Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt: “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” là truyện ngắn thể hiện một quan niệm nghệ thuật có tính cách triết học về con người, quan niệm ấy xuất phát từ sự diễn giải của Phạm Công Thiện về hệ thống triết lí của Heidegger về hiện-tính-thể trong những vấn đề căn bản: thế-tính tồn-tại (thế-gian-tính/ không-gian-tính); tương quan nhận diện (thường-nhật-tính); ba đặc tính căn bản (cảm-thế-tính, xuất- thể-tính, đoạ-tính). Bài viết thực hiện phân tích quan niệm nghệ thuật về con người từ góc độ thi pháp học, thông qua những [hệ thống] hình ảnh và mối liên hệ giữa chúng nhằm diễn giải ý nghĩa mà những mối liên kết này tạo nên trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” của Phạm Công Thiện. Từ khóa: Phạm Công Thiện, Heidegger, “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?”, thi pháp học, “tôi”, “thiên hạ người ta”, hiện-tính-thể, thế-gian-tính (thế-tính), thời- gian-tính (thời-tính), thường-nhật-tính/ thiên-hạ-tính, cảm-thế-tính, xuất-thể-tính, đoạ-tính, cái chết. Đặt vấn đề “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” nằm trong tập truyện ngắn duy nhất “Bay đi những cơn mưa phùn” [2] của Phạm Công Thiện. Phạm Công Thiện là một triết gia và có sức ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tư tưởng và triết lí của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Vậy nên không khó hiểu khi nhiều sáng tác văn chương của ông mang màu sắc triết học, trong đó có truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?”. Có thể nói, quan niệm nghệ thuật về con người“Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” chính là một sự minh hoạ bằng văn chương cho triết lý Heidegger về vấn đề “cấu-thể của con người là một hiện-tính-thể” đã được Phạm Công Thiện tiến hành diễn giải trong phần phụ lục của dịch phẩm“Về thể tính của chân lý” (Martin Heidegger) [1]. Bài viết tiến hành làm sáng rõ nhận định trên thông qua việc thực hiện phân tích quan niệm nghệ thuật về con người của Phạm Công Thiện trong truyện ngắn “Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít?” từ góc độ thi pháp học. Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về con người trong Phong lữ thảo rụng nhiều hay ít phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Liên hệ truyện ngắn “Đốt nhà kho” của Haruki Murakami: “Thiêu đốt như một hành động chữa lành lệch lạc của nhân vật chấn thương” Khi đối diện với những mất mát, những trống rỗng vô nghĩa của cuộc đời, hẳn  con người đã vô tình hình thành những vết xước ở trong tim và loay hoay tìm cách chữa lành nó. Thế nhưng một khi chấn thương quá lớn lấn át đi lí trí, liệu hành động  chữa lành của họ có đúng đắn? Nhân vật Tam trong truyện ngắn “Tro tàn rực rỡ”  (Nguyễn Ngọc Tư) và nhân vật chàng trong truyện ngắn “Đốt nhà kho” (Haruki  Murakami) tuy mang những chấn thương khác nhau nhưng họ đều tìm cách làm lành  vết thương bằng cách thiêu đốt, phóng hỏa như một sự cứu cánh cho tâm hồn. Nhận  thấy điểm chung này, người viết xin đưa ra sự đối sánh về hành động thiêu đốt của  hai nhân vật nêu trên như một khía cạnh khám phá kiểu nhân vật chấn thương của  hai nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và Haruki Murakami. Về mặt tương đồng, cả Tam và “chàng” đều thuộc kiểu nhân vật chấn thương  và có nhiều vết thương ở trong lòng. Nếu như Tam mang theo nỗi đau mất con quá  lớn, cả đời tự giày vò bản thân thì nhân vật “chàng” là sản phẩm của cuộc sống đô  thị no đủ nhưng tâm hồn rỗng tuếch, cuộc sống vô vị và cần được lấp đầy bằng thú  vui quái gở. “Chàng vào khoảng nửa sau của tuổi đôi mươi, cao, lúc nào cũng ăn  mặc chỉnh tề, nói năng lễ phép. Khuôn mặt không có nét gì đặc biệt nhưng cũng  thuộc loại điển trai nên cũng dễ có cảm tình.” Không những ưa nhìn mà chàng còn  giàu có, đi xe sang, công việc nhẹ nhàng gần như chẳng phải bận tâm gì mà vẫn có  thu nhập lớn. Tưởng chừng “chàng” đang có một cuộc sống trong mơ, cuộc sống  đáng ngưỡng mộ mà bao người thèm khát thế nhưng “chàng” lúc nào cũng trống  rỗng, thiếu hụt điều gì đó, chàng sống chẳng vì mục đích gì. “Chàng” chẳng thiết  mong muốn gì ở tương lai nữa, chỉ muốn vui, muốn nổi loạn để lấp đầy cái vỏ rỗng  tuếch ở khoảnh khắc thực tại, đó cũng là một dạng thức khác của sự chấn thương. Những chấn thương xuất phát từ nguồn cơn khác nhau song cả hai nhân vật đều giải  tỏa chấn thương bằng hành động phóng hỏa, cả hai cùng yêu thích việc đốt nhà. Tam  tìm đủ mọi lí do để đốt nhà mình còn “chàng” đi khắp nơi tìm kiếm những nhà kho  thừa thãi để đốt “Trên thế gian này có rất nhiều nhà kho có lẽ đang chờ tay em đốt  đi. Thứ nhà kho dựng lên lẻ loi ở bờ biển, nhà kho trơ trọi ngoài đồng trống, đủ loại nhà kho ấy. Chỉ cần 15 phút là tiêu bén đi ngay. Cứ như là ngay từ ban sơ đã chẳng  có gì ở chỗ ấy. Chẳng có ai buồn tiếc gì cả. Chỉ có biến mất tiêu trong khoảnh khắc.  Chỉ nghe phụt một cái”. Hai nhân vật đốt nhà một cách khá thường xuyên“Khoảng  hai tháng là đốt một nhà kho” và ngẫu hứng theo kiểu “Cũng chẳng dự tính gì trước,  hay là ghi sẵn trên lịch đâu. Khi nào thấy thích thì đi thôi”. Để rồi hai nhân vật dù  tìm được phương thức để chữa lành vết thương nhưng vẫn không thoát khỏi bi kịch.  Họ tiếp tục bị thương và những vết thương tiếp tục lan ra lớn hơn và rỉ máu. Tam  hủy hoại mình, hủy hoại Nhàn, biến hạnh phúc gia đình trở thành đống tàn tro.  “Chàng” thì vẫn vậy, vẫn trống rỗng, vẫn nói những câu chuyện như trước, vẫn ngồi  đợi chờ một điều gì xảy đến. Những nhà kho bỏ hoang kia có thể chính là “chàng”  – người mang tâm hồn hoang vắng cần được xúc tác bởi một thứ gì đó mới mẻ, mãnh  liệt, cuồng nhiệt như ngọn lửa mà chàng vẫn thường châm ngòi. Chàng muốn đốt  nhà kho và cũng như muốn thiêu rụi đi cái tâm hồn trống trải của mình. Đến cuối  truyện, không có nhà kho nào bị đốt đi nhưng lại có sự mất tích bí ẩn của nhân vật  “nàng” – người yêu của “chàng”. Nhiều giả thiết cho rằng, “nàng” cũng là một thứ nhà kho “lẻ loi, trơ trọi, chẳng ai buồn tiếc” mà “chàng” đã châm ngòi để lấp đầy  khoảng trống trong tâm hồn mình, rằng nàng đã bị lợi dụng như mồi lửa để “chàng” thực hiện hành vi phạm pháp (đốt nhà kho, giết bạn gái) để làm thú tiêu khiển, mua  vui cho tinh thần. Chung quy đều là những phương thức sai lầm, những hành vi lệch  lạc đằng sau cái mác tốt đẹp mang tên tự chữa lành để rồi chấn thương vẫn hoàn  chấn thương, vẫn không nằm ngoài hai chữ bi kịch. Còn xét về sự khác biệt, ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu miêu tả niềm vui,  ánh mắt say sưa, đam mê của Tam khi nhìn ngọn lửa sáng rực bùng lên ở tổ ấm của  mình giống như một kẻ chiến thắng nhìn ngắm chiến tích mà mình đã lập nên. Trong  khi đó Haruki Murakami lại tập trung khắc họa khoảnh khắc thích thú lựa chọn địa  điểm tiếp theo để phóng hỏa cũng như tiến trình của một cuộc phóng hỏa “Chuyện đơn giản thôi. Tưới xăng lên, ném que diêm bắt lửa vào đấy, bùng lên một phát, thế là xong. Rồi từ xa, dùng kính viễn vọng, thảnh thơi mà ngắm. Cháy tiêu hết chỉ cần  không đến 15 phút.” Sự khác biệt này có lẽ do mục đích của cả hai là khác nhau,  Tam muốn thiêu rụi cái nơi đã làm anh đau khổ, chôn vùi mọi biến cố ở nơi ấy trong  đống tàn tro để có thể xóa mờ hình ảnh, để có thể dễ dàng quên đi. Còn chàng coi  chuyện đốt nhà kho như trò tiêu khiển, như một trò chơi để giải trí nên tuân thủ luật  chơi, tiến hành theo các bước chiến thuật mình vạch ra và tìm cách tận hưởng nó  một cách trọn vẹn. Và ý nghĩa hàm ẩn bên trong mà hai tác giả gửi gắm trong hai  câu chuyện cũng khác nhau, một bên là chuyện tình yêu hôn nhân gia đình, một bên  lại là hồi chuông cảnh tỉnh về cách sống của giới trẻ trong thế giới phẳng.  Kết luận Thông qua việc phân tích kiểu nhân vật chấn thương trong truyện ngắn “Tro tàn rực rỡ” của Nguyễn Ngọc Tư, người viết muốn đưa ra sự diễn giải riêng tư trên góc  độ thi pháp học khi tri nhận về tác phẩm đậm tính nhân văn này. Hơn nữa qua thao  tác so sánh văn học, cụ thể là về vấn đề “Thiêu đốt như một hành động chữa lành lệch lạc của nhân vật chấn thương” dưới sự quy chiếu giữa Tam trong “Tro tàn rực  rỡ” và chàng trong “Đốt nhà kho”, người viết cũng tìm ra sự liên đới giữa hai văn  bản để có thể nhìn tác phẩm ở một phạm vi rộng lớn hơn, từ đó đưa ra những trăn  trở cá nhân về dòng văn học chấn thương cũng như kiểu nhân vật chấn thương. Đọc tiếp: Kiểu nhân vật chấn thương Tro tàn rực rỡ và Đốt nhà kho phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Những vấn đề xoay quanh kiểu nhân vật chấn thương trong “Tro tàn rực rỡ” Tam, Nhàn, em, chồng – cả bốn nhân vật trong tác phẩm, cuộc đời họ được  buộc vào nhau, tưởng là liên kết thế nhưng lại rời rạc, đứt gãy, ngắt giao tiếp, không  kết nối. Họ ở bên nhau dường như lại tự hủy hoại lẫn nhau. Họ không kể về nỗi đau  của mình với những người thân, họ cứ để những vết thương ấy hằn ở trong tim rất  sâu và rất lâu, gây ra bi kịch. Người đọc cũng sởn gai ốc trước cuộc sống xám ngắt tù đọng, mọi công việc  quanh quẩn lặp đi lặp lại nên con người cũng yên vị ở một chỗ, âm thầm chịu đựng  bất hạnh ập xuống đầu mình. Người đàn ông, người bị nỗi đau ăn mòn, gặm nhấm  biến thành ác quỷ, người thì tồn tại nhưng tim đã chết, không nghe cũng không thấy. Còn người phụ nữ đều yêu chồng con tới độ mù quáng, coi chồng, coi người đàn  ông là lẽ sống, là tất cả với mình nên chọn cách chết mòn trong sự nguội lạnh của  tình yêu. Cái cay đắng của tác phẩm này khiến chúng ta bị ngộp thở. Nỗi đau của những  người đàn ông được phơi bày, trong khi, nỗi đau của người phụ nữ lại bị giấu đi.  Những người đàn ông thiếu bản lĩnh thổi phồng những tổn thương của mình lên,  biến nó thành nỗi đau duy nhất trong cuộc đời này để day đi dứt lại, rồi cứ ở mãi  trong nó như thể họ là người duy nhất bị đổ vỡ, không cố làm gì để tìm cách thoát  ra, được yêu thương nhưng lại không biết trân trọng và còn gây tổn thương ngược  lại. Trong mắt họ chỉ có nỗi bất hạnh của bản thân, tuyệt nhiên sẽ không có bi kịch  của người nào khác. Thành ra phải có những người phụ nữ phải đưa mình gánh vác  nỗi đau giúp họ như những gàu nước nhỏ ve vuốt ngọn lửa nhưng không bao giờ dập  tắt được lửa lớn (Nhàn – Tam), như ngọn lửa nhỏ chìm sâu dập vùi bởi đại dương  mênh mông (em – chồng). Ở trên, ta thấy những nhân vật này có phần đáng trách nhưng nếu suy cho kĩ,  phần đáng thương lại hiện lên nhiều hơn. Hai người phụ nữ, một người cưới người  không yêu mình, dù cố gắng cách nào mình cũng như kẻ vô hình trong mắt người  ta, người còn lại cưới được người yêu mình nhưng kết cục lại giày vò lẫn nhau, cứ  thế “bỏ thì thương mà vương thì tội”. Hai người phụ nữ nguyện trói buộc mình với  những người đàn ông còn sống mà như đã chết ở trong lòng. Còn những người đàn  ông, tuy có đáng trách nhưng ở họ vẫn có sự đáng thương không thể giận cho nổi.  Một người cha yêu con gái hết mực, một người tình chung thủy hết mực giữ trọn  tình yêu của mình, từ đầu đến cuối không thay lòng. Mỗi người đàn bà trong tác phẩm đều đáng thương và đáng trân trọng. Họ sống bền bỉ và nhẫn nại chỉ với khát khao được nhìn thấy. Họ tìm mọi cách để có  được hoặc để giữ lại trái tim người đàn ông mình yêu. Hình ảnh ngọn lửa xuyên suốt tác phẩm còn mang ý nghĩa ẩn dụ, thể hiện mưu cầu hạnh phúc cháy bỏng. Lửa chất  chứa bi thương lẫn khao khát được yêu thương của những người phụ nữ. Họ cháy  hết mình với tình yêu và không bao giờ bỏ cuộc, để lại “tro tàn rực rỡ” – đó cũng  chính là kết tinh của cái đẹp, cái cao cả trong tác phẩm này. Bên cạnh đó, truyện ngắn “Tro tàn rực rỡ” cũng đặt ra những vấn đề nhức  nhối, những băn khoăn của thời đại chúng ta đang sống rằng: Trừng phạt bản thân  bao nhiêu mới là đủ? Những người tốt nhất có thể độc ác như thế nào khi đã gây cho  mình những tổn thương? Có những người chỉ ở bên nhau vì trách nhiệm, liệu có nên  buông bỏ để giải thoát cho nhau? Hay trong thế giới khi lòng vị tha trở nên khan  hiếm, ta cần làm gì? Yêu thương và hi sinh thế nào mới đúng cách?... để mỗi người  đọc lại khai phá một khía cạnh mới, tự tìm câu trả lời cho bản thân trong đống dư  âm của tro tàn. Đọc tiếp: Kiểu nhân vật chấn thương Tro tàn rực rỡ và Đốt nhà kho phần 9

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nhân vật “Em” – dạng chấn thương sinh tạo từ sự ngoan cố Cô gái ấy bị trói vào cuộc hôn nhân bất đắc dĩ chỉ vì chồng khiến cô mang bầu  trong lần say rượu. Cô ở nhà làm lụng nuôi con, chờ người chồng cả năm quăng quật  mình ngoài biển khơi. Thảng hoặc anh ta có về nhà nhưng lầm lì, lặng câm, cũng  chẳng nói với cô một lời, không nhìn cô lấy một lần. Tháng năm đằng đẵng, chỉ có  mình cô cất tiếng, mình cô lén gửi gắm biết bao khát vọng nhỏ nhoi vào những câu  chuyện vặt vãnh không đầu không cuối. Thế nhưng cô vẫn ngoan cố giao tiếp, vẫn cố gắng bước chân vào thế giới lạnh lẽo u tối của người chồng và cứ thế rơi vào  những chấn thương. Cô yêu chồng và cũng chịu đựng vì anh ta rất nhiều. Cô chấp nhận việc mình  chỉ là vật thế thân cho Nhàn để thỏa mãn chồng trong cơn say. Có lẽ giây phút hạnh  phúc nhất đời cô là cái đêm chồng cô quá chén, cô yêu “ánh mắt nóng rực kia, dù  biết vốn cũng không phải vì mình và cho mình” đến nỗi bị cha ruột đánh vì mang  bầu mà không thấy đau, cô sống cả đời trong cái khoảnh khắc“đuốc chìm trên mặt  nước, và mấy cọng rơm cứ cọ vào bẹn nhột ran.” Và dường như tất cả những nỗi  đau ở hiện tại cô đều có thể chịu đựng được nhờ cái đêm hôm đó. Thế nhưng cô đâu  biết cái đêm ấy chỉ mang lại hạnh phúc, ảo tưởng nhất thời cho cô trong khi thứ nó lấy đi lại quá lớn – chính là cả cuộc đời cô. Trong bao nhiêu năm, cô thủ thỉ kể nhiều chuyện với chồng nhưng toàn độc  thoại vì anh chưa hề hé răng nửa lời. Càng cay đắng thay, chỉ khi nhắc đến tên Nhàn,  đôi mắt chồng cô mới ánh lên một chút tia sáng. Trong cuộc hôn nhân lặng câm ấy,  cô luôn vô hình trong mắt người chồng bởi một lẽ giản đơn, trong mắt anh ta mãi  mãi chỉ có hình bóng của Nhàn. Anh chỉ nói chuyện với cô đúng một lần và cũng  chẳng nói gì hơn ngoài đám cháy nhà Nhàn. Đáng lẽ cô nên bỏ cuộc nhưng ở cô lại  có sự cứng đầu đến lì lợm, cô quyết không buông tay. Cô kể chồng mình nghe về người phụ nữ mà anh ta yêu. Cô tự sát thương mình mà không hay biết. Nhưng quả thực, nếu không có Nhàn, cô không còn cách gì để níu kéo chồng ở bên nên cô thà  chọn cách kể về Nhàn, tự gây tổn thương cho mình để đắp đổi lấy sự xao động nhỏ nhoi trong đôi mắt chồng. Vì dẫu sao, kể về Nhàn cũng chưa thể đáng sợ bằng việc  mất chồng. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra giọng cô đều đều, không che giấu  được sự mỏi mệt và xen cả chút hờn giận của người đàn bà không được thương yêu. Ngắm nhà Nhàn cháy rực trong đêm, cô lại thấy “lửa cháy coi bộ êm đềm” vì  cô muốn tình yêu của chồng dành Nhàn sẽ cháy tan vào trong lửa kia, cô cũng cần một ánh nhìn và một lời hồi đáp dành cho riêng mình. Cô ghen tuông nhưng rồi sau  đó lại sự day dứt, tự trách vì cô biết Nhàn cũng khổ (về chuyện Tam, chuyện đứa  con) và Nhàn không có lỗi trong chuyện của cô và chồng cô. Qua lời dẫn chuyện của “em”, tác giả phác họa bi kịch của một người vợ bị chồng bạo hành tinh thần bằng sự thờ ơ, lãnh đạm. Cô chấp nhận thất bại, thua cuộc  nhưng sự ngoan cố trong cô vẫn còn. Kết cục, ta không thấy tác giả đưa ra một cái  kết cụ thể nào dành cho cô nhưng Nhàn đã tan vào trong lửa, không còn điều gì có  thể khiến chồng cô trở về, không còn sợi dây nào kết nối giữa cô với chồng thì niềm  ao ước cả đời của cô (việc có được tình yêu của chồng) cũng sẽ nhanh chóng tan  thành tro bụi. Như vậy, những người đàn bà nơi sông nước miền Tây hiện lên đầy hào sảng,  chịu thương chịu khó, họ không tìm cách chạy trốn như những người đàn ông, nhưng  họ đều ẩn nhẫn tới đáng thương. Hai người phụ nữ, hai số phận nhưng họ cùng chung  khát khao đó là được hiện hữu trong mắt người mình yêu, họ là những người phụ nữ  tìm hạnh phúc trong vô vọng, mang nặng những chấn thương trong tim mình.  Đọc tiếp: Kiểu nhân vật chấn thương Tro tàn rực rỡ và Đốt nhà kho phần 7

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nhân vật Nhàn – dạng chấn thương sinh tạo từ sự hi sinh  Kể từ lúc ông xã “phát điên”, cuộc hôn nhân của Nhàn bỗng chốc trở thành  cơn ác mộng. Cứ hễ hôm nào say xỉn hoặc gặp chuyện gì chướng tai gai mắt, thì tối  đến Tam lại đốt nhà mình rồi say sưa ngắm ngọn lửa nuốt chửng tất cả. Ấy vậy, Nhàn  chẳng hề can ngăn, than trách lấy nửa lời mà vẫn tiếp tục chung sống cùng hắn. Nhàn  giống như con thiêu thân lao vào lửa, chấp nhận thú vui điên dại của chồng chỉ để tìm lại hình bóng và nụ cười trên môi anh như thưở còn hạnh phúc: “thằng chồng  say sưa đứng ngó mái lá bị lửa ăn rào rào, và con vợ thì đắm đuối nhìn chồng, cả hai không có vẻ gì xa xót”. Nhàn quyết định không bỏ chồng và tiếp sức cho những  “chiến công” của anh, đi lấy gỗ dựng lên hết căn chòi này đến căn chòi khác dẫu biết  rồi nó cũng cháy rụi trong tay chồng. Sau đó cô cũng lại là người nhẫn nại thu dọn  tàn tích sau mỗi trận hỏa hoạn Tam gây ra. Cô làm việc này đến khi không còn đủ sức nữa thì thôi, cuối cùng cô quyết định ở luôn trong đám cháy để ngọn lửa kết thúc  sinh mệnh mình cũng là kết thúc tất cả mọi chuyện.  Nhàn vẫn ở bên chồng dù chính mẹ Tam cũng không thể chịu được con mình  và khuyên cô bỏ hắn: “Má Tam bảo Nhàn bỏ thằng trời đánh phứt cho rồi. Bây muốn  ở vậy thì ở với má, bằng không lấy chồng khác má cũng cúng heo ăn mừng.” Nhàn  vẫn chịu đựng Tam, dù kiệt cùng đau khổ nhưng chẳng thể bỏ đi, trong mắt của người ngoài, Nhàn như một con bệnh không thuốc chữa, thế nhưng tình yêu là vậy,  tình yêu của Nhàn vẫn vẹn nguyên như vậy - “Con mà bỏ ai cất nhà cho ảnh đốt, lỡ đốt nhà hàng xóm, kỳ lắm.” Thế nhưng cô đâu biết rằng càng dấn thân, càng mong  cứu vãn thì Nhàn càng tổn thương. Cho nên chấn thương của Nhàn có thể đặt tên là  chấn thương của sự hi sinh với nguồn cơn là tình yêu cô dành cho Tam. Kết cục của Nhàn “Nhàn đã không chạy ra khỏi đống lửa như mọi khi” là kết  cục của những nhân vật chấn thương. Sự tra tấn không hồi kết khiến nhựa sống trong  Nhàn ngày một cạn kiệt, mỗi lần Tam đốt thì dòng nhựa sống ấy lại ít đi một chút,  để khi quá mệt mỏi, người phụ nữ chọn ở yên trong đám cháy, dâng hiến cho ngọn  lửa nốt thứ cuối cùng còn sót lại cho sự tồn tại của một tình yêu đã từng rực rỡ. Cô  chịu đựng nỗi đau trong tim để đổi lấy niềm vui cho chồng. Tác giả không kể nhưng  tự mỗi người đọc có thể tổng kết nỗi đau của Nhàn. Nó là sự dồn tụ của nỗi đau mất  con (tác giả giấu đi nhưng người đọc hoàn toàn có thể nhìn ra được) rồi sự tự trách  mình, vì mình mà chồng trở nên như vậy. Nghĩa là Nhàn tự quy kết mọi đổ vỡ và bất  hạnh này lên bản thân, tình nguyện gánh vác hết mọi thứ. Ở Nhàn, ta thấy sự hi sinh  của người phụ nữ đã đạt đến cực điểm, cô hi sinh vì tình yêu, vì trách nhiệm, nhận  lấy sự thiệt thòi và cả cái kết bi kịch. Và cũng bởi hi sinh quá nhiều nên cô phải nhận  chấn thương. Đọc tiếp: Kiểu nhân vật chấn thương Tro tàn rực rỡ và Đốt nhà kho phần 8

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nhân vật “Chồng” – dạng chấn thương sinh tạo từ sự thua cuộc Nhân vật “chồng” (tác giả không đề cập đến tên nhân vật) chỉ biết anh yêu  Nhàn mà bị từ chối, trở thành kẻ thua cuộc trước Tam trong việc giành lấy hoa khôi  xóm Thơm Rơm về mình. Từ đó anh chấp nhận mình là kẻ thua cuộc, đầu hàng với  tất cả mọi thứ. Vì vậy nên anh cay cú chẳng cần quan tâm đến chuyện gì khác ngoài  chuyện về Nhàn và cuộc sống hôn nhân của cô. Anh cứ mang theo tâm lí của một kẻ thua cuộc, kẻ thất bại theo suốt cuộc đời. Chấn thương ấy khiến anh buông bỏ tất cả những gì thuộc về thực tại để trở thành một kẻ hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm ở thực tại.  Là kẻ thua cuộc nên anh nảy sinh tâm lí chán nản, dùng cả đời để chạy trốn.  Anh chạy khỏi người vợ và cái thai trong bụng cô (hậu quả mà anh gây ra lúc say sau đám cưới Nhàn), trốn tránh cuộc hôn nhân gượng ép mà đáng lẽ anh phải chịu  trách nhiệm bằng cách ở miết ngoài biển, nếu có về thì cũng chỉ cuộn mình vào trong  kén, không nói nửa lời, không cần giao tiếp với ai, đặc biệt là vợ mình. Vì thua cuộc  nên anh muốn chiến thắng, muốn sở hữu người con gái khác. Anh coi nhân vật “em”  như một thế thân để quên đi hình bóng Nhàn – người anh yêu mà không bao giờ có  được. Anh cư xử khá trẻ con và tàn nhẫn, dùng cả đời để trốn chạy khỏi ký ức và  trách nhiệm hiện tại, cô lập chính mình và cô lập người vợ trong cuộc hôn nhân  gượng ép. Dù cố gắng tới đâu, cô gái cũng không thể mở cửa tâm hồn lãnh cảm của  anh, khi anh đã quyết tâm chọn cách ở miết ngoài biển để nhấn chìm vết thương sâu  trong biển lạnh u tối. Cứ như vậy, anh sống với chấn thương để rồi không những gây ra bi kịch cho người vợ bất hạnh mà còn trực tiếp tự đào hố chôn chính mình, không  nhận ra hạnh phúc của chính mình. Có thể thấy, trong “Tro tàn rực rỡ”, những người đàn ông đều không tìm được  lối thoát, sống bệ rạc, vô hồn. Họ trở thành những kẻ hèn nhát, ích kỷ, cực đoan,  luôn ở trong trạng thái trốn tránh hiện thực. Họ vụng về trong việc xử lí vết thương  lòng nên đã làm cho vết thương ngày một sâu hơn và lan cả sang người khác. Sự bất  lực và bế tắc cùng cực đưa họ đến cách đối xử vô tâm, tàn nhẫn với những người  phụ nữ lặng thầm hy sinh và đang cố gắng cứu rỗi họ.  Đọc tiếp: Kiểu nhân vật chấn thương Tro tàn rực rỡ và Đốt nhà kho phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Tam chọn cách đốt nhà để chữa lành mình. Trong suốt tác phẩm, Tam đã bán linh hồn cho hỏa thần, ngọn lửa hủy diệt không chỉ là hành động bên ngoài (với căn  nhà) mà đã trở thành một phần cơ thể anh (“bụng Tam căng đầy lửa”). Tam vin vào  những cái cớ rất tầm thường, hết sức vu vơ, vớ vẩn để mà cố tình phóng hỏa. Chẳng  hạn như lí do “chỉ vì Nhàn mệt quá ngủ quên không ngồi chờ bên cửa, chỉ vì con  chó hàng xóm sủa dữ quá, và Tam nghĩ “nó khinh ta”, hay vì cái rễ cây me tây gồ lên khỏi mặt đường làm anh ta vấp té.” Và đặc biệt, anh thường “lên cơn tủi thân”,  gây tội ác trong những cơn say. Không thể vượt qua nỗi đau mất con, không tìm thấy  ý nghĩa cuộc đời, Tam vùi đầu vào khoái cảm phóng hỏa. Tam mê mẩn ngắm nhìn,  gặm nhấm những chiến tích của mình. Trong ánh mắt anh ta, giờ chỉ còn ánh lửa huy  hoàng, hoàn toàn bỏ qua sự nỗ lực hàn gắn gia đình của người vợ tảo tần: “trong  mắt Tam chỉ có đám cháy rực rỡ. Không có Nhàn. Có khi đứng, khi quỳ, giữ một  khoảng cách vừa phải với lửa, Tam say đắm, tê mê ngắm chúng cho đến khi những  cái lưỡi đỏ khát thèm liếm láp đến mẩu gỗ cuối cùng. Vẻ mặt rạo rực đó là của một  con người khác, không còn là thằng Tam nghèo, chịu nhiều mất mát.” Tam dùng lửa  để chữa lành cho mình nhưng lại gây ra vết thương đau đớn cho vợ, lại lãnh cảm tra  tấn tinh thần Nhàn - người chỉ còn biết thu dọn những tàn tích sau mỗi trận hỏa hoạn,  như gói ghém lại mảnh vỡ của cuộc hôn nhân khó có thể cứu vãn. Lâu nay, ta thường thấy nỗi đau mất con thường được nhìn từ phía người mẹ bởi mẹ chính là người mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, con là một phần cơ  thể mẹ. Nhưng ở truyện này tác giả lại tập trung khắc họa điều ấy ở Tam, người cha  của đứa trẻ: “Phải khóc được thì tôi đâu có đốt nhà - Tam phân trần, mặt hiền queo  xẻn lẻn”. Tam đại diện cho một con người trong giai đoạn khóc thương nhưng không  biết xử trí nỗi đau một cách đúng đắn. Anh không chia sẻ cùng vợ mất mát chung  mà chọn cách nổi loạn nhằm tìm kiếm nỗi đau lớn hơn để khỏa lấp nỗi mất mát kia. Song khi người đàn ông phóng hỏa, trụ cột của ngôi nhà đã cháy thành tro, người phụ nữ lấy trái tim mình ra làm chất đốt hòng thắp lại chút sáng le lói trong tâm hồn  chồng nhưng vô vọng. Tam đốt nhà, nơi có tiếng cười trẻ thơ, chỉ có như vậy, tâm  hồn hắn mới thấy khuây khỏa phần nào, nhưng thứ Tam đốt nào chỉ có nhà, cùng thiêu trong lửa là trái tim của Nhàn - người vợ tần tảo của anh. Đọc tiếp: Kiểu nhân vật chấn thương Tro tàn rực rỡ và Đốt nhà kho phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Kiểu nhân vật chấn thương trong truyện ngắn “Tro tàn rực rỡ” Lấy bối cảnh xóm Thơm Rơm, Cà Mau - một xóm nghèo miền Tây sông nước,  “nơi những người đàn ông ngập trong rượu và mối lo thất mùa rớt giá, con cái ốm  đau; nơi những người đàn bà suốt ngày cắm mặt vá víu những chỗ rách trong nhà". Trên khung cảnh buồn tẻ, xám ngắt ấy, bốn con người lần lượt bước lên “sân khấu  bi kịch”, lặng lẽ yêu nhau rồi lặng lẽ làm tổn thương nhau, gây ra những vết thương  cho nhau. “Tro tàn rực rỡ” xoay quanh câu chuyện tình yêu tay tư của bốn nhân vật:  Tam, Nhàn, em, chồng của em. “Em” yêu chồng tha thiết, thế nhưng chồng cô lại  trót thầm thương trộm nhớ Nhàn - dù Nhàn đã yên bề gia thất bên Tam. Hai đám  cưới đã diễn ra, thế nhưng rốt cục chẳng ai trong bốn người họ có được hạnh phúc.  Chính mối quan hệ đầy “ái ngại”của họ là điềm báo cho chuỗi chấn thương phía sau.  Câu chuyện mở ra bằng một đám cháy bạo tàn, thiêu hủy một ngôi nhà, khuấy  động màn đêm tĩnh lặng ở xóm Đất Mũi. Đứng quan sát, nhân vật “em” với thái độ bình tĩnh như chẳng hề gì, chậm rãi trần thuật lại cảnh tượng đó, thủ thỉ với chồng nhưng thực ra là độc thoại. Qua lời thủ thỉ gần như là độc thoại ấy, bi kịch tình yêu  của những con người chấn thương lần lượt hiện lên. Nhân vật Tam – dạng chấn thương sinh tạo từ sự mất mát Trong tác phẩm, Tam là chồng của Nhàn – người phụ nữ xinh đẹp nết na, nàng  vốn là niềm ao ước của mọi đàn ông xóm Thơm Rơm. Vì vậy dường như trong Tam  luôn chứa đựng mặc cảm rằng mình với Nhàn như đôi đũa lệch, rằng mình lép vế hẳn so với Nhàn, mình phải may mắn lắm mới có được Nhàn. Nên có lẽ chấn thương  trong nhân vật một phần xuất phát từ sự mặc cảm, tự ti của bản thân.  Thế nhưng, chấn thương của Tam chỉ được định hình rõ ràng cụ thể khi biến  cố lớn nhất của gia đình anh xảy ra. Hoa - đứa con gái đầu lòng của anh và Nhàn  không may bị đuối nước và qua đời. Bản năng của một người cha là che chở và bảo  vệ cho con thế nhưng điều giản đơn như vậy anh cũng không làm được. Để bản thân  đỡ một phần trách nhiệm, anh lập tức đổ lỗi cho vợ “ngay khi nhìn thấy xác con,  Tam chạy về đánh Nhàn lăn ra đất, đạp túi bụi vào bụng chị”. Không thấy đỡ hơn,  anh dùng rượu để tự chữa lành vết thương cho mình. Những cơn say là cách anh tự giày vò vì sự vô dụng, bất lực của bản thân. Với Tam, mất con là mất trắng, mất tất  cả, mất đi đứa trẻ anh yêu thương hết mực và cũng mất cả sợi dây liên kết duy nhất  giữa anh với Nhàn – người phụ nữ luôn được những gã đàn ông trong xóm để ý.  Điều này càng làm cho vết thương ở trên mở rộng kích cỡ và trở nên trầm trọng hơn.  Nhìn ở góc độ này, trong người đàn ông cũng có dự phần của những ghen tuông, ích  kỷ. Trong tình yêu, anh ta muốn thâu tóm mọi thứ của người kia về mình, muốn mọi  thứ đều là của mình. Đây cũng chỉ là một phần, cái rõ rệt nhất ta nhìn thấy trong  chấn thương của Tam chính là tình phụ tử. Từ khi mất con, Tam trượt dài trong sự mất mát để rồi mất thêm nhiều thứ hơn. Đọc tiếp: Kiểu nhân vật chấn thương Tro tàn rực rỡ và Đốt nhà kho phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt: Trong thế giới hậu hiện đại đầy bất trắc và hiểm họa, dòng văn học chấn thương được  biết đến như một nơi thấu triệt, quy hồi tất thảy những vết thương không thể khép miệng của con  người. Qua việc tìm hiểu tri nhận, người viết nhận thấy những nhân vật trong truyện ngắn “Tro  tàn rực rỡ” của Nguyễn Ngọc Tư cũng là những nhân vật chấn thương khi mang trong mình nhiều  đổ vỡ, nỗi đau không thể san sẻ. Trong bài viết này, người viết muốn truy nguyên nguồn cơn của  những chấn thương xoay quanh bốn nhân vật trong truyện ngắn, từ đó mở rộng liên hệ đối chiếu  với truyện ngắn “Đốt nhà kho” của Haruki Murakami để bàn luận về vấn đề: “Thiêu đốt như một  hành động chữa lành lệch lạc của nhân vật chấn thương”. Từ khóa: nhân vật chấn thương, “Tro tàn rực rỡ”, Nguyễn Ngọc Tư, “Đốt nhà kho”, Haruki  Murakami… Đặt vấn đề Sự ra đời của lý thuyết về chấn thương gắn liền với những chấn động kinh hoàng  của thế giới trong thế kỉ XX. Nhìn lại một thế kỷ trước đây, nhân loại liên tiếp phải  đối diện với những “cơn địa chấn” làm chao đảo thế giới: hai cuộc chiến tranh thế giới, hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, những trại tập trung Do Thái, những  nhà tù Xô Viết... Hàng loạt những chấn động lịch sử ấy đã đẩy con người rơi vào  những chấn thương tinh thần, vào những khủng hoảng siêu hình sâu sắc. Nên, bước  ra khỏi thế chiến thứ II, con người bắt buộc phải mang cảm thức khác, phải thay đổi  cách nhìn về thế giới. Phát súng mở đầu có lẽ là tuyên bố của Friedrich Nietzsche  khi triết gia này hùng hồn khẳng định “Chúa đã chết”, rồi sau đó, nhân loại lại một  lần nữa sửng sốt trước lập thuyết “Con người đã chết”. Đức tin (Chúa) đã mất, lí trí  (con người) cũng không còn nữa, thế giới duy vật trở thành cõi mông lung, con người  không thể quy về thuyết định mệnh hay đổ cho đấng siêu hình được nữa, họ mất đi  phương hướng, trở nên hoang mang, lo sợ, đầy ngờ vực, hoài nghi, mang những  chấn thương sâu sắc.  Chấn thương trong văn học không phải là tình trạng bệnh tật hay những thương  tích về thể xác mà là những vết thương tinh thần tái diễn. Những chấn thương có sự khởi nguyên xuất phát từ những nguồn cơn khác nhau: có thể đến từ cảm giác sợ hãi, hoảng loạn, có khi đến từ những mất mát tổn thất, có khi lại bắt nguồn từ nỗi cô  đơn lạc lõng, trống rỗng. Khi chấn thương, con người buộc phải đối mặt với cái chết  hoặc lay lắt tồn tại trong trạng thái khổ sở ngấm ngầm dai dẳng và liên tục tái diễn  vết thương trong suốt phần đời còn lại. Có thể nhận thấy, nhân vật chấn thương hầu  như đều có một vết thương không thể lành trong quá khứ, rồi nhân vật hoặc cứ ôm  theo vết thương để tự dằn vặt bản thân hoặc có ý định chữa lành nhưng do phương  thức chưa đúng đắn nên càng chữa lại càng khiến vết thương in sâu hơn. Và những  hậu quả kèm theo sau nó cũng rất nghiêm trọng, nhân vật tự hủy hoại mình, hủy hoại  cả những người mình yêu thương.  Trong “Tro tàn rực rỡ”, chân dung những nhân vật chấn thương lần lượt được  trình lộ dưới ngòi bút nhẹ nhàng, chậm rãi mà sát thương của nữ nhà văn Nguyễn  Ngọc Tư. Tuy trong cùng một mạch truyện nhưng xuất phát điểm của những chấn  thương là khác nhau. Nếu đặt lên bàn cân, không chấn thương nào lớn hơn chấn  thương nào, không ai đau hơn ai cả, cuộc đời họ dây dưa mắc mớ vào nhau rồi lần  lượt bị thương, đến tận cuối truyện vẫn không thể chữa lành. Tất cả những chấn  thương ấy cộng dồn, ngày một tăng lên tạo nên một bức tranh u ám, con người cứ thế bị mắc kẹt không thể thoát ra, không thể cứu người mình thương, không thể tự  cứu lấy mình, cuối cùng đi đến hủy diệt, tàn lụi, cháy rụi dưới ngọn lửa bi kịch.  Đọc tiếp:  Kiểu nhân vật chấn thương Tro tàn rực rỡ và Đốt nhà kho phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Một nhân vật nữa, tưởng chừng sự xuất hiện của nhân vật này làm nền cho nhân vật “chị” tỏa sáng, nhưng ông cũng góp phần làm sáng tỏ sự bê tha của một bộ phận người trong xã hội lúc bấy giờ. Là người giúp đỡ, “ân nhân” của chồng chị, rồi trở thành bạn tình của chị, ông Vị tỏ ra là người bệ vệ, đến với chị không phải vì tình yêu, mà chỉ để vui thú trong ngày nghỉ. Ông ta luôn lo sợ mối quan hệ “bất chính” này ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, ông Vị cũng không khác chị là bao. Ông càu nhàu khi chị không mặc bộ bi-ki-ni hai mảnh của Thái, ông sững sờ vì hạnh phúc nhưng ông không thể ăn nổi “con gà mái quay”, ông đổ lỗi cho đãng trì mà quên mang “thần dược”, chửi vì cái giường cứ kêu cót két, cái váy của chị làm ông nhầm lung tung,… tuy vậy, ông không thừa nhận mà luôn trấn an chị : “Em hãy tin, tôi đã, đang và sẽ cố gắng…”. Có thể thấy, khi khắc họa nhân vật Vị, tác giả muốn phác lên chân dung một người đàn ông khá giả nhưng “yếu”, khiến cho chị bực dọc, chán nản, “tụt cảm xúc”. Nhân vật cuối cùng dù chỉ là “thằng cu ba tuổi rưỡi”, buổi đầu ra mắt thầy giáo đã đòi “ị”. Câu hỏi đầu tiên được nó biến thành câu chửi du dương, êm ái. Vậy mà cả bố mẹ nó, thầy giáo nó và cả cái xã hội nó đang sống hi vọng nó trở thành “the man chính hiệu”. Nó là biểu tượng sinh động của “trọc phú học làm sang”. Hình ảnh đầu tiên xuất hiện ở đâu văn bản là hình ảnh “nhà máy đóng giày phá sản”. Một nhà máy không uy tín, sản xuất những “lô” hàng bong mũi khiến khách hàng tẩy chay, và cuối cùng là nhà máy phá sản. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, cuộc sống nhiều thiếu thốn, khổ cực, việc nhà máy bị phá sản khiến cho hàng loạt công nhân viên thất nghiệp, trong đó có Hảo. Hảo không phải nhân viên trực tiếp làm trong nhà máy, nhưng anh nhận tiền trợ cấp và đề tài, bản quyền cho nhà máy. Đề tài chưa kịp qua “bát quái trận thủ tục” thì nhà máy đóng cửa. Sự phá sản ấy dường như là điều dự báo cho số phận của những người liên quan tới nó, là một sự thất bại đòi hỏi con người phải khắc phục và vượt qua vì đã sản xuất ra thứ giày “bong mũi”. Tiếp theo đó là hình ảnh “mảnh bằng tiến sĩ”. Có thể nói, khi nhắc tới tiến sĩ, người ta ắt sẽ nghĩ tới học vị khá cao, hay một trình độ cao siêu. Nhưng trong lời kể của tác giả, chuyên môn của Hảo được ghi trên “mảnh bằng tiến sĩ”, ngoài chuyên môn đó Hảo không biết làm gì khác. Phải chẳng “mảnh” kia là sự mong manh, là một mảnh đời trí thức học cao nhưng “không có đất dụng võ”. Con người của Hảo thụ động, không có khả năng xoay chuyển theo tình thế, bởi vậy mới chấp nhận đi kèm đưa trẻ ba tuổi với công việc hàng ngày là dạy tiếng Anh và “đổ bô”. Mà Hảo cầm bằng tiến sĩ đi dạy đứa trẻ ba tuổi, mà quên mất rằng trước đó, trong một đề tài nộp cho ủy ban khoa học, anh đã “liều mạng” dịch bừa mấy câu. Có thể nói, qua nhân vật Hảo, tác giả muốn đề cập tới một bộ phận sống thụ động, đang ngỡ ngàng trước cuộc sống mới, có học những không biết “hành”, bất chấp làm công việc nào cũng được miễn có tiền để trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó, hàng loạt những hình ảnh góp phần làm nổi bật nhân vật chị, đó là: những chiếc nịt vú, những viên thuốc kích dục, những pha phim sex, tiếng rên điện tử, bộ bi-ki-ni,… những hình ảnh này tưởng chừng là những tế nhị, mà người ta “ngại” khi nhắc tới trong các cuộc nói chuyện. Nhưng với chị thì khác, chị thản nhiên như không. Hoặc có thể, chị cố tình để lộ. Những hình ảnh đó tượng trưng cho tính dục của con người, bởi đó là công cụ giúp người ta đạt tới “khoái cảm”. Một người luôn hừng hực như chị, chắc hắn sẽ rất cần đến những thứ này. Qua những đồ vật, âm thanh này, tác giả Nguyễn Quang Thân muốn phản ánh hiện thực suy đồi nhân cách, đạo đức của một bộ phận người trong xã hội. Nó là những mảng màu sắc tô điểm thêm cho bức tranh hiện thực cuộc sống trong thời kỳ bao cấp. Cuối cùng, một hình ảnh có lẽ gây ám ảnh nhất đó là “giọt máu được đầu tư một cách vội vã của nhà kinh doanh trẻ”. Đó là sản phẩm của thói chăng hoa, lăng loan của chị. Đứa trẻ đó không có tội, lỗi là do những người đã “sản xuất” ra nó. Có thể nói đó trở thành một vấn nạn, nạn phá thai ngoài ý muốn, sau những cuộc chơi mây mưa, sản phẩm là điều bất đắc dĩ, họ sẵn sàng bỏ toẹt nó đi mà không chút mảy may, đau xót. Kết luận Nguyễn Quang Thân đã dựng lên những nhân vật “đeo mặt nạ”, diễn trò trên “sân khấu” của cuộc đời. Đó là chị chủ nhà đánh đổi hạnh phúc để có tiền bạc và sự nhàn rỗi, dùng chúng vào những “phiêu lưu tình ái”. Đó là chủ nhiệm ủy ban khoa học tỉnh nhưng “không hiểu gì về khoa học”, “nhiệm vụ” làm người tình không hoàn thành, ông đổ lỗi tại đãng trí, tại sự quản lí của khách sạn… Tư cách đó vẫn còn tồn tại trong trời sống hiện nay: kẻ thấp học lãnh đạo người tài, kẻ không có đạo đức lại tuyên giảng đạo đức. Tóm lại, trên sân khấu ấy, con người, đặc biệt là tầng lớp trí thức đang bị nhục mạ bởi nghèo đói, ngu dốt. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Một kiểu nhân vật nữa được khắc họa trong tác phẩm là nhân vật chị chủ - mẹ thằng Cu. Chị là một người phụ nữ đẹp, sang trọng và “thừa thãi”, có lẽ cũng là người có học. Nhưng dường như người phụ này có một thú vui riêng mà phó mặc nhà cửa, con cái cho người làm thuê. “Chị đẩy thằng Cu lại cho anh”, cái “đẩy” đó như một sự trốn tránh trách nhiệm, làm mẹ nhưng giao việc dạy dỗ con cho người khác, một phó tiến sĩ “hết hạn”. Rồi “nhăn mũi” khi con ị, có lẽ hằng ngày đây không phải việc mà chị vướng bận. Có lẽ người mẹ tần tảo ấy mong chờ ngày này khá lâu rồi, giờ đây tìm được người dạy dỗ, kèm cặp con, “chị tự hào vì hoàn thành vai trò của người đạo diễn”. Xa chồng, sống bằng tiền của chồng nên trong chị cũng có rất nhiều “tâm sự”. “Là người tiêu tiền, chị không có cái say mê của những con sói săn mồi. Chị là con kền kền cái lười biếng rỉa xác một con voi. Chồng chị thỉnh thoảng có viết thư, nhưng hai năm nay anh không hẹ n ngày về”. Chính vì hai năm chồng không hẹn ngày về, chị tìm đến tình dục để thỏa mãn sự cô đơn. Như một vòng tròn luẩn quẩn, cứ cô đơn là tìm đến dục vọng để giải thoát, xong lại cô đơn. Cứ thế, cái vòng tròn ấy đeo bám, bủa vây con người chị, không chịu buông tha. Có thể nói, tình dục không chỉ để duy trì nòi giống, mà còn là “ngọn lửa” giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, có những loại tình dục làm cho con người ta đau khổ, băng hoại đạo đức, đó là tình dục bất bình thường. Chị chủ trong tác phẩm là một người phụ nữ cô đơn, xa chồng, dường như cuộc hôn nhân của chị có duy nhất một sự kết nối, đó là thằng Cu, mà ngoài ra không còn thứ tình cảm nào khác. Người phụ nữ ấy cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình. “Gái có công nhưng chồng lại phụ”, sự chờ đợi của chị chỉ được nhận lại từ chồng một khoản tiền phụ cấp. Có lẽ, với chị, chồng sẽ không trở về nữa. Chị lao vào những cuộc tình “một đêm” để thỏa mãn bản năng tính dục mạnh mẽ, để xoa dịu đi nỗi cô đơn của người đàn bà. Với ông Vị, người đàn ông giúp chồng chị làm ăn, và là người giúp chị thỏa mãn dục vọng “chị quyết định tặng ông một bữa tiệc chia ly no xôi chán chè như bữa cơm người ta vẫn thường cho tử tù ăn trước ngày ra trường bắn”. Ông sững sờ vì hạnh phúc, “cũng như kẻ tử tù kia đang nằm mơ thấy cái cọc thì bỗng thấy trước mắt mình một con gà mái quay, nghẹn ngào nhìn nhưng không ăn được”. “Ông cũng không ăn được. Ông đổ tội cho tín h đãng trí, bỏ quên chai rượu tắc kè ở nhà, chửi sự quản lý khách sạn xuống cấp vì cái giường cứ kêu cót két, chửi rủa cả cái váy ngủ của chị, làm gì mà phảii dùng đến hai cửa ra vào làm ông lầm lẫn lung tung, sự xa xỉ điển hình của nền dân chủ tư sản!”. Lòng tự ái nổi lên, chị tìm cách khám phá con người mẫu mực kia và chị đã yêu ông ấy lúc nào không biết. “Khi chị hiểu ra sự cao đạo của ông ấy là một cái bẫy chinh phục nguy hiểm của những ngườii có tuổi thì cũng là lúc chị chán ông ta”. Với chị, đàn ông chỉ đơn giản là công cụ giúp chị thỏa mãn “nhu cầu”. Với Hảo, chị vứt bỏ cái sĩ diện hão huyền, “cầu xin” anh giúp chị thỏa mãn. Nhưng Hảo lạnh băng, “không cảm xúc”, khiến chị bực bội và tức tối, chị “trần truồng đi về phòng, vứt lại mảnh vải Thái Lan…”. Với chuyện ấy, chị luôn là người chủ động bởi sự “khát khao”, “thèm thuồng”. Và cuối cùng, anh chàng xích lô trở thành người tình mới của chị. Mặc dù đã có vợ con, nhưng cách đêm anh chàng xích lô ấy lại lên ngủ ở phòng của chị, “thằng khốn nạn”. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Bên cạnh Hảo, còn một nhân vật nữa, đó là Tứ - họa sĩ ở tầng dưới. Tứ thường “không biết ngày mai mình ăn gì, ở đâu”, Tứ nói: “Đói là con hổ, đừng nhìn nó, nhìn là nó vồ ngay”. Có thể nói, cuộc sống và xã hội có khá nhiều bất ổn, khi họa sĩ không có cái để vẽ, không có nguồn cảm hứng để sáng tác. Họ phó mặc số phận một cách “cam lòng”, sống chỉ cần biết hôm nay, còn ngày mai “mặc kệ”. Dường như Tứ bằng lòng với số phận, chấp nhận số phận bằng cách “đừng nhìn”. Có thể Tứ đã và đang sống bằng nghề “gà” bởi Tứ gạ Hảo nghĩ ra một cái tên đề tài thật “sang”, thật “kêu” để nộp cho cơ quan. Cả Tứ và ông chủ nhiệm khoa học – trước kia là giáo viên cấp II đều trở thành những “mạnh thường quân”, giúp đỡ Hảo có một đề tài “mang tính địa phương”. Thật nực cười khi “chủ nhiệm ủy ban khoa học kỹ thuật tỉnh vốn trước là giáo viên cấp II”, “thường bắt cán bộ dịch song ngữ nhưng bản thân ông không hề phân biệt được tiếng Pháp và tiếng Anh, trừ tiếng Nga”; trong bản dịch đề cương tiếng Anh có mấy tiếng khó dịch, Hảo bịa ra, nhưng ông không hề hay biết. Một chiếc “đề tài mang tính địa phương” được thông qua khi chủ nhiệm đặt bút kí “rẹt”. Đồng nghĩa với đó, Hảo sẽ có hai năm rỗi rãi để thực hiện công việc “chăm nuôi” của mình mà không cần mảy may với đề tài khoa học kia. Như vậy, có thể thấy, tác giả Nguyễn Quang Thân đã rất tinh tế khi đưa yếu tố bi hài kịch vào từng chi tiết của tác phẩm. “Đề tài khoa học” đáng lẽ là một sản phẩm tinh thần quý báu, cần có thời gian nghiên cứu và viết lách rồi ứng dụng thì giờ đây, trong cái xã hội mà “người tài không có đất dụng võ”, “đề tài khoa học” trở thành công cụ để thỏa mãn mong muốn con người, nghĩ ra rồi vứt đó, không cần biết tính ứng dụng thực tế như thế nào,… Mặt khác, nhà văn cũng gián tiếp phản ánh thực trạng của một bộ phận quan chức, thậm chí là chủ nhiệm ủy ban khoa học cấp tỉnh, thường hạch sách cấp dưới nhưng bản thân “sếp” không có năng lực, sự bịa đặt kệch cỡm mà “sếp” còn không phát hiện ra. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nội dung Trước hết, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn được thể hiện qua cách đặt tên nhân vật của tác giả Nguyễn Quang Thân. Có thể nói, trong truyện ngắn “Vũ điệu của cái bô”, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã phân chia rạch ròi hai cách đặt tên cho nhân vật của mình. Thứ nhất, đó là kiểu nhân vật có tên. Đó là Tứ, Hảo, Vị. Họ là những người có “học thức” nhưng số phận mỗi người lại không giống nhau. Có thể nói, họ là những minh chứng điển hình, chính vì vậy nên Nguyễn Quang Thân muốn đưa kiểu nhân vật có tên tuổi này vào trong tác phẩm của mình với mục đích cụ thể hóa kiểu nhân vật của mình. Thứ hai, đó là kiểu nhân vật không tê. Tác giả đã sử dụng cách gọi nhân vật chung chung như: chị chủ nhà, thằng Cu, anh X, ông Y, ông Z, một chàng trai trẻ,… dường như đây là dụng ý sáng tác của tác giả. Không có tên riêng cụ thể bởi lẽ kiểu nhân vật như vậy chiếm số lượng khá lớn, đó là đại diện cho những trò lố bịch. Quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Nguyễn Quang Thân còn dừng lại ở việc miêu tả ngoại hình, khắc họa nội tâm nhân vật. Trong truyện ngắn này, tác giả Nguyễn Quang Thân tập trung khai thác chủ đề về tấn bi hài kịch của một bộ phận trí thức giàu tài năng, nhiều tâm huyết nhưng không có khả năng chiến thắng hoàn cảnh. Trong “Vũ điệu của cái bô”, Nguyễn Quang Thân cho người đọc thấy nhiều bất ổn của đời sống qua chính tình thế “lệch chuẩn” phi lý của Hảo, một phó tiến sĩ có tài nhưng “không có đất dụng võ”. Là kỹ sư ở nhà máy giày, Hảo còn trẻ, say mê sáng tạo, thừa nhiệt tình, tâm huyết, từng dày công nghiên cứu và cho ra đời một loại “keo dán giày hảo hạng”. Trớ trêu, “khách hàng đã tẩy chay thứ giày bong mũi của nhà máy” trước khi loại keo dán giày của anh “qua được bát quái trận thủ tục”. Nhà máy đóng cửa, cuộc sống của Hảo trở nên bấp bênh. Sợ “mọc đuôi dài ra”, Hảo buộc phải chấp nhận “bán mình”. “Hai mươi tờ giấy bạc năm ngàn đủ sức mạnh biến Hảo thành người trông trẻ mẫn cán trong ba mươi ngày”, “chăm một thằng bé lên ba tuổi rưỡi”, phục vụ nó “đi bô” có thể là “một công việc hết sức bình thường với một cô gái nông thôn thất học”. Nhưng với một người yêu nghềnhư Hảo thì đó lại là một sự trái ngược chua xót. Nhiệt huyết, tài năng bị xem thường, Hảo phải sống bằng một thứ “khoa học giả cầy” được mã hoá bằng cụm từ “nghiên cứu có tính chiến lược”. Lý tưởng không còn đất sống, lòng tự trọng của kẻ sĩ bị thui chột vì số tiền trông trẻ bằng ba lần lương tháng. Bi kịch của Hảo khiến ta liên tưởng đến “kiếp sống mòn” của người trí thức nghèo trong sáng tác của Nam Cao. Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt Có thể nói, đối tượng trung tâm của văn học là “con người”. Với một nhà văn chân chính, dù viết về điều gì và viết bằng cách nào, thì điểm xuất phát và điểm đích cuối cùng vẫn hướng tới “con người”. Khám phá quan niệm nghệ thuật về con người chính là “bước đi” đúng đắn để bước vào chiều sâu tư tưởng trong cách thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Trong bài seminar này, tôi lựa chọn truyện ngắn “Vũ điệu của cái bô” để làm sáng tỏ “quan niệm nghệ thuật về con người” của nhà văn Nguyễn Quang Thân . Mở đầu M.Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”. Thật vậy, tất cả những gì thuộc về con người đều trở thành phạm vi quan tâm của văn học. Đọc tác phẩm văn học nào ta cũng thấy bóng dáng của con người với đặc điểm ngoại hình, đặc điểm tính cách, hoạt động, trạng thái, cảm xúc, tâm lý,…đa dạng, phong phú. Sự miêu tả ấy không đơn thuần là sao chép y nguyên, tái hiện cái vốn có mà sâu sắc hơn nữa đó là cái nhìn, cách cảm, sự lí giải về con người bằng nghệ thuật. Ở mỗi thời đại khác nhau, mỗi nhà văn lại có những quan niệm khác nhau về con người, dù hệ thống nhân vật phong phú đến đâu cũng đều chịu sự chi phối của quan niệm chung về con người. Truyện ngắn “Vũ điệu của cái bô” là một tác phẩm truyện hiện đại, nó phản ánh “một góc” hiện thực cuộc sống với những con người đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách. Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về con người trong Vũ điệu của cái bô phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Trên hết, họ vẫn là những con người yêu thương, che chở, đùm bọc nhau. Nhưng trên hết, trước cái đói vẫn là tình yêu thương làm xoa dịu đi tất cả. Xóm nghèo của “Nhà mẹ Lê” thật ấm áp nghĩa tình biết bao. Mẹ Lê mất vì chó cắn, nhà không có gì, đàn con thì ngây dại, bản thân nhà của họ cũng túng bần nhưng vẫn góp tiền để mua một cỗ ván mọt rồi chôn cất cẩn thận. Hay nhân vật ông Giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” rất đồng cảm và thấu hiểu sự khổ cực của lão Hạc. Hết lần này đến lần khác, ông giúp lão Hạc từ củ khoai, chén rượu cho đến tiền làm ma cho ông lão. Có thể nói, ông giáo là một trong ít những nhân vật trí thức tiểu tư sản của Nam Cao giữ được bản chất lương thiện, trong sáng của mình. Sự xuất hiện của những con người này khiến cho văn học Việt Nam 1930 – 1945 như được xoa dịu. Cả một giai đoạn chứng kiến sự bại hoại, tha hoá trong phẩm giá, nhân cách của con người, khiến cho lòng người sầu muộn, duy chỉ có tình thương mới có thể vỗ về tâm hồn nhà văn, tâm hồn người đọc. Tổng kết Như vậy, từ góc độ cái đói, các nhà văn đã trình bày nhiều quan niệm khác nhau về sự biến chất của con người qua việc xây dựng hình tượng các nhân vật. Ta có thể nhận thấy rõ, những nhân vật mà nhà văn hướng tới để khai thác thường là những người nông dân nghèo bình dị, lương thiện; là những người trí thức tiểu tư sản thanh cao với những ước mơ, quan niệm cao cả. Nhưng tất cả con người ấy đều không thể thoát khỏi sự bủa vây của cái đói nghèo, người thì tha hoá về nhân tính, người thì đánh mất cả lòng tự trọng. Tất cả mọi thứ đều bị bóp méo đến dị dạng. Nhưng trên tất cả, vẫn là tình thương xoa dịu con người. Tôi hi vọng, với bài viết của mình có thể đóng góp một phần ý kiến trong việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con ngươi của các nhà văn giai đoạn 1930-1945. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Con người mất đi tự trọng Thử thách nhân vật của mình, đói, đói đến cồn cào ruột gan, đói đến tay run, mờ cả hai mắt chính là Thạch Lam. Với biệt tài quan sát và mô tả chi tiết tâm trạng của nhân vật, Thạch Lam đã đi sâu vào sự biến đổi tâm trạng của nhân vật trước sự dồn ép của miếng ăn. Trong “Đói”, Sinh vốn là một người có cuộc sống dư dả, vô cùng phong lưu. Miếng ăn đối với anh ngày ấy chỉ là phù du, anh khinh bỉ trước những nhu cầu vật chất, ăn uống tầm thường. “Chàng cho rằng miếng ăn là một sự không đáng kể, chỉ có cái thanh cao, trong sạch của linh hồn mới là cần”. Mãi đến khi thất nghiệp, bị cái đói bủa vây, Sinh mới “cảm nhận rõ cái cần mạnh mẽ của miếng ăn là như thế nào”. Đúng là khi đủ mặc, con người thường ít để ý đến cái đói, những miếng ăn vặt vãnh. Trước gia cảnh khốn cùng của gia đình, vợ anh – cô Mai, người phụ nữ yêu kiều, xinh đẹp, tháo vát đã phải bán đi chút phẩm giá cuối cùng của một người đàn bà. Tấm thân cô đã đổi lấy được một chút thịt mỡ, khoanh giò và vài cái bánh tây. Khi phát hiện ra sự tình, Sinh nổi giận, quát tháo, đánh đuổi Mai nhưng chính anh cũng không cưỡng lại được cơn đói. “Cái đói lại sôi nổi dậy như cào ruột, xé gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn”. Anh ta nhìn quanh, không thấy Mai, cái nhìn hèn hạ của một gã bất tài, hắn ta vốc từng miếng thịt, ăn ngấu nghiến, nhai không kịp nuốt, rồi khoan khoái với bụng đã no. Lúc này, hắn mới nhớ về vợ hắn, nhớ về sự nhục nhã rồi bật khóc nức nở. Bản thân là trụ cột trong gia đình, hắn để cảnh nhà rơi vào sa sút không thể vực dậy nổi, khiến vợ anh phải đi bán thân để đổi lấy một chút đồ ăn trong nhà. Sự nhục nhã ê chề tràn ngập trong tâm trí, lòng tự trọng của một thằng đàn ông đã bị tổn thương. Nhưng đó có là gì khi đứng trước cái đói. Giữa hai sự lựa chọn về cơn đói và lòng tự trọng của một người chồng, hắn đã chọn lấy cái đói. Hắn ăn ngấu nghiến, mùi thơm của thịt mỡ khiến cho hắn không thể cưỡng lại được, phần “con” khi này lớn hơn, lấn át phần “người”. Trong tác phẩm “Một bữa no” của Nam Cao, bà là người sớm goá bụa, con cái mất hết, chỉ còn đứa cháu mình dứt ruột nuôi từ ngày bé đang đi ở đợ nhà bà Phó. Đói đến sức cùng lực kiệt, bà khó nhọc tìm đến nhà bà Phó, xin được vào chơi với Cái Đĩ. Chơi là một chuyện, nhưng điều bà mong muốn là bữa ăn, bà đã nhịn bị nhín đói quá lâu. Trong mâm cơm, hứng chịu đủ mọi sự miệt thị từ bà phó và những người ở xung quanh, nhưng bà không làm lấy xấu hổ. Bà cứ thế ăn, ăn một cách miệt mài. Bà không ngại mình là khách, bà ăn đến những hột cơm còn sót lại trong nồi cũng vẹt nốt. Bà ăn mà không chú ý đến vẻ mặt xấu hổ của Cái Đĩ cháu bà với những người xung quanh. Bụng bà đã no. Đúng là không có gì đáng sợ hơn cái đói, nó có thể huỷ hoại nhân phẩm của cả một con người. Bà vốn là một người hiền lành, chất phác nhưng hoàn cảnh đã xô đẩy vào con đường bần cùng, đói khát. Phẩm giá lúc này với bà chẳng bằng một bát cơm, bà đã bị cái đói bóp méo, trở nên tha hoá, biến chất. Dưới ngòi bút đậm tính hiện thực của Nam Cao và Thạch Lam, chúng ta đã thấy rõ được những hệ quả mà xã hội thực dân nửa phong kiến đã để lại. Xã hội tàn bạo ấy đã dồn ép, đẩy con người tới bước đường cùng, khiến cho họ - những con người lương thiện – đánh mất đi bản chất thiện lương trong sáng, nhân cách bị huỷ diệt  Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

  Nhân cách của con người trước cái đói Con người bị tha hoá Trước khi bị cái đói bóp nghẹt đến méo mó hình dạng, Chí Phèo là một người nông dân lương thiện, có ước mơ bình dị như bao người. Chí đã từng ôm mộng về một gia đình êm ấm, về cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, chồng cầy cấy cuốc mướn, vợ dệt vải, có dăm ba sào ruộng để làm ăn. Thậm chí, tuy nghèo và không được giáo dục đàng hoàng nhưng Chí vẫn ý thức được về lòng tự trọng. Mợ Ba – vợ của Bá Kiến sai bóp chân, hắn thấy nhục chứ chẳng sung sướng gì. Nhưng bản chất trong trắng và lương thiện của Chí Phèo đã nhanh chóng bị bọn cường hào, nhà tù thực dân huỷ diệt. Từ khi ra tù, trở về làng Vũ Đại, hắn với bộ dạng lưu manh đã làm đảo điên cuộc sống của con người nơi đây. Ai gặp hắn cũng né tránh, chẳng ai muốn dây dưa với con “quỷ dữ của làng Vũ Đại”.Không có điểm tựa, Chí nhanh chóng trượt dài trên con đường tha hoá. Với vài đồng bạc, dăm chén rượu ngon, hắn lập tức thoả hiệp với Bá Kiến – kẻ thù của mình và biến thành tay sai đắc lực cho hắn lúc nào không hay. Cuộc đời càng cùng quẫn, Chí lại càng ra sức vẫy vùng. Hắn chửi mọi người, chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại…Hắn chỉ biết phản kháng một cách cực đoan, không thể khiến bản thân thoát khỏi vòng bế tắc, quẩn quanh. Như vậy, ta có thể thấy trước cái đói, con người dễ dàng đánh đổi tất cả, dễ mất đi con người trong sáng, thiện lương ban đầu để mải mê chạy theo của cải vật chất. Họ phải đi ngược lại với những gì mình tuyên ngôn, bán linh hồn cho những đồng tiền rẻ mạt. Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt Cái đói và miếng ăn – nỗi ám ảnh của người dân trong thời kì 1930 – 1945 đã trở thành chủ đề, thành cách thức để nhà văn thử thách nhân vật, khám phá và bàn luận về bản chất của con người khi bị cái đói dồn ép. Họ phát hiện ra, trước cái đói, con người dễ bị tha hoá, nhân cách họ bị huỷ diệt đến mức mất đi cả tự trọng, nhưng trên tất cả họ vẫn là những con người yêu thương, đùm bọc và che chở cho nhau. Với bài viết này, tôi hi vọng có thể đóng góp một góc nhìn về quan niệm nghệ thuật của nhà văn giai đoạn 1930 – 1945 về vấn đề nhân cách của con người trước cái đói. Từ khoá: nhân cách, quan niệm nghệ thuật về con người, giai đoạn 1930 – 1945. Mở đầu Chủ đề về cái đói và nhân cách của con người luôn là đối tượng được bàn luận sôi nổi trên diễn đàn văn học trong suốt thời kì 1930 – 1945. Miếng cơm và đói nghèo đã trở thành nỗi ám ảnh của nhân dân ta trong suốt một thời kì dài. Để khám phá chiều hướng thay đổi về nhân cách của con người trước cái đói, các tác giả đã không ngần ngại dồn ép nhân vật của mình đến tận cùng của cói đói. Và họ dần phát hiện ra, trước cái đói, con người dễ mất đi bản ngã của mình, nhân cách bị bại hoại, nó đẩy con người vào kiếp người đầy bi kịch, quẩn quanh, không lối thoát. Với bài viết này, tôi hi vọng sẽ đóng góp thêm một ý kiến về quan niệm nghệ thuật của nhà văn giao đoạn 1930 – 1945 trước vấn đề nhân cách của con người trước cái đói. Nội dung Quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn giai đoạn 1930-1945. Quan niệm nghệ thuật về con người là cách nhà văn diễn giải nhận thức về con người, nhằm thể hiện cái nhìn, sự cảm nhận, sự lí giải về đối tượng mà nhà văn muốn hướng tới. Xét cho cùng, trong xã hội hiện đại, con người chính là sản phẩm của xã hội, con người nghệ thuật là sự mô phỏng xã hội trong các tác phẩm văn học. Giai đoạn 1930 – 1945, trong dòng văn xuôi hiện thực phê phán, con người cá nhân là phạm trù nổi bật trong quan niệm nghệ thuật về con người. Các nhà văn đã đi khám phá con người trong những sự tìm tòi mới mẻ về khát vọng, ham muốn, ý thức về sự tự do và khát vọng được khẳng định cái tôi cá nhân. Bên cạnh đó, họ cũng nhận ra, con người là sản phẩm của thời đại, chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Các tác giả thuộc dòng văn học hiện thực giai đoạn này chú trọng tái hiện hiện thực, lên án xã hội nghèo nàn, soi xét nhân cách của con người dưới nhiều góc độ. Từ khảo sát, từ góc độ cái đói, tôi nhận thấy mỗi nhà văn lại có cách khai thác và cách thể hiện quan niệm riêng mình. Ba trường hợp tôi nêu ra dưới đây, là ba khía cạnh tiêu biểu cho phẩm giá của con người trước cái đói trong văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945. Đọc tiếp:  Quan niệm nghệ thuật về nhân cách con người trước cái đói phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

  Con người tự chữa lành trong hành động Hành động là một trong những yếu tố phản ánh chân thực nhất tính cách, ý nghĩ của nhân vật, thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Trong Đi qua hoa cúc, nhân vật không có quá nhiều những hành động gây xung đột cao trào nhưng nó cũng ngầm thúc đẩy cao trào của truyện lên đến đỉnh điểm và điển hình cho hình tượng con người tự chữa lành. Trường là nhân vật được khắc họa với chuỗi những hành động làm nảy sinh quan niệm nghệ thuật về con người tự chữa lành trong Đi qua hoa cúc, có thể nói đây là nhân vật chấn thương tâm lý và cũng phản chiếu sự chấn thương tâm lý của nhân vật Ngà. Suy nghĩ và hành động của Trường khi phát hiện chuyện tình thầm lặng nảy nở giữa anh Điền và chị Ngà có sự tương thích với nhau. Trường dẫu sao cũng chỉ là cậu thiếu niên mới lớn, hành động theo bản năng cũng là điều dễ hiểu, nhất là khi cậu phát hiện mình bị giấu diếm, bị lừa dối, trở thành kẻ ngốc trong hạnh phúc của người khác. Vậy nhưng, Trường vẫn hành động rất vị tha, cậu cố gắng che giấu để hai đứa bạn láu cá cạnh nhà và tất cả mọi người trong gia đình không ai biết đến chỗ hò hẹn bí mật của chị Ngà và anh Điền – đây là một dấu hiệu cho sự tự chữa lành trong tâm hồn nhân vật. Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện một quan niệm nghệ thuật đầy tính cao cả về đạo đức, phẩm chất con người, đặc biệt là trong tình yêu – thứ tình cảm dễ dàng khiến con người ta đánh mất lí trí. Trường nhìn nhận ra vấn đề là tình yêu phải xuất phát từ cả hai phía, khi mình không trở thành sự lựa chọn của đối phương, không thể khiến đối phương hạnh phúc thì cũng không nên chấp niệm, chúc phúc cho người mà mình yêu thương cũng là chữa lành cho chính tâm hồn bị tổn thương của bản thân. Ở đây, độc giả tiếp nhận soi chiếu ra sự tự chữa lành liên quan đến đức hi sinh trong tình yêu, sự rộng lượng trong cách ứng xử của kẻ được yêu và kẻ không được yêu. Con người tự chữa lành chính là khi họ biết chấp nhận sự khổ đau của mình và suy nghĩ về nó theo chiều hướng lạc quan, đơn giản hóa vấn đề. Câu chuyện tình yêu đầu đời ngây dại của Trường vẫn là kí ức ám ảnh cậu rất nhiều năm sau đó nhưng không phải với sự tiếc nuối hay trách móc gì chị Ngà về sự lựa chọn dại dột của chị mà cậu chỉ tìm kiếm hi vọng về việc chị Ngà còn sống và mong muốn chị được chữa lành sau những đổ vỡ trong tình cảm. Trường là kẻ không được yêu, thuần túy mà nói theo bản năng thì cậu hoàn toàn có thể ích kỉ mà thù hận chị Ngà anh Điền khi họ xem cậu là phương tiện kết nối cho tình yêu vụng trộm của họ. Tuy nhiên, Trường đã không hành động theo cảm tính mà cậu hành động bằng con tim, bằng lí trí và sự tự chữa lành cho chính mình: cao thượng, bao dung bởi Trường biết chị Ngà cũng chỉ là nạn nhân của tình yêu. Hành động giúp đỡ, tha thứ và chúc phúc của nhân vật Trường chính là hiện hữu cho quan niệm nghệ thuật về con người tự chữa lành của Nguyễn Nhật Ánh: không trách móc, không vị kỉ, buông bỏ và cư xử nhân văn đối với những việc, những người khiến mình đau khổ, không được như ý muốn. Con người tự chữa lành trong văn học thực sự cần được khai thác và lan tỏa nhiều hơn trong tư tưởng của bạn đọc tiếp nhận vì nó mang giá trị của sự giáo dục, sự thức tỉnh trong nhận thức, hành động và nhân tính của con người. Qua đó, con người tự chữa lành cũng phần nào phản ánh tư tưởng khai thông sáng suốt của Đạo Phật, giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau đó là tự chữa lành những tổn thương trong tâm hồn bằng việc học cách buông bỏ chấp niệm, đừng mong cầu những thứ không thuộc về mình, sống độ lượng và không ghen ghét với hạnh phúc của người khác. Kết luận Con người tự chữa lành – quan niệm nghệ thuật về con người sâu sắc và mang tính nhân văn. Nguyễn Nhật Ánh và sáng tác của ông chủ yếu đều thể hiện được quan niệm này, cách xây dựng hình tượng nhân vật lạc quan, tự nhận thức và tự hoàn thiện. Đi qua hoa cúc là một trong số những truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh phản ánh hình tượng con người tự chữa lành, sau những tổn thương tinh thần, con người biết học cách chấp nhận và buông bỏ. Thi pháp học là một hướng nghiên cứu giàu tiềm năng, đặc biệt là quan niệm nghệ thuật về con người bởi nó sẽ bộc lộ cách mà nhà văn nhìn nhận về con người và cuộc sống, đánh giá được sự đóng góp của một tác giả đối với nền văn học. Con người tự chữa lành là một hệ quả của hàng loạt các quan niệm sau năm 1975, nó thể hiện tinh thần dân chủ và tư tưởng văn minh của cá nhân. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người – con người tự chữa lành, cụ thể biểu hiện qua nhân vật trong truyện dài Đi qua hoa cúc – Nguyễn Nhật Ánh hi vọng sẽ đóng góp một hướng khai thác mới và khai thông nhận thức tư tưởng theo chiều hướng tích cực. Đọc tiếp: Con người tự chữa lành trong Đi qua hoa cúc phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/11/2024 0 bình luận

Nội dung Con người tự chữa lành trong suy nghĩ Đi qua hoa cúc của Nguyễn Nhật Ánh có cấu trúc cốt truyện đơn giản xoay quanh một vài sự kiện theo quan hệ nhân quả liên quan đến mối quan hệ tình cảm giữa ba nhân vật: Trường – cậu thiếu niên mới lớn với những cảm xúc ngây dại đầu đời; Ngà – cô thiếu nữ tuổi mười chín ôm trong mình hoài bão lớn lao và cả những rung động tình yêu mãnh liệt; Điền – anh thanh niên đã qua cái tuổi đôi mươi, đã có một gia đình nhỏ nhưng trái tim bản năng của một người đàn ông vẫn trỗi dậy trong anh ta. Trường vốn chỉ quen với mấy trò nghịch ngợm của trẻ con, quen với những buổi nô đùa cùng chúng bạn, vô tư và hồn nhiên đúng với lứa tuổi. Cho đến khi cậu gặp chị Ngà, người con gái thuần khiết với ánh mắt mơ mộng luôn tràn ngập hình ảnh những bông cúc vàng trong vườn nhà Miên – người bạn thân nhất của cô, người tạo cơ hội cho Ngà được cùng ôn thi tại nhà mình, cơ duyên để Trường gặp được mối tình đầu của cậu. Hoa cúc vàng trong suy nghĩ của Ngà luôn đại diện cho niềm vui nhưng cô cũng đâu ngờ nó lại khởi nguồn và chứng kiến tất cả những biến cố, tủi hổ và tan vỡ trong tình yêu đầu đời vụng dại của cô. Trường thầm thương chị Ngà, một thứ tình cảm to lớn và quá sức với một cậu thiếu niên mười lăm tuổi, muốn che chở, bảo vệ cho người mình yêu nhưng bất lực. Chị Ngà lần đầu yêu, lần đầu rung động với một người đàn ông dày dặn sự từng trải như anh Điền, cô yêu hết mình và cũng được yêu lại một cách nồng nhiệt. Mối tình hạnh phúc của hai kẻ được yêu bên cạnh sự buồn khổ của kẻ không được yêu. Tình yêu đẹp nhưng cũng có sóng gió, mối tình Ngà – Điền trở nên oan nghiệt khi chị vợ anh Điền tìm đến nhà Trường – nơi mà người chồng tưởng như chịu thương chịu khó của chị đang tá túc để học nghề thầy thuốc từ ông ngoại của Trường. Ngà vỡ lẽ mình trở thành người thứ ba chen chân vào hạnh phúc của người khác, trái ngang hơn là cô biết mình đang mang thai giọt máu của Điền, chẳng rõ Ngà chọn cho mình cách chấm dứt khổ đau ra sao nhưng dân làng cứ đồn nhau tìm thấy đôi dép của cô ở bên bờ suối. Một mối tình tay ba dang dở và khổ đau. Tuy nhiên, nhân vật Trường chính là hình tượng tiêu biểu cho quan niệm nghệ thuật về con người tự chữa lành mà ta bắt gặp trong những sáng tác về đề tài tình yêu của Nguyễn Nhật Ánh. Quan niệm nghệ thuật về con người – con người tự chữa lành trong suy nghĩ thể hiện rõ nét qua nhân vật Trường. Trường đau khổ nhưng lại không để nó lấn át đi sự cao thượng và dày vò cậu. Ngày mà Trường biết chị Ngà phải lòng anh Điền và dù cậu cố gắng trưởng thành trước mặt người con gái mình yêu thì cô cũng chỉ xem cậu là một đứa em, một đứa trẻ nông nổi, bồng bột. Đau đớn, tuyệt vọng, chán nản, lạnh nhạt, thờ ơ là những cảm xúc bình thường của một kẻ đem lòng yêu mà không được hồi đáp như Trường. Sau bao cố gắng, nỗ lực nhưng tình yêu của chị Ngà là thứ Trường không thể có được, cậu có trách cứ nhưng cậu cũng học cách chấp nhận. Dù chẳng thoải mái gì với câu chuyện tình yêu của chị Ngà – anh Điền, dù biết rõ ông ngoại mình ghét nhất người học trò nào không chú tâm học hành mà vướng vào những chuyện trai gái, dù chỉ là đứa trẻ mới lớn nhưng Trường không hề có một chút suy nghĩ bóc trần sự thật. Cậu dần học cách chấp nhận trong suy nghĩ, chấp nhận chuyện chị Ngà không yêu mình, không gượng ép bộc lộ tình cảm của bản thân như trước nữa, không suy nghĩ quá nhiều về việc sao chị Ngà lại thích hoa cúc trong khi nó chẳng có gì thú vị. Trường giữ lại trong suy nghĩ của mình hình ảnh một chị Ngà ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng như thuở ban đầu khi cậu gặp chị ngồi ngẩn ngơ bên dàn hoa cúc vàng nhưng không còn quá khao khát có được tình yêu của chị. Trường cũng dần chấp nhận việc mình chỉ là một cậu thiếu niên đang tập cách làm người lớn còn chị Ngà thì cần một người đàn ông trưởng thành. Ngày định mệnh khi chuyện tình ngang trái của anh Điền và chị Ngà bị mọi người phát giác, chị Ngà xấu hổ bỏ đi, người ta cứ đồn nhau là chị tự vẫn bên bờ suối. Tuy nhiên, Trường vẫn tin là chị còn sống và có lẽ, đang làm lại cuộc đời và nuôi dưỡng đứa trẻ đó thật tốt dù nó là kết tinh của một mối tình éo le. Chị Ngà đã khiến trái tim chập chững biết yêu của Trường vỡ vụn và có thể chị cảm nhận được tình cảm chân thành của cậu, cố ý khước từ nhưng cậu vẫn chấp nhận sự thật: tình yêu là thứ không thể cưỡng cầu. Câu chuyện tình yêu của chị Ngà đã sai trái với chính người vợ của anh Điền nhưng với Trường, cậu vẫn luôn dành cho chị sự thương cảm, tin tưởng và trân trọng. Nhân vật Trường được Nguyễn Nhật Ánh chọn làm điểm nhìn trần thuật trong Đi qua hoa cúc đồng thời cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả - con người tự chữa lành. Con người sau năm 1975, đời sống nội tâm vô cùng phức tạp và có những tổn thương về mặt tâm lý. Xu hướng tự chữa lành, tự giải thoát, tự buông bỏ cũng vì vậy mà trở nên phổ biến, đây là một quan niệm sáng suốt và nhân văn. Bi thương nhưng không bi lụy, đó là mục đích xây dựng hình tượng nhân vật nhằm thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Nhật Ánh. Đọc tiếp: Con người tự chữa lành trong Đi qua hoa cúc phần 2

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22