Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 4

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 4

Bởi Học văn cô Hà Huyền 17/09/2024
    1.  

Dấu hiệu thời gian trong bức tranh Chợ Tết”

Dấu hiệu thời gian mà chúng ta có thể nhận diện đầu tiên khi đọc tác phẩm được thể hiện qua nhan đề “Chợ Tết. Bản thân “Tết” đã là một dấu hiệu thời gian, Tết chính là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là dấu mốc đánh dấu kết thúc một năm và là thời điểm để đón chào một năm mới mang theo nhiều niềm tin và hi vọng. Tết chính là niềm vui, sự gặp gỡ, đoàn tụ của mọi gia đình, sự tấp nập của phiên chợ cũng chính là muốn có những thứ đủ đầy nhất cho năm mới, chính sự lo toan của những ngày giáp Tết đã tạo nên cái không khi hối hả, tấp nập của nhà nhà, người người trong phiên chợ.

Dấu hiệu thời gian thứ hai được thể hiện qua các tín hiệu nhận diện thời gian từ sáng tinh sương của thiên nhiên trước khi phiên chợ bắt đầu rồi đến sự tấp nập ồn ào của phiên chợ với các hoạt động mua, bán của con gười từ già tới trẻ, từ các cô yếm thắm đến các em nhỏ “nép đầu bên yếm mẹ” và kết thúc bằng tiếng chuông chùa buổi tối vang xa gọi những người đi chợ trở về sau một ngày chuẩn bị cho Tết.

Dấu hiệu thười gian trong tác phẩm còn được thể hiện qua hình ảnh “Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ/Nước thời gian gội tóc trắng phau phau”. Dấu ấn của thời gian được thể hiện qua mái tóc trắng phau của bà cụ, có thể hiểu, thười gian tuyến tính được thể hiện qua mái tóc của bài cụ, bà cụ trong những năm tháng của tuổi trẻ có lẽ cũng giống như những đứa trẻ cũng “lon xon” theo mẹ đi chợ Tết rồi qua thời gian, khi tóc đã “trắng phau phau” bà cụ lúc này đang ngồi bán hàng bên “miếu cổ”, “miếu cổ” được đặt cạnh hình ảnh “bà cụ” càng làm cho dấu ấn thời gian được thể hiện rõ ràng hơn – sự phôi phai theo năm tháng của cả người và vật. “Miếu cổ” “bà cụ” chính là chứng nhân của thời gian, làm nổi bật thêm cái không gian của phiên chợ xưa.

Kết luận

Đoàn Văn Cừ đã thành công trong việc khắc họa không gian và thời gian một cách đặc sắc. Bức tranh chợ Tết hiện lên trong khung cảnh nhộn nhịp, cui tươi đi kèm với đó là sự hối hả của dòng người. Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ mang màu sắc đặc trưng riêng của Tết từ màu sắc đến đồ vật dùng để cúng được bày bán trong chợ. Qua phiên chợ ta có thể thấy được màu sắc thời đại, màu sắc của quê hương xứ sở qua một bức tranh rất đỗi thân quyen của ngày Tết những năm tháng cũ.

Với Chợ Tết Đoàn Văn Cừ đã xây dựng thành công không gian của phiên chợ quê với sự tấp nập nhộn nhịp những ngày chuẩn bị cho Tết. Đó nét hồn nhiên bộn bề nhưng lại đậm chất giản dị của cuộc sống. Với thơ ông ta cảm nhận được con người là trung tâm của mỗi khổ thơ và chính thời gian đã làm cho tác phẩm này thấm đượm một nền tảng văn hóa sâu xa.

Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 1

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22