b Diễn biến của cuộc gặp gỡ Ban đầu cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục diễn ra rất khó khăn. Cuộc gặp gỡ ấy bắt đầu vào lúc Quản ngục nhận được phiến trát của quan trên thông báo sẽ được nhận 6 tử tù chờ ngày ra pháp trường xử chém. Trong đó có Huấn Cao. Quản ngục đã ấp ủ một sở nguyên một tâm nguyện: muốn được biệt đãi Huấn Cao muốn xin được chữ của Huấn Cao và Quản ngục biết rằng có được chữ ông Huấn mà treo như vật báu trong nhà. Nhưng Quản ngục cũng thừa hiểu tính Huấn Cao ít cho chữ trừ những người tri kỷ. Trong khi đó Huấn Cao lại coi quản ngục là kẻ tiểu lại giữa tù và hơn thế Huấn Cao tỏ ra khinh bị tỏ ra mặt: “Từ nay ngươi… nữa”. Cách ứng xử đó khiến Quản ngục rất đau khổ vì có được ông Huấn trong tay hàng ngày được giáp mặt ông Huấn nhưng ngày càng bị đẩy ra xa, nguy cơ không xin được chữ của Huấn Cao. Về sau cuộc kỳ ngộ ấy được đẩy lên kịch tính khi quan coi ngục nhận được phiến trát lần 2. Sáng mai sẽ giải Huấn Cao và kinh để xử tội. Chính điều đó đã khiến Quản ngục tái nhợt người vì nuối tiếc người tài vì đau khổ khi tâm nguyện không thành. Tất cả nỗi niềm ấy Quản ngục đã tâm sự với thầy thơ lại và thầy thơ lại là nhịp cầu nối giữa Huấn Cao và Quản ngục. Khi biết rõ được sở nguyện cao quý của Quản ngục ngay lập tức Huấn Cao đã thay đổi thái độ con người ngang tàng khinh bạc ấy đã nói với thầy thơ lại những lời cảm động: “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Câu nói ấy chứa đựng sự chân thành của Huấn Cao trước Quản ngục. Quản Ngục chính thức được Huấn Cao kết nạp vào hàng ngũ những người tri kỷ của mình. Hé mở một khía cạnh có tính chất lý tưởng trong tính cách của Huấn Cao: con người chưa bao giờ khuất phục trước bạo quyền mà giờ đây đã cúi đầu trước tấm lòng của Quản ngục. -> quan hệ đối lập giữa họ hoàn toàn được xóa bỏ thay thế vào đó là quan hệ tri âm đã được tạo lập. Sự xúc động có tính đạo đức này đã tạo nên một sự xúc động thẩm mỹ là cơ sở để cái đẹp ra đời đó là sự ra đời của con chữ của Huấn Cao. Kết thúc của gặp gỡ là cảnh cho chữ: cảnh xưa nay chưa từng có tại buồng giam nơi tử tù, thời gian lúc nửa đêm. Ở đó sự ra đời của các con chữ là kết quả của sự chuyển hóa kỳ diệu giữa cái tâm và cái tài hay nói cách khác đó là sự chuyển hóa kỳ diệu của cái tâm nơi quản ngục với tấm lòng và cái tài nơi Huấn Cao. Những con chữ là hiện thân của cái đẹp nó được tạo lập từ cái đẹp của tài năng và cái đẹp của tình người. => Cái đẹp của nghệ thuật có nguồn gốc từ cái đẹp của tình người. Nó là sự thăng hoa của cái đẹp trong tình người. => Kết thúc cảnh cho chữ ta thấy có sự đảo lộn kỳ diệu về vị thế của Huấn Cao. Của Huấn Cao và quản ngục, trật tự xã hội bị phế bỏ. Trật tự mới bị tạo lập trong đó con người hiện ra không còn khoảng cách vì họ cùng hướng về cái đẹp khao khát sẵn sàng vươn tới một cái đẹp toàn thiện. Ý nghĩa Tình huống truyện làm nổi bật được bản chất của nhân vật Qua tình huống truyện gặp gỡ độc lập giữa Huấn Cao và Quản ngục. Nguyễn Tuân đã khắc họa được một cách sâu sắc về bản chất của hai nhân vật. Huấn Cao hiện lên như một hình tượng lãng mạn lý tưởng với sự hài hòa của vẻ đẹp tài năng đến độ tài hoa. Vẻ đẹp của người anh hùng lẫm liệt với một thiên lương cao quý. Đó là con người tài hoa khí phách, nhân cách. Quản ngục nhờ tình huống truyện đã được tác giả làm nổi bật với những phẩm chất cao quý là con người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài có sở nguyện cao quý. Luôn nỗ lực giữ thiên lương trong sáng trong môi trường xấu xa đầy lừa lọc tàn nhẫn. Đánh giá: Nếu không có tình huống truyện này thì Huấn Cao sẽ không được khắc họa là một hình tượng lý tưởng, Quản ngục sẽ không chiếm được tình cảm, sự yêu mến của người đọc như hiện tại. Tình huống truyện làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm tư tưởng nhân văn của tác phẩm Nhờ tình huống truyện mà giá trị tư tưởng của tác phẩm được thể hiện một cách sâu sắc nhất: Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào cái đẹp, sự chiến thắng của ánh sáng và bóng tối, cái đẹp thắng cái xấu xa. Cái đẹp cái thiện đã cảm hóa được cái xấu xa cái ác. Qua đó Nguyễn Tuân đã khẳng định tài - tâm, đẹp - thiện không thể tách rời nhau. Sự giữ gìn trân trọng nâng niu những giá trị truyền thống của dân tộc như chơi chữ, viết chữ, hiểu được những giá trị cao cả của chữ là biểu hiện của lòng yêu nước. Đánh giá Dựa vào những vấn đề đã tiếp cận ở trên người đọc đã nhận thấy rõ nét đem lại thành công cho tác phẩm một phần không nhỏ chính là sự thành công trong nghệ thuật, tình huống truyện. Thông qua nét nghệ thuật đó người đọc càng cảm phục hơn với tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân “Chữ Người Tử Tù” xứng đáng được coi là tác phẩm nổi bật nhất của Nguyễn Tuân. Đọc tiếp: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 4)
Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù - Nguyễn Tuân” A Đặt vấn đề Tác giả tác phẩm đề B Giải quyết vấn đề 1 Khái quát 2 Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác. 3 Giới thiệu về đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm là nói tới vẻ đẹp riêng vẻ đẹp khác biệt của tác phẩm ở việc lựa chọn hình thức nghệ thuật để thể hiện về cuộc sống và biểu hiện tư tưởng của nhà văn. 4 Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ Người Tử Tù Ta nhận thấy tác phẩm “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã tạo dựng rất thành công về phương diện nghệ thuật. Tạo ra tình huống truyện độc đáo Nghệ thuật khắc họa nhân vật Bút pháp nghệ thuật Ngôn ngữ, giọng điệu II Phân tích 1 Tình huống Giới thiệu tình huống truyện sau đó nhận diện tình huống trong Chữ Người Tử Tù mô tả và ý nghĩa của cuộc gặp mặt này 2 Nghệ thuật xây dựng khắc họa nhân vật: Huấn Cao - Quản ngục Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân xây dựng bởi bút pháp lý tưởng hóa Quản ngục được tác giả xây dựng bằng nghệ thuật độc lập và miêu tả tâm lý 3 Bút pháp rượu cạnh tài hoa cảnh cho chữ Nghệ thuật đối lập tương phản Nghệ thuật điện ảnh ở những không gian cho chữ người đọc có thể tưởng tượng được ra cảnh của tử tù, khung cảnh khi cho chữ và những con người. Khi đó là vẻ đẹp của Huấn Cao… 4 Ngôn ngữ giọng điệu Ngôn ngữ: ngôn ngữ cổ xưa và ngôn ngữ hiện đại Giọng văn trầm lắng III Đánh giá chung C Kết thúc vấn đề Nói đến Nguyễn Tuân ta nghĩ tới ngay nhân vật Huấn Cao, một nhân vật được coi là nhân vật đẹp nhất trong văn Nguyễn Tuân Đọc tiếp: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 5)
Bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân trong Chữ Người Tử Tù A Đặt vấn đề Giới thiệu tác giả tác phẩm, dẫn yêu cầu của đề bài B Giải quyết vấn đề 1 Khái quát 2 Giới thiệu về xuất xứ hoàn cảnh sáng tác 3 Giới thiệu về biện pháp lãng mạn Là một cụm từ thể hiện nét đặc trưng về nghệ thuật ở đó sự vật, sự việc con người được xây dựng hướng theo cái tư tưởng sáng tác của nhà văn chủ ý theo hướng ngợi ca với vẻ đẹp lí tưởng khiến cho đối tượng trong tác phẩm của mình hiện lên rõ nét nhất 4 Kết quả đối tượng biện pháp lãng mạn Chữ Người Tử Tù Với Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân: thì biện pháp lãng mạn được thể hiện ở những phương diện nghệ thuật sau: thủ pháp cường điệu, đối lập, biện pháp so sánh chi tiết giàu sức gợi tả, ngôn ngữ giọng điệu II Phân tích 1 Thủ pháp cường điệu Là thủ pháp quen thuộc của văn học dân gian được nhà văn sử dụng để miêu tả nhân vật nhằm làm nổi bật vẻ đẹp lí tưởng, vẻ đẹp khác thường của hai nhân vật Huấn Cao và Quản ngục. Với nhân vật Huấn Cao (đề 2) nét tài hoa của Huấn Cao khiến mọi sự xung quanh đều trở thành tuyệt mỹ hoàn hảo khi tiếp xúc với tài hoa nhân vật ấy. Lời khen được quản ngục biết qua lời đồn (gián tiếp) được đồn đến nhà tù -> lời khen đồn khiến thầy trò cảm phục, Huấn Cao xuất hiện trong lời đồn như một huyền thoại khiến nhân vật mang vẻ kỳ lạ bí ẩn. Sự xuất hiện của Huấn Cao khiến mọi việc đảo lộn, Quản ngục cũng vậy công việc suy nghĩ bị đảo lộn -> Chính vì vậy vẻ đẹp của Huấn Cao cảm hóa được Quản ngục Huấn Cao là điển hình cho những người nho sĩ với phẩm chất trong sáng sáng, cái tâm cao đẹp. Huấn Cao coi khinh tiền bạc quyền thế “ta nhất sinh không vì tiền bạc quyền thế để ép viết chữ bao giờ giờ” (câu 2) ý thức với người xin chữ Ông chỉ cho chữ với bạn tri kỷ. Huấn Cao là điển hình cho hình mẫu cho những người có khí phách anh hùng Quản ngục: tấm lòng biệt nhỡn thiên tài. Bất chấp vị thế sinh mạng của mình để đối xử tốt với tử tù Huấn Cao một kẻ thù một kẻ đại nghịch của triều đình Sở nguyện cao quý của nhân vật: thể hiện mãnh liệt sâu sắc. Chưa từng giáp mặt với Huấn Cao treo chữ Huấn Cao trong nhà để thưởng thức vẻ đẹp con chữ. Một nhân cách con người khi giáp mặt Huấn Cao thì coi con chữ như “vật báu” khổ tâm lo sợ -> và khi biết một ngày Huấn Cao chết ông ân hận vì không xin được chữ cho nên bằng cả tấm lòng của mình Quản ngục đối xử tốt khiến Huấn Cao cảm động cho chữ. Cái đẹp trong Quản ngục khiến Huấn Cao phải cảm động. Khi Huấn Cao cho chữ Quản ngục cũng là khi Huấn Cao coi Quản ngục là bạn bè tri kỷ đồng thời Huấn Cao có cái tâm trong sáng khí phách anh hùng 2 Thủ pháp nghệ thuật đối lập Nhân cách của nhân vật đối lập với hoàn cảnh sống đó là Quản ngục (hai câu giới thiệu liên tiếp về quản ngục, quản ngục là thanh âm trong trẻo… thuần khiết) Quản ngục hoàn toàn khác với lũ người nơi ngục tù kia. Huấn Cao nói về Quản ngục “nào ta có biết đâu một người… như vậy” Nhân vật Huấn Cao: cảnh Huấn Cao cho chữ Quản ngục, Huấn Cao một người tử tù cổ đeo gông, chân xiềng… -> thể hiện quan niệm nghệ thuật là cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết nơi cái xấu cái ác ngự trị Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối giữa hoàn cảnh vị thế của hai con người. Ánh sáng bóng tối thực từ không gian của màn đêm trại giam, bóng tối của không gian ngục tù. Nhưng ánh sáng từ tâm của Quản ngục và Huấn Cao được tỏa ra (cảnh cho chữ) 3 Bút pháp so sánh giàu hình ảnh mang tính chất lãng mạn Ánh Sáng của bó đuốc trong cảnh cho chữ như đám cháy nhà 4 Chi tiết giàu sức gợi cảm Chi tiết Dỗ công miêu tả nền đá xanh lấm tấm dệp Chi tiết Quản ngục cảm động vái lạy và khóc -> Chọn một trong hai chi tiết sau đó đi vào bình giá 5 Ngôn ngữ giọng điệu (Câu 4) III Đánh giá chung Với Chữ Người Tử Tù thành Công đem lại cho Nguyễn Tuân là biện pháp lãng mạn hướng tới và tô đậm những cái phi thường bất thường C Kết thúc vấn đề Đọc tiếp: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 6)
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua “Chữ Người Tử Tù” Đặt vấn đề Giới thiệu về vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Tuân trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Dẫn vào yêu cầu của đề Giải quyết vấn đề Khái quát Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác (phần giới thiệu) Giới thuyết về phong cách nghệ thuật Là một phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hiện tượng các phương tiện, biểu hiện nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn văn. Cụ thể trong từng tác phẩm riêng lẻ hay trong trào lưu văn học hoặc trong văn hóa dân tộc Khái quát chung về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân cũng là người nghệ sĩ tài hoa có cách nhìn và phong cách nghệ thuật độc đáo đó là cái nhìn tài hoa uyên bác thể hiện cảm quan nghệ thuật sắc nhọn về đối tượng luôn luôn tô đậm cái phi thường xuất chúng gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt cho người đọc. Ngôn ngữ trong văn Nguyễn Tuân có sự biến hóa khôn lường điều này thể hiện khá rõ nét trong Chữ Người Tử Tù Phân tích Chung Trong Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân luôn thể hiện các tài hoa uyên bác riêng Trong văn học hiện đại Việt Nam: có những nhà văn rất nhạy cảm với sự hài hước để phản ánh hiện thực ví dụ Nguyễn Công Hoan. Có những nhà văn lại mải mê đi vào ngóc ngách bên trong tâm hồn con người ưa phân tích tâm lý con người để làm rõ con người như Nam Cao. Có những nhà văn tinh tế trong việc diễn tả cảm xúc con người như Thạch Lam. Còn với Nguyễn Tuân ông nghiêng về khía cạnh tìm tòi nét thẩm mỹ của con người ở cuộc sống -> nét tài hoa uyên bác riêng của Nguyễn Tuân. Tài hoa Tài hoa ở Nguyễn Tuân là tài về nghệ thuật văn chương. Điều này chứng minh Nguyễn Tuân tài hoa trong cách tạo cảnh xây dựng chân dung nhân vật. Ông luôn tiếp cận sự vật con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ những trang văn của Nguyễn Tuân đã chứng tỏ ông là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Đây là nét đặc biệt trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân nó là xu hướng cảm nhận của riêng ông, xu hướng chiếm lĩnh hình tượng thiên về cái đẹp trong tạo vật và cuộc sống con người. Phân tích hai nhân vật Huấn Cao và Quản ngục để làm rõ. Huấn Cao thể hiện ở ba nét đẹp cơ bản: Người nghệ sĩ tài hoa: chữ đẹp, giá trị con người của Huấn Cao. Khí phách anh hùng: trước khi là tử tù, khi là tử tù Người có thiên lương trong sáng: không vì vàng ngọc, quyền thế mà ép viết chữ -> cho chữ người tri kỷ. Không sợ gì bằng sợ phụ tấm lòng trong thiên hạ Quản ngục: không chỉ Huấn Cao mà điều đặc biệt hơn là nhân vật Quản ngục sống trong chốn nhà tù tăm tối nhưng con người lại mang một tâm hồn nghệ sĩ trong sáng là một đóa sen thơm ngát giữa chốn bùn nhơ -> miêu trực tiếp: thanh âm trong trẻo, cái thuần khiết …xô bồ. -> Dùng công xin chữ Huấn Cao của Quản ngục: Quản ngục rất đề cao giá trị con chữ Huấn Cao như vật báu -> dùng tấm lòng biệt nhỡn liên tài => Với Nguyễn Tuân con người có phong cách nghệ sĩ trong bất kỳ nghề gì có ai đó nói rằng bản chất con người là một nghệ sĩ. Câu nói này đúng với nhân vật Quản ngục Uyên bác Khi miêu tả về sự vật sự việc gì Nguyễn Tuân thường soi vào đó con mắt của nhiều ngành nghệ thuật trí thức mà Nguyễn Tuân có được trong sáng tác của mình. Không phải là những những kiến thức từ sách vở mà là tri thức từ đời sống hiện thực do Nguyễn Tuân rất cầu kỳ công phu, vất vả tích lũy, kiếm tìm. Chứng minh trong truyện ngắn Chữ Người Tử, Tù Nguyễn Tuân đã thể hiện sự am hiểu và vốn kiến thức phong phú ở nhiều lĩnh vực như lịch sử, thư pháp, nghệ thuật, điện ảnh. Lịch sử nghệ thuật thư pháp: không thể viết về thư pháp nếu không am hiểu được linh hồn cái nhân sinh của nghệ thuật thư pháp thì không thể hiểu được trong câu nói của Quản ngục: “Có được chữ của ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Câu văn ấy ẩn chứa nghệ thuật so sánh chữ của Huấn Cao là vật báu và rõ ràng thì qua câu văn này người đọc còn thấy được quan điểm sống, triết lý sống mà cha ông ta gửi gắm ở nghệ thuật thư pháp một nghệ thuật chơi chữ nghiêm túc trong thú chơi tao nhã, thanh cao. Lịch sử xã hội: Không thể viết về một nhân vật trong quá khứ nếu không hiểu được về phong cách, hình ảnh chính lời ăn tiếng nói của những người có chữ đã từng vỡ nghĩa chữ thánh hiền. Nếu không hiểu về lịch sử thì không thể tạo ra được khung cạnh của trại giam tỉnh Sơn. Nếu không có khung cảnh ấy thì nhân vật chỉ là một thứ hình nộm khô cứng không dễ đi vào lòng người đọc như Quản ngục và Huấn Cao Nghệ thuật của điện ảnh: phải am hiểu về nghệ thuật điện ảnh thì Nguyễn Tuân mới có thể huy động nghệ thuật điện ảnh để viết cảnh cho chữ, mà cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có bao giờ -> Văn chương Nguyễn Tuân là một thứ văn chương uyên bác nó đem lại sự hiểu biết phong phú sâu sắc về thời đại, về con người đặc biệt về đối tượng miêu tả Đọc tiếp: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 7)
1 Nguyễn Tuân luôn tô đậm cái phi thường khác thường gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt đối với người đọc Lý giải: vốn dĩ Nguyễn Tuân không ưa sự bằng phẳng dễ dãi, nhợt nhạt. Với Nguyễn Tuân đẹp phải đẹp tới độ tuyệt mỹ, đã tài phải đạt tới độ phi phàm. Được chi phối bởi phong cách nghệ thuật này mà Nguyễn Tuân đã xây dựng hình tượng Huấn Cao là một người văn võ song toàn, tài viết chữ đạt tới mức tiêu phàm thật, hiếm thật quý khiến thầy trò Quản ngục phải ao ước trầm trồ Chứng minh trong Chữ Người Tử Tù: ở Chữ Người Tử Tù tác giả đã dựng lên một khung cảnh cho chữ từng được xem “Xưa nay chưa từng có bao giờ” Nghệ thuật: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, bóng của nhà tù đối lập với ánh sáng bó đuốc. Ánh sáng sáng tỏa ra từ những tâm hồn cao đẹp như Quản ngục và Huấn Cao và thầy thơ lại. Từ sự đối lập đó nảy sinh nhiều cái khía cạnh đối lập đó là đối lập giữa cái đẹp với cái tầm thường, cái đẹp từ nhân cách con người. Cái tầm thường là ở ngục tù, đối lập giữa hiện thực và lý tưởng. -> Đây là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của văn học lãng mạn và được Nguyễn Tuân sử dụng một cách triệt để có sức truyền cảm mạnh mẽ tới người đọc, khơi gợi nhiều liên tưởng khác nhau. Cách tạo dựng cảnh: với ngòi bút miêu tả giàu giá trị tạo hình. Cách thể hiện độc đáo, đặc sắc và đặc biệt ở chốn ngục tù có sự đảo lộn về vị thế một cách ghê gớm. 2 Ngôn ngữ phong cách lời văn co duỗi nhịp nhàng Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn Nguyễn Tuân không phải chỉ ở số lượng phong phú mà còn ở khả năng nhạy cảm về ngữ nghĩa của từ và câu Trong Chữ Người Tử Tù tái hiện lại không gian bối cảnh thời đại, Nguyễn Tuân đã đặc biệt chú ý tới việc sử dụng ngôn ngữ cổ kính những từ ngữ phù hợp với phong cách chức năng hành chính thời xưa ví dụ: phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, thơ lại, viên quản ngục thầy bát, án thư… Với những từ ngữ phù hợp với phong cách khẩu ngữ người xưa ví dụ: biệt nhỡn liên tài, kẻ tiểu lại, bức trung đường, kẻ mê muội này xin bái lĩnh… Để có được những từ ngữ phù hợp với phong cách và thời đại tạo ra không gian cổ xưa thì người viết phải mất công tìm tòi học hỏi và có một vốn từ đủ dùng thì cần phải có tới một học vần uyên bác Bên cạnh những từ ngữ cổ kính ta cũng bắt gặp những từ ngữ rất hiện đại ví dụ: đám đuốc cháy đỏ rực, đỏ như đám cháy nhà, lửa đóm… Để khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối sự chiến thắng của cái đẹp với cái xấu xa, nhơ bẩn. Câu văn: có nhiều kiểu tổ chức đa dạng, ông từng được mệnh danh là người nghệ sĩ của ngôn từ cho nên nhà văn rất chú trọng tới âm điệu và nhịp điệu trong những câu văn xuôi của mình. Nguyễn Tuân từng nói làm người nghệ sĩ phải tạo ra những câu văn có khớp xương để tạo ra sự co duỗi nhịp nhàng. Chính vì vậy trong truyện ngắn này câu văn của Nguyễn Tuân có nhiều màu sắc giàu âm thanh, nhịp điệu trầm bổng, hài hòa: “ tiếng chó sủa ma, tiếng kẻng mô canh nổi lên nhiều nhiều… với những câu văn như thế này một mặt đã tạo ra bản giao hưởng đầy chết chóc của tiếng kẻng, tiếng chó sủa ma. Mặt khác nó khắc họa hình ảnh ngôi sao sao chính vì muốn từ biệt vũ trụ. Câu văn này còn dự báo cái ngày mà ông chuẩn bị giải về kinh xử chém. Như vậy một ngôi sao rất sáng trên bầu trời kia sẽ bị tắt, thế lực thù địch tiêu diệt Huấn Cao xong Huấn Cao lại hiện lên với tư thế chủ động ung dung. Đó chính là chủ ý của Nguyễn Tuân những âm thanh ấy bay dần lên cao để nâng đỡ ngôi sao lên không muốn bị dập tắt -> Vậy khi viết những dòng này Nguyễn Tuân dường như đã bày tỏ lòng khâm phục cùng với sự xót thương trước người hiền tài mà sướng bạc mệnh. => Đến đây người đọc nhận ra rõ ràng văn Nguyễn Tuân rất hàm xúc nhiều ý tưởng sâu xa một thái độ phê phán nhân đạo rất rõ ràng với bản thân. A Lý giải nguyên nhân và chỉ ra ý nghĩa (đánh giá) 1 Nguyên nhân Nguyễn Tuân có tinh thần gắn bó thiết tha với văn hóa dân tộc Ngàn Xưa Nguyễn Tuân rất am hiểu có lối sống chan hòa với con người và cuộc đời Điều này cũng chứng tỏ Nguyễn Tuân rất coi trọng nghề văn coi trọng sự sáng tạo 2 Ý nghĩa Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong Chữ Người Tử Tù đã thể hiện khả năng sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ Qua tác phẩm này Nguyễn Tuân muốn gửi đến những người nghệ sĩ một bài học: phải luôn luôn sáng tạo không ngừng. => Chính vì vậy Chữ người tử tù đã thể hiện một phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có trong văn học dân tộc. Nguyễn Tuân là người đã làm theo quy luật của cái đẹp. Chính vì vậy những sáng tác nghệ thuật của ông có giá trị nghệ thuật cao quý. III Kết thúc vấn đề Trong Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân đã thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo phong cách nghệ thuật ấy chứng tỏ rằng nó chỉ có ở những người nghệ sĩ lớn vì vậy ông đã trở thành một nhà văn lớn của dân tộc Đọc thêm: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 8)
Cảm nhận của anh chị về cái tâm cái tài của Nguyễn Tuân qua Chữ Người Tử Tù Đặt vấn đề Giới thiệu tác giả tác phẩm từ đó dẫn và yêu cầu của đề Giải quyết vấn đề Giải thích cái tài và cái tâm Tài là tài năng tài hoa trong văn chương được thể hiện ở cách sử dụng các hình thức nghệ thuật để biểu đạt nội dung ý tưởng mà mình muốn nói Tâm là nội dung tác phẩm đó là tấm lòng là tư tưởng của nhà văn hướng đến cái thiện và sự rung cảm trước cái đẹp -> Ở Nguyễn Tuân cái tài và tâm được thống nhất đạt tới độ thăng hoa chín muồi Phân tích Tài năng tài hoa của Nguyễn Tuân Xây dựng tình huống đặc biệt Xây dựng rất tình cảm hai nhân vật: Huấn Cao và Quản ngục Nghệ thuật dựng cảnh tài tình (cảnh cho chữ - nghệ thuật điện ảnh) Bút pháp ngôn ngữ giọng điệu ->chọn ý để phân tích Cái tâm của Nguyễn Tuân thể hiện trong Chữ Người Tử Tù Tấm lòng tin yêu trân trọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống Nguyễn Tuân khẳng định cái đẹp, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái xấu và cái ác đặc biệt Nguyễn Tuân còn thể hiện một quan điểm thẩm mỹ rất tiến bộ. Cái tài - tâm, đẹp - thiện phải luôn luôn có sự thống nhất với nhau (lời khuyên của Huấn Cao với Quản ngục) Có nghĩa là Nguyễn Tuân không chấp nhận cái xấu sống chung với cái đẹp Nguyễn Tuân thể hiện sự trân trọng nuối tiếc những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc thể hiện tấm lòng yêu nước một cách thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân đối với những những chiếc mảnh hồn xưa của đất nước Đánh giá Kết thúc vấn đề Qua tác phẩm này người đọc càng thấy rõ được tài năng, tâm huyết những tình cảm, tư tưởng, thái độ của Nguyễn Tuân đối với thời đại dân tộc để khẳng định Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ chân chính là một công dân yêu nước đứng trên cương vị một người dân Việt Nam. Một người gắn bó với cổ truyền dân tộc vì vậy ông luôn đứng trong lòng người đọc không bao giờ phai mờ.
Trình bày những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đặt vấn đề Phong cách nghệ thuật là nét riêng, độc đáo, có giá trị thẩm mỹ sâu sắc trong đặc sắc sáng tạo của một nhà văn. Chỉ có những nhà văn lớn mới có phong cách nghệ thuật với ý nghĩa như vậy. Có thể khẳng định: Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật độc đáo, sâu sắc. Được biểu hiện qua bốn phương diện cơ bản: Sự tài hoa uyên bác. Mọi đối tượng trong sáng tác đều được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa thẩm mỹ. Cảm hứng đặc biệt với cái lớn lao phi thường điều đó rất là hợp với thể tùy bút. Với từ vựng phong phú được nhà văn sử dụng linh hoạt sáng tạo . Giải quyết vấn đề Sự thống nhất của phong cách của Nguyễn Tuân Cái tôi độc đáo, khác thường: Cái “ngông” dựa trên sự tài hoa uyên bác có nhân cách hơn người để đặt mình lên trên thiên hạ. Có lẽ có được điều đó từ các bậc tiền bối đi trước nhưng sự nghiệp với Nguyễn Tuân trong chính cái “ngông” cổ điển ấy lại được kết hợp với chủ nghĩa cá nhân được tiếp nhận từ văn hóa phương Tây hiện đại. Bởi vậy cái nhất người nghệ sĩ thể hiện khá độc đáo trong các tác phẩm trước và sau cách mạng. “Ngông” ở trong Chữ Người Tử Tù, Người lái đò sông Đà Do vậy khi tiếp cận thế giới Nguyễn Tuân luôn hướng về phương diện văn hóa thẩm mỹ thế giới con người, luôn nghiêng về tài hoa nghệ sĩ. Tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ Quan sát vở “phở Hà Nội” Nguyễn Tuân nhận ra phở cũng có tâm hồn ông viết: “thịt chín thơm hơn thịt tái” mùi thơm miếng thịt chín mới biểu hiện đúng tâm hồn của Phở. Khi quan sát khám phá sông Đà, Nguyễn Tuân nhận thấy “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân…” Một câu văn dài thể hiện rõ nét đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà. Tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Khái niệm tài hoa với Nguyễn Tuân là vừa có cái hẹp vừa mang ý nghĩa rộng, nghĩa hẹp là những người làm Nguyễn Tuân say mê nghệ thuật. Với Nghĩa rộn: bất cứ nghề gì, việc gì cũng đều được ông đẩy đến mức xuất chúng siêu Việt -> thứ nghệ thuật. Đọc trang văn của Nguyễn Tuân trước cách mạng người đọc có thể bắt gặp rất nhiều những con người nghệ sĩ tài hoa trong tất cả các lĩnh vực, công việc ví dụ: “Người lái đò, dân quân du kích cũng là những con người tài hoa. Đặc biệt là người lái đò tay lái chở hoa tiên thác ghềnh sông Đà”. Quan niệm về cái đẹp: Nguyễn Tuân quan niệm cái đẹp phải là những hình tượng đập mạnh vào giác quan người nghệ sĩ dù là thiên nhiên hay xã hội con người. Vì Ông là nhà văn giàu cá tính sáng tạo Nguyễn Tuân không chấp nhận cái bằng tay, ông thường tô đậm cái gì phải xuất chúng gây cảm giác mãnh liệt. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân cảnh thiên nhiên hoặc là cảnh đẹp tuyệt vời thơ mộng hoặc gây ấn tượng mạnh mẽ dữ dội. Điều này thể hiện rõ nhất qua Người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên giống như một sinh thể có hồn với hai nét tính cách độc đáo hung bạo, dữ dằn và hết sức thơ mộng trữ tình. Con người phải có cá tính khác thường: tài phải đạt độ siêu phàm không ai sánh kịp. Dũng cảm cũng phải đạt độ phi thường. Có ý kiến cho rằng: “Thể Văn tùy bút hết sức phóng túng là thể loại dành riêng cho Nguyễn Tuân (quả không sai) bởi nhân vật chính là cái tôi độc đáo của mình cộng với vốn từ vựng phong phú, độ sử dụng linh hoạt sáng tạo. Nguyễn Tuân đã tạo dựng được những hình tượng nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của tài năng nghệ thuật xuất chúng mà có lẽ không một nhà văn nào có được dấu ấn riêng biệt ấy. Mà có lẽ người đọc không thể quên một tình cảm cũng không thể quên một người lái đò dũng cảm kiên cường khi đối mặt với khó khăn… Trên văn bản trường thống nhất ấy trong phong cách của Nguyễn Tuân cũng có những chuyển biến cơ bản. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Nguyễn Tuấn khẳng định cái ngông nghênh khinh bạt. Đặt mình lên trên thiên hạ - sự tài hoa uyên bác hơn đời có lẽ dựa vào những cơ sở sau. Ông có cái nhìn riêng để khám phá và miêu tả thế giới ở phương diện văn hóa thẩm mỹ. Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Thể hiện ở sự bên bác khi miêu tả về bất cứ sự vật, sự việc gì Nguyễn Tuân đều soi vào đó con mắt của nhiều ngành nghệ thuật: điện ảnh, âm nhạc, hội họa, vũ đạo. Tác giả đi khám phá cái đẹp -> tìm nó trong quá khứ (vang bóng một thời) luôn đối lập với thời hiện tại, quan niệm tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở các nhân vật đặc tuyển, khác thường. Ông luôn tìm cảm giác mạnh ở quá khứ chủ nghĩa xê dịch (luôn luôn thay đổi chỗ ở) để thay đổi thực đơn cho giác quan. Đó còn ở đời sống trụy lạc. Khi nhà văn viết về thế giới ma quỷ mà Nguyễn Tuân gọi là “yêu ngôn” Ông sử dụng thể tùy bút thiên về cáI tâm chủ quan. Sau cách mạng tháng tám 1945 Cái nhất tuy vẫn độc đáo nhưng không đối lập với xã hội. Giọng văn Nguyễn Tuân đôn hậu hơn. Không có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại, tương lai luôn tìm thấy cái đẹp ở cả ba thời điểm. Chính vì vậy khi thể hiện về con người, nét tài hoa nghệ sĩ lấy: đại chúng, nhân dân đất nước (Tây Bắc, con sông Đà) Trong những thành tích, chiến đấu xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân. Vẫn sử dụng thể tùy bút có pha chút thể ký sự với bút pháp hướng ngoại -> phản ánh hiện thực để ghi chép thành tích chiến đấu xây dựng của người dân => Đây là tất cả những đặc sắc chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nhìn vào đó ta vẫn nhận ra: thống nhất trên một cơ bản chính nhưng để phản ánh hơn với thực tại. Nguyễn Tuân đã có những chuyển biến mới nhằm theo sát hiện thực đời sống của nhân dân theo từng thời đoạn cụ thể. Để người đọc cùng khâm phục tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Kết thúc vấn đề Với phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có đã đưa Nguyễn Tuân -> vị trí của một nhà văn lớn Phần kết bài Phần 1: phục vụ cho câu: phong cách Nguyễn Tuân qua một tác phẩm Phần 2: phục vụ cho kiểu đề tài thông qua hai tác phẩm ở hai giai đoạn sáng tác trước - sau cách mạng tháng Tám thấy được sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
NGUYỄN TUÂN - CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ A Tác giả : NGUYỄN TUÂN Theo anh/chị những yếu tố nào về cuộc đời, con người ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông. I Đặt vấn đề Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam ông đã để lại một sự nghiệp văn học có giá trị sâu sắc và một phong cách nghệ thuật độc đáo Tìm hiểu về cuộc đời của người Nguyễn Tuân giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp và phong cách của nhà văn tài hoa uyên bác này. II Giải quyết vấn đề Cuộc đời Năm sinh năm mất 1910 - 1987 Quê quán xã Nhân Mục nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân - Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo lớn lên khi Hán học đã suy tàn. Cha của ông tên là Nguyễn An Lan: Đỗ Tú Tài khoa thi Hán cuối cùng, là người tài hoa sáng tác nhiều thơ văn. Nhưng vì cuộc sống trong thời đại suy vong nên có tâm lý bất mãn và điều đó đã ảnh hưởng lớn đến Nguyễn Tuân đặc biệt là tính cách “ngông” Các chặng đường chia làm hai chặng Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành Trung bị đuổi học vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam. Sau đó một thời gian ông bị bắt vào tù vì vượt biên trái phép sang Thái Lan nhưng không lâu sau đó ông được thả. Một thời gian sau ông bắt đầu viết báo văn nổi tiếng ngay trong những năm 1930. Ông nhiệt tình tham gia kháng chiến, ông đi đến nhiều nơi viết con người và cuộc sống mới. 1948 đến 1958 ông làm tổng bí thư hội nghị hội nghị Việt Nam. Năm 1987 ông mất tại Hà Nội. Con người Nguyễn Tuân là người tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Tinh thần yêu nước của ông mang những nét riêng đó là gắn liền với giá trị văn học cổ truyền của dân tộc như: thú chơi chữ, chơi hoa cùng những món ăn truyền thống… hay những phong cảnh đẹp của quê hương đất nước. Tinh thần ý thức cá nhân rất cao. Ông luôn sáng tác nghệ thuật trước hết là để khẳng định cá tính độc lập của mình. Là một người rất mực tài hoa: ông am hiểu nhiều ngành nghệ thuật như hội họa, sân khấu, điện ảnh. Ông là diễn viên Việt Nam đầu tiên đóng phim ở Hồng Kông trong phim “Cánh đồng ma” Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau khi miêu tả và khám phá trong tác phẩm của mình. Nguyễn Tuấn là một nhà văn thực sự tâm huyết, quý trọng nghề Văn. Ngay từ trước cách mạng tháng tám ông đã khẳng định sự cao đẹp của văn chương độc lập hoàn toàn với những tính toán và những đồng tiền phàm tục. Nguyễn Tuân coi sáng tạo nghệ thuật là một công việc lao động nghiêm túc thậm chí còn còn khổ hạnh. Lấy chuyện cuộc đời cầm bút của mình cho quan niệm ấy. Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ. Có thú du lịch và theo chủ nghĩa xê dịch (Nguyễn Tuân luôn luôn muốn thay đổi chỗ ở để thay đổi không khí). III Kết thúc vấn đề Tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Tuân giúp cho người đọc thấy rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp văn học của ông. Đồng thời cũng góp phần lý giải sự thành công trên con đường nghệ thuật có cội nguồn từ tài năng và tấm lòng nghệ thuật với đất nước. Đọc tiếp: Nguyễn Tuân - Chữ người tử tù (phần 2)
Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Nam Cao - Nam Cao (1915 - 1951) tên thật là Trần Hữu Tri quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, Huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng quê ông. - Từ năm 1936 ông bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu Thuyết thứ bảy, Ích Hữu… với các bút danh: Thúy Rư, Xuân Du Nguyệt, Nhiêu Khê… Thời kỳ đầu sáng tác của Nam Cao ít nhiều chịu ảnh hưởng của khuynh hướng văn học lãng mạn thoát ly đường đương thời. - Sự nghiệp văn học của Nam cao thật sự bắt đầu với tập truyện ngắn xuất sắc Đôi lứa xứng đôi (1941). Ngay từ khi mới xuất hiện nó đã được đón nhận như một hiện tượng văn học. Truyện ngắn Đôi lứa xứng đôi khi in lại trong tập Luống cày (1946) được đổi tên là Chí Phèo. - Tháng 4 - 1943 Nam Cao gia nhập Hội văn hóa cứu quốc ông hăng hái tham gia cách mạng và kháng chiến. Năm 1946 là thư ký Tòa soạn tạp chí tiên phong của hội văn hóa cứu quốc, cùng năm đó tham gia đoàn quân Nam Tiến với tư cách phóng viên hoạt động ở Nam Trung Bộ. Năm 1947 làm phóng viên báo cứu quốc, cùng phụ trách báo cứu quốc và là thư ký Tòa soạn báo cứu quốc Việt Bắc. Năm 1950 nhận công tác ở tạp chí văn nghệ (thuộc hội văn nghệ Việt Nam) và là ủy viên tiểu ban văn nghệ Trung ương.
a Thơ: Trước cách mạng Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới với những tác phẩm như: Thơ Thơ, Gửi hương cho gió. Những chủ đề chính của thơ ông trong thời kỳ này là: + Niềm say mê ngoại giới, khao khát giao cảm với đời và tình yêu với cuộc sống (vội vàng, giục giã). + Nỗi cô đơn, rợn ngợp của cá thể trước cái không gian mênh mông, thời gian xa thẳm (lời kỹ nữ). + Một khát vọng tình yêu vô biên và tuyệt đích, nỗi đau của một trái tim đắm say nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng (Dại Khờ, Nước đổ lá khoai…) - Sau cách mạng, chân trời thơ Xuân Diệu mở rộng tới những quan hệ xã hội rộng lớn “từ chân trời của một người đế n chân trời của tất cả” (P. Ê Luy A). Từ một nhà thơ lãng mạn bậc nhất của phong trào thơ mới, ông trở thành nhà thơ cách mạng và có thơ hay ngay từ những ngày đầu cách mạng. Xuân Diệu chào mừng cách mạng với Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946). Đây là những áng thơ được viết bởi tấm lòng hân hoan tràn đầy và chấtt men say lý tưởng của người nghệ sĩ trong “mối duyên đầu với cách mạng” - Cùng với sự đổi mới của đất nước, Xuân Diệu đã có một sự đổi mới trong tâm hồn và trong thơ. Tình cảm yêu nước và trách nhiệm công dân cũng như lòng thiết tha ca ngợi cuộc đời mới đã nâng sáng tác của nhà thơ lên. Ông say sưa viết về Tổ quốc, Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh thống nhất nước nhà…. Nhà thơ đã mở rộng phạm vi phản ánh và hệ thống đề tài để viết về cuộc sống mới (các tập thơ: Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm Tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Hồn tôi đôi cánh (1976)... - Từ năm 1960, Xuân Diệu làm tiếp thơ về chủ đề tình yêu. Trước kia thơ Ông hay nói đến xa cách, cô đơn, đổ vỡ, chia ly thì nay lại nói nhiều hơn đến sự chung thủy sum vầy. Sau cách mạng tháng Tám, thơ tình Xuân Diệu không hề vơi cạn mà lại có những nguồn mạch mới. Tình yêu của lứa đôi khôn g còn là tình cảm giữa hai vũ trụ nhỏ cô đơn mà đã có sự hòa hợp với mọi người. Thơ tình lúc này của Xuân Diệu ít sôi sục, say đắm, nồng nhiệt nhưng lại có thêm những phẩm chất mới: tình cảm vợ chồng gắn bó, chung thủy, có nhiều niềm vui gắn với cuộc đời… (Biển, Giọng nói, Đứng chờ em, Dấu nằm…) b Văn: Xuân Diệu không chỉ sáng tác thơ mà còn viết nhiều tác phẩm văn xuôi. Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945) là những tác phẩm xuất sắc ông đã viết theo bút pháp lãng mạn và có lúc bút pháp nghiêng về chủ nghĩa hiện thực (truyện ngắn Tỏa Nhị Kiểu, Cái Hỏa Lò,...) - Sau cách mạng tháng Tám Xuân Diệu càng viết nhiều, viết khỏe, viết liên tục và nhiều thể loại hơn. Ngoài truyện ngắn tùy bút ông còn viết, nghiên cứu phê bình văn học, giới thiệu và dịch thơ nước ngoài. Ông đã viết 5 tập bút ký (Ký sự thăm nước Hung, Chiều lên, Trường ca,...) 16 tập nghiên cứu phê bình văn học ca dao (Có mài mới sắc, các nhà thơ cổ điển Việt Nam,...) cùng 12 tập thơ. - Nhìn chung ở lĩnh vực nào Xuân Diệu cũng có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam. Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt nhưng trước hết vẫn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ngay từ trước cách mạng Xuân Diệu là người đem đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất (Vũ Ngọc Phan). Bên cạnh đem đến cho Thi Đàn Việt Nam một nguồn cảm hứng yêu đời dào dạt, một quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ mới mẻ một cái tôi giàu bản sắc. Xuân Diệu còn là người tìm ra nhiều kiểu cấu trúc hiện đại cho câu câu thơ Việt Nam làm phong phú thêm hình thức thơ bằng những hình ảnh độc đáo, những nhạc điệu Tân Kỳ… Những cống hiến và ảnh hưởng của Xuân Diệu trong thơ Việt Nam hiện đại là rất to lớn và sâu đậm. - Xuân Diệu là nhà thơ nêu tấm gương cần mẫn sáng tác, say mê lao động nghệ thuật và không mệt mỏi suy nghĩ sáng tạo. => Đóng góp của ông vào tiến trình phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam diễn ra một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đều đặn ở nnhiều giai đoạn lịch sử.
I Những nét chính về sự nghiệp văn học của nhà thơ - Xuân Diệu (1916 - 1985) sinh tại Vạn Gò Bồi xã Tùng Giản huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định. Quê gốc ở xã Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc) huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. - Xuân Diệu là một tài năng lớn, một trong những nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. - Xuân Diệu mở đầu cho sự nghiệp và nổi tiếng trên Thi Đàn Việt Nam bằng hai tập: Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Trước cách mạng tháng 8 ông được coi là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). - Năm 1944, Xuân Diệu tham gia vào phong trào Việt Minh; sau cách mạng tháng Tám ông hoạt động trong Hội Văn Hóa cứu quốc và làm thư ký Tòa soạn tạp chí Tiên Phong. Ông đã từng là Đại biểu Quốc hội Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. - Năm 1983 Xuân Diệu được bầu là Viện Sĩ Thông Tấn Việt Hàn Lâm nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhà thơ đã nhận được giải thưởng văn học hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (tập thơ ngôi sao) giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - Nghệ Thuật (đợt I năm 1996). - Suốt nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, Xuân Diệu đã để lại trong kho tàng văn học dân tộc một sự nghiệp lớn lao gồm nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, tiểu luận, phê bình, dịch thuật… (Khoảng 50 tác phẩm). Sự chuyển biến từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng của Xuân Diệu là con đường tất yếu, tiêu biểu của người trí thức yêu nước một nghệ sĩ tài năng. Ở cả hai chặng đường trước và sau cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu đều có những cống hiến to lớn đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của Xuân Diệu chủ yếu trong hai lĩnh vực thơ và văn thơ. Đọc tiếp: Những nét chính về sự nghiệp văn học của nhà thơ Xuân Diệu (phần 2)
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý Lý thuyết Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấyy. - Trong cuộc sống, dùng hàm ý khi điều muốn nói không dễ nói, không tiện nói sẽ giữ được sự tế nhị, nhất là trong những trường hợp khuyên nhủ, mời mọc... Thực hành Bài 1 Tìm hàm ý và nghĩa tường minh, chỉ rõ ý nghĩa? a Chị Dậu vừa nói vừa mếu: - Thôi u không ă n, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. (Ngô Tất Tố) b Bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước nonn Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữa tấm lòng son (Hồ Xuân Hương) c Đi đường (Tẩu lộ) Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùngg nước non (Hồ Chí Minh) Bài 2 Những câu sau chứa hàm ý gì? a Xin lỗi, chủ nhật này tớ bận ôn thi rồi b Chỉ còn 3 phút là vào học rồi đấy! 3 Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 a Câu chứa hàm ý: Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi Hàm ý đây là bữa cơm cuối cùng con được ăn ở nhà cùng u b - Nghĩa tường minh: Miêu tả bánh trôi nước, loại bánh trong tết thanh minh - Hàm ý: Miêu tả vẻ dẹp và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời ca ngợi phẩm chất của họ và phê phán chế độ phong kiến xưa. c Nghĩa tường minh: Nói về việc đi đường núi - Hàm ý nói về việc đi đường gian nan, thử thách, khó khăn, có ý chí để vượt qua ắt sẽ thắng lợi. Bài 2 a Hàm ý muốn từ chối lời mời, lời đề nghị nào đó b Hàm ý thôi thúc nhanh chóng để vào lớp
Từ Hán Việt Lý thuyết Từ Hán Việt là từ chiếm số lượng lớn trong số các từ mượn, phần lớn từ Hán Việt có hai tiếng trở lên, có rấtt nhiều yếu tố Hán Việt đa nghĩa hoặc đồng âm. Vì vậy việc hiểu nghĩa của từ Hán Việt có vai trò rất quan trọng. Thực hành Bài 1 Tìm yếu tố Hán Việt trong những câu sau a Trên những ngọn cỏ già nua cổ thụ những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đôngg, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. (Ma Văn Kháng) b Dưới bóng cây xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang (Thép Mới) Bài 2 Tìm từ Hán Việt trong đoạn thơ sau? Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuâ n Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước, áo quần như nêm. (Truyện Kiều, Nguyễn Du) Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 a Cổ thụ chỉ cây đã già, lâu năm b Khai hoang: Mảnh đất không người cai quản, trông giữ Bài 2 Các từ Hán Việt: Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân
Từ mượn Lý thuyết Từ mượn là những từ có nguồn gốc từ nước ngoài. Việc vay mượn từ là hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ để làm giàu thêm tiếng Việt - Một bộ phận quan trọng trong Tiếng Việt là những từ gốc Hán và từ Hán Việt- Các từ mượn từ các ngôn ngữ Ân –Âu (nhất là trong tiếng Anh) thường gồm nhiều tiếng, nếu chưa được Việt hóa thì khi viết nên có dấu gạch nối giữa các tiếng: a-xít, ra-di-ô… Hoặc những từ dùng trong giao tiếp: Next, Cancel, Data, offline… Lưu ý: Cần sử dụng từ mượn đúng mức và hợp ngữ cảnh giúp cho tiếng mẹ đẻ giàu có và tế nhị không bị đơn điệu, nghèo nàn. Thực hành Bài 1 Đọc đoạn trích Câu chuyện của anh shipper và cô gái nhận hàng chỉ xoay quanh 1 nghìn đồng. Vì không có tiền lẻ trả lại, anh shipper tự động làm tròn một nghìn khi thanh toán với khách. Cô gái cho rằng đấy là hành động không thành thậtt. Cả hai tranh cãi qua lại và kết thúc bằng việc cô gái thông báo cho app giao hàng, người shipper bị khóa tài khoản. (trích Lý lẽ của 1 nghìn đồng, 22/5/2023) Chỉ ra hai từ mượn của ngôn ngữ Châu Âu được sử dụng trong đoạn trích? Bài 2 Đặt câu với những từ dưới đây và nêu tác dụng? a Sinh- đẻ b Phụ nữ- đàn bà c Ra-di-ô Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 Shipper, app Bài 2 Học sinh tự làm
Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội Lý thuyết Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Thuật ngữ có tính chính xác, tính quốc tế, tính hệ thống, tính dân tộc. - Một thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại một khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. - Thuật ngữ không có tính biểu cảm Ví dụ: Nước là chất lỏng không màu không mùi, không vị, có ở sông, hồ… Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được sử dụng trong nhóm đối tượng hoặc phạm vi nào đó. Ví du; Mô. Giăng là từ địa phương Từ phao được dùng trong thi cử của học sinh, sinh viên Thực hành Bài 1 Bằng kiến thức đã học, em hãy điền các từ sau vào chỗ trống: Núi, Nội lực, Giải phẫu a … là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất b …là dạng địa hình có độ cao tương đối trên 200m so với địa hình mặt bằng xung quanh c …là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu cấu trúc và chức năng của cơ thể con người và các sinh vật khác Bài 2 Đặt 5 câu có chứa biệt ngữ xã hội Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 a Nội lực b Núi c Giải phẫu Bài 2 Học sinh tự làm
Thành ngữ Lý Thuyết Thành ngữ là một loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một số ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên thông qua các biện pháp tư từ như ẩn dụ, so sánh… Thành ngữ có thể thay thế cho từ trong câu Trường hợp đặc biệt thàng ngữ có cấu tạo là một câu, một số trường hợp có biến đổi trong quá trình sử dụng. Thực hành Bài 1 Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau: a Rau nào sâu ấy b Một nắng hai sương c Chó treo mèo đậy d Nhắm mắt làm ngơ Bài 2 Tìm 5 thành ngữ và đặt câu với thành ngữ đó. Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 Chỉ về nhân cách của một người, sống ở môi trường nào thì tạo ra con người ấy. a Môi trường giáo dục tốt sẽ tạo nên con người tốt và ngược lại. b Chỉ sự khó khăn, vất vả, gian lao, tần tảo của người làm nông c Đề phòng mọi thứ, ứng phó với từng trường hợp d Sự chủ động lảng tránh một vấn đề nào đó, coi như nó chưa xảy ra Bài 2 Học sinh tự làm
Trường từ vựng Lý thuyết Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩaa Ví dụ; Trường từ vựng chỉ giới tính: nam, nữ, trai gái, đàn ông, đàn bà. Nghề nghiệp: nhà báo, luật sư, công nhân… Một trường từ vựng có thể chia thành các trường từ vựng nhỏ hơn, gọi là các miền trong trường từ vựng Ví dụ: Trường từ vựng về bộ phận con người thì chia thành các miền từ vựng như; tay, chân, mắt, mũi… Thực hành Bài 1: Tìm các trường từ vựng chỉ người trong đoạn trích sau. Nếu tác dụng? Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè nặng nề, trông đến xấ u. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và măt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nống sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi. (Dế mèn phưu lưu ký- Tô Hoài) Bài 2 Phân tích cái hay trong cách dùng từ trong đoạn văn sau: “Mặt lão dột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nítt. Lão hu hu khóc” (Lão Hạc, Nam Cao) Bài 3 Lấy ví dụ về trường từ vựng: Động vật, cây cối, hoa quả Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 Các trường từ vựng chỉ người: Gầy gò, dài lêu nghêu, gã nghiện thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, người cởi trần, áo gi-lê, râu ria, mặt mũi, ngẩn ngẩn ngơ ngơ, tính nết, ốm đau Ý nghĩa khi dùng trường từ vựng chỉ người; Nhân hóa nhân vật Dế Mèn, biến loài vật trở nên sinh động như một người. Tăng thêm cảm xúc gần gũi, thân quen đồng thời khiến người đọc thêm yêu loài vật hơn. Bài 2 Nhận biết các từ ngữ cùng trường, chú ý đến trường bộ phận chỉ hành động, trạng thái - Trường chỉ bộ phận con người; Mặt, đầu miệng - Trường từ ngữ chỉ cử chỉ, trạng thái: Co rúm, xô lại, ép, chảy ra, ngoẹo, mếu, hu hu, khóc. Tác dụng: Cả hai trường này đều có mối quan hệ với nhau làm nổi bật nỗi đau đớn về tinh thần của lão Hạc. Lão cảm thấy buồn, thiếu vắng, lương tâm day dứt và lão tự trách mình. Tác giả khéo léo sử dụng trường từ vựng miêu tả ngoại hình, cử chỉ, trạng thái để bộc lộ rõ tâm trạng đau khổ của nhân vật Bài 3 - Động vật: Chó mèo, voi, sư tử, ngựa, trâu, bò - Cây cối: Cây đa, cây tre, cây thông, cây sồi - Hoa quả: Táo, cam, lê quýt…
Từ trái nghĩa Lý thuyết Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngượcc nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ; cao- thấp. đẹp- xấu Việc sử các từ trái nghĩa đúng chỗ sẽ làm cho cách diễn đạt thêm hấp dẫn, ấn tượng và đạt hiệu quả cao. Thực hành Bài 1 Chỉ ra các căp từ trái nghĩa trong các câu sau: a Khôn nhà dại chợ b Thương cho roi, ghét cho ngọt c Giặc muốn ta nô lệ lại hóa ta anh hùng Bài 2 Điền các từ trái nghĩa vào chỗ trống: a … (1) phù du mà … (2) đã phù sa b Xưa bay đi mà nay không trôi mất Cho đến được lúa vàng đất mật Phải trên lòng bao trận gió mưa qu a Nước non lận đận một mình, Thân cò… (1) thác… (2) ghềnh bấy nay. c Ai làm cho bẻ kia … (1) Cho ao kia … (2) cho gầy cò con? (Nay đã phù sa, Chế Lan Viên) Bài 3 Chỉ ra các cặp của từ trái nghĩa và nêu tác dụng? Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạ o (Tuổi 25, Tố Hữu) Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 a Khôn-dại b Thương- ghét c Nô lệ- anh hùng Bài 2 a Xưa- nay b lên- xuống c Đầy-cạn Bài 3 Cặp từ trái nghĩa Thiếu – Giàu Sống - chết Cúi đầu - ung dung Nô lệ - anh hùng Nhân nghĩa - cường bạo Tác dụng: Các cặp từ trái nghĩa diễn tả ấn tượng về sự anh dũng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước những âm mưu, thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù. Chúng muốn dân tộc ta phải cúi đầu làm nô lệ nhưng với lòng yêu nước và tinh thần bất khuất, hiên ngang, anh dũng của nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng quân thù
Từ đồng nghĩa Lý thuyết Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nha u Ví dụ: Bố - Ba - Cha Một từ có thể có nhiều nghĩa nên có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau. Nếu biết cách sử dụng từ đồng nghĩa đúng chỗ sẽ giúp cách diễn đạt trôi chảy và không lặp từ. Thực hành Bài 1 Tìm các từ đồng nghĩa với các từ sa u a cho b ngã c uống Bài 2 Hai từ in đậm dưới đây có gì giống nhau? Việc sử dụng hai từ ấy có tác dụng gì? a Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời (Tố Hữu) b Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Nguyễn Khuyến) Bài 3 Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm sau a Nhanh trí, nhanh nhẹn, nhanh nhẩu b Thông minh, khôn, sáng suốt Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 a Cho, tặng, biếu: Những từ này chỉ hành động đưa vật nào đó cho người khác một cách chủ động b Ngã, té, trượt: Chỉ hành động mất thăng bằng, không giữ được ở một vị trí cố định c Uống, tu, nốc: Chỉ hành động đưa chất lỏng vào miệng để uống nhưng ở mức độ khác nhau Bài 2 Hai từ đi, thôi đều chỉ về cái chết, mất mát, việc chấm hơi thở Tác dụng sử dụng hai từ ấy có ý nghĩa nói giảm, nói tránh những mất mát đau thương Bài 3 a Nhanh trí chỉ khả năng suy nghĩ của một người thường có ý tưởng nhanh chóng Nhanh nhẹn chỉ thao tác của một người linh loạt, chính xác Nhanh nhẩu được miêu tả về tốc độ, nhanh chóng trong hành động hoặc phản ứng trong tinh huống nào đó Những từ này đều chỉ tốc độ và tính cách con người có phản xạ nhanh trong mọi tình huống b Thông minh là từ miêu tả chỉ khả năng hiểu nhanh, giải quyết vấn đề nhanh chóng Khôn chỉ trí thông minh sắc bén, khả năng suy nghĩ tốt, đánh giá và giải quyết vấn đề hiệu quả Sáng suốt là khả năng nhận thức, suy đoán đánh giá tình huống một cách chính xác.Những từ này đều liên quan đến trí thông minh, khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
Từ đồng âm Lý thuyết Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa, không liên quan gì đến nhau. Muốn xác định được từ đồng âm thì phải dựa vào ngữ cảnh Ví dụ: Trên đường (1) đi học về tôi mua cho mẹ 1 kg đường (2) Thực hành Bài 1 Giải thích các từ đồng âm sau đây: a Con ngựa đá (1) con ngựa đá (2) b Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi (2) nhưng răng chẳng còn (Ca dao) Bài 2 Lấy hai ví dụ từ đồng âm với từ Bàn Bài 3 Điền các từ sau vào chỗ chấm: Chung quy, chung nhau, chung chung. …(1) Có nghĩa là khái quát, không rõ ràng còn mơ hồ …(2) Có nghĩa là điểm kết thúc hoặc quyết định của một việc gì đó …(3) Có nghĩa là cùng hướng đến một mục tiêu cùng, tang cường mối quan hệ gắn kết Hướng dẫn giải bài tâp Bài 1 a Đá (1) động từ chỉ hành động của con ngựa thật Đá (2) danh từ chỉ con ngựa bằng đá Lợi (1) chỉ ích lợi, phúc lợi, được lợi Lợi (2) chỉ bộ phận của con người, phần thịt chỗ mọc răng ở hàm Bài 2 - Họ đang bàn việc trên bàn mới mua - Quả bóng bàn lăn trên bàn Bài 3 (1) Chung chung, (2) chung quy, (3) chung nhau