ trong bài “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều: “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả/ Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm”. Dòng sông buộc chặt lấy tâm hồn của nhà thơ, dòng sông linh thiêng chứng kiến câu chuyện gian nan của những kiếp người. Cùng với đó dòng sông – nước gắn liền với hình tượng người mẹ bao dung, chở che, luôn dõi theo hành trình của con. Như với Chinh, dòng sông cũng giống như người mẹ, khung cảnh Chinh đắm mình trong dòng nước mát lành vào đêm trăng vui sướng, quẫy đạp, tự do cũng cho ta liên tưởng tới sự vỗ về, dịu dàng của người mẹ. Người mẹ cũng chứng kiến tình yêu, sự hoang dại, tha thiết yêu bờ của Chinh và chở che cho tình yêu của hai người. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Nội dung Khái niệm không gian, thời gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó”. Với PGS.TS Trần Đình Sử, không gian nghệ thuật là “hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật”. Với ông “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”. Không gian nghệ thuật là một “hiện tượng nghệ thuật”, một phạm trù nghệ thuật; là “sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ” nhằm thể hiện quan niệm về mô hình thế giới. Không gian nghệ thuật cũng góp phần tạo dựng tinh thần để con người bộc lộ bản thân đồng thời góp phần thể hiện chiều kích tâm hồn của người nghệ sĩ. Như với Nguyễn Quang Thiều, tuy lên thành phố sinh sống và công tác nhiều năm, nhưng chất liệu sáng tác trong văn thơ ông vẫn là không gian làng quê, nông thôn xưa cũ, nơi có làng Chùa, dòng sông Đáy quê hương. Có thể nói, Nguyễn Quang Thiều ám ảnh về quê hương - nơi có Làng Chùa và dòng sông Đáy. Bằng chứng rõ rằng, trong suốt đời hoạt động nghệ thuật của mình, nhà thơ nhà văn Nguyễn Quang Thiều không bao giờ ngừng viết về quê hương. Trong một bài phòng vấn, Nguyễn Quang Thiều từng nói: “Tôi nghĩ rằng còn rất nhiều điều ở làng Chùa mà mình có thể viết mãi không hết, viết mãi cũng chưa chạm được vào điều mình muốn viết, những điều lớn lao chứa đựng trong vùng đất nhỏ bé.” Ông luôn tâm niệm rằng trái tim và số phận của mình luôn gắn liền với con người, mảnh đất thân thuộc này “Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy/ Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn dụa nước mưa sông.”(Sông Đáy – Nguyễn Quang Thiều). Quê hương với những cánh đồng, dòng sông Đáy nước trong và nhịp sống thôn dã của những con người nơi đây là đề tài, cảm hứng bất tận trong những sáng tác sau này của Nguyễn Quang Thiều – nhà thơ của những cách tân “truyền thống”.   Thời gian nghệ thuật Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử, tác giả đã định nghĩa cụ thể “Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật. Đó là thời gian mà ta có thể trải nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài hiện tại, quá khứ hay tương lai”. Vậy thời gian nghệ thuật là “một phạm trù nghệ thuật”, là “một hình tượng nghệ thuật”, là “phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật”. Đó là “sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ” để thể hiện quan niệm về thế giới. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà người đọc có thể cảm nhận được, trải nghiệm được ở trong tác phẩm với độ dài - ngắn khác nhau, với tốc độ nhanh - chậm khác nhau, với chiều dài hiện tại - quá khứ - tương lai cũng khác nhau. Thời gian nghệ thuật mang tính hữu hạn vừa mang tính chủ quan, mang tính tâm lí; phụ thuộc vào trạng thái, cảm xúc, tình cảm của con người. Thời gian nghệ thuật mang tính quan niệm/tượng trưng; là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời, về con người. Thời gian nghệ thuật giúp người đọc nhìn thấy được, cảm nhận được nhịp điệu của bức tranh cuộc sống mà nhà văn miêu tả, giúp ta tìm hiểu được tâm trạng của con người, là cách thức phân tích tâm lí của nhân vật cũng như là phương thức để ta tìm hiểu về quan niệm về cuộc sống, về con người của nhà văn.   Truyện ngắn “Mùa hoa cải bên sông” Truyện kể về bi kịch của gia đình ông Lư. Vốn sinh sống trên sông nhưng trước đó khi vợ ông còn sống, gia đình ông hòa thuận với những người sống hai bên bờ, vợ ông vẫn dắt con gái đi chợ, cho con trai cả đi học. Nhưng cuộc sống tốt đẹp ấy không kéo dài lâu khi vợ ông chết do bệnh dịch, người sống trên đất liền sợ lây bệnh nên không cho ông chôn cất vợ. Hết cách, ông chỉ đành chôn vợ dưới dòng sông. Vì yêu thương vợ hết mực nên cái chết ấy đã khiến ông Lư trở thành người độc đoán, thù hận với những quan niệm ấu trĩ để rồi đẩy đời ông và các con, đặc biệt là Chinh vào một bi kịch lớn. Chinh khác với hai anh, cô mạnh mẽ và táo bạo, làm trái lời cha, Chinh lên bờ, yêu và có mang với Thao. Biết chuyện, ông Lư trở nên điên cuồng, đánh đập Chinh và nguyền rủa Thao. Kết truyện mở, để lại những ám ảnh cho độc giả, những lời thêu dệt về người đàn bà và đứa nhỏ khiến Thao ngày càng đau đớn và bất lực; cánh đồng hoa cải mỏng manh đẹp đẽ gợi ra hình bóng Chinh. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt: Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ, nhà văn nổi bật của nền văn học Việt Nam với những tác phẩm đặc sắc và cũng mang nhiều tranh cãi. Trong đó, Mùa hoa cải bên sông là một truyện ngắn trong tập truyện cùng tên của tác giả. Được chuyển thể thành phim “Lời nguyền của dòng sông” và giành Huy chương Vàng Liên hoan phim truyền hình quốc tế tại Bỉ năm 1993. Tác phẩm mang đến cho độc giả nỗi ám ảnh, day dứt, một câu chuyện bi kịch đầy những định kiến, tối tăm về số phận con người. Tái hiện không gian đẹp đẽ, huyền ảo của cánh đồng hoa cải trái ngược với câu chuyện kì dị, đau thương của những nhân vật trong truyện trong thời gian đồng hiện, đảo lộn; Nguyễn Quang Thiều với lối kể chuyện tài hoa đã mở ra một thế giới, một câu chuyện vừa gần gũi, vừa xa lạ và đầy tính nhân văn. Mở đầu: Nghiên cứu không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong “Mùa hoa cải bên sông” là đi tìm cái hay, cái đẹp, cái mới lạ trong sáng tác truyện ngắn cNguyễn Quang Thiềuủa . Dưới góc độ thi pháp học, đây là hai phạm trù quan trọng để người đọc có thể nhận ra những quan niệm về con người, về cuộc sống; những tư tưởng nhân văn và phong cách sáng tạo nghệ thuật riêng biệt của tác giả. Là nhà văn/ nhà thơ nổi bật của nền văn học đương đại, các tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều đều được đánh giá cao với ngôn từ trau chuốt, tập trung vào khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và hơn cả đó là sự dày công trong việc xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật. Và Mùa hoa cải bên sông là một tác phẩm có giá trị như thế. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Mùa hoa cải bên sông phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Nhân vật Nhân vật con người Như đã phân tích ở trên, nhân vật “tôi” – người ba trong gia đình, chính là người kể chuyện, thuật lại toàn bộ hành trình sổ lồng của con khướu và đưa đến những quan niệm nhân sinh sâu sắc. Nhân vật đứa con thể hiện sự ngây thơ, trong sáng của mình, hốt hoảng, hoang mang lo sợ trong lần đầu tiên con khướu yêu quý sổ lồng, bỏ nhà bay đi. Rồi sau đó khi thú cưng quay về thì vui vẻ, mừng sướng khôn xiết. Những lần tiếp theo con khướu bay đi rồi quay lại nhà như chuyện bình thường, cả nhà bắt đầu cảm thấy quen thuộc với những lần du ngoan bất chợt của con khướu nhà mình. Rồi đến lần cuối cùng, khi con khướu đã tìm được người bạn đồng hành, nó quyết tâm bỏ lại lồng giam chật hẹp để đến với thế giới rộng lớn ngoài kia, để bay đến những bầu trời cao rộng hơn trong tương lai. Lúc này, dù người bố, với kinh nghiệm của bản thân, đã hiểu và chấp nhận rằng con khướu chắc hẳn không quay lại, thì người con vẫn nuôi hy vọng, ngày ngày mong ngóng chú khướu sẽ quay trở lại lồng chim ấm áp, đầy đủ kia.   Nhân vật con khướu Con khướu được miêu tả với ngoại hình “không đẹp như họa mi hay sơn ca, so với con cưỡng nó cũng không bằng. Lông một màu đen, trên đầu có một cái chóp trắng, trông nó như một lão già lụ khụ lúc nào cũng đội kết. Tuy vậy, nó có ưu điểm là sở hữu giọng hót nổi bật, dễ chịu: “tiếng hót của nó vừa vui vừa xao xuyến. Những buổi chiều mệt nhọc từ ngoài đồi trở về, ngồi trên mảnh vườn nghe nó hót, lòng bỗng thấy thanh thản, thấy gần với trời đất.” Con khướu được nuôi dưỡng rất chu đáo: nơi ở của nó là cái lồng tuyệt đẹp; trong lồng có ba cái lọ sứ Tàu để đựng thức ăn thức uống; quanh lồng có cây cảnh với phong lan, tuy không mưa nắng, nhưng vẫn nhìn thấy khoảng trời mênh mông... Con khướu đem đến niềm vui, tiếng cười, những giây phút thư giãn cho cả gia đình, từ lúc nào đó con khướu đã trở thành một phần không thể thiếu trong lòng mỗi thành viên gia đình này. Con khước đã có hành động sổ lồng lần đầu tiên khiến cả gia đình hốt hoảng, đây cũng là sự kiện đánh dấu bước phát triển của hình tượng nhân vật này. Tuy nhiên, vài ngày sau nó lại trở về. Có lẽ sự “ưu ái”, điều kiện sống “thần tiên" chính là nguyên nhân để con khướu sau khi sổ lồng bay đi vẫn tìm đường trở về. Khi con khướu quay lại, mọi người trong nhà vui mừng và bàn cãi nhau về nguyên nhân. Có người bảo căn cứ vào “nhu cầu vật chất” của con khướu (quen với việc được uống nước đường); lại có người chú ý “nhu cầu tinh thần" (nó đã bị giam hãm quá lâu, bây giờ thấy cô đơn, quá nhỏ bé trước bầu trời). Cho rằng việc con khướu trở về do “yếu tố tinh thần” là cách lí giải có ý nghĩa góp phần thể hiện chủ đề của truyện. Lần thứ hai con khướu bay đi, cả gia đình không còn lo lắng, trằn trọc như lần đầu nữa. Họ tin rằng nó sẽ quay trở lại, sẽ sà vào chiếc lồng và hót vang. Có thể thấy, niềm tin ấy được dựng xây, phát triển nhờ lòng gắn kết, thấu hiểu. Cậu con trai lớn của nhân vật "tôi" lại hành động giống lần trước, mang chiếc lồng ra treo ngoài trời để đón thành viên gia đình trở về. Không ai phập phồng, trông mong từng giây từng phút khoảnh khắc con chim bay vào lồng nữa, ngoại trừ con trai út. Chuyện con khướu bay đi mất rồi quay trở về đã chẳng còn là câu chuyện li kì, hấp dẫn sự bàn tán của mọi người. Câu chuyện ấy bình thường đến mức người ta có thể bình thản đối diện, không chút vội vã hay cuống quýt. Khi con khướu cánh kề cánh cùng chim mái, bay vút lên trời cao rồi từ đó, không bay về nữa, nhân vật người con lớn vẫn kiên nhẫn chờ. Một sự đợi chờ trong vô vọng, trong tối tăm. Ai cũng tưởng rằng con chim sẽ thuộc lối về, bay đi rồi bay về. Nhưng không, ở thế giới bao la ngoài kia, nó đã tìm được nơi đáng sống. Cuối cùng, giống như bao lần trước, chỉ có người ba - nhân vật "tôi" mới thực sự bừng tỉnh và thấu hiểu. "Tôi" cảm thấy bản thân có thể cho nó chiếc lồng đầy đủ, tiện nghi nhưng không thể cho nó tự do và đôi cánh tình yêu. Sau cùng, chim thì phải bay, phải cất cao đôi cánh tự do trên bầu trời xa xăm kia. Những ý nghĩ của "tôi" ở kết thúc truyện đã cho thấy nhận thức đúng đắn của nhân vật. Nhà văn khéo léo đan cài tạo sự so sánh giữa chi tiết tiếng hót của con chim ở trong lồng và khi nó thoái ra ngoài, có người bầu ban. Ở trong lồng, tiếng hót của con khướu: “vừa vui vừa xao xuyến”. Tiếng hót của nó khi bay lượn giữa trời: “Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quýt như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hàng thế kỉ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều”. Như vậy, sống trong lồng, tiếng hót của con khướu có vẻ cô độc; khi sổ lồng bay đi, tiếng hót của con khướu không còn là tiếng hót cô độc của mình nó nữa, mà là bản hoà ca của đôi chim tự do bay lượn giữa bầu trời mênh mông. Sự khác nhau giữa hai kiểu hót cho thấy, chỉ khi tự do, con khướu mới thực sự là nó, nghĩa là mới thể hiện tất cả những tố chất đặc biệt của nó, qua tiếng hót. Hình tượng con khướu tượng trưng cho những con người hiện đại đang bị trói buộc vào những mối quan hệ, những sự ràng buộc mà không thể tìm đến với tự do. Truyện ngắn không chỉ nhắc nhở mọi người bài học về tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên mà còn ẩn chứa trong đó thông điệp: hãy cố gắng bứt phá, thoát khỏi vòng kìm kẹp giam hãm để đến với tự do, hạnh phúc mà chúng ta hằng mong cầu. Tổng kết Qua việc sử dụng thi pháp học thể loại để phân tích tác phẩm “Con khướu sổ lồng” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, ta thấy được rõ nét những đặc trưng của thể loại truyện ngắn được thể hiện trong tác phẩm. Từ đó, ta dễ dàng vận dụng được trong việc soạn giáo án, định hướng học sinh tìm hiểu tác phẩm, rút ra đặc trưng thể loại truyện ngắn và áp dụng vào việc đọc hiểu những văn bản truyện ngắn tiếp theo. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Con khướu sổ lồng phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật Truyện “Con khướu sổ lồng” được kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” chính là nhân vật người ba trong gia đình. Người kể chuyện tham gia vào các sự việc, nên có thể bao quát cảm xúc, hành vi của các nhân vật khác cũng như tái hiện khách quan các sự việc xảy ra. Trong truyện, người kể chuyện đã trưởng thành, đã lớn, nên có đủ khả năng để lý giải các sự việc bên cạnh việc tái hiện. Khi lần đầu tiên con khướu sổ lồng, “tôi” cảm thấy hụt hẫng, các con thì hốt hoảng, hoàng mang. Lúc con khướu bay trở về thì các nhân vật đều vui vẻ, sung sướng: “Cả nhà reo lên.” Sung sướng khi chim quay lại, sung sướng khi đã đưa chim quay lại cái lòng: “Cả nhà vừa lao ra vừa reo lên”. Nhưng riêng người ba trở nên suy tư, trầm ngâm về việc cái lồng giam hãm chim khướu quá lâu khiến nó chới với khi bay ra ngoài. Khi chim khướu sổ lồng lần thứ hai: các nhân vật không lo lắng như lần trước, vì đoán thế nào chim cũng quay trở về. Khi biết chim khướu không quay trở về nữa: người con trai vẫn kiên nhẫn chờ đợi, ngóng trông mong chim khướu bay trở lại, còn người ba đã thấu hiểu và chấp nhận sự thật. Việc đặt điểm nhìn từ nhân vật người ba có tác dụng khái quát cảm xúc của cả gia đình, với tư cách là người thân, một người từng trải và có nhiều kinh nghiệm sống, nhân vật “tôi” có thể đúc kết ra những triết lý, bài học cuộc sống từ việc đi tìm lại tự do của con khướu khi nó khước từ cuộc sống tuy nhàn nhã mà ngột ngạt trong lồng cũi. Về ngôn ngữ trần thuật, truyện ngắn “Con khướu sổ lồng” sử dụng đan xen ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ đối thoại thể hiện qua những cuộc hội thoại giũa các thành viên trong gia đình qua những lần con khướu sổ lồng bay đi mất, rồi lại quay về, và tiếp tục đi kiếm tìm sự tự do trên bầu trời rộng lớn. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm được thể hiện ở nhân vật “tôi” – người ba trong tác phẩm, hiện diện trong câu chuyện, vừa là người quan sát, bộc lộ những nhận xét từ cách cảm nhận, suy nghĩ, dự đoán riêng của mình. Mặc dù rất quý con khướu và muốn tận hưởng cảm giác thanh thản yên bình mỗi khi nghe nó hót trong lồng, nhưng qua những ý nghĩ đó, dường như nhân vật “tôi” lại thể hiện sự “đồng tình” với việc sổ lồng của con khướu. Có hai lần độc thoại nội tâm thể hiện quan điểm của “tôi”, lần đầu tiên là khi con khướu quay trở về nhà trong niềm hân hoan chào đón của cả gia đình: “Riêng tôi, tôi nghĩ khác nhưng không nói. Nói đến tự do, người ta thường nghĩ đến đôi cánh. Khi nói đến đôi cánh, người ta thường nghĩ đến sự tự do, đôi cánh với tự do như đồng nghĩa. Con Khướu này, đôi cánh của nó đã dang ra bay vút trên bầu trời tự do rồi, sao nó lại khép cánh trở lại cái lồng nhỏ hẹp này. Có lẽ cái lồng này đã giam hãm đôi cánh nó quá lâu, khiến đôi cánh nó chới với và cái lồng ngực của nó bị ngộp thở trước cảnh mênh mông của đất trời. Có lẽ nó bỗng thấy cô đơn, bỗng thấy mình quá nhỏ bé giữa bầu trời?”. Lần thứ hai là khi con khướu đã quyết tâm rời xa lồng tìm đến nơi tự do mà nó thuộc về, nhân vật người ba cũng rút ra những chiêm nghiệm quý báu: “Lần này nó có đôi cánh của tình yêu, đôi cánh tình yêu đã đưa nó về với cảnh thênh thang của đất trời. Và nó là chim, mà chim thì phải bay. Chim bay...”. Thái độ của nhân vật “tôi” giúp người có thể rút ra được ý nghĩa của tác phẩm: Con người sống cần phải có tự do, phải sống là chính mình. Cần phải vượt qua giới hạn của bản thân để thoả sức tung bay trên bầu trời rộng lớ n. Dường như, tác giả đã gửi gắm tiếng lòng, tư tưởng nhân sinh của mình qua những lời bộc bạch, phát biểu của nhân vật “tôi” trong tác phẩm. Về giọng điệu, tác giả kể lại với giọng điệu nhẹ nhàng, khoan thai, chậm rãi nhưng chứa đựng trong tác phẩm nhiều triết lý, bài học nhân sinh sâu sắc.   Thời gian, không gian trần thuật Không gian trong tác phẩm chủ yếu chia thành không gian trong nhà nhân vật “tôi”, nơi có lồng giam con khướu và không gian bầu trời cao rộng – nơi con khướu bay đi để tìm về với tự do. Hai không gian lồng chim và bầu trời đối lập, tương phản, do đó khi con khướu sổ lồng, quyết định bay về với bầu trời cao rộng, nơi vốn thuộc về nó, điều đó thể hiện khát vọng mong cầu tìm được tự do, hạnh phúc cá nhân. Thời gian trong tác phẩm là thời gian tuyến tính, truyện ngắn được kể theo trật tự thời gian, các sự kiện lần lượt nối tiếp nhau. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc hành trình sổ lồng, thoát kén, quay trở về nhà cũ rồi lại tiếp tục bay đến những chân trời cao rộng mới của con khướu. Từ cuộc hành trình ấy, nhà văn phát biểu lên những tư tưởng, triết lý mình đúc kết được từ cuộc sống. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Con khướu sổ lồng phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Nội dung Kết cấu cốt truyện “Con khướu sổ lồng” được viết theo cốt truyện đơn tuyến. Câu chuyện kể về gia đình nhân vật “tôi” có nuôi một con khướu hót rất hay. Trong lần sơ ý, con chim đã sổ lồng khiến cả nhà ai cũng lo lắng. Buổi chiều hôm sau, con chim đã quay lại với chiếc lồng. Thế nhưng, lần thứ hai, nó không trở về nữa. Qua câu chuyện về con chim khướu, tác giả muốn ngầm nhấn mạnh một quy luật của tự nhiên: tạo hóa cho loài chim với đôi cánh là để bay. Vậy nên, nơi ở của nó phải là bầu trời chứ không phải cái lồng. Từ đó, nhắc nhở mọi người bài học về tình yêu, lối sống hòa hợp với tự nhiên. Tác giả xây dựng cốt truyện nhẹ nhàng nhưng vẫn thành công trong việc mang đến giá trị tốt đẹp cho độc giả. Đầu tiên, tác giả giới thiệu hình ảnh chú khướu của gia đình “tôi” với không gian sống “nuôi trong cái lồng tuyệt đẹp, mái lồng như mái đình, quan h lồng được chạm trổ hình hoa văn”. Nơi ở của khướu sung sướng tới mức có thể khiến cho những con chim khác phải ghen tị. Chiếc lồng là nơi khướu không phải lo mưa, nắng và còn có cả thức ăn, nước uống đủ đầy. Đọc đến đây, chúng ta đều nghĩ rằng đó là môi trường sống thật đầy đủ, hoàn mĩ. Con khướu thật may mắn khi được bao bọc trong sự an toàn, hưởng thụ cuộc sống yên bình đến thế. Vậy chắc hẳn, nó phải thấy hạnh phúc và mãn nguyện? Không chỉ miêu tả nơi ở, tác giả còn miêu tả ngoại hình của khướu. Hình ảnh con khướu được giới thiệu trong câu chuyện không phải quá đẹp đẽ “lông một màu đen, trên đầu có một cái chóp trắng”. Nhưng điểm đặc biệt thu hút người khác đó chính là tiếng hót vừa vui, vừa xao xuyến lòng người của nó. Những buổi chiều mỏi mệt, nhân vật “tôi” chỉ cần lắng tai nghe âm thanh đó là bỗng thấy lòng thanh thản hơn. Khướu được sinh ra từ tự nhiên, là loài chim với đôi cánh để bay. Cho nên trong nó luôn khát khao sự tự do. Vậy nên, khi thằng con lớn của nhân vật “tôi” sơ ý mở cửa ra, khướu đã bay vút đi “dang cánh bay thẳng lên bầu trời như một mũi tên”. Cách nó bay lên thể hiện sự dứt khoát, khao khát tự do đượ c trở lại thế giới của mình. Trước sự việc con khướu sổ lồng, cả gia đình nhân vật “tôi” ai cũng thấy trăn trở, thiếu vắng. Đặc biệt là thằng con út cứ thao thức rồi hỏi ba “Ba ơi! Trời mưa lại có gió nữa, con khướu bay đi, nó có sao không ba?”. Có lẽ, cả nhà nhân vật “tôi” có tâm trạng như vậy bởi họ coi con khướu là một thành viên không thể thiếu. Và giây phút con khướu quay trở về cả nhà ai cũng reo lên, vui mừng. Lí do mà nó trở về với cái lồng có thể như cách nghĩ của nhân vật “tôi”. Cái lồng đã giam hãm đôi cánh quá lâu khiến cho nó cảm thấy cô đơn, nhỏ bé trước cái bao la, rộng lớn của trời đất. Qua lần sổ lồng đầu tiên, ta tưởng chừng chú khướu sẽ không bao giờ bay đi nữa. Thế nhưng, chú khướu vẫn có lần sổ lồng thứ hai. Khác với lần thứ nhất, lần này mọi người không còn lo lắng như trước nữa và đoán rằng lần này nó sẽ lại bay về. Thằng con trai lớn của nhân vật “tôi” lại treo cái lồng ra ngoài trời chờ đợi. Chỉ có riên g thằng út là háo hức tìm chỗ rình xem. Lần thứ hai, chú khướu trở về vẫn vang lên một tiếng hót quen thuộc. Nhưng khoảnh khắc chú đang lao xuống thì nghe thấy tiếng hót của con chim lạ và quyết định của chú khướu đã thay đổi, nó “ưỡn ngực, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh của bầu trời” vừa bay vừa hót. Có lẽ, tiếng hót của đồng loại đã tiếp thêm cho nó dũng khí để trở lại với thế giới tự do, bản lĩnh để sải cánh bay khỏi chiếc lồng chật hẹp. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Con khướu sổ lồng phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Tóm tắt: Thi pháp học là một phạm trù quan trọng trong nghiên cứu văn học. Hiện nay, việc ứng dụng thi pháp học thể loại trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là điều vô cùng cần thiết. Trong bài này, tôi vận dụng lý thuyết thi pháp thể loại để hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm “Con khướu sổ lồng” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ khoá: thi pháp học thể loại, “Con khướu sổ lồng”, Nguyễn Quang Sáng     Mở đầu Thi pháp học nghiên cứu văn học như một nghệ thuật, tìm hiểu các yếu tố đã góp phần tạo nên tính độc đáo của tác phẩm văn học. Đó là các thành tố về con người, thời gian, không gian, hình tượng tác giả, thể loại…, tất cả góp phần tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Xem xét một tác phẩm văn học dưới góc nhìn thi pháp học thể loại là một phạm vi được nghiên cứu tương đối phổ biến và giúp tạo ra một cách thức mới trong việc tiếp cận văn học. Với phương thức tiếp cận này, các tác phẩm được soi chiếu một cách toàn diện và tập trung vào những đặc trưng thể loại, từ đó thấy được giá trị bề nổi và bề sâu của tác phẩm. Truyện ngắn “Con khướu sổ lồng” là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Quang Sáng, hiện được đưa vào sách giáo khoa lớp 10 làm ngữ liệu để học sinh tìm hiểu thể loại truyện ngắn. Ở trong bài viết này, tác phẩm được khai thác chủ yếu thông qua các đặc trưng của thể loại như kết cấu cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật, không – thời gian giới hạn và nhân vật. Từ đó, truyện được khám phá một cách có hệ thống, giúp tác phẩm được nhìn nhận một cách sâu sắc hơn. Đọc tiếp: Vận dụng thi pháp học vào dạy học văn bản Con khướu sổ lồng phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

      Nhân vật hiện lên trong cảnh như thực, tính cách suy nghĩ hợp với bối cảnh khiến người đọc không thể không nở một nụ cười khi đọc những vần thơ này. Cả chàng trai và cô gái trong bài thơ đều dùng những từ ngữ tả hình ảnh của thế giới hữu hình để gợi, để diễn tả thế giới tình cảm vô hình. Nhiều khoảnh khắc trong chuyến đi ta cảm giác như cả hai đắm chìm trong mộng, trong trạng thái mơ màng của những rung động tình cảm nhưng những âm thanh của cuộc sống lại đưa ta trở lại với cảnh sắc thiên nhiên thực tại. Người đọc cứ lần theo mạch chuyện được nhân vật kể lại hết sức chân thực và hồn nhiên đến ngộ nghĩnh, ta dần bị cuốn vào thế giới tâm tình rất đỗi đáng yêu và thú vị của cô gái, không chỉ trong các chi tiết về lễ hội và phong cảnh, mà quan trọng hơn nhiều là mối tình mới nhóm trong lòng cô gái dành cho chàng văn nhân "tướng mạo trông phi thường", một mối tình đầy chất sét đánh, đến ngay vào tuổi đầu đời lại diễn ra giữa một cảnh trí say lòng và nên thơ hiếm có. Có thể nói, người kể chuyện đã dựng dậy mọi biểu hiện vừa diễn ra rất nhanh, nhưng vẫn có trật tự, lớp lang của một quá trình của một cảm xúc tình yêu. Kể ra thì dài dòng, nhưng tựu trung là câu chuyện gồm hết các cung bậc tình cảm; từ cảm mến ngạc nhiên, đến bất chợt "ngẩn ngơ", từ một thứ cảm tình tựa như duyên số không thể cắ t nghĩa, đến nhận thứ lý tính "Chàng cũng cho như thế - Ra ta hợp tâm đầu", từ niềm vui thầm khấp khởi khi lửa tình mới nhóm: .. “Đêm hôm ấy em mừng! Mùi trầm hương bay lừng. Em nằm nghe tiếng mõ Rồi chim kêu trong rừng.   … Em nghe bỗng rụng rời! Nhìn ai luống nghẹn lời! Giờ vui đời có vậy Thoảng ngày vui qua rồi!”…      “Ngày vui qua rồi” dường như là một thứ định mệnh khắc nghiệt cho những điều đang diễn ra quá đẹp, cõi mộng dừng lại cũng chẳng cũng chẳng thể đổ nguyên do vì đâu. Âm “ừng” kết thúc khổ thơ khiến cho câu chuyện đang vui bởi những lời thơ ngân nga giai điệu tươi vui bỗng khựng lại bởi thực tại. Quãng thời gian mộng kết thúc là dấu lặng cho không gian mộng, khúc hát mộng. Thơ Nguyễn Nhược Pháp giàu tính nhạc là vì vậy. Cuộc vui nào cũng có những khoảng lặng làm điểm nhấn ngân nga hướng đến hồi kết. Nhưng cái kết của Nguyễn Nhược Pháp không sầu muộn, khổ đau tuyệt vọng như các nhà thơ đương thời mà ông gieo vào lòng người đọc một chút bồi hồi, một chút lo lắng khắc khoải và cả những tín hiệu, những dự đoán về một tương lai Trời – Phật sẽ đưa con người tới với lẽ công bằng của tao hóa: … “Ngun ngút khói hương vàng Say trong giấc mơ màng Em cầu xin Giời Phật Sao cho em lấy chàng… …Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô bé còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện.”       Lời tiên đoán kết cục vui vẻ, tinh nghịch và có duyên đến nỗi mấy lời chú thích ấy đã thành ra một bộ phận không thể tách rời của bài thơ. Điệu nhạc đang trầm, tâm tư đang tiếc nuối được cởi nút thắt đầy tinh tế, sáng tạo. Nó tạo ra điểm nhấn duyên dáng, đáng yêu cho cả bài thơ làm độc giả bao thế hệ đắm say, lưu luyến mãi. "Văn tức là người" - chỉ với một bài thơ xinh xắn và có duyên như bài thơ này, thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã khiến hậu thế yêu mến chàng biết chừng nào, nhất là khi ta biết chàng trai đa cảm, đa tài và tinh tế nhường ấy lại phải giã biệt cõi đời quá sớm. KẾT LUẬN        Nguyễn Nhược Pháp (1914 – 1938) là một thi sĩ tài năng trong thơ ca cận hiện đại Việt Nam. Tuy quãng thời gian hoạt động thơ ca của Nguyễn Nhược Pháp ngắn ngủi nhưng hồn thơ ông chứa đựng cả một gia tài về tình yêu thương và những nét đep văn hóa phương Đông. Thơ ông lãng mạn nhưng chân thực, sống động, giàu cảm xúc. Ngòi bút tinh tế của ông đã chạm đến những vẻ đẹp sâu thẳm trong tâm hồn mỗi con người, hồn thơ trẻ trung nhưng sâu lắng, có bề dày tri thức ấn tượng. Thơ ông là kết tinh vẻ đẹp của văn hóa phương Đông và phương Tây. Kết quả của sự kết hợp ấy chính là những vần thơ mới lạ trong thế giới thơ vừa chân thực, vừa lãng mạn tươi sáng; vừa hiện đại vừa ngợi ca tính dân tộc sâu sắc. Nếu như số phận cuộc đời không lấy mất Nguyễn Nhược Pháp thì có lẽ độc giả sẽ còn biết đến, quý trọng ông như một nhà thơ, nhà văn tài hoa hơn nữa. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Ngôn từ của thế giới nội cảm và giàu biểu tượng,  tính nhạc:       Nguyễn Nhược Pháp là một trong những nhà thơ khơi nguồn cho thơ ca lãng mạn hiện đại nhưng ông vẫn mang đến cho thơ mình hơi thở của cuộc sống thực tại qua hệ thống ngôn từ đầy gợi cảm, tượng trưng và mang âm hưởng, giai điệu của tình yêu con người, yêu cuộc sống và những yếu tố văn hóa dân tộc.       Bài thơ “Chùa Hương” không phải ngẫu nhiên được xếp vào hàng những bài thơ hay, nội dung của nó rất dài nhưng ý thơ tất cả đều sáng tỏ, người đọc sễ nhận ra cái hay trong rất nhiều chi tiết và có nhiều câu chữ thần tình mang tính đặc thù, dễ hiểu dễ nhớ nhưng để lại nhiều vương vấn, suy tư.       Trước hết, nét đặc sắc của bài thơ nằm ở chỗ hình thức của nó là bài thơ nhưng nội dung lại như một câu chuyện nho nhỏ, bài thơ kể chuyện. Tính hấp dẫn, mới lại của bài thơ cũng đến từ tính truyện của bài thơ này.       Cốt truyện trong bài thơ được nhìn từ lăng kính của cô gái, trong vai người kể chuyện “ngày xưa”. Qua lời kể, người đọc biết rằng cô gái chừng 15 tuổi, đang ở độ tuổi mới lớn và cảm giác có lẽ cô được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nề nếp, gia giáo bởi lời ăn, tiếng nói, cách cảm, cách nhìn nhận của cô đầy sự tinh tế, chỉnh chu, nhã nhặn. Vẫn còn đâu đó cái nhìn hồn nhiên, sự ngây ngô của một thiếu nữ lần đầu tiên được đi chơi xa, đi chảy hội ở một không gian rộng lớn như chùa Hương.       Trong bài thơ Chùa Hương, tác giả nhắc đến những hình ảnh có thực và sử dụng cả những hình ảnh ước lệ nhưng là gợi nhắc trong tâm tưởng, trong trí nhớ để diễn đạt những ý niệm mà người đọc cần phải dùng các giác quan, thậm chí cả trực giác để nắm bắt, cảm nhận. Những hình ảnh, những cảm xúc trong bài thơ này không chỉ là sự khách thể hóa một cảm xúc của cái tôi trữ tình; không phải là những hình ảnh dễ dựng lại bằng hội họa, cũng không thể nói nó được nắm bắt cụ thể bằng giác quan nào; cũng không thể giải tích mạch lạc bằng lý trí. Người đọc chỉ có thể cảm nhận vẻ đẹp lung linh, đa nghĩa bằng trực giác thông qua sự chiêm nghiệm của tổng hòa các giác quan mà thôi. Mỗi lần đọc bài thơ, người học lại một lần được sống, được khám phá lại cuộc sống thời dĩ vãng xưa. Nguyễn Nhược Pháp không chỉ tài tình khi tái hiện lại được không gian mộng, cảnh sắc xưa mà còn tái hiện lại cả tâm hồn, tình cảm của con người thời son trẻ ngày xưa đầy ngây thơ, trong sáng, đáng yêu vô cùng: … “Em đi, chàng theo sau Em không dám đi mau Ngại chàng chê hấp tấp Số gian nan không giàu… … Em mơ, em yêu đời, Mơ nhiều... Viết thế thôi Kẻo ai mà xem thấy Nhìn em đến nực cười”... Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 8

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ thơ tự nhiên, giản dị      Với sự nhạy cảm và tinh tế trong lời viết của mình, Nguyễn Nhược Pháp đã tạo ra những bài thơ trữ tình đầy cảm xúc và sâu sắc, giúp cho người đọc cảm nhận được tình yêu và những cảm xúc trong đó một cách chân thật và tình cảm. Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã ghi danh vào lòng người đọc với tình cảm và lòng yêu mến sâu sắc. Tài năng đa dạng, tâm hồn nhạy cảm và sự tinh tế của ông để lại dấu ấn khó phai trong lịch sử văn học Việt Nam. Ngôn từ trong thơ rất tự nhiên, gần với ngôn ngữ của tiếng nói giúp gợi nên một thế giới mang vẻ đẹp lạc quan vừa mơ màng, vừa sống động, chân thực và chi tiết đến ngỡ ngàng.         Cụ thể, khi đọc bài thơ bài thơ Chùa Hương ta thấy nội dung của bài rất dài, nhiều câu từ chi tiết và chân thực đến thần tình, tất cả đều được tái hiện lại sáng rõ như những sự việc ấy đang diễn ra trước mắt độc giả. Bởi vậy, toàn bộ bài thơ giống như một câu chuyện được kể theo hình thức thơ dưới con mắt quan sát của nhưng người trẻ trung vậy. Trước đây, trong văn học trung đai Việt Nam đã có tác phẩm mang dấu ấn như vậy như: truyện Kiều (Nguyễn Du),…Tuy nhiên, truyện Kiều mượn lại tích cũ và sử dụng thể thơ luc bát để thuật lại cốt truyện nên không tránh khỏi việc bị gò bó trong nội dung tư tưởng văn hóa trung đại và hệ thống niêm luật của thơ cũ quy định. Những biến chuyển trong tiếp biến giữa văn hóa phương Đông và phương Tây ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã tạo ra nhu cầu muốn thoát khỏi vỏ bọc nhân thế hoài cổ, tìm đến những lối viết mới mẻ hơn. Vì vậy, bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp đã đáp ứng phù hợp với nhu cầu của độc giả thời đại lúc bấy giờ.  “Khăn nhỏ, đuôi gà cao Em đeo dải yếm đào Quần lĩnh, áo the mới Tay cầm nón quai thao”…   … “Thuyền nan vừa lẹ bước Em thấy một văn nhân. Người đâu thanh lạ nhường! Tướng mạo trông phi thường.  Lưng cao dài, trán rộng. Hỏi ai nhìn không thương?”…        Đọc bài thơ Chùa Hương, ta thấy Nguyễn Nhược Pháp viết thơ theo lối tự nhiên, dung dị, phóng khoáng, không hề có dấu vết của việc gọt dũa câu từ, khác hẳn với lối mòn của thơ ca trung đại. Tác giả không sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nếu có sử dụng thì các phép tu từ thường giản đơn, mềm mại. Nhờ vậy cả bài thơ gần gũi như một câu chuyện thú vị nho nhỏ, ý tứ rất trong trẻo, dễ gần, dễ phải lòng yêu mến mà lại tạo sự nhớ nhung, thiện cảm sâu sắc. Ngôn từ mới mẻ làm lạ hóa nội dung xưa cũ:       Thơ Nguyễn Nhược Pháp có chủ đề xuất phát từ vấn đề truyền thống. Bài thơ “Chùa Hương” cũng bắt nguồn từ cảm hứng một câu chuyện kể về buổi du xuân trong lễ hội chùa Hương, một điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên, cách dẫn truyện, lời lẽ trong từng câu thơ lại gợi cho người đoc nhiều suy tư khác lạ, không sáo mòn như trong thơ ca cổ. Cả bài thơ giống như một bức tranh không gian đa chiều đẹp đầy mộng ảo, rất thơ, rất tình cảm và non trẻ.      Tài năng của nhà thơ thể hiện ở chỗ, Nguyễn Nhược Pháp tạo ra sự kết hợp từ ngữ rất mới, táo bạo nhưng không gây sốc, trái lai rất dễ chịu, mang hơi thở êm dịu của thời đại. Ông dày công tạo nên nhân vật trữ tình với diện mạo mới trẻ trung, không còn già nua, u sầu với nhân tình thế thái nhưng cũng không hề Tây hóa; vẫn giữ nét rất duyên dáng trong tổng hòa giữa mối quan hệ mang vẻ đẹp truyền thống nhưng lại toát lên nét hóm hỉnh, hồn nhiên, trong sáng và quan điểm hiện đại về tình yêu, về cái tôi rõ rệt, đĩnh đạc trong hành động ứng xử. Đó chính là biểu hiện mang tính lãng mạn, tính hiện đại, là luồng gió mới lạ đối với người đọc. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 7

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22