Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Cấu trúc thể loại tác phẩm: Cấu trúc ngôn từ của thể loại là yếu tố đầu tiên tạo nên văn bản: “Đất mẹ Tràng An” là một văn bản đan xen giữa chất truyền thống và hiện đại trong cấu trúc ngôn từ. Tác giả vẫn tạo nhịp, tạo vần cho thơ như thể thất ngôn tứ tuyệt ở văn học trung đại. Xét trên những câu thơ có bảy tiếng, nhịp thơ vẫn được Tony Bùi giữ là 3/4, tạo nên sự nhẹ nhàng, có chút lưu luyến. Còn ở hai câu đầu khổ thứ nhất và thứ hai, nhịp thơ chính bằng số lượng từ trong mỗi câu. Đây là sự mới lạ trong cách xác định nhịp thơ của văn bản. Bên cạnh đó, nhà thơ còn bắt vần cho những câu thơ ở vị trí dòng thứ hai và thứ ba mỗi khổ (trừ khổ một và hai sẽ là dòng thứ ba và thứ tư), đồng thời, sự xuất hiện từ cuối trong câu trên sẽ bắt vần từ thứ tư hoặc thứ năm ở câu dưới. Cụ thể: Khổ một: vần “u”: “Qua Tràng An còn vương hình bóng cũ Kỉ niệm xưa khắc trên cây cổ thụ Một mối tình ấp ủ đã từ lâu.” Khổ hai: vần “âu”, “ơ”: “đẹp mãi mối tình đầu Lương duyên nợ trầu cau nên chồng vợ Anh tìm về trong nỗi niềm bỡ ngỡ Theo cánh cò chở kí ức sang sông.” Khổ ba: vần “ơ”: “Thấm vào anh trong lòng bao thương nhớ Đất mẹ hiền lung linh ngàn hoa nở Về Hoa Lư rực rỡ cánh phượng rơi.” Khổ thứ tư: vần “ơi”, vần “o”: “Nghe đâu đây thoảng trong tiếng ru hời Đàn con trẻ vui chơi diều no gió Tím hoàng hôn bóng trải dài trước ngõ Có em hiền đứng đó đợi chờ anh.” Sự bắt vần và phân cách nhịp thơ tạo nên sự du dương như một bản nhạc đồng quê, nhẹ nhàng, trầm bổng. Đọc những câu thơ, ta cảm giác có sự lâng lâng, thiết tha của tâm hồn tràn ngập tình yêu quê hương, sống trong niềm tin vào mối tình đẹp nơi quê nhà. Sự tiếp thu nét truyền thống để cách tân sang thể tự do hiện đại đã góp phần làm sâu sắc hơn tình thương, nỗi nhớ nhân vật trữ tình. Mỗi lần nhân vật trữ tình nhắc đến người thương ở quê nhà là một lần “em” gắn với nét đẹp truyền thống quê hương:    Cũng giống như các tác phẩm thơ trữ tình khác, “Đất mẹ Tràng An” cũng có hai sự kiện trong mỗi phát ngôn. Sự kiện được nói đến ở đây là vẻ đẹp tình yêu đôi lứa gắn với nét đẹp thiên nhiên mảnh đất Tràng An ngàn năm văn hóa còn sự kiện nói đến là tình yêu đôi lứa đã hài hòa vào tình yêu quê hương, mỗi cảnh vật đều là chứng tích của tình yêu “anh” – “em” thủy chung, làm cho tình yêu cố hương càng thêm đẹp hơn, sâu sắc hơn. Ý nghĩa thông điệp ẩn dưới ngôn từ cũng từ đó mà một phần hiện lên: Tình mình tô thắm tình quê, trái tim của đôi tình nhân yêu nhau tha thiết và yêu cả người tình thiên nhiên Tràng An. Đọc tiếp: Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

TÓM TẮT: Tony Bùi là một trong những cây bút trẻ của hội thơ Việt Nam ở Ba Lan. Là một người con xa xứ, anh thường gửi gắm nỗi niềm về quê hương trong các sáng tác của mình. Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên và con người quê hương Ninh Bình, tác phẩm thơ“Đất mẹ Tràng An” của anh được đăng trên báo “Văn nghệ Ninh Bình” vào năm 2016 và nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả. Tony Bùi chọn cho tác phẩm của mình thể thơ tự do để có thể thỏa sức bộc lộ tình cảm cá nhân. Thi pháp thể loại trong văn bản này có nhiều nét đặc biệt khi tiếp thu nghệ thuật thể loại thơ trung đại để từ đó sáng tạo thơ tự do của mình, đóng góp vào việc truyền tải nội dung, tình cảm tác giả gửi đến độc giả. Ở đây, nét đặc sắc về thể loại, thể thơ, cấu trúc thể loại sẽ là các yếu tố được tập trung thể hiện. NỘI DUNG: Thơ luôn là sự lựa chọn để bộc lộ tình cảm một cách nhẹ nhàng: Nếu nói thể loại là khung của tác phẩm thì thơ là cách tốt nhất để biểu cảm sâu lắng. Yếu tố trữ tình sẽ xuất hiện rõ ràng hơn qua thơ. Cũng giống như các tác phẩm thơ trữ tình khác, lời tâm tình sẽ vừa là lời của tác giả, vừa là lời của nhân vật trữ tình. Tony Bùi đã dùng thơ để bộc lộ tính chủ quan, từ đó, nói về tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương mang tính cá nhân hơn. IThể thơ tự do: bộc lộ tình cảm tự do và phóng khoáng: Thể thơ tự do góp mặt trong khá nhiều tác phẩm văn học hiện đại. Tác giả Tony Bùi đã lấy cái hay của thể thơ tự do là sự phóng khoáng về câu từ để biểu lộ những dòng tâm sự của mình. Tác giả vận dụng linh hoạt thể thơ tự do được biến tấu từ thể thơ thất ngôn tứ tuyệt truyền thống. Tác phẩm đặc biệt ở điểm nếu nghe đọc văn bản, nhịp thơ vẫn là 3/4 của thơ thất ngôn tứ tuyệt còn khi trực tiếp đọc văn bản, người đọc nhận ra đó là thể thơ tự do. Tất cả các câu thơ đều có sự bắt nhịp như thể thơ truyền thống nhưng lại có sự ngắt dòng của thơ tự do hiện đại. Điều này cho thấy sự phóng khoáng trong cách bộc lộ cảm xúc yêu quê hương, yêu con người qua câu từ. Có thể nói, hai câu thơ đầu khổ thứ nhất và hai câu thơ đầu khổ thứ hai được đặt ở hai dòng khác nhau – yếu tố quyết định văn bản theo thể thơ tự do, bộc lộ rõ nhất đối tượng tác giả hướng tình yêu đến đó là quê hương Ninh Bình và mối tình đầu của anh. Giọng điệu tác phẩm xuyên suốt cả văn bản vẫn là nhẹ nhàng, sâu lắng, có những khoảng lặng như để suy tư. Đọc tiếp:  Tiếp nhận truyền thống đến sáng tạo thể thơ tự do trong Đất mẹ Tràng An phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Kết luận Bằng trí tưởng tượng phong phú kết hợp với kiến thức về lịch sử, văn hóa thế giới, đặc biệt là các kiến thức về thám hiểm, lịch sử phát triển ngành hàng hải, Oda Eiichiro đã tạo ra một thế giới hải tặc đồ sộ, phong phú và đa dạng với không gian rộng lớn và không ngừng được mở rộng. Không gian nghệ thuật của bộ truyện này luôn được mở rộng, không chỉ mở ra những chân trời mới cho nhân vật chính chinh phục, khám phá, phát triển bản thân để thực hiện ước mơ của mình mà còn tạo nên vô vàn những bí ẩn cho người đọc suy ngẫm và phán đoán. Hướng tới đối tượng lứa tuổi thanh thiếu niên, thời gian nghệ thuật trong bộ truyện này vận động không quá phức tạp, không quá khó để có thể nắm bắt. Theo dõi xuyên suốt bộ truyện theo mạch thời gian tuyến tính, độc giả có thể chứng kiến toàn bộ hành trình phiêu lưu cũng như sự trưởng thành của Luffy và băng hải tặc Mũ Rơm một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. Cũng nhờ cách sử dụng thời hiện tại và thời quá khứ một cách có chủ đích và linh hoạt, Oda Eiichiro đã vẽ lên một thế giới muôn màu muôn vẻ với những nhân vật muôn màu muôn vẻ, mọi hành động của nhân vật đều mang tính động cơ, không vô thức, khó hiểu mà rất dễ để nắm bắt, rất dễ để thấu cảm. Không gian nghệ thuật rộng lớn, bao la, đồ sộ, muôn màu muôn vẻ và thời gian nghệ thuật tuyến tính, dễ nắm bắt xoay quanh nhân vật chính chính là những yếu tố giúp cho bộ truyện luôn được yêu thích và đón nhận. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Onepiece phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Thời gian nghệ thuật Onepiece là một bộ truyện tranh về đề tài phiêu lưu, khám phá nên thời gian nghệ thuật chủ đạo của mạch truyện là thời gian tuyến tính, xen lẫn với những hồi tưởng về quá khứ. Bằng cách kể chuyện theo trình tự thời gian tuyến tính, tác giả đã dần hoàn thiện bức tranh về thế giới cũng như sự trưởng thành của các nhân vật. Thời hiện tại đóng vai trò chủ đạo trong thời gian nghệ thuật của bộ truyện này, thời quá khứ chiếm một phần nhỏ và thời tương lai tuyệt nhiên không xuất hiện. Thời gian trong bộ truyện cũng là thời gian mở, các tình tiết, diễn biến trong mạch truyện diễn ra với rất nhiều những yếu tố bất ngờ, rất khó đoán trước được. Nhìn chung, bởi Onepiece là một bộ truyện tranh dành cho lứa tuổi thiếu niên, do đó dòng thời gian của bộ truyện này không quá khó để nắm bắt. Với trung tâm là nhân vật Luffy – thuyền trưởng của băng hải tặc Mũ Rơm nên thời gian nghệ thuật trong truyện vận động xoay quanh hành trình phiêu lưu của nhân vật này trên biển cũng như sự trưởng thành về nhận thức và đặc biệt là sức mạnh. Theo thời gian, các nhân vật chính càng trở nên mạnh mẽ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của thời quá khứ trong thời gian nghệ thuật của bộ truyện này. Nếu như thì hiện tại bộc lộ sức mạnh, sự trưởng thành của nhân vật thì thời quá khứ chính là yếu tố giúp trình bày, lý giải những biến cố, những mâu thuẫn được đặt ra trong bộ truyện, cũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển về suy nghĩ và sức mạnh của nhân vật, có thể ví như là một sự “thức tỉnh” cả về sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần trong nội tại của nhân vật. Đối với các nhân vật phản diện, sự hồi tưởng về quá khứ là cách để tác giả lý giải về sự sa ngã của nhân vật phản diện, cũng như những hành động xấu xa của các nhân vật này ở hiện tại. Ta có thể cụ thể hóa sự vận động, trưởng thành trong sức mạnh và tính cách của các nhân vật bằng sơ đồ dưới đây: Bằng cách sử dụng thời hiện tại và thời quá khứ một cách có chủ đích và linh hoạt, Oda Eiichiro đã vẽ lên một thế giới muôn màu muôn vẻ với những nhân vật muôn màu muôn vẻ, mọi hành động của nhân vật đều mang tính động cơ, không vô thức, khó hiểu mà rất dễ để nắm bắt, rất dễ để thấu cảm. Nếu như các nhân vật chính luôn làm những điều thiện như chiến đấu chống lại cái ác, chống lại sự bất công thì những nhân vật phản diện lại có nhiều cách để trở nên xấu xa. Bên cạnh những nhân vật có bản chất xấu xa như Râu Đen, có những nhân vật phản diện sa ngã không phải do bản chất, mà bởi một sự kiện trong quá khứ tạo nên vết thương không thể chữa lành trong tâm lý làm cho suy nghĩ, tinh thần trở nên lệch lạc như nhân vật Doflamingo, vì người cha không chấp nhận thân phận Thiên Long Nhân cao quý mà chỉ muốn sống như một người dân bình thường để rồi cả gia đình bị xã hội xung quanh ghẻ lạnh và đày đọa, Doflamingo đã giết cha của mình vì cảm thấy bị phản bội. Sau khi giao chiến với Luffy, họ hồi tưởng lại quá khứ, suy nghĩ về mục đích sống và cảm phục trước chiến thắng của nhân vật chính. Motif này đúng với hầu hết các nhân vật phản diện bị Luffy đánh bại. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Onepiece phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Không gian văn hóa - xã hội Bên cạnh một không gian tự nhiên vô cùng phức tạp, Onepiece cũng tồn tại những chủng loài rất đa dạng và khác biệt được tác giả lấy cảm hứng từ trong truyền thuyết như người cá, người khổng lồ, người thú,… hay từ văn hóa của các quốc gia như Nhật Bản, Hi Lạp,.  Nếu như không gian tự nhiên gợi đến cảm hứng về những miền đất mới, khơi gợi khát vọng chinh phục những vùng đất mới, khao khát tự do của nhân vật chính Luffy thì không gian văn hóa – xã hội, nơi chứa đầy những bất công, những cũng tồn tại tình thương cùng những điều tốt đẹp chính là điều khơi gợi cho Luffy ý chí tìm kiếm một thế giới hòa bình và công bằng. Ở mỗi đất nước, mỗi hòn đảo mà Luffy đặt chân đến luôn tồn tại mâu thuẫn và áp bức giữa tầng lớp thống trị - những kẻ mạnh, những kẻ mang năng lực, sức mạnh thần kỳ - với tầng lớp bị trị - những người dân yếu đuối. Ở các đảo, dân thường bị áp bức thường sẽ sống ở những khu vực ở rìa đảo, trong những ngôi nhà nhỏ bé, chật chội, ví dụ như những người dân ở thị trận Ebisu ở rìa vương quốc Wano thường xuyên bị bỏ đói. Trái ngược với những người dân yếu đuối, giai cấp thống trị ở các đảo là các hải tặc xâm chiếm đảm hay các thể chế chính trị bị chi phối bởi hải tặc thường sẽ có cuộc sống xa hoa trong các lâu đài ở trung tâm đất nước, hay ở trên một hòn đảo biệt lập ngay bên cạnh để kiểm soát quốc đảo đó. Ngoài ra, thế giới Onepiece cũng có những thể chế chính trị điều hành và kiểm soát thế giới, ví dụ như Hải quân, Chính phủ thế giới, Cơ quan tình báo, nhà ngục,… Ứng với mỗi cơ quan là một trụ sở với kiến trúc riêng biệt, độc đáo. Trụ sở của Tổng bộ Hải Quân là một pháo đài khổng lồ, trong khi đó nhà ngục Impel Down lại nằm dưới biển sâu và được chia thành nhiều tầng được lấy cảm hứng từ địa ngục. Các con tàu cũng là một không gian văn hóa đặc trưng của bộ truyện này. Ngay từ những hồi đầu tiên của truyện, hình ảnh các con tàu hiện lên với muôn vàn những hình dạng và chủng loại khác nhau như tàu chiến, tàu ngầm,… với màu sắc và họa tiết phong phú, đa dạng, độc đáo. Trừ những con tàu chiến thông thường của Hải quân, các con tàu của mỗi băng hải tặc lại có kích thước to nhỏ khác nhau, các con tàu càng to lớn thì số lượng thành viên của băng đó càng đông đảo và phần nào chứng tỏ được sức mạnh của băng hải tặc đó. Các cách trang trí, hình dạng của những con tàu cũng thể hiện phần nào biểu tượng của băng đó. Chẳng hạn như băng hải tặc Râu Trắng đi trên con tàu tên là Moby Dick có hình một con cá voi trắng khổng lồ được lấy cảm hứng từ hình ảnh con cá voi trắng Moby Dick trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Mỹ Herman Mellvine, hay các con tàu Yonta Maria và Santa Maria của băng hải tặc Columbus được lấy từ chính nguyên mẫu nhà thám hiểm người Bồ Đào Nhà Critoforo Columbus trong lịch sử. Trên mỗi con tàu đều có đầy đủ tiện nghi như kho dự trữ thực phẩm, nhà bếp, phòng nghỉ,… đến vườn tược hay phòng tập luyện thể thao… Bất kỳ con tàu nào cũng đều có rất nhiều đại bác để luôn chuẩn bị cho những trận chiến trên biển. Một số con tàu được thiết kế đặc biệt như tàu ngầm của băng hải tặc Heart, tàu Thounsand Sunny của băng Mũ Rơm có chứa rất nhiều máy móc robot, có động cơ phản lực nạp nhiên liệu bằng coca. Có thể nói những con tàu chính là hình ảnh tiêu biểu nhất của bộ truyện này. Tuy các cuộc chiến thường không diễn ra ở trên các con tàu, nhưng hình ảnh các con tàu được lặp đi lặp lại trong truyện chính là yếu tố dẫn dắt mạch phiêu lưu của câu chuyện. Sau các trận chiến, các thành viên còn sống sót trong băng hải tặc quay trở lại thuyền của mình để tiếp tục cuộc hành trình, giống như các nhân vật trong tiểu thuyết Đảo giấu vàng của Robert Louis Steveson. Một băng hải tặc được coi như là chấm dứt cuộc hành trình, bị loại ra khỏi cuộc đua kiếm tìm kho báu khi thuyền của họ chìm xuống đáy biển. Nhìn chung, không gian xã hội trong Onepiece mang những đặc điểm hết sức độc đáo, phong phú qua trí tưởng tượng của tác giả, đôi khi chúng được lấy cảm hứng từ các truyền thuyết, cổ tích hay các mã văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên có thể phổ quát thành một quy luật rằng kích thước của không gian sống sẽ ứng với vai trò và sức mạnh của nhân vật sở hữu chúng, nói cách khác không gian sống chính là thứ khẳng định đẳng cấp và sức mạnh của nhân vật trong truyện. Các nhân vật càng yếu thì không gian sinh tồn càng nhỏ bé, có nguy cơ bị chiếm hữu và thậm chí là không có không gian sinh tồn riêng mà bị tước đoạt đi sự tự do. Hành trình phiêu lưu, khám phá thế giới của Luffy và băng Mũ Rơm không chỉ đơn thuần là đi tìm của cải, vàng bạc châu báu mà còn là đi tìm sự tự do. Đi đến đâu, Luffy cũng giải phóng người dân của đất nước đó khỏi áp bức bóc lột, mang đến cho người dân trên quốc một không gian sống đúng nghĩa, nơi mà họ được làm chủ và không bị bóc lột. Có thể nói không gian văn hóa – con người trong truyện càng mở rộng, Luffy càng học được nhiều điều, càng tự do và sức mạnh của nhân vật này cũng ngày một lớn. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Onepiece phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

  Không gian tự nhiên Không gian tự nhiên của thế giới Onepiece chủ yếu là không gian biển cả và các hòn đảo, được khắc họa thông qua các sự kiện xoay quanh hành trình tìm kiếm và chinh phục hòn đảo cuối cùng (Laugh Tale) của băng hải tặc Mũ Rơm. Tuy nhiên hành trình đó không chỉ bao gồm không gian trên mặt biển mà còn là không gian dưới đáy biển và không gian trên trời. Mỗi hòn đảo, mỗi vùng biển mà bang hải tặc Mũ Rơm đi qua lại có những nét đặc trưng độc đáo khác nhau, không trùng lặp về khí hậu, hình dạng và địa lý. Đầu tiên là không gian trên mặt biển. Đây là không gian chiếm phần lớn dung lượng của bộ truyện. Các đảo trên biển đều có đặc điểm chung là được hình thành từ những phần đất liền nhô lên từ mặt biển. Mỗi hòn đảo lại có một hệ sinh thái riêng biệt cùng với những nét độc đáo về kiến trúc, văn hóa mà tác giả lấy ý tưởng từ những vùng đất hay những nền văn hóa của thế giới thực tại. Ví dụ như hòn đảo Alabasta mang những nét đặc trưng của vùng sa mạc với hệ thống các sa mạc cát và kim tự tháp, là một vùng đất rất ít mưa, thiếu nước ngọt, thực vật chủ yếu là xương rồng và cư dân chỉ tập trung sinh sống ở các ốc đảo, hay đảo Drum là một hòn đảo tuyết với một loạt những dãy núi, lấy nguyên mẫu từ vùng đất Nam Cực lạnh giá. Bên cạnh yếu tố khí hậu, một số hòn đảo lấy ý tưởng không gian từ văn hóa của các quốc gia trên thế giới, có thể kể đến như Wano quốc lấy nguyên mẫu từ đất nước Nhật Bản như hình ảnh những cánh rừng hoa anh đào đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Bên cạnh việc lấy ý tưởng từ các vùng đất hay nền văn hóa trên thế giới, tác giả cũng sáng tạo ra những hòn đảo độc đáo khác. Có thể kể đến như hòn đảo chia hai nửa, một nửa bị thiêu rụi bởi dung nham, nửa còn lại bị đóng băng; đảo được tạo nên từ những chiếc bánh ngọt Toto Land, nơi đây có những dòng sông làm bằng nước trái cây có màu khác nhau chảy thằng ra đại dương, hay đảo Zou là hòn đảo nằm trên lưng của một con voi cổ đại khổng lồ di chuyển dọc theo Đại Hải Trình, Thrilled Park là một hòn đảo có hình dạng của một con tàu nằm trong vùng tam giác quỷ Florian (lấy ý tưởng từ lời đòn về tam giác quỷ Bermuda ngoài thực tại), nơi sương mù dày đặc quanh năm, che khuất cả ánh mặt trời. Hệ thống động thực vật ở các hòn đảo cũng vô cùng độc đáo. Có những loài động thực vật rất sát với thực tế, có thể kể đến như các loài nấm, các cây cổ thụ, rừng hay các loài thú như hổ, chó, bò, cá sấu, lạc đà, khỉ,… còn có những loài động vật tưởng tượng khác như Kraken (lấy ý tưởng từ con thủy quái Kraken trong Örvar-Oddr, một câu chuyện của Iceland có từ thế kỷ XIII), các loài rắn trên đảo Amazon Lily, voi khổng lồ Zunisha có thể giao tiếp với người qua tâm trí hay loài khỉ đột ở đảo Thrilled Park có thể bắt chước và chiến đấu không khác gì con người. Tiếp đến là không gian dưới lòng đại dương. Không gian dưới lòng đại dương được khắc họa rõ nét và cụ thể nhất qua arc (chương) Đảo Người Cá. Hòn đảo này nằm ở độ sâu 10000m và gắn liền với rễ của một cây đước có kích thước khổng lồ. Ngọn của cây đước nằm ở đảo Sabaody và nó sẽ hấp thụ nguồn ánh sáng từ đỉnh để đưa đến rễ chiếu sáng toàn bộ đảo người cá. Kiến trúc đặc trưng của hòn đảo này là các rặng san hô, các dãy núi được đục sâu vào trở thành nhà của những người cá. Bên cạnh các loài sinh vật biển thường thấy ngoài đời thực, đáy biển còn là nơi cư ngụ của những con “Vua Biển”. Đây là những loài sinh vật biển to lớn đếc mức khổng lồ, có hình dạng riêng biệt chứ không có một Sea Kings nào có hình dạng giống nhau cả, một số có tay, chân, có gai hay có vây... nhưng tựu chung lại thì tất cả đều rất khác biệt và duy nhất. Cuối cùng là không gian trên bầu trời. Không gian này có những vùng mây dày đặc mà con người bằng các loại dụng cụ đặc biệt có thể lướt đi như lướt sóng. Vùng mây đó được gọi là White Sea, mang những đặc tính giống như biển cả. Không gian trên bầu trời được khắc họa rõ nhất qua arc (chương) đảo trên trời Skypiea. Đây là hòn đảo nằm trên thiên đường và cách mặt đất đến 10.000m, trong đó lớp dưới cùng gần nhất cũng khoảng 7000m. Trong các chuyến hành trình ở Grand Line, Skypiea là hòn đảo thứ sáu mà băng Mũ Rơm ghé thăm. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Onepiece phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Không gian nghệ thuật Sơ lược về thế giới trong Onepiece Không gian nghệ thuật trong Onepiece là không gian diện – không gian rộng lớn, trải dài theo hành trình phiêu lưu tìm kiếm kho báu trên các vùng biển lớn của nhân vật chính. Không gian nghệ thuật trong Onepiece chủ yếu là không gian đại dương, các hòn đảo và các sinh vật kỳ lạ, độc đáo. Có thể chia thế giới đó thành ba cõi: mặt biển, trên bầu trời và dưới lòng đại dương. Thế giới Onepiece cũng có hình dạng là hình cầu như trái đất ngoài thực tại, nhưng khác với trái đất thực tại có bảy lục địa và năm đại dương, thế giới của Onepiece chỉ có một lục địa duy nhất là Red Line (tạm dịch là Lục Địa Đỏ). Lục địa này bao quanh thế giới, trải dài từ Bắc đến Nam và chia thế giới thành hai nửa, còn lại được bao phủ bởi đại dương. Tuy nhiên con người trong Onepiece lại không sống trên lục địa Red Line mà sống tại các đảo trên đại dương bao la, chỉ có duy nhất các Thiên Long Nhân – giai cấp thống trị trong Onepiece được sống ở thánh địa Mariejois trên đỉnh của Red Line. Chạy dọc từ tây sang đông và vuông góc với lục địa Red Line như một đường xích đạo là Grand Line (tạm dịch là Đại Hải Trình). Đây cũng là tuyến đường chính mà các hải tặc sẽ phải đi qua để tiến đến kho báu Onepiece. Grand Line được chia ra làm hai phần bao gồm Paradise (Thiên Đường) nằm giữa Biển Đông – Biển Nam và New World (Tân Thế Giới) nằm giữa Biển Bắc – Biển Tây được ngăn cách bởi chính lục địa Red Line. Chạy dọc song song hai bên là Calm Belt (tạm dịch là Vành đai tĩnh lặng) – nơi không tồn tại bất kỳ dòng hải lưu hay luồng gió nào và là nơi cư trú của các quái thú khổng lồ gọi là Vua Biển Cả, chính vì vậy các thuyền hải tắc không thể vượt qua được nơi này. Bên cạnh không gian biển cả bao la trên bề mặt (Blue Sea), thế giới Onepiece còn có không gian trên trời (White Sea) và không gian dưới đáy biển. Đọc tiếp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Onepiece phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt: Onepiece, hay ở Việt Nam còn có một tên gọi khác là “Đảo Hải Tặc” là một bộ truyện tranh (manga) của Nhật Bản của tác giả Oda Eiichiro, ra mắt số đầu tiên vào ngày 19 tháng 7 và hiện tại vẫn đang được phát hành tại Nhật Bản và trên khắp thế giới với số lượng người hâm mộ đông đảo mà chủ yếu là giới trẻ. Bên cạnh dàn nhân vật đông đảo, đặc sắc, Oda Eiichiro đã vẽ nên một thế giới Onepiece vô cùng sống động, hấp dẫn với dòng thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại xoay quanh hành trình phiêu lưu đi tìm kho báu của băng hải tặc Mũ Rơm với thuyền trưởng là cậu thiếu niên Monkey D. Luffy. Onepiece là một tác phẩm có kết cấu chương hồi (arc – chap), có nghĩa là mỗi chương hồi sẽ mở rộng ra các chiều kích của tác phẩm. Không gian nghệ thuật trong Onepiece là một không gian đồ sộ, đa màu sắc, đa văn hóa với những hiện tượng kỳ bí, siêu nhiên. Thời gian nghệ thuật trong bộ truyện này tuy ít có sự chuyển biến, xáo trộn trong dòng thời gian tuyến tính nhưng góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình tượng các nhân vật. Từ góc độ ký hiệu học, bài viết này sẽ phân tích cấu trúc không gian, thời gian trong bộ truyện tranh Onepiece nhằm phần nào lý giải cho sức hút của bộ truyện này đối với công chúng. Mở đầu: Đứng từ góc độ loại hình nghệ thuật, ở đây có thể coi manga như là một loại hình nghệ thuật giao thoa giữa văn học và hội họa, giữa hai loại hình nghệ thuật không gian và thời gian, các tác giả vẽ truyện tranh không tập trung vốn ngôn từ của mình vào tả mà dành số từ đó cho việc diễn đạt các đoạn hội thoại của nhân vật theo cách trực quan nhất hay các phần tự sự của người dẫn chuyện. Trong một trang của truyện tranh, khoảng trống dành cho hội thoại (ngôn ngữ) bị hạn chế, thay vào đó, việc xây dựng thế giới là nhiệm vụ của hội họa – loại hình nghệ thuật không gian với những khung hình có tỷ lệ khác nhau. Điều đó giúp cho người đọc có thể hình dung về thế giới, về không gian, bối cảnh một cách trực quan nhất. Truyện tranh cũng mang những đặc tính của loại hình nghệ thuật thời gian giống như văn học. Truyện tranh cũng có cốt truyện, nhân vật và có dòng thời gian vận động theo sự sắp xếp và tổ chức của tác giả. Nhìn chung, truyện tranh là sự kết hợp giữa hai loại hình nghệ thuật truyền thống là hội họa và văn học nên chúng cũng mang những đặc điểm của một tác phẩm nghệ thuật, đó là được xây dựng dựa trên quan điểm của tác giả về thế giới, về con người. Thế giới trong Onepiece là một thế giới được lấy nguyên mẫu từ thế giới thực nhưng được sáng tạo, trở nên lạ hóa, kỳ bí hóa, thần kỳ hóa dưới bàn tay của tác giả. Thế giới đó cũng đầy đủ những trạng thái khắc nghiệt, những hiện tượng siêu nhiên là cơ sở tạo nên những mâu thuẫn xã hội được cài cắm trong cốt truyện. Diễn tiến theo mạch tuyến tính, thời gian trong Onepiece lại được xây dựng khá cố định, hầu như chỉ xoay quanh nhân vật chính để làm nổi bật hành trình phiêu lưu của nhân vật này. Đọc tiếp:  Không gian và thời gian nghệ thuật trong Onepiece phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Tại một thời điểm, kẻ sống ngoài vòng pháp luật trở nên chán nản đến mức tuyên bố với Dona Sol rằng “Thiên đường rõ ràng không chấp nhận với tình yêu của họ”, và do đó, anh ta sẽ “trả lại cô trái tim mà anh ta đã đánh cắp”. Chưa dừng lại ở đó, cao cả hơn cả tình yêu ở Hernani còn là danh dự. Giống như vị lãnh chúa thực sự của Tây Ban Nha trong thời kỳ hiệp sĩ, ông rất khao khát danh dự. Giống như Hotspur, anh ta "lấy danh dự xuống từ mặt trăng hoặc kéo nó lên từ đáy biển sâu." Sự trung thành hào hiệp của Hernani đối với lời thề đã khơi dậy quá khứ, và về mặt đó, thực sự là Lãng mạn. Bất chấp việc Dona Sol yêu cầu phá bỏ lời thề của anh ấy, điều mà cô ấy không coi là ràng buộc như lời cam kết tình yêu của anh ấy, anh ấy không thể thay đổi được, vì anh ấy cảm thấy buộc phải giữ lời thề của mình để bảo toàn danh dự của mình. Anh ta tuyên bố rằng anh ta sẽ không đi theo tội phản quốc. Giống như Antigone ngày xưa, anh ta tuân theo những gì anh ta cho là luật cao hơn và không chịu thua kém. Trong khi cơ thể của anh ta chết, linh hồn của anh ta chiến thắng và "trỗi dậy cùng người yêu của mình trong một chuyến bay thậm chí hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn." Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật nhất của anh hùng ấy thường bị các nhà phê bình cổ điển hiểu lầm nhất, là tính khí đĩnh đạc, một phần do cuộc sống của ông trên núi tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Mặc dù sự thể hiện tính khí như vậy có thể được gọi là trữ tình chứ không phải chính kịch, nhưng đồng thời nó cũng thực sự là Lãng mạn. Trong đất vang lên tiếng “người lữ hành của thiên nhiên”. Vì vậy, tình yêu của Hernani dành cho Thiên nhiên là tự nhiên và thực sự đại diện cho con người đương đại của nền văn hóa. Như những anh hùng lãng mạn khác, Hernani thể hiện bản thân bằng ngôn ngữ trữ tình. Anh ấy không chỉ bộc lộ cuộc sống tự nhiên và niềm đam mê của mình mà còn miêu tả thiên nhiên và các đối tượng bên ngoài. Những lời tâm tình của anh ta chứa đầy những vẻ đẹp hiện thực và những tình cảm cao cả, có một sức hấp dẫn nhất định của sự tươi mới và tuổi trẻ bất diệt, và thấm đẫm màu sắc của thời đại. Một trong những cảnh tình tứ của hau người, Hernani yêu cầu Dona Sol hát cho anh nghe, để làm anh say mê và thích thú, vì yêu và được yêu thật ngọt ngào. Bằng ngôn ngữ tượng hình và thơ mộng, anh ta nói với Dona Sol rằng nếu cô ấy ra lệnh cho ngọn núi lửa dập tắt ngọn lửa của nó, nó sẽ ngay lập tức đóng những miệng núi lửa đang hé mở và hai bên chỉ có hoa và cỏ xanh. Anh ấy yêu đồng cỏ, hoa, rừng và tiếng hót của chim sơn ca. Để trả lời cho một trong những bài thơ bùng nổ cuồng nhiệt của người yêu, Hernani thốt lên: "A, ai mà không quên được mọi thứ khi lắng nghe giọng hát thiên thanh ấy? Lời của bài hát trong đó không có gì còn sót lại của con người. Và em giống như một người lữ hành, người đi trên một dòng suối, lướt trên mặt nước vào một buổi tối mùa hè đẹp trời, và thấy trước mắt em là một ngàn bình nguyên đầy hoa, linh hồn tôi say mê đi lang thang trong niềm tôn kính của em. " KẾT LUẬN Thông qua vở kịch “Hernani” ta đã thấy rõ được bức chân dung tính cách của Hernani. Từ bức chân dung của nhân vật ấy, giá trị của lòng nhân đạo vượt lên trên cái ác, cường quyền, luật pháp hà khắc, lạnh lùng càng được tỏa sáng. Đoạn trích đã xây dựng nhân vật tương phản, đối lập, sử dụng các thủ pháp nghệ thuật của văn chương lãng mạn như ẩn dụ, so sánh, phóng đại. Đồng thời, đoạn trích cũng tạo ra cái chết bi thảm đầy thương tâm nhưng không gợi sự bi lụy. Yếu tố trữ tình ngoại đề có tác dụng khiến nhân vật phi thường lãng mạn thêm, tạo thêm nét trữ tình gợi cảm đối với người đọc. Như vậy, có thể kết luận rằng, “Hernani” là vở kịch tiêu biểu cho nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của trào lưu văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX. Với những giá trị nhân văn cao cả, sâu sắc, vở kịch “Hernani” sẽ còn mang giá trị trường tồn với thời gian. Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Cuối cùng, trong thảm họa, Hernani nhận ra quá muộn rằng sự tàn lụi của mình là do không trả thù được cho cha mình, mặc dù anh ta vẫn chưng từng quên điều đó. Hernani không chỉ sở hữu những huyễn hoặc xấu xa mà còn có những đức tính tích cực. Trong cảnh ân xá, nơi anh ta đã bỏ cái tên chết người của Hernani và lấy tên thật là John of Aragon, những tính xấu của anh ta như u sầu, ngờ vực, ghen tuông, hận thù và trả thù dường như đã bị trút bỏ. Cùng với đó, những đức tính cao quý của anh ta về tình yêu, sự cao cả và danh dự, những gì đã từng được nhìn thấy trước đây, được trở về. Ở đây có thể thấy sự đối lập tồn tại giữa con người thực và con người bỏ bọc của anh ta. Từ đó, Victor Hugo đã nhấn mạnh được sự kết hợp giữa hoàn cách và tính cách trong việc xác định số phận của anh ta. Trong số những đức tính tích cực cũng như tiêu cực giúp hình thành nên sự phức tạp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Hernani. Mặc dù các vị vua không phải là thiêng liêng đối với anh ta, mặc dù cơn thịnh nộ của anh ta bùng lên khi một vị vua xúc phạm anh ta, nhưng anh ta đã không ám sát Carlos, người mà anh ta có mối thù sâu đậm, mà bẻ gãy thanh kiếm của chính mình và với tinh thần hiệp sĩ của một lãnh chúa Tây Ban Nha. Khi ở trong cảnh ân xá, Hernani được đặt trong số những người được tha mạng, anh ta phản đối và tuyên bố rằng anh ta cũng là một quý tộc và do đó nên được đưa vào trong số những quý tộc không được ân xá. Anh hùng của chúng ta hết lần này đến lần khác thể hiện sự cao cả đối với Dona Sol, người mà anh ta không hề có ý định phơi bày trước cuộc sống khốn khổ ngoài vòng pháp luật hoặc những khi mà anh ta bị đe dọa. Anh coi việc “giật bông hoa từ vách núi khi rơi xuống vực” là một tội ác. Trong cảnh hành hương, khi anh ta nghĩ rằng mình đã đặt trái tim ngọt ngào của mình vào một vị trí thỏa hiệp, anh ta nhận tội cố gắng mang cô ra khỏi công tước cũ, nhưng tuyên bố dứt khoát rằng Dona Sol là người trong trắng. Trong cảnh ban công cuối cùng, khi Hernani nghe thấy tiếng nổ chết người của chiếc súng, anh đã cố gắng giữ kín sự thật với Dona Sol và tìm cách giải thoát cho cô khi chứng kiến số phận của mình. Anh ân cần đưa cô đi và giật mình trước sự trở lại bất ngờ của cô. Sau khi cô ấy uống lọ thuốc đọc, cô ấy bị đau dữ dội, Hernani đã nói với Gomez rằng “người phụ nữ bất hạnh này đáng lẽ phải được ra đi thanh thản hơn”. Hernani là người chung thủy trong tình yêu, là người chính anh hùng và có ý thức cao về danh dự. Đồng thời, anh ta cũng là người nhiệt thành, dịu dàng, đa cảm. Đối với anh ấy, tình yêu là một cái gì đó thiêng liêng, lý tưởng, siêu việt, “là sự tiên đoán và báo trước về một sự kết hợp tâm linh trong một thế giới khác bên ngoài bầu trời”. Trong tâm trạng u uất, tình yêu của anh là tình yêu thực sự cụ thể của thời kỳ Lãng mạn, chứ không phải tình yêu trừu tượng hay hiệu ứng đơn thuần của tình yêu được các nhà văn cổ điển thể hiện. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Hernani là hát melan choly. Đó không phải là nỗi bi hài của Jaques, cũng không phải là nỗi sầu muộn của Alceste, hay Timon của Athens, mà tôi là nỗi sầu bi quan của Hamlet. Anh ta đôi khi ảm đạm và thất thường, và nỗi bất hạnh của anh ấy trở thành đêm, khiến anh ấy lao vào. Anh ta có một "biển rắc rối" mà anh ta buộc phải đấu tranh. “Có một cái gì đó trong tâm hồn anh ấy O'er mà nỗi sầu muộn của anh ấy nằm trong lòng, Và tôi nghi ngờ về cửa sập và tiết lộ Sẽ có một số nguy hiểm.” Nỗi buồn trầm ngâm của Hernani được mang lại bởi cả những rủi ro của chính anh ta và của những người khác. Ý chí của anh ta bị cản trở bởi các thế lực bên ngoài chính mình, và anh ta không thể rũ bỏ cái chết chóc đang đeo đuổi anh ta cả ngày lẫn đêm. Nỗi buồn của anh ấy trở nên sâu sắc, và một nỗi đau đen đủi lan tràn trong cuộc sống của anh ấy, đến nỗi anh ấy nhận ra mình như một năng lượng vô thức . Cái chết của người tình báo hiệu cho anh ta một "kết thúc u ám cho một cuộc sống u ám." Hernani nhận ra "gót chân Asin" của chính mình và có trực giác về số phận chết chóc của mình sẽ ập đến. Từ chủ nghĩa định mệnh này khiến anh ta phát triển chứng u sầu, dẫn đến nghi ngờ, không tin tưởng, bất cần và yếu đuối. Tuy nhiên, ngay sau khi anh ta được ân xá, lấy lại được lâu đài của tổ tiên, người tình cũng được thả, Hernani đã trở lại, nỗi buồn u ám của anh ta biến mất, cũng với đó là một tâm hồn tràn đầy hạnh phúc và hy vọng. Tuy nhiên, không lâu sau đó, khi nghe thấy vụ nổ chết người, anh nhận ra rằng mình vẫn chưa xong với cái tên chết người của mình- Hernani, và lại chìm vào bóng tối, u uất và tuyệt vọng. "Vết thương cổ tưởng chừng đã khép lại lại mở ra" và anh ta chết. Hành động hấp tấp của anh ta, mặc dù chỉ đơn giản là một sai lầm trong phán đoán, được thực hiện dưới sự thúc đẩy của thời điểm này, thế nhưng sau đó lại là hậu quả chết người. Hernani không chỉ u sầu, mà, giống như tất cả các nhân vật u ám, anh ta không có lòng tin tưởng và cùng với đó là sự ghen tị. Anh ấy ghen tị với những nụ hôn của công tước già, người mà Dona Sol đã hứa hôn. Một ví dụ về sự ngờ vực của anh ấy được thể hiện trong cảnh hành hương khi Dona Sol xuất hiện trong trang phục cô dâu. Hernani cải trang mỉa mai chúc mừng cô ấy và mỉa mai ngưỡng mộ những loại trang sức khác nhau chứa trong hòm lễ vật. Chẳng hạn, anh ta tuyên bố rằng "chiếc vòng tay rất hiếm, nhưng nó hiếm hơn một trăm lần so với người phụ nữ, dưới một đôi mày trong sáng, che giấu một kẻ phản bội, một trái tim giả dối. " Khi cô nói với anh ta rằng ở dưới cùng của hòm sính lễ có con dao găm mà cô đã giành được từ Don Carlos, người đang cố gắng để mang cô đi, Hernani ngã xuống sám hối dưới chân cô và cầu xin cô trấn an trái tim nghi ngờ. . Trong một lần khác, khi cô bất ngờ xuất hiện tại lăng mộ, anh nhìn cô với vẻ ngờ vực không che giấu được. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng sự ghen tuông của Hernani thuộc kiểu Lãng mạn. Nó không dựa trên bất kỳ bằng chứng thực tế nào hoặc thậm chí dựa trên bất kỳ nghi ngờ phản bội nghiêm trọng nào mà là do tâm hồn bệnh tật và rắc rối của anh ta gây ra. Nó không độc hại như của Othello hay Gomez; ngược lại, tên cướp liều mạng lo sợ rằng mình có thể làm hại người yêu của mình. Cuối cùng, trong cảnh ân xá, khi anh ta từ bỏ tên Hernani và lấy tên công tước của mình là John of Aragon, sự ghen tị của anh ta biến mất cùng với những đam mê xấu xa khác của anh ta. Mạnh mẽ hơn sự ghen tuông của Hernani là lòng căm thù và mong muốn trả thù của anh ta. Trong nhiều năm, anh đã nuôi dưỡng lòng căm thù của mình, nguyên nhân đầu tiên là do cha của Carlos giết cha anh, và một lần nữa bởi thực tế là nhà vua là đối thủ của anh trong cuộc chiến giành nàng Dona Sol. Giữ lời thề thời thơ ấu của mình Hernani đã theo Don Carlos với mục đích dằn mặt để trả thù. Anh ta đè nén lòng căm thù của mình một cách quyết liệt khi bắt gặp nhà vua đang thực hiện hành động cưỡng bức Dona Sol để biến cố biến nàng thành hoàng hậu của mình. Trước nghệ thuật về nhân vật đó trong hành động anh ta lưỡng lự giữa yêu ghét, nhưng cuối cùng quyết định chính là phải trả thù. Sau đó, khi Carlos chiếm đoạt Dona Sol, khao khát trả thù của Hernani quay trở lại và khiến anh ta phải thực hiện lời thề chết chóc; nhưng sau này, khi anh ta được hoàng đế ân xá, lòng căm thù của anh ta biến mất, và hành động của anh ta do đó không còn bị ảnh hưởng bởi sự thèm muốn báo thù của anh ta nữa. Đọc tiếp: Quan niệm của văn học lãng mạn phương Tây phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Quan niệm nghệ thuật về nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX thông qua phân tích nhân vật Hernani trong vở kịch cùng tên của Victor Hugo Victor Hugo - đại văn hào người Pháp, người được mệnh danh là “cây bút chủ nghĩa lãng mạn vĩ đại nhất mọi thời đại” đã để lại cho kho tàng văn học Pháp nói riêng và kho tàng văn học thế giới nói chung một lượng tác phẩm nghệ thuật khổng lồ mang giá trị tư tưởng sâu sắc. Với quan điểm rõ ràng ngay từ thời niên thiếu “Hoặc là trở thành Chateaubriand hoặc không gì cả!”, Victor Hugo đã thể hiện ý chí cũng như niềm yêu thích của ông đối với trào lưu văn học lãng mạn. Suốt cuộc đời hoạt động chính trị, sáng tác văn chương, Victor Hugo đã để lại cho kho tàng văn học thế giới những tác phẩm thuộc chủ nghĩa lãng mạn kinh điển nhất mọi thời đại như “Thằng gù nhà thờ đức bà”, “Thằng cười”, “Ngày cuối cùng của một tử tù”,…. Thế nhưng, “Hernani” được xem là vở kịch mang đặc trưng thời đại tiêu biểu cho ngòi bút Victor Hugo, là mẫu mực cho chủ nghĩa văn học lãng mạn. Trong một nghiên cứu quy nạp về một nhân vật kịch, có một số quy tắc giải thích nhất định cần được quan sát, trong đó những điều sau đây là rõ ràng và bắt buộc nhất. Đầu tiên, phải có sự thống nhất hữu cơ. Từ các hành động, lời nói từ tất cả các chi tiết cụ thể về hành vi và ảnh hưởng của nhân vật và từ thái độ của các nhân vật khác đối với nhân vật góp phần hình thành nên một nhân vật nhất định, duy nhất, được thúc đẩy bởi ít nhất một ý tưởng đơn giản. Tiếp đó, để xây dựng nhân vật, tác giả phải diễn giải đầy đủ, giới thiệu tất cả các chi tiết, bằng chứng, dù trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ, nhân vật của Hamlet được tiết lộ cho chúng ta không chỉ bởi những gì anh ta làm hoặc thậm chí không làm được, mà còn bởi thái độ của các nhân vật kịch khác đối với Dane. Trong L 'Avare, chúng ta đã biết một số khía cạnh về tính cách của kẻ khốn nạn thông qua bằng chứng gián tiếp về những đứa trẻ và những người hầu của hắn; ví dụ, khi một trong những người sau thông báo cho Harpagon hám lợi về việc anh ta được hàng xóm coi như thế nào. Hơn nữa, bằng chứng gián tiếp đôi khi được nhấn mạnh bằng các yếu tố nhân vật hoặc sự tương phản về tính cách, như có thể thấy trong trường hợp của các nhân vật như Portia và Nerissa, Antigone và Ismene, hoặc Hernani và Don Carlos. Một lần nữa, lĩnh vực này có thể được mở rộng hơn nữa để thu hút các nhóm nhân vật, chẳng hạn như một nhóm sống ngoài vòng pháp luật, một nhóm âm mưu hoặc một nhóm những người yêu nước. Tất cả các phương pháp thu thập bằng chứng khác nhau này có thể được sử dụng để đạt được sự đánh giá công bằng và cách giải thích đầy đủ về một nhân vật chính kịch cá nhân. Vì vậy, nhân vật đầu tiên trong Hernani của Victor Hugo được nghiên cứu và giải thích là chính anh hùng. Hernani không phải là mộn nhân vật trừu tượng, một loại đơn thuần; anh ta là một cá nhân cụ thể, có những đam mê và cảm xúc mâu thuẫn khác nhau và được thúc đẩy bởi sự phức tạp của các động cơ dẫn đến hành động. Chúng ta có thể thấy được thông tin chắc chắn về tiểu sử, con người thậm chí là nghề nghiệp hiện tại cũng như môi trường xung quanh của anh ấy. Khi một đứa trẻ, anh ta đi chân trần trong rừng, và khi còn là một đứa trẻ đã tuyên thệ trả thù cho cha mình, người đã bị xử tử trên đoạn đầu đài bởi cha của Don Carlos. Tên cướp trẻ để râu, vẻ ngoài kiêu kỳ, mặc một chiếc áo choàng lớn, đội mũ và đeo bằng da, mang theo một thanh kiếm, dao găm và sừng, và thay đổi trang phục của mình cho phù hợp với thời điểm. Anh ta nghèo, chẳng có gì khác ngoài không khí, ánh sáng ban ngày, nước và lí tưởng sống của mình. Hernani sống giữa những kẻ ngoài vòng pháp luật trên núi, ngủ trong cỏ, uống rượu trên núi cảm nhận mọi thứ bằng các giác quan: mắt, giọng nói, bước đi, âm thanh, và khi nghe, những quả bóng rít bên tai anh ta, "Xã hội đã lưu đày anh ta thành một kẻ ẩn dật." Anh ta được gọi là một đối tượng nổi loạn và bị nhà vua, người mà anh ta đang đối đầu phát lệnh cấm. Người thanh niên lưu vong cảm thấy rằng nhiệm vụ cấp thiết của anh ta là trả thù cho cha mình, và bằng cách giết chết nhà vua, anh ta đã dấn thân vào chính nghĩa. Để thực hiện mục đích của mình, Hernani giả dạng một tên cướp cũng giống như Hamlet giả dạng Fiesco điên loạn. Mặc dù ở trong lớp ngụy trang này, anh ta không trở nên thô tục mà vẫn là một người vĩ đại bởi bên trong anh ta vẫn là cả mục đích sống, lí tưởng sống cao đẹp. Tuy nhiên, bởi vì mối thù giết cha, Hernani đương nhiên đi vào xung đột với kẻ cầm đầu vương quốc. Kết quả của cuộc xung đột kịch tính này, chúng ta bị thúc đẩy bởi những động cơ nhất thiết là mâu thuẫn và thể hiện nhiều giai đoạn rõ ràng không nhất quán giữa nhân vật thực và nhân vật giả định của anh ta. Trong hai vai kẻ cướp và chúa tể của mình, anh ta trải qua cuộc xung đột giữa tình yêu và nghĩa vụ, bị theo đuổi bởi một nỗi buồn sâu sắc, u sầu, bi quan, không có mục đích, trống rỗng, châm biếm, không tin tưởng, ghen tị, hận thù, trả thù, đồng lòng bốc đồng, hào hiệp, sở hữu ý thức cao về danh dự, anh hùng những cũng là người thủy chung với tình yêu, đa cảm, thơ mộng. Anh ta cũng là một người đàn ông trong đêm, một kẻ lang thang trên mặt đất. Nói một cách dễ hiểu, Hernani là một anh hùng lãng mạn, hóa thân bởi nhân vật kép của anh ta là chúa tể và tên cướp, những cảm xúc, đam mê, khát vọng, nghi ngờ và cuộc nổi dậy của người đàn ông với những tâm lí phức tạp. Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

NỘI DUNG Khái quát về đặc điểm xây dựng nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX Khái quát về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học Nhân vật là một yếu tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi tác phẩm văn học. Để xây dựng thành công một hình tượng nhân vật, các nhà văn phải xây dựng, khai thác nhân vật từ đa chiều, đa góc độ: từ xuất thân, đến ngoại hình, đến tình huống,… Tuy nhiên, để xây dựng một hình tượng nhân vật thành công, tác giả cần khắc họa được rõ nét về tính cách đặc trưng của nhân vật. Như Hegel đã từng nói, “Tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức” và Dostoievski cũng đã từng khẳng định “Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách”, tính cách là một yếu tố vô cùng quan trọng trong khắc họa hay xây dựng hình tượng nhân vật. Tính cách chi phối mọi hành vi, lời nói, hành động, tâm lý hay phẩm chất của con người. Bởi vậy khi khắc họa thành công tính cách đặc thù của nhân vật, nhà văn đã thành công trong xây dựng nhân vật. Đặc điểm xây dựng nhân vật trong văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX Tác giả Aurore Dupin đã từng cho rằng “văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX thường đi sâu vào khắc họa tính cách nhân vật. Tính cách nhân vật trong văn học lãng mạn không phải định hình, cũng không đọng lại ở loại hình, mà phải mang cá tính sắc nét” [4]. văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX khắc họa nhân vật là “con người nếm trải”, họ có lý trí, có phẩm chất, thậm chí là những bi kịch như trong cuộc sống của con người. Đồng thời, Nhân vật trong văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX cũng được xây dựng thông qua sự chiêm nhiệm về thời thế, cuộc đời, con người, đôi khi là qua quá trình diễn biến tâm lí, tiểu sử cá nhân. Nhân vật trung tâm trong các sáng tác thuộc trào lưu văn học lãng mạn thường là những con người phản kháng, đấu tranh để thoát khỏi áp bức, bất công, hướng tới một tương lai tốt đẹp. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX mang tính cổ điển, nhân vật nhất quán với tính cách của mình. Tính cách của các nhân vật cũng thường được đẩy tới những thái cực đối lập nhau, có sự tương phản rõ rệt. Tuy nhiên, theo Daphnee Vigny “Nghệ thuật xây dựng nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây ở thế kỉ XIX không chú ý xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nó là cá nhân dị biệt, ngẫu nhiên, bất chấp sự vận động của hoàn cảnh khách quan”. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

MỞ ĐẦU Từ lâu, văn học đã trở thành một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nó nuôi dưỡng và đồng hành cùng với từng thời kì phát triển nhận thức của con người. Mỗi người chúng ta, kể từ khi sinh ra cho tới khi trưởng thành rồi già nua đều phải trải qua quá trình biến đổi trong tâm tư và tình cảm. Chính sự biến đổi này đã tạo nên nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ của con người. Vừa vặn, văn học lại chính là một “món ăn tinh thần” đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thẩm mỹ ấy. Không những giúp con người nuôi dưỡng thế giới nội tâm, khơi dậy những tâm tư tình cảm, văn học còn cung cấp cho con người những tri thức về xã hội, đời sống, lịch sử của nhân loại qua các thời đại khác nhau. Bởi vậy, văn học từ lâu đã trở thành một yếu tố không thể tách rời đối với đời sống tình cảm của con người. Một khi nhắc tới văn học, ta không thể không kể đến văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX - một trào lưu văn học lớn đem lại những thành tựu rực rỡ trong suốt lịch sử văn học không những ở phương Tây mà còn của toàn thế giới. Trái ngược với chủ nghĩa hiện thực, với quan niệm “lấy lí tưởng đẹp đẽ để thay thế hiện thực thiếu thốn”, trào lưu văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX không đi sâu vào khai thác hiện thực xã hội một cách chân thật, chi tiết mà tập chung toàn lực để thể hiện những lí tưởng cao đẹp. Có thể nói rằng, văn học lãng mạn, đặc biệt là văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX là biểu hiện đặc trưng, là bản chất của văn học. Nó đi sâu vào truy tìm lí tưởng sống cao đẹp của con người, hướng con người tới hạnh phúc, đưa con người chạm tới lối sống “chân - thiện- mĩ”. “Hernani” của Victor Hugo là một trong những vở kịch mang dấu ấn thời đại sâu sắc nhất trong trào lưu văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX. Ngoài giá trị văn chương xuất chúng, tác phẩm còn mang những triết lí sâu sắc về lí tưởng sống của con người mang giá trị trường tồn trong mọi thời đại. Với nghệ thật xây dựng nhân vật mang tính đặc trưng cho trào lưu văn học lãng mạn thế kỉ XIX, kết hợp cùng những nét bút tài hoa và tư tưởng tiến bộ vượt thời đại của Victor Hugo, vở kịch đã đem lại nhiều giá trị nhân văn cao cả và sâu sắc. Cũng chính vì lẽ đó, vở kịch “Hernani” nhận được sự yêu thích của số đông khán giả và được công diễn ở nhiều nơi trên thế giới. Cho đến tận bây giờ “Hernani” vẫn là một vở kịch kinh điển làm nên tên tuổi của Victor Hugo. Từ những cơ sở thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài “Quan niệm nghệ thuật về nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX thông qua phân tích nhân vật Hernani trong vở kịch cùng tên của Victor Hugo” Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

  Hình thức lời văn Lời văn của light novel, như đã nói ở trên, đa số là những lời đối thoại dài, hoặc lời độc thoại, độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ sinh hoạt đời thường được sử dụng nhiều. Đây cũng là một đặc trưng khá tiêu biểu của truyện tranh, một loại hình sử dụng hình vẽ và lời để xây dựng cốt truyện, rất ít lời dẫn, lời kể hay miêu tả (đã được thay thế bằng hình ảnh). Đến Cô gái văn chương, có thể thấy một sự nỗ lực rất nhiều trong việc mang chất văn vào một thể loại có nhiều sự pha tạp. Số lượng lời nhân vật (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) đã được phân chia đều hơn với lời kể, tả, trần thuật của người kể truyện. Tác giả cũng đã rất dụng tâm khi cho nhân vật chính của mình, Amano Tooko, là một Cô gái văn chương, có những lời thoại rất sâu sắc, đậm tính phân tích và cả chất thơ. Ví dụ như những đoạn mà Tooko tả về “hương vị” của những quyển sách cô “ăn”, đẹp như một bức tranh cắt nghĩa về tác phẩm: “Ngôi mộ cúc dại có vị như một trái mơ mới hái trên cây ấy”, “cứ như chị đang đi bên bờ những thửa ruộng lấp lánh ánh chiều, đầu ngón tay nhẹ nhàng mân mê một quả mơ nhuộm đỏ màu nắng… Lớp vỏ mỏng vỡ ra, vị chua thanh mát dịu dàng kèm vị ngọt hạnh phúc hòa vào đầu lưỡi, vị đắng thoáng qua…” hay “Những tác phẩm kinh điển luôn có vị ngon của loại rượu vang ủ lâu năm vậy”, “Món ăn của Sagan có phong vị tao nhã của vùng đô thị…” Trong truyện, xen giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật trong cốt truyện chính là lời của một nhân vật khác bí ẩn, không biết rõ của ai. Những đoạn như vậy xuất hiện cách quãng cho đến khi chân tướng được phơi bày. Ví dụ như ở tập 1 là lời của Takeda và của Shuuji, tập 2 là lời của Amemiya hay Maki… Cách sắp xếp lời văn và cấu tứ văn bản như vậy hẳn nhiên là ảnh hưởng của phong cách trinh thám. Việc này tỏ ra hiệu quả trong việc “giữ chân” độc giả cho đến phút cuối của tác phẩm. Kết luận Light novel là một thể loại mới, một vùng đất màu mỡ cho các tác giả. Tác phẩm Cô gái văn chương của Nomura Mizuki cho thấy sức hấp thu mạnh mẽ của light novel đối với những thể loại đi trước nó và sức mạnh của nó khi kết hợp được nhiều phương thức biểu đạt trong mình. Việc tự sự bằng ngôn ngữ và tự sự bằng tranh phát huy hiệu quả đến mức tối đa khi dung hợp được cả ưu điểm của văn học và hội họa. Light novel hẳn nhiên sẽ còn tiến xa trong sự phát triển của văn học đương đại, kéo theo nhiều vấn đề đáng chú ý cho giới nghiên cứu, mà bài viết này là một nỗ lực trong việc làm rõ hơn về thể loại này. Đọc tiếp: Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Sự hòa quyện giữa văn học trinh thám, và hội họa tạo nên sự khác biệt Nhân vật Nhân vật Sự kết hợp của văn học và hội họa, nhất là đặc điểm của tiểu thuyết trinh thám và truyện tranh Nhật Bản trong Cô gái văn chương đã tạo ra những yếu tố cấu thành mới mẻ cho bộ light novel này. Hình tượng nhân vật Inoue Konoha và Amano Tooko được xây dựng từ các yếu tố giống như khi xây dựng nhân vật chính trong truyện tranh. + Konoha : main (nhân vật chính) phổ biến trong Shonen manga – loại manga cho nam giới. Quá trình từ một hikikomori, một người khép mình vì vết thương lòng trong quá khứ đến một chàng trai trưởng thành và đáng tin cậy chính là cách phát triển nhân vật chính phổ biến trong Shonen. + Tooko: main phổ biến trong Shoujo manga - loại manga cho nữ giới. Những tâm tình thiếu nữ, sự chín chắn của nhân vật được lột tả rõ nét. Tooko và Konoha, cũng như các nhân vật khác trong tác phẩm, đều là những nhân vật nếm trải – kiểu loại nhân vật đặc trưng của tiểu thuyết. Họ có sự vênh lệch giữa bên trong và bên ngoài, sự phức tạp và bí ẩn trong hành động, lời nói và nội tâm. Đơn cử như nhân vật nam chính Konoha, một người được nhận xét và hòa nhã, dịu dàng, điềm tĩnh, nhưng ẩn giấu bên trong là một nội tâm dữ dội, giằng xé đến đau đớn, nội tâm phức tạp và nhiều ẩn khuất. Bóc tách nhân vật từ câu chuyện bi thảm trong quá khứ đến những diễn biến trong tương lai là một cách khắc họa không xa lạ gì của tiểu thuyết. Konoha từng là một tác giả ẩn danh nổi tiếng, được mệnh danh là “nữ tác giả thiên tài”, nhưng đó cũng là điều khiến cậu mất đi Miu – người mà cậu luôn yêu mến. Konoha của hiện tại đã kết bạn với Tooko, đã làm những chuyện khá điên rồ: viết truyện tam đề cho Tooko ăn, cùng cô điều tra những vụ án bí ẩn… và cuối cùng, thoát ra khỏi nỗi ám ảnh thường trực để đi đến một tương lai mới với Tooko. Tooko và Konoha là hai người điều tra xuyên suốt trong toàn truyện. Mỗi tập sẽ có những vụ án khác nhau, nhưng người điều tra sẽ không thay đổi. Việc xây dựng nhân vật người điều tra như vậy khá điển hình trong các tác phẩm trinh thám. Bộ đôi “thám tử học đường” này không có lẽ bắt nguồn từ cặp đôi thám tử - trợ lý nổi tiếng Sherlock Holmes và bác sĩ Watson với cách xây dựng khá tương đồng: Nhân vật Sherlock Holme (toàn tập) Cô gái văn chương Thám tử Sherlock Holme Amano Tooko Trợ lý Bác sĩ Watson Inoue Konoha Người kể chuyện Bác sĩ Watson – người kể ngôi thứ nhất xưng “tôi” Inoue Konoha – người kể ngôi thứ nhất xưng “tôi”   Có thể thấy sự kết hợp hài hòa đến mức tự nhiên đặc điểm nhân vật của nhiều thể loại khác nhau trong một tác phẩm light novel. Đây là một lợi thế, cũng là một thử thách dành cho thể loại mới mẻ này. Hình thức cấu trúc Light novel có một hình thức chung, đó là xuất bản dưới dạng series – chuỗi, nhiều tập truyện trong một tác phẩm. Với Cô gái văn chương, light novel này chia làm 8 tập (không tính ngoại truyện). Mỗi tập sẽ nói về một vụ án khác nhau, với dàn nhân vật chính sẽ xuất hiện xuyên suốt làm sợi dây gắn kết câu chuyện. Hình thức này khá quen thuộc với các dạng tiểu thuyết dài tập, tuy nhiên, dung lượng mỗi tập của nó thường chỉ bằng một nửa, hoặc 2/3 một tập tiểu thuyết. Cô gái văn chương được xây dựng giống những series điều tra phá án có trong nhiều tiểu thuyết phương Tây, như Sherlock Holme của Sir Conan Doyle, xoay quanh thám tử cùng tên, hay các tác phẩm của Agatha Christie – xoay quanh thám tử Poirot. Mỗi tập truyện đều sẽ lặp lại phần cốt truyện chính xuyên suốt toàn series. Ở Cô gái văn chương, tập nào cũng có phần mở đầu, thường được viết theo kiểu “Hồi ức như sự tự giới thiệu – tôi là…”. Phần này sẽ kể về Konoha, và vấn đề quá khứ của cậu ta cùng với việc gặp gỡ, ở bên Amano Tooko trong hiện tại. Như vậy, độc giả dù có đọc bất cứ quyển nào trong toàn tập, họ cũng sẽ hiểu được câu chuyện đang viết gì, có những nhân vật như thế nào, mà không cần phải đọc lần lượt từ đầu đến cuối tác phẩm. Việc này xuất phát từ việc các light novel cũng thường được đăng dài kì trên báo. Để độc giả không quên phần trước hoặc thu hút độc giả mới, tác giả thường xuyên “nhắc nhở” độc giả của mình. Đọc tiếp: Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 7

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Dấu ấn truyện tranh trong Cô gái văn chương: Hội họa như là sự bổ trợ Sự khác biệt lớn nhất giữa các tác phẩm văn học và light novel là số lượng hình minh họa. Cứ khoảng mỗi 20 – 30 trang trong một quyển light novel sẽ lại có một hình minh họa cho tình huống đang diễn ra trong câu chuyện. Bìa truyện thường được tô màu bắt mắt để thu hút khách hàng. Tầm ảnh hưởng của người họa sĩ vẽ minh họa là rất lớn trong việc xuất bản light novel, vì một số độc giả đưa ra chọn lựa hoàn toàn dựa vào nét vẽ trên bìa truyện. Hình ảnh minh họa góp phần rất lớn trong việc vẽ ra hình tượng nhân vật mà tác giả muốn xây dựng, cũng như phụ giúp chuyể n tải dữ liệu từ câu chữ thành hình ảnh trong trí tưởng tượng của người đọc. Minh họa trong light novel thường được lấy cảm hứng từ manga – một loại truyện tranh của Nhật Bản. Đây là phong cách gần như được đóng khung cho thể loại này, mang đậm dấu ấn của quốc gia mà nó được sinh ra. Sự kết hợp hội họa và truyện chữ là một việc khá lí tưởng khi có thể tận dụng được ưu điểm của cả hai loại hình văn học và hội họa. Hình tượng nhân vật cũng được khắc họa qua mặt này rất tốt. Có thể thấy, hình tượng cô gái văn chương với hai bím tóc tết thật dài, mặc đồng phục mang nét đẹp cổ điển được tác giả miêu tả trong truyện, nhờ những hình ảnh minh họa, đã hiện lên trong mắt người đọc một cách rõ ràng nhất. Đường nét, màu sắc và nhiều hiệu ứng chỉ truyện tranh mới có đem đến một phần nhìn sống động hơn cho câu chuyện, cũng như khắc họa nổi bật được nhiều phân cảnh quan trọng, khiến người đọc hình dung rõ ràng hơn những điều đang xảy ra. Đọc tiếp: Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Tương tự với phần Cô gái văn chương và & hồn ma đói khát lấy cảm hứng từ Đồi gió hú (Wuthering Heights) của nữ văn sĩ người Anh Emily Bronte. Nạn nhân của tập truyện không chỉ là Takashi – người chồng bị Kayano phản bội & em gái ông – người vợ bị Kusrosaki phản bội. Nạn nhân lớn nhất là Amemiya – người bị Kurosaki hành hạ để trả thù người mẹ Kayano, bị bắt làm thế thân của mẹ, cuối cùng lại biết mẹ đã phản bội bố và kẻ ác ma kia lại là bố ruột mình. Đau đớn hơn, Amemiya lại nảy sinh tình cảm không nên có với Kurosaki. Đạo đức, luân lý, tình yêu, hận thù xoay xung quanh các nhân vật khiến tập truyện tương đối nặng nề. Đó là một câu chuyện giống với Đồi gió hú, nhưng cũng không giống. Ít nhất, đời sau của họ đã biết đứng lên, phản kháng lại vận mệnh và được tự do. Tuy nhiên, không phải phần nào cũng là những vụ án nặng nề, một số tập truyện cũng có cốt truyện tuy nặng nề nhưng mở ra tương lai tươi sáng. Tập 3, Cô gái văn chương & gã khờ bị trói buộc nói về Tình bạn – một vở kịch của Mushanokouji Saneatsu, trong hiện thực được ấn định vào ba nhân vật Akutagawa, Konishi Mayuri (sau là Sarashina) & Igarashi. Mối quan hệ tay ba giữa một bên là người mình thích, người mình cần bảo vệ Sarashina và một bên là người anh mình tôn trọng Igarashi khiến Akutagawa đau khổ, giống như nhân vật Oyjima trong vở kịch kia. Thêm vào đó là mối quan hệ rắc rối thuở nhỏ của Akutagawa với Sarashina (chính là Konishi lúc nhỏ) và Kanomata Emi – một người bạn khác, khiến mọi chuyện tưởng như vô cùng rối rắm. Akutagawa thích Koníhi hồi tiểu học, coi Kanomata là bạn nhưng Konishi lại hiểu nhầm, dẫn đến nhiều tội lỗi nghiêm trọng. Nhưng cuối cùng, nó đã được hóa giải bằng tình yêu thương, bằng tâm hồn mạnh mẽ, và điều mà người đọc cảm nhận được sau tất cả vẫn là những tình cảm chân thành trong tình bạn. Việc lấy cảm hứng từ các tác phẩm chủ đề như trên hẳn nhiên ảnh hưởng đến cách thức mà truyện triển khai. Tác giả đã để cho “thám tử” của mình vận dụng nội dung của các tác phẩm văn học vào việc phá án. Tooko đã áp dụng Mất tư cách làm người để phá vụ của Shuuji và Takeda, áp dụng Đồi gió hú để phá vụ của Amemiya Hotaru hay diễn vở Tình bạn với Akutagawa và viết nên một cái kết khác, giải phóng cho cậu ta khỏi ám ảnh quá khứ và hướng đến tương lai. Những sự thật về Konoha, về Miu, về Kotobuki Nanase… đều được khắc họa nên bởi cách thức như vậy. Sau này, chính Tooko cũng dùng những câu chuyện để giải thích cuộc đời có phần rối rắm và phức tạp của mình. Mỗi người tưởng như đơn giản nhưng đều có một câu chuyện phức tạp phía sau. Nhờ vậy mà light novel được coi là một tác phẩm trinh thám học đường này phản ánh được một phạm vi hiện thực tương đối rộng lớn, toàn cảnh, từ gia đình đến trường học, rộng ra hơn là toàn xã hội. Mở rộng hơn, các tác phẩm được cô gái văn chương Amano Tooko giới thiệu đem đến một lượng lớn thông tin về văn học. Các yếu tố như truyện Tam đề, lễ hội hoa anh đào,… cũng góp phần làm rõ, khắc sâu những đặc điểm về văn học, nghệ thuật và văn hóa người Nhật với độc giả, nhất là độc giả nước ngoài. Đọc tiếp: Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Tác phẩm văn học như là cảm hứng xây dựng chủ đề Là thể loại mang tính giải trí, ban đầu light novel được đánh giá không cao về chất văn trong các tác phẩm. Theo thời gian, các tác giả dần chú ý hơn đến việc viết thể loại này đúng theo thi pháp tiểu thuyết, trong khi vẫn giữ những đặc trưng riêng. Cô gái văn chương chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tác phẩm văn học kinh điển. Mỗi tập truyện lại được lấy cảm hứng từ một tác phẩm chủ đề nổi tiếng.   Tập Tác phẩm chủ đề Tập 1: Cô gái văn chương & tên hề thích chết Nhân gian thất cách (Mất tư cách làm người) – Dazai Osamu Tập 2: Cô gái văn chương & hồn ma đói khát Đồi gió hú (Wuthering Heights) – Emily Bronte Tập 3: Cô gái văn chương & gã khờ bị trói buộc Tình bạn – một vở kịch của Mushanokouji Saneatsu Tập 4: Cô gái văn chương và thiên thần sa ngã Bóng ma trong nhà hát – Gaston Leroux Tập 5: Cô gái văn chương và người hành hương than khóc Đường sắt ngân hà, Miyazawa Kenji. Tập 6: Cô gái văn chương và tinh linh nước mang hoa mặt trăng Hồ Dạ Xoa – Kyouka Tập 7 & 8: Cô gái văn chương và nhà văn hướng về Chúa trời Khung cửa hẹp – André Gide   Như đã phân tích ở trên, tác giả xây dựng hình thức của một tiểu thuyết trinh thám chỉ như một hình thức xây dựng câu chuyện và thu hút bạn đọc. Điều tác phẩm muốn truyền tải và một hiện thực rộng lớn qua từng tập truyện. Lấy ví dụ ở tập đầu tiên của series - Cô gái văn chương và tên hề thích chết, tập truyện này đã được lấy cảm hứng từ tác phẩm Nhân gian thất cách (Dazai Osamu). Bên cạnh câu chuyện được coi là một vụ án để điều tra, quan trọng hơn là chủ đề về con người trong quyển này: con người và sự cô độc, lạc lõng khi khác những người xung quanh, không thuộc về cộng đồng, không có cảm xúc, phải diễn vai một tên hề, đeo một lớp mặt nạ để được yêu quý. Nạn nhân của tập truyện không chỉ là người chết, mà còn là những người bị cô lập khỏi cộng đồng người: Shuuji và Chia Takeda. Họ đóng vai tên hề lừa gạt người đời bởi không thể chịu nổi nỗi thất vọng, chỉ trích và xa lánh của mọi người. Họ có ý thức nhưng không có cảm xúc: “Anh Konoha biết không. Lý do anh Shuuji lựa chọn cái chết không phải vì anh ấy cảm thấy có tội với chị Sakiko. Mà là vì cho dù đã thấy chị Sakiko bị xe tông ngay trước mắt, anh ấy vẫn không hề có một cảm giác bi thương nào, anh ấy đã quá tuyệt vọng, quá ghê tởm với chính mình, cho nên anh ấy đã lựa chọn cái chết.” Các trích dẫn trong Mất tư cách làm người chính là điều họ nghĩ về mình: “Tôi đã sống một cuộc đời đầy hổ thẹn…” Vấn đề xã hội xuất hiện người vô cảm như Takeda, Shuuji (tên hai nhân vật này cũng được lấy cảm hứng từ tên thật của Dazai Osamu là Tsushima Shūji) là một vấn đề khá nhức nhối ở Nhật Bản. Có thể thấy, tuy đưa những tác phẩm kinh điển của thời kì trước làm tác phẩm chủ đề, nhưng light novel cũng rất nỗ lực trong việc khắc họa hiện thực như nó đang là. Đọc tiếp: Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 09/11/2024 0 bình luận

Dấu ấn đặc trưng của tiểu thuyết trong cấu trúc light novel “Cô gái văn chương” Trinh thám như là hình thức biểu hiện Là một thể loại mới và có thể dung hợp trong mình nhiều thể loại đi trước nó, light novel có thể kết hợp nhiều thể loại với nhau, tạo nên một cấu trúc phức tạp và lắt léo của riêng mình. Với trường hợp của Cô gái văn chương, có thể coi nó là một quyển trinh thám tâm lý, điều tra – phá án học đường. Nội dung của nó xoay quanh việc phá những vụ án nặng về tâm lý chứ không phải một vụ án hình sự thông thường giống trong tiểu thuyết trinh thám hình sự. Điều tra phá án ở tác phẩm này là một dạng hình thức để khám phá về tâm lý con người trong đời sống xã hội ngày càng phức tạp, đa chiều, khó nắm bắt và phân tích. Về cơ bản, nó mang trong mình đầy đủ các yếu tố cấu thành nên một tác phẩm trinh thám. Có thể khảo sát qua ba tập đầu của bộ truyện như sau: Tập Vụ án Người điều tra (thám tử) Nạn nhân Hung thủ Kết quả 1 Cô gái văn chương & tên hề thích chết Vụ án điều tra cái chết của Shuuji và  Sakiko 10    năm trước thời điểm trong truyện Amano Tooko:              nữ sinh trung học Inoue Konoha: nam sinh trung học Shuuji: chết vì bị đâm               và nhảy              lầu Sakiko: chết vì bị xe đâm Soeda  và Rihoko – bạn của nạn nhân Bản                 án lương             tâm: Soeda               và Rihoko tiếp tục           trong nỗi nhớ, nỗi đau khổ về Kataoka Shuuji 2 Cô gái văn chương & hồn ma đói khát Vụ án điều tra        bí        ẩn xoay quanh Amemiya Hotaru        và cái chết của người thân cô Amano Tooko:              nữ sinh trung học Inoue Konoha: nam sinh trung học Takashi Amemiya –              bố Hotaru: chết vì lên cơn đau tim Reiko – cô Hotaru: chết vì rơi xuống biển Amemiya Hotaru     – con gái: bị hành hạ về thể xác và tâm           hồn, chết             suy nhược Kurosaki Tomotsu – người yêu Kayano, bố            ruột Hotaru Tòng phạm: Kujou Kayano – mẹ            của Hotaru Sự           trừng phạt: Amemiya Hotaru chính là con gái              của Kurosaki. Biết chuyện cô bé mà bản   thân luôn hành hạ để trả thù lại chính là con ruột của mình khiến ông ta vô cùng tuyệt vọng. 3 Cô gái văn chương & gã khờ bị trói buộc Vụ án phá hoại  sách, giết vật nuôi và vén màn bị mật 6 năm trước xoay quanh Akutagawa Amano Tooko:              nữ sinh trung học Inoue Konoha: nam sinh trung học Konishi Mayuri (sau                là Sarashina): bị oan, bị thương Kanomata Emi: bị bắt nạt, bị đâm, phải chuyển trường Konishi là nạn          nhân đồng            thời cũng               là hung             thủ đứng sau Tất cả nhân vật Akutagawa, Konishi                 và Kanomata đều hóa giải được               nút thắt           trong lòng   Các tập truyện sau cũng tiếp tục xoay xung quanh những câu chuyện bắt đầu bằng các vụ án như vậy, tùy mức độ nghiêm trọng trong từng tập truyện, với tuyến nhân vật chính giữ vai trò là người điều tra, khám phá ra các bí mật và giải quyết chúng. Sau cùng, bí ẩn xoay xung quanh các nhân vật chính sẽ được tháo gỡ nốt và đi đến kết cục của bộ truyện. Trinh thám trong truyện như một hình thức biểu hiện, một lớp vỏ để triển khai những nội dung sâu rộng bên trong. Những suy luận đa số đến từ phán đoán, tưởng tượng, và cách thức mà sự thật được phơi bày khá xa rời yếu tố logic, khoa học – hạt nhân của trinh thám. Đó là việc người điều tra – Amano Tooko đã vận dụng nội dung của các tác phẩm văn học vào phá án. Đọc tiếp: Cô gái văn chương từ góc nhìn thể loại phần 3

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22