Người cầm quyền khôi phục uy quyền từ góc độ thi pháp học

Người cầm quyền khôi phục uy quyền từ góc độ thi pháp học

Bởi Học văn cô Hà Huyền 17/09/2024

Đặt vấn đề

Thi pháp học từ lâu đã được coi là một trong những bộ môn khoa học quan trọng, được nhiều người vận dụng để khám phá, phân tích, khai thác văn bản văn học. Đặc biệt, khi chương trình dạy học phổ thông đang trong quá trình đổi mới, năng lực người học được đề cao, việc áp dụng Thi pháp học vào giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lại càng cần thiết.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, các tác phẩm văn học nước ngoài luôn là một trong những thể loại khá khó tiếp cận đối với không chỉ người học mà còn cả với người dạy. Sự khác biệt về văn hóa, lối sống, đặc điểm tính cách, thế giới quan,… khiến người học khó mà cảm nhận được hết giá trị của tác phẩm.

Với việc áp dụng Thi pháp học vào giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài, người dạy sẽ loại bỏ được những yếu tố khác biệt giữa các nền văn hóa. Đồng thời, tập trung vào yếu tố hình thức bên ngoài. Điều này không chỉ giúp người học dễ dàng đi sâu tìm hiểu tác phẩm mà còn khiến việc giảng dạy, định hướng của giáo viên trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn.

Với chủ đề “Quyền năng của người kể chuyện” trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10, học kì II, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống, bài viết này sẽ chủ yếu đi sâu vào việc vận dụng thi pháp học để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Trích “Những người khốn khổ” - Victor Hugo).

Trong giới hạn bài làm, người viết sẽ tập trung vào phần Đọc - Hiểu tác phẩm để giúp người đọc thấy rõ hơn cách áp dụng Thi pháp học để dạy một tác phẩm trong chương trình phổ thông.

Nội dung chính

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Tác giả:

- Victor Hugo là lãnh tụ của phái lãng mạn, theo chủ nghĩa lãn mạn tích cực.

- Chủ nghĩa lãng mạn của Hugo gắn liền với hiện thực.

Tác phẩm:

* Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”:

- Thể loại: Tiểu thuyết lãng mạn:

+ Không bị giới hạn về dung lượng.

+ Có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng và bề sâu.

=> Nhìn cuộc sống theo cảm hứng đời tư.

- Ngôi kể:

+ Ngôi kể thứ ba.

+ Người kể toàn tri.

=> Mang đến cái nhìn khách quan, dễ dàng đi sâu vào nội tâm nhân vật.

* Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”: Được rút ra từ chương 4, quyển 8, phần thứ nhất của tiểu thuyết “Những người

khốn khổ”.

Phân tích văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”:

Bối cảnh:

Không gian: Tại bệnh xá -> Không gian hẹp, ngột ngạt.

Thời gian: Khi Phăng-tin đang nóng lòng chờ đợi đứa con gái thân yêu.

Nhân vật Giăng Van-giăng:

Lai lịch, xuất thân:

- Vì nghèo nên phải đi ăn trộm.

- Phải chịu cảnh tù đày suốt 19 năm.

=> Hoàn cảnh khốn khó, đọa đày.

- Được thức tỉnh bởi lòng tốt, sự vị tha của giám mục Mi-ri-en -> Quyết tâm trở thành người tốt.

=> Con người đi lên từ bùn lầy, khổ đau.

=> Con người nếm trải.

Con người, tính cách:

Con người của tình yêu thương và trách nhiệm:

- Lời nói, thái độ với Phăng-tin: Nhẹ nhàng, vỗ về.

- Hành động:

+ Đứng ra đầu thú để cứu một người vô tội -> 

Sẵn sàng từ bỏ cuộc sống mới ổn định vì người khác.

+ Hứa tìm lại con gái cho Phăng-tin.

+ An ủi Phăng-tin khi cô hoảng sợ trước Gia- ve.

+ Ngồi lặng người nhìn xác của Phăng-tin.

+ Ghé lại, thì thầm vào tai Phăng-tin.

+ Chỉnh chu lại trang phục, vén gọn tóc, vuốt mắt cho Phăng-tin.

+ Khẽ nâng tay Phăng-tin lên, đặt lên đó một cái hôn.

=> Thể hiện sự yêu thương, trân trọng dành cho một mảnh đời bất hạnh.

=> Chất nhân văn trong một con người khốn khổ.

b, Con người dũng cảm:

- Thái độ, hành động với Gia-ve lúc ban đầu:

+ “Cúi đầu” khi bị Gia-ve nắm cổ áo.

+ “Không giằng tay ra”, chỉ “hạ giọng” cầu xin thêm ba ngày để tìm con gái cho Phăng-tin.

=> Điềm tĩnh, từ tốn, nhún nhường.

- Thái độ, hành động với Gia-ve sau cái chết của Phăng-tin:

+ “Gỡ tay hắn ra như gỡ bàn tay trẻ con”.

+ “Giăng Van-giăng đến bên giường, […] đừng quấy rầy tôi lúc này””.

+ Sau khi chỉnh chu lại cho Phăng-tin, ông “đứng dậy, quay về phía Gia-ve: “Giờ anh muốn làm gì thì làm””.

=> Quyền uy, mạnh mẽ, quyết liệt.

Kết luận: Thái độ, hành động của Giăng Van- giăng đối lập hoàn toàn với Gia-ve. 

Nhân vật Gia-ve:

Ngoại hình, công việc:

- Ngoại hình được miêu tả như một con ác thú.

- Công việc: Một thanh tra -> Đại diện cho pháp luật, sự công bằng.

Con người độc ác, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại:

- Lời nói:

+ Xưng: “tao”, “ta”; gọi Giăng Van-giăng là “mày”, “thằng”.

-> Thái độ kiêu ngạo, ngông cuồng, hạ thấp người khác.

+ “Gia-ve không nói “Mau lên!”, hắn nói “Mau-u lêênh!”. Không có vần nào ghì nổi giọng nói của hắn. Không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”.

+ “… hét lên”.

+ “Gọi ta là ông thanh tra”.

+ “Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta là phải nói to!”; “Tao bảo mày nói to lên cơ mà”.

-> Thái độ điên cuồng, man rợ.

- Hành động:

+ “Hắn không làm như thường lệ. […] móc vào người Giăng Van-giăng”.

+ “phá lên cười”, “quát”, “giậm chân”, “nhìn Phăng-tin trừng trừng, túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Van-giăng”, “phát khùng lên”,…

=> Hành động điên cuồng như một con thú dữ.

Kết luận: Sự đối lập giữa công việc, nghĩa vụ, tính chất của một con người thực thi pháp luật

Tổng kết:

Tác phẩm thành công khắc họa hai nhân vật trái ngược nhau: Giăng Van-giăng và Gia-ve.

=> Tạo sự xung đột giàu kịch tính.

với hành động của một kẻ độc ác, điên cuồng.

Tổng kết

Có thể khẳng định việc áp dụng Thi pháp học vào dạy học các tác phẩm trong chương trình phổ thông là vô cùng có giá trị. Không chỉ riêng với văn học nước ngoài, ta còn có thể vận dụng nó để phân tích, giảng dạy các tác phẩm văn học Việt Nam. Điều này  không chỉ giúp bản thân người dạy nắm rõ tổng quan chủ đề học mà còn khiến bài giảng trở nên thực tế, khoa học và gần gũi hơn với người tiếp nhận. Đồng thời, nâng cao khả năng phát triển năng lực người học.

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22