Không gian của phiên Chợ Tết
“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
[…]
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.”
Thời khắc bình minh lên cũng là lúc báo hiệu một ngày mới đã đến và cũng là nơi xuất hiện sự nhộn nhịp của phiên “Chợ Tết” mang đậm dấu ấn xưa. Trong không gian thiên nhiên sáng mai vô cùng tinh khôi ấy ta bắt gặp được hình ảnh của những con người đi chợ với sự háo hức, vui tươi. Có thể nói đi “Chợ Tết” cũng giống như đi trẩy hội.
Không gian nhộn nhịp vui tươi được tô điểm bằng những tiếng cười, tiếng nói của những con người đi “Chợ Tết”, qua hình ảnh “người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”. Khung cảnh người người chuẩn bị cho phiên chợ diễn ra tấp nập, nhộn nhịp với sự tham gia của các độ tuổi “thằng cu, cụ già, cô yếm thắm, thằng em bé, người gánh lợn..”. Đối tượng soi chiếu của phiên “Chợ Tết” được thể hiện qua hình ảnh con người kết hợp với hoạt động như “vui vẻ kéo hàng, chạy lon xon, bước lom khom, che môi cười, chạy đi đầu, đuổi theo sau,..”
Không gian của phiên chợ được thể hiện qua màu sắc điển hình, màu sắc đặc trưng mà mỗi khi Tết đến không thể thiếu- màu đỏ. Tết đến, nhà nhà người người đều ưa chuộng sắc đỏ bởi đã từ lâu, trong tâm thức của người Việt, màu đỏ luôn mang một ý nghĩ đó là màu sắc của may mắn, của tài lộc, của tình yêu đủ đầy và hạnh phúc. Việc sử dụng màu đỏ hay các màu sắc tươi sáng phù hợp với không khí của Tết và làm cho không khí của Tết trở nên vui tươi hơn.
Không khí đặc trưng của phiên chợ quê xưa còn được nhận diện qua sự hối hả, vội vàng của người người đi sắm Tết, nhà nhà đi sắm Tết “Người mua bán ra vào đầy cổng chợ”, bức tranh không khí ngày Tết ngoài sự hối hả vội vàng còn được nhận diện qua “giấy nghiên, bút đỏ, thơ xuân, hàng tranh, vàng mã, bánh pháo, mẹt cam, gạo nếp, gà trống…” những đặc trưng không chỉ Tết xưa mà đến ngày nay cái không khí ấy vẫn còn được lưu giữ. Mỗi người trong phiên chợ ấy đảm nhận một công việc khác nhau và đều được Đoàn Văn Cừ miêu tả với các dáng vẻ riêng. Đó chính là con người bình dị, hiền lành, chân thành và vô cùng sinh động.
Không gian kết thúc phiên chợ
“Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm
[…]
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ”
Chợ phiên kết thúc khi chuông chùa đã văng vẳng vang lên, tiếng chuông tối từng tiếng kêu vang như nhắc nhở mọi người trở về sau một ngày dài, không gian cuối ngày được thể hiện qua hình ảnh người người lũ lượt ra về trên con đường nhỏ viền quanh mép đồi, ánh dương lúc này đã không còn rực rỡ, không còn mang màu sắc vui tươi sống động mà thay vòa đó là ánh dương vàng của hoàn hôn từng vệt dài kéo lê trên cỏ, chợ tàn, người về hết đem theo sự tấp nập vui nhộn trở về, phiên chợ quê trở lại không khí vốn thuộc về nó, lặng yên với lá đa rụng tơi bời.
Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 4