Ngôn từ sử dụng điển cố, Phật tích Sử dụng điển cố là một đặc điểm dễ thấy của văn học Trung đại. Bởi lẽ tư tưởng tôn sùng thánh nhân, ưa chuộng trích dẫn những lời nói của thánh nhân, những câu chuyện về bậc quân tử, lời dạy của bậc hiền tài để minh chứng cho những luận lý của mình. Nhà nghiên cứu Phương Lựu đã nhận định như sau: “Chính Nho giáo đã từng nêu ra những mệnh đề “thuật nhi bất tác” “tín nhi hiếu cố” rất tôn sùng cố nhân. Cho nên trong sáng tác, các nhà văn chương thường lấy người xưa cùng văn chương của họ làm mẫu mực cho mình, mà ưa sử dụng điển cố là một biểu hiện”. Thơ Thiền của các vị Thiền sư đời Lý trong Thiền uyển tập anh cũng sử dụng một số điển cố của Nho gia nhưng phần chủ yếu là những điển cố của Phật giáo. Thiền tông chủ trương vô ngôn nên Thiền tông khi trích dẫn điển cố, Phật tích, có khi dẫn nguyên cả câu chuyện, lời nói của tiền nhân nhưng phần nhiều chỉ dùng những từ ngữ cốt lõi cho ngắn gọn. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã nhận xét về hiện tượng này như sau: “Do những nguyên nhân khác nhau, đã hình thành một tâm thế, một phong cách của những người làm văn, trong hành văn thường hay nhắc đến một sự tích xưa hoặc vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả ý mình, nhưng đây không phải là lối trích dẫn nguyên văn mà là lối dùng lại vài chữ cốt gợi nhớ đến tích cũ ấy bao gồm phép dùng điển và phép lấy chữ” [1; tr.142-143]. Điều này được các vị Thiền sư trong Thiền uyển tập anh sử dụng như sau: Thiền sư Cảm Thành “nhất hoa ngũ diệp” (một hoa năm cánh); Thiền sư Viên Chiếu “Manh quy xuyên thạch bích” (rùa mù đào vách núi), “Phả miết thướng cao sơn” (trạch quì ngược núi cao), “Kim cốc tiêu điều hoa cỏ xác” (kim cốc tiêu sơ hoa thảo loạn), “Trâu dê sớm tối mặc ra vào” (nhi kim hơn hiểu nhậm ngưu dương), “Long nữ dâng châu thành Phật quả” (long nữ hiến châu thành Phật quả), “Đàn na bố thí phúc hằng bao” (đàn na xả thí phúc như hà), “Chuyện cư kinh kha đấy” (kiến thuyết kinh kha lữ), “Một đi chẳng trở về” (nhất hành cánh bất hồi), “Bất thị tề quân khách” (chẳng phải tề quân khách), “Ná trì hải đại ngủ” (nào hay cá biển to), “Quách ông chẳng chịu hiểu” (quách quân nhược bất nạp), “Can gián có làm chi” (gián ngữ diệc hề vi), “Núi xưa về ẩn gấp” (cấp hồi cưu nham ẩn), “Đừng gặp hứa chân quân” (mạc kiến hứa chân quân); Thiền sư Ngộ Ấn “Liên pháp lô trung thấp vị can” (trong lò sen nở sắc thường tươi); Thiền sư Đạo Huệ “Lô trung hoa nhất chi” (lò lửa một cành hoa); Thiền sư Bản Tịnh “vàng sinh lệ thủy” (kim sinh lệ thủy); Thiền sư Đại Xả “Ngựa đá nhe răng cuồng” (thạch mã xi cuồng ninh); Thiền sư Trường Nguyên “Đả cố mộc nhân” (người gỗ đánh trống); Thiền sư Tịnh Giới “Ai giống Tử Kỳ nghe nhạc giỏi” (hề tự tữ kỳ ta sảng sẩm), “Bá Nha đàn thoảng, hiểu tinh thâm” (thỉnh lai nhất đạt bá nha cầm); Thiền sư Nguyện Học “Linh quang mãi mãi vẫn ngời sáng” (trường hiện linh quang minh lãng lãng). Việc sử dụng điển cố, Phật tích cũng là một đặc điểm trong thi pháp của đội ngũ tác gia Thiền sư. Nó chứng tỏ trí tuệ uyên bác cũng như tài năng văn chương của các vị. Kết luận Ngôn từ là chất liệu cơ bản tạo nên tác phẩm văn học. Về ngôn ngữ, Thiền uyển tập anh thể hiện đúng tinh thần thiền với tôn chỉ bất lập văn tự, xem ngôn ngữ là phương tiện. Ngôn ngữ uyên bác với những diển tích, thuật ngữ Phật giáo. Ngôn ngữ giản dị với những lời đối đáp thông tục, hóm hỉnh. Sự sóng đôi giản dị - uyên bác là do tác phẩm nằm ở điểm giao thao của văn học dân gian và văn chương bác học, do sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại trong ngôn ngữ văn học Phật giáo trước TK XV. Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm Thiền uyển tập anh phần 1
Tóm tắt: Thiền uyển tập anh lầ nguồn tư liệu quý trong hoạt động nghiên cứu văn hóa, triết học, lịch sử, nó cũng là cuốn sách xếp vào loại cổ nhất của văn học dân tộc. Qua việc khảo sát ngôn từ trong các truyện viết về các Thiền sư trong tác phẩm Thiền uyển tập anh, ta thấy được nghệ thuật sử dụng ngôn từ của đội ngũ tác gia Thiền sư, từ đó phác họa ra những nét có bản về cảm hứng chủ đạo, hệ thống chủ đề, hình tượng,… Từ khóa: ngôn từ nghệ thuật, Thiền uyển tập anh, Thiền sư, văn học dân gian và văn chương bác học, văn ngôn và bạch thoại. Mở đầu Thiền uyển tập anh là tập sách nói về các vị Thiền sư Việt Nam từ cuối thế kỉ thứ VI đến đầu thế kỉ thứ XIII. Ngoài việc là tài liệu cổ nhất về đạo Phật mà chúng ta hiện có Thiền uyển tập anh còn là “một tập chân dung các nhà Thiền học, với những phác họa đôi khi rất có cá tính, đã vượt khỏi mọi tiểu sử nhạt nhẽo mà đạt đến những chân dung văn học có giá trị…” (Nguyễn Huệ Chi). Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ, cho nên từ ngữ là yếu tố đầu tiên, không thể thiếu, nó là chất liệu, là phương tiện để tác gia sáng tạo và xây dựng hình tượng thơ. Việc sử dụng từ vựng, từ loại trong các bài thơ Thiền của tác gia Thiền sư cũng có ít nhiều khác biệt so với lựa chọn của các loại hình tác gia khác. Nội dung Ngôn từ sử dụng hình ảnh thiên nhiên Trước hết về mặt từ ngữ, mặc dù đề tài, chủ đề những bài thơ Thiền hướng tới là Thiền lý và các vấn đề tu đạo nhưng bên cạnh lớp Thiền ngữ, Phật tích, điển tích, thì các tác gia Thiền sư vẫn sử dụng kết hợp số lượn g khá nhiều những loại từ ngữ bình dân của đời thường. Đa số là những từ ngữ chỉ các hiện tượng tự nhiên: mây, gió, mặt trăng, mặt trời, tuyết, sương, sấm chớp… Ngoài ra còn có rất nhiều những danh từ chỉ cây, con, vật dụng… quen thuộc trong đời sống thường nhật xuất hiện trong thơ Thiền như: cây trúc, hoa mẫu đơn, hoa cúc, hoa mai… con rùa, con dê, chim oanh, bướm, khỉ, vượn… những vật dụng như: gậy, chõng, giường… Về mặt từ loại, cả động từ, danh từ, tính từ đều được sử dụng trong thơ Thiền, nhưng có thể nhận thấy được dùng nhiều nhất là danh từ sau đó đến tính từ và động từ. Danh từ thì phần nhiều là những khái niệm của Thiền, Phật bên cạnh đó cũng có những danh từ chỉ những hiện tượng, sự vật của cuộc sống đời thường. Khi kết hợp danh từ với động từ và tính từ để tạo thành một danh ngữ thì các tác gia Thiền sư thường sử dụng danh từ đơn từ đơn kết hợp với một tính từ đơn hoặc động từ đơn. Ví dụ như: rùa mù, núi xanh, cúc vàng, trúc xanh, trúc tốt, thông xanh… hay như: hoa nở, hoa rụng, oanh hót, gió lùa, bướm bay… Ngôn từ sử dụng Thiền ngữ Thơ Thiền được làm ra trước hết để bàn về những vấn đề Thiền lý cho nên trừ những trường hợp hãn hữu ra thì chúng không thể không dùng đến các Thiền ngữ (các phạm trù, khái niệm, danh từ Phật học). Thơ Thiền trong Thiền uyển tập anh hầu hết đều xuất hiện những danh từ của Phật học. Khảo sát trên 40 vị Thiền sư để lại thơ Thiền thì gần như không có vị nào không sử dụng các từ Phật học, dù ít hay nhiều, những từ được dùng phổ biến nhất như: Pháp, Tâm, Vô ngại, Bản lai, Chân tông, Không không, Sắc tướng, Giác liễu, Giới giới, Bát nhã, Phật, Pháp tính, Diệu tính, Diệu thể, Sắc thân, Chính giác, Ma ni, Bất muội, Tự giác, Giác tha, Thực tướng, Huyễn thân, Diện bích, Ngộ đạo, Ngũ uẩn, Niết bàn, Sinh tử, Phật tử, Bồ Tát, Tham dục, Tự tâm, Truyền tâm, Liễu ngộ, Bất tư nghì, Như Lai Tạng, Đại thiên sa giới, Nhị huyễn, Huyễn Pháp, Huyễn tu, Tam Bảo, Bất tri hà xứ, Tam muội, Chân thân, Như Lai, Lục thức, Vô minh, Giác ngộ, Mê, Hoặc, Thiền, Thích Ca, Di Lặc,... Đây là những từ ngữ mang tính thuật ngữ của Phật giáo Thiền tông. Tất cả đều nói về bản thể của sự vật, của vũ trụ, đồng thời liên quan đến con đường tu chứng của bản thân các vị Thiền sư. Bên cạnh những danh từ Phật học kể trên, thơ Thiền còn thường xuyên xuất hiện và lặp lại các cặp phạm trù: sinh - tử, hữu - vô, thực - ảo… Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm Thiền uyển tập anh phần 2
Khái niệm Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ toàn dân đã được nghệ thuật hóa; được chọn lọc, gọt giũa, trau chuốt và mang dấu ấn sáng tạo của người nghệ sĩ. Trong tác phẩm văn học, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hóa, vật chất hóa, hiện thực hóa nội dung, tư tưởng và thẩm mỹ của tác phẩm. Mặt khác, việc sử dụng, phối kết, sáng tạo ngôn từ cũng tạo nên những nội dung thẩm mỹ mới. Do vậy, ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học mang tính hình tượng, xúc cảm và thẩm mỹ; có khả năng tác động đến tình cảm, nhận thức và thẩm mỹ của người đọc. Đối với ngôn từ trong bài văn bia do một tiến sĩ Nho học soạn để ca ngợi cảnh đẹp của chùa và tấm lòng của Thái hoàng Thái hậu và Phụ chính Ứng vương Mạc Đôn Nhượng thì từ ngữ được gọt giũa trau chuốt chọn lọc. Đặc biệt, lời văn liên quan đến bậc hoàng thân quốc thích triều Mạc, văn phong, từ ngữ càng phải lựa chọn đắt giá để nói lên được công lao to lớn của bậc Mẫu nghi thiên hạ và Phụ chính Ứng vương. Mở đầu văn bia đã khẳng định công sức của Phụ chính Ứng vương về việc xây dựng chùa: “Khám Viên Quang Hậu Bổng, huyện Gia Phúc phủ Hạ Hồng, là danh lam lớn của nước Nam. Đấy là do công sức phục dựng của ai? Đó là đại công đức vui làm điều thiện của quan Phụ chính Ứng vương”. Trước khi Phụ chính Ứng vương cho trùng tu xây dựng khám Viên Quang thì chùa đã có tên là Quang Minh tự, vì mến mộ cảnh chùa mà ông đã xây dựng phủ ngay cạnh chùa để làm nơi dừng nghỉ mỗi lần lên kinh. Văn bia cho biết: “Quan Phụ chính Ứng vương thường từ phủ Vĩnh lên [Kinh] chầu vua qua đây; bởi mến mộ cảnh này bèn lập phủ ở cạnh chùa để làm nơi ở mỗi khi qua lại. Vương liền bỏ vàng vua ruộng, để mở rộng chùa, rồi chuyển gỗ họp thợ, xây Phật điện nghiêm chín h điện, cùng tiền đường, hậu vũ, bốn mặt hồi lang bao quanh cùng tam quan lầu gác. Chỗ cũ nát liền làm mới cái hư hỏng thì tu bổ lại, công việc xây dựng chẳng mấy mà xong, thực là lâu đài cõi đông, Thiền lâm Thiên Trúc, mọi thứ nhất thảy đều mới”. Cũng trong bia được tác giả miêu tả cảnh chùa tươi đẹp, tấp nập ngựa xe “Chùa vốn là cổ tích: thủy triều tiến phía trước, phía sau bát ngát ruộng bằng; bên trái giáp làng trù phú, bên phải liền với chợ đông Một bầu trời thiền phong cảnh lạ thường. Mỗi độ xuân về muôn hoa đua nở, người dân nơi đây dự hội đôn g vui, dấu ngựa xe tấp nập, võng lọng qua lại không ngớt. Thật là một kỳ quan lớn nhất vùng”. Đỗ Uông vâng soạn văn bia trên thì ca ngợi cảnh chùa và tấm lòng công đức của Thái hoàng Thái hậu và Ứng vương đã có công trùng tu tôn tạo chùa, ngoài ra còn mở mang thêm. Bên cạnh đó bài văn bia đã khéo léo, tế nhị khi thác lời người nho sinh đưa ra lời can gián để hướng Vương noi theo triều Lý làm tốt nền chính trị của mình (đó là ngoài việc xây chùa phụng Phật để cầu phúc và mở mang dân trí cho dân, nâng cao đức trị) học điều hay của triều trước để cho đất nước được trường tồn. Bà Vũ Thị Ngọc Toàn, là người làng Trà Phương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, là người hâm mộ đạo Phật, mặc dù chính sử không ghi chép về bà, tuy vậy nhiều văn bia còn ghi chép công lao của bà đối với việc xây dựng chùa chiền ở khu Dương kinh và vùng phụ cận. Bia Tu cấu Viên Quang khám ca ngợi bà vui làm việc thiện mà gieo phúc điền, vì nhân dân, con thánh cháu hiền đời đời mà xây dựng nhiều chùa. Văn bia cho biết: “Thái hoàng Thái hậu là là bậc Mẫu nghi thiên hạ, là mầm Thánh nơi cửa Phật, xây dựng các chùa để làm ruộng phúc, vì con thánh cháu hiền, nghi quân nghi vương đời đời mà tạo phúc vậy”. Với những đóng góp to lớn của bà đối với dân nên bà được nhân dân tôn xưng là “Mẫu nghi thiên hạ” như trong văn bia đã chép. Qua những việc làm của bà đối với việc xây dựng và mở mang chùa nhiều nơi đủ để thấy tấm lòng từ bi nhân hậu của bà, một lòng hướng theo gót Phật. Vì con cháu của vương triều và nhân dân mà tạo phúc lành. Từ đó bà mong muốn hướng mọi người cùng làm việc thiện, gieo quả phúc để được phúc ấm, làm cho dân cư an lạc, đất nước được thái bình. Tấm bia và bài văn bia là hiện vật quan trọng của chùa Quang Minh hiện đến nay vẫn còn lưu giữ được, không chỉ có hoa văn trang trí độc đáo đặc sắc mang motip cung đình, mà còn là minh chứng xác thực ghi chép lại công lao to lớn của triều Mạc thông qua quan Phụ chính Ứng vương và Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn cùng nhiều tín thí khác trong việc trùng tu xây dựng chùa. Kết luận Cái đặc sắc của tác phẩm này chính là một bài văn ca ngợi nhưng lại mang lời lẽ can gián gián tiếp của tác giả Đỗ Uông đối với triều Mạc. Cái hay là ở chỗ dùng ngôn từ ca ngợi tiền triều để hướng đối tượng ở đây là Phụ chính Ứng vương đại diện cho triều Mạc. Lời can gián triều Mạc nên tập chung xây dựng đất nước để sánh với các triều Lý, Trần, sánh cả với thời thịnh trị Đường, Ngu....không xa hoa lãng phí vào việc xây dựng... Bài văn bia cũng cho biết bà Thái hoàng Thái hậu vì con cháu, vì đất nước và hạnh phúc của nhân dân mà gieo phúc điền xây dựng nhiều chùa chiền. Việc làm của quan Phụ chính Ứng vương và Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn trong việc phát tâm vui làm việc thiện, xây dựng chùa chiền cũng là một việc làm của vương chính như lời văn bia chùa Hưng Linh đã nhắc đến. Đó cũng là nguyên do khiến cho Phật giáo thời nhà Mạc được trung hưng, góp phần không nhỏ trong lịch sử truyền thống Phật giáo Việt Nam. Nội dung văn bia giống như một lời can gián, thường xuất hiện trong các bản tấu chương là chuyện thường gặp, nhưng nội dung văn bia được Vương với vai trò Phụ chính chấp nhận và cho khắc vào văn bia được đặt trước chùa để quảng đại nhân dân xa gần đều biết.
Một điểm đặc sắc nữa khi nhắc đến Suối nguồn là sự đối thoại giữa chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể. Ayn Rand tin rằng để tạo ra một xã hội phát triển thì phải tôn trọng con người cá nhân, và sự can thiệp, hủy hoại con người cá nhân chính là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Sở dĩ con người cá nhân là yếu tố quan trọng để nhân loại phát triển là bởi con người cá nhân chính là con người sáng tạo. “Nhữn g nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê bị coii là tội lỗi… Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng.” Chủ nghĩa cá nhân cũng không phải là thứ tư tưởng đặt bản thân mình lên trên hết, con người đi theo chủ nghĩa cá nhân tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác, không hi sinh chính mình vì lợi ích của người khác, cũng không xâm phạm tới người khác vì lợi ích của mình. Trong suốt thiên truyện, ta thấy Roark chưa từng can thiệp vào cuộc đời của ai, không giảng đạo lí, không thao túng, không ép buộc người khác phải hành động theo một tư tưởng nào; dù đã có những lúc anh bộc lộ niềm nuối tiếc khi chứng kiến những người xung quanh đang hủy hoại chính mình. 3. Kết luận: Khảo sát quan niệm nghệ thuật về con người trong Suối nguồn giúp ta không đọc và phân tích tác phẩm dưới góc nhìn giản đơn, tránh sự hiểu lầm rằng tác phẩm viết về ngành kiến trúc hay mô phỏng con người có thực. Nhân vật trong Suối nguồn đều là nhân vật mang tính quan niệm, là công cụ thể hiện tư tưởng của nhà văn. Suối nguồn cũng giống như những tác phẩm lãng mạn khác, không viết về “thế giới như nó đang là” mà hướng về “thế giới như nó có thể là và phải là”. Cụ thể ở đây, “thế giới như nó phải là” là thế giới nơi những con người cá nhân được tôn trọng và tự do phát triển. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Suối nguồn của Ayn Rand phần 1
Con người đẹp nhất khi gần với bản chất nguyên sơ: Có thể nói, Suối nguồn là bản diễn tấu tôn vinh con người một cách tuyệt đối. Ayn Rand đã đưa ra một quan niệm rất rõ ràng: con người là đại diện cho cái đẹp. Điều này được thể hiện rõ nét trong “vụ đền Stoddard", khi Roark đã tạo ra một ngôi đền không thờ thần mà thờ con người, một kiến trúc không có những rường cột chạm trổ cao vời vợi khiến con người kính sợ mà là một thứ rất gần với trần thế. Bức tượng của đền Stoddard là bức tượng khắc họa Dominique, người con gái với vẻ đẹp hoàn mỹ tựa như tuyệt tác tinh xảo nhất của tạo hóa. Vẻ đẹp hình thể của Dominique được nhắc tới nhiều lần, nhưng những gì tạo nên sự ấn tượng cho nhân vật này không phải là ngoại hình. Sau Roark, Dominique là người gần với con người cá nhân, con người tự do nhất. Cô sống như dạo chơi giữa cuộc đời, coi thường quyền lực và danh tiếng, coi thường những thứ tầm thường, vô nghĩa đang được đám đông tán dương. Dominique có đôi mắt sắc sảo đáng kinh ngạc và một tình cảm thuần khiết đến tuyệt đối. Vì Dominique rất gần với chính mình nên cô rất đẹp, không phải là cái đẹp giản đơn của đường nét mà các đôi mắt trần tục nhìn vào, đó là cái đẹp của nghệ thuật, cái đẹp bề sâu. Nhưng chính Dominique cũng đã nói, người nên là nguyên mẫu để khắc tượng thờ phải là Howard Roark, vì anh chính là con người lý tưởng nhất. Howard Roark là người duy nhất không có sự xung đột giữa bên trong và bên ngoài, vì thuần túy nhất nên cũng là đẹp nhất. Vẻ đẹp của Roark là thứ không phải ai cũng nhận ra, chỉ những con người là bề tôi của nghệ thuật như Dominique hay Gail Wynand mới thấy và cuồng si từ lần đầu tiên gặp anh hoặc nhìn những tòa nhà do anh thiết kế. Con người tồn tại dưới tư cách cá nhân và nên sống như một cá nhân tuyệt đối: Suối nguồn chính là bản tuyên ngôn cho chủ nghĩa cá nhân, ngợi ca con người cá nhân là mạch nguồn xuyên suốt tác phẩm. Ayn Rand đã dựng lên Howard Roark như hình mẫu lý tưởng về một con người cá nhân tuyệt đối, và hệ thống nhân vật xung quanh là sự đối lập để làm bật lên những phẩm chất của mẫu hình hoàn mỹ này. Đầu tiên, ngoại hình của Howard Roark được miêu tả một cách rất đặc biệt: “Đấy là một cơ thể gồm toàn đường thẳng và góc nhọn, mỗi một đường uốn đều bị bẻ vỡ thành những mặt phẳng”. Ngoại hình của Roark cũng rất giống như những thiết kế của anh, giản đơn, khác lạ, đầy tính công kích. Tác giả miêu tả hình thể của Howard Roark như một loại nghệ thuật, không phải ai cũng hiểu nên không phải ai cũng thấy đẹp. Nếu như Dominique sửng sốt đến choáng ngợp trước vẻ đẹp ấy trong lần đầu gặp Roark thì những người xung quanh chỉ cảm thấy “anh ta rất nam tính, nhưng không thể gọi là đẹp trai được”. Điều tương tự diễn ra với những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hiện đại của Roark, người thích thì vô cùng cuồng si, nhưng người bình thường sẽ chỉ thấy nó thật lố bịch. Ở thế đối lập với Howard Roark, Peter Keating mang thẩm mỹ phù hợp đại chúng hơn với những đường nét mềm mại và hài hòa. Sự miêu tả ngoại hình cũng là ngầm ẩn cho mô tả tính cách và xu hướng hành động. Tiếp đến, con người cá nhân sẽ phải là con người cô độc. Howard Roark là nhân vật duy nhất không được miêu tả các mối quan hệ cá nhân. Ta không biết cha mẹ hay bất kì thân nhân nào của Roark, không rõ anh đến từ đâu, có những mối quan hệ nào. Dường như Roark luôn được khắc họa trong trạng thái cô độc, anh luôn tự mình làm mọi thứ, và nếu có giao tiếp với người xung quanh thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ công việc. Roark có một thế giới riêng mà không ai có thể bước vào, cái nhìn của Roark luôn mang lại cho người khác cảm giác anh đang không nhìn họ, hay chính xác hơn là không quan tâm tới họ. Mẫu hình con người cô độc, tách biệt khỏi xã hội đã có mặt từ trước đó trong văn học phi lí; nhưng Suối nguồn đã đem lại một quan niệm mới: con người cô độc nhưng không cô đơn, con người nên cô độc và cần phải cô độc để được là chính mình. Roark chưa từng buồn phiền, băn khoăn hay bất lực về các mối quan hệ xung quanh, anh luôn ở một mình và tận hưởng cảm giác được ở một mình. Ngược lại, các nhân vật khác như Keating hay Toohey luôn được thể hiện trong mối quan hệ với người khác. Sự ảnh hưởng từ người mẹ, từ cộng đồng là yếu tố chính khiến cho Keating trở thành “kẻ sống thứ sinh”. Văn học lãng mạn cũng đã khắc họa cái tôi cá nhân nhưng mới chỉ dừng lại ở việc mô tả cảm cảm giác cá nhân và con người như một nạn nhân của hoàn cảnh. Suối nguồn đã đi xa hơn khi tạo ra một con người cá nhân có khả năng vượt lên trên hoàn cảnh và thay đổi hoàn cảnh. Tất nhiên điều này không hề dễ dàng, sự khó khăn ấy được chứng tỏ qua Gail Wynand. Gail Wynand đã từng là một con người chính trực, và vẫn luôn là một người nhạy bén với cái đẹp, theo đuổi cái đẹp, nhưng hiện thực đã đánh gục và khiến ông trở thành kẻ chuyên viết những điều dối trá. Sự khác biệt để Roark vẫn luôn là chính mình dù bao biến cố xảy đến, dù bị đẩy đến nghịch cảnh nằm ở sự kiên trì và một niềm tin bất biến. Hay cao hơn, thứ có trong Roark là một đức tin, đức tin vào chính mình. Roark chưa bao ngờ nghi ngờ con đường mà mình lựa chọn kể cả khi bị xã hội lăng mạ và tước đoạt đi tất cả. Và trong Suối nguồn, sự kiên trì này đã chiến thắng, Roark có được thành tựu xứng đáng cho tài năng của mình. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Suối nguồn của Ayn Rand phần 4
Quan niệm nghệ thuật về con người trong Suối nguồn Bi kịch lớn nhất của con người là không được sống đúng với chính mình: Suối nguồn có một hình thức kì lạ, khối lượng đồ sộ của 1200 trang được xếp đặt vào 4 phần, mỗi phần lần lượt được kể theo góc nhìn của một nhân vật (Peter Keating, Ellsworth M. Toohey, Gail Wynand, Howard Roark). Dù hình tượng trung tâm được xây dựng là Howard Roark, tác giả vẫn dành phần lớn thời gian trần thuật cho các nhân vật còn lại. Nếu như Roark là đại diện cho con người cá nhân lí tưởng thì hệ thống nhân vật khác lại được đặt ở thế tương phản, là những người hoặc bị cuốn theo cộng đồng, hoặc lợi dụng đám đông để có được tiền bạc, danh tiếng, hoặc bị hiện thực xô đẩy và sa ngã. Ayn Rand đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng nhân vật điển hình, Peter Keating, Ellsworth M. Toohey, Gail Wynand hay bất cứ ai khác trong Suối nguồn đều dễ dàng làm ta liên tưởng tới ai đó, một nhóm người nào đó ngoài xã hội. Họ được thể hiện những nét tính cách, hành động và tâm lí một cách phong phú và phức tạp, tạo thành những kiểu mẫu đáng nhớ và không dễ nhầm lẫn; nhưng những nhân vật này đều có một điểm chung – đi theo dấu chân của kẻ khác, không thể hiện những thứ thuộc về chính mình. Ayn Rand dùng cụm từ “những kẻ sống thứ sinh” (second - handers) để gọi chung cho tất cả. Peter Keating là hình mẫu đầu tiên được mô tả: ngôi sao của học viện Stanton, tốt nghiệp với bằng xuất sắc và dần gây dựng được danh tiếng của mình như một kiến trúc sư danh giá. Keating thuộc kiểu người mà nếu chỉ nhìn những thứ bên ngoài thì sẽ lầm tưởng đây là một con người hoàn hảo từ ngoại hình cho đến tài năng và cách ứng xử, là người dễ dàng tạo thiện cảm cho người khác nhờ sự giao tiếp khéo léo, là cũng là người đáng ngưỡng vọng khi có được tất cả những thứ mà mọi người đều khao khá – tiền bạc, danh tiếng, quyền lực, một người vợ xuất sắc. Nhưng trái ngược lại với sự hào nhoáng bên ngoài ấy, khi cốt truyện được kể dưới điểm nhìn của Peter Keating, ta thấy luôn hiện lên với dáng vẻ thấp hèn và bí bách. Cuộc đời của Peter bị chi phối bởi người mẹ luôn đặt kì vọng lớn và chối bỏ tài năng cũng như nguyện vọng trở thành họa sĩ của con mình. Peter Keating có tất cả, nhưng không thứ nào thực sự thuộc về anh ta. Anh ta tạo nên danh tiếng từ những bản thiết kế mà người làm ra nó lại là Roark – kẻ bị xã hội chối bỏ, có một người vợ xinh đẹp và cao quý nhưng không yêu anh ta, và cũng không phải người anh ta yêu. Keating đã luôn sống theo ánh nhìn của người khác, dễ dàng thỏa hiệp, tất cả những gì anh ta làm là trở nên giống với quy chuẩn mà xã hội yêu cầu. Đổi lại, cái giá phải trả cũng vô cùng đau đớn: ước mơ, tình yêu và phẩm cách. Đến cuối tác phẩm, dù Peter vẫn cứ là một kiến trúc sư có tiếng nhưng khung cảnh anh ta cố thử tìm lại chính mình một cách muộn màng đã tạo nên điểm kết cho khối bi kịch. Đã quá trễ để quay trở lại, Peter Keating đã bị mài mòn hoàn toàn, không thể theo đuổi giấc mơ, không thể đến với người mình yêu, anh ta chỉ có thể tiếp tục sống cuộc đời của kẻ khác, sống trong đau khổ và trống rỗng. Con người có khả năng ý thức về chính mình: Văn học hiện đại và hậu hiện đại nói chung đều tạo ra những nhân vật với nội tâm sâu sắc và phức tạp thông qua những sự đối thoại với chính mình, nhưng ở Suối nguồn, yếu tố này thậm còn được đẩy cao tuyệt đối đến mức các nhân vật không còn giống với con người trong thực tế. Hầu như tất cả những nhân vật trong Suối nguồn đều có khả năng ý thức về con người bên trong của mình ở tầng sâu thẳm nhất. Yếu tố này có thể được thể hiện ở rất nhiều phương thức khác nhau, có khi nằm trong lời đối thoại giữa các nhân vật, có khi ở những trường đoạn độc thoại nội tâm, có lúc ở hành động,... Catherine Halsey - người yêu của Peter Keating - được xây dựng như một kẻ u mê, bị thao túng bởi Ellsworth Toohey. Phần lớn thời gian Catherine đều thấy Toohey là người đáng kính (như cách mà xã hội này đang ca ngợi) nhưng trong một vài khoảnh khắc, cô đã cảm thấy con người này thật đáng sợ, và những hoa ngôn thốt ra từ con người vĩ đại ấy đều là dối trá. Khoảnh khắc tỉnh thức lóe lên trong chớp nhoáng nhờ trực cảm mạnh mẽ, nhưng lại nhanh chóng bị nhấm chìm bởi định kiến cố hữu. Peter Keating cũng đã từng muốn cưới Catherine và bỏ trốn cùng cô, vì đây là người anh yêu và cũng là người yêu anh nhất, nhưng đến cuối cùng lại quyết định cưới Dominique – người phụ nữ xuất sắc đến không tưởng nhưng vô cùng coi thường anh. Cách xây dựng mối quan hệ của nhân vật diễn ra vô cùng kì lạ vì sự tự ý thức rõ nét đến bất thường này, các nhân vật hiểu thấu chính mình và cũng hiểu thấu lẫn nhau, nhưng lựa chọn chối bỏ nó và hành động theo cách mà xã hội này quy định. Hành trình của nhân vật luôn là sự đấu tranh giữa việc làm theo ước muốn cá nhân hay làm theo quy chuẩn của cộng đồng, là sống đúng với chính mình hay sống nương theo ý chí của kẻ khác. Suối nguồn dù đã tạo dựng hệ thống sự kiện vô cùng phong phú và gay cấn, nhưng thứ ác liệt nhất không phải là xung đột của thế giới bên ngoài mà xung đột của không gian bên trong, là những khoảnh khắc nhân vật đứng trước những ngã rẽ cuộc đời và phải đưa ra sự lựa chọn. Peter Keating biết rõ mình chỉ là kẻ ăn bám, Gail Wynand biết cũng biết rõ mình chỉ là kẻ dối trá. Do xung đột gay gắt giữa hiện thực và ước muốn, các nhân vật cố gắng che giấu đau khổ bằng sự phù hoa của danh tiếng và quyền lực. Cũng vì thế mà khi đối diện với Roark, tất cả đều có một sự sợ hãi vô hình dù con người này bị xã hội nhìn nhận như kẻ gàn rở, thứ đáng bỏ đi. Sự tồn tại của Roark – kẻ theo đuổi ước muốn thuần khiết và tự do tuyệt đối – đã bóc trần sự kiêu ngạo giả dối cùng cái bất lực của kẻ không được sống đúng với mong ước của mình. Người ta kính sợ Roark nhưng lại muốn đạp anh xuống, bắt anh quy phục, muốn nhìn thấy anh đau khổ; bởi lẽ con người này quá khác biệt với họ, cách sống của anh là điều mà họ vĩnh viễn không thể đạt tới. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Suối nguồn của Ayn Rand phần 3
TÓM TẮT: Sự xuất hiện của thi pháp học hiện đại tại Việt Nam đã mở ra những hướng nghiên cứu mới cho phê bình văn học, một trong số những bình diện được chú ý là quan niệm nghệ thuật về con người. Nếu ta đồng tình với câu nói “Văn học là nhân học” của Maxim Gorky thì cũng có nghĩa ta thừa nhận tác phẩm văn học nào cũng sẽ ẩn trong mình một quan niệm nghệ thuật về con người. Với tiểu thuyết Suối nguồn của Ayn Rand, yếu tố này lại càng chính xác. Thông qua hơn 1200 trang văn đầy lôi cuốn, thứ gây chấn động chính là một tuyên ngôn vô cùng mãnh liệt về cách con người ta “nên là” và “sẽ là”. Cụ thể hơn, Suối nguồn ca ngợi con người cá nhân và dựng lên một hình mẫu con người cá nhân lí tưởng - Howard Roark. Đi theo hành trình của tác phẩm, ta thấy quan niệm ấy được thể hiện rõ ràng thông qua sự giao thoa giữa nhân vật trung tâm – con người đi theo chủ nghĩa các nhân tuyệt đối - và hệ thống nhân vật khác – những người bị cuốn theo đám đông và hành động theo ý chí của kẻ khác. Từ khóa: Suối nguồn, quan niệm nghệ thuật về con người, chủ nghĩa cá nhân, văn học lãng mạn, con người lí tưởng,... 1. Đặt vấn đề Trong lời giới thiệu cho lễ kỷ niệm 25 năm ngày xuất bản Suối nguồn, tác giả Ayn Rand đã nói rằng: “Mục đích của tôi – mục đích cơ bản và rốt ráo nhất – là khắc họa chân dung Howard Roark như cái đích tự thân.” Ayn Rand đã luôn nhắc nhiều đến con người và những gì thuộc về con người trên mọi khía cạnh và ở những tầng sâu nhất. Có thể nói, thế giới và hệ thống nhân vật được xây dựng trong Suối nguồn là công cụ để nhà văn bày tỏ quan điểm của mình về bản chất của con người, mối quan giữa con người cá nhân với tập thể xã hội, cách con người nên sống và nên là... Vì lẽ đó, nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người là hướng tiếp cận phù hợp để khai thác tác phẩm dưới góc độ của chủ thể sáng tác và đóng góp của nó trong việc đưa ra một cách nhìn nhận mới về đời sống. Đọc tiếp: Quan niệm nghệ thuật về con người trong Suối nguồn của Ayn Rand phần 2
“Tha thứ là tôn giáo vĩ đại nhất. Khoan dung là tôn giáo tốt nhất.” Victor Hugo đã từng nói vậy để thức tỉnh mỗi chúng ta về một lẽ sống, một thái độ sống khiến con người ta có thể xóa tan những hận thù, những ganh ghét để tâm hồn ta trở nên bình yên, nhẹ nhõm. Chính sự vị tha, bao dung – những tôn giáo vĩ đại, những liều thuốc cho tâm trí con người sẽ khiến ta nhìn nhận cuộc sống thêm tích cực. Để rồi khi nhìn lại hành trình sống của mình - hành trình hoàn thiện cuốn hồi ký của mỗi năm tháng trong cuộc đời, ta sẽ buông bỏ những hơn thua, tính toán mà tự hào, mãn nguyện với những điều đẹp đẽ ở lại. Đó chính là lòng vị tha và bao dung. Lòng vị tha và bao dung là những phẩm chất đạo đức quan trọng, biểu hiện qua khả năng chấp nhận và tha thứ cho những lỗi lầm, khuyết điểm của người khác mà không giữ lại sự oán giận hay thù hận. Vị tha là sự sẵn lòng tha thứ, bỏ qua những sai lầm của người khác, không để những lỗi lầm đó ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ và cảm xúc của bản thân. Và bên cạnh đó, bao dung là khả năng rộng lượng, chấp nhận những khác biệt về quan điểm, lối sống và cá tính của người khác, đồng thời không phán xét hay kỳ thị. Cả hai phẩm chất này đều có những tác động tích cực với mỗi con người. Với cá nhân, khi tha thứ cho người khác, chúng ta giải phóng mình khỏi những cảm xúc tiêu cực như oán giận, thù hận và cay đắng. Những cảm xúc này nếu tồn tại lâu dài có thể gây ra stress, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng, những người biết tha thứ thường có sức khỏe tâm lý tốt hơn, ít bị căng thẳng và trầm cảm hơn. Tha thứ còn giúp chúng ta giải tỏa tâm trí, từ đó có thể tập trung vào những điều tích cực và ý nghĩa hơn trong cuộc sống. Điều này không chỉ giúp chúng ta sống thanh thản mà còn tăng cường sự tự tin và lòng tự trọng. Và hơn thế, khi biết bao dung, độ lượng với những lỗi lầm của người khác hay chính bản thân ta cũng học được cách chấp nhận và yêu thương chính mình, từ đó tạo ra một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn. Hơn vậy, lòng vị tha cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân. Khi tha thứ, chúng ta không chỉ giải phóng mình khỏi những cảm xúc tiêu cực mà còn học được cách đồng cảm và hiểu biết sâu sắc hơn về người khác. Điều này giúp chúng ta phát triển những kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội tốt hơn, bởi một người biết tha thứ, biết đồng cảm với những lầm lỗi của người khác sẽ luôn được yêu quý, tôn trọng. Hơn thế, lòng vị tha còn là nền tảng giúp chúng ta rèn luyện, phát triển những phẩm chất đạo đức quan trọng như lòng nhân ái, sự kiên nhẫn và khả năng tự kiểm soát. Những phẩm chất này không chỉ giúp chúng ta sống tốt hơn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Rộng hơn phạm vi cá nhân, lòng vị tha còn có tác động to lớn đối với cộng đồng. Một xã hội mà trong đó mọi người biết tha thứ và bỏ qua những lỗi lầm của nhau sẽ trở nên ngày càng hòa bình và phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh xã hội hiện đại, nơi sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng và lối sống có thể dẫn đến nhiều xung đột và hiểu lầm. Mọi người biết tha thứ và chấp nhận lẫn nhau sẽ tạo ra môi trường sống hòa bình và hài hòa - nơi mỗi cá nhân đều có thể phát triển và cống hiến hết mình cho xã hội. Đó cũng là cách đất nước Việt Nam ta – đất nước bước ra từ chiến tranh với biết bao những vết thương vẫn còn rỉ máu tới hiện tại đã gác lại quá khứ, tha thứ cho những xung đột trong quá khứ để hướng tới sự kết nối hòa bình. Nước ta trên quan điểm tôn trọng quá khứ,bày tỏ thiện chí hòa nhập để rồi giờ đây từ những phe đối địch với cách nước như Pháp, Mĩ, Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên để hợp tác cùng phát triển. Chính sự bao dung, vị tha với những mâu thuẫn trong quá khứ ấy đã không chỉ hàn gắn vết thương chiến tranh mà còn giúp đất nước ngày càng được phát triển. Sự vị tha, bao dung có những tác động tích cực chẳng thể bàn cãi, nhưng tiếc thay vẫn có những người luôn sống trong thù hằn, ganh ghét. Họ luôn bị những suy nghĩ ganh đua, so sánh chi phối mà quên đi rằng cuộc sống còn nhiều điều tích cực, đáng giá hơn để theo đuổi. Lối sống như vậy sẽ khiến họ chẳng thể thoát ra khỏi ao tù của sự tiêu cực mà chẳng thể giữ cho bản thân một tâm hồn bình yên, nhẹ nhõm. Trong đạo Phật, Đức Phật đã răn dạy, tha thứ không chỉ là giải phóng người khác khỏi tội lỗi mà còn là giải phóng chính mình khỏi những khổ đau và ràng buộc. Đúng vậy, những giá trị này không chỉ giúp cá nhân sống đúng với những phẩm chất đạo đức cao đẹp mà còn góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và hạnh phúc. Chúng ta hãy sống biết thứ tha, biết thông cảm để thấu hiểu nhau hơn. Và hãy để sự bao dung, vị tha từ trái tim soi tỏ cho những lầm lỗi, tiêu cực, tăm tối để tâm hồn được thanh thản.
"Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu" - Goethe đã nói như vậy gợi nhắc mỗi chúng ta đến bản chất kiên cường, dũng cảm của con người trong cuộc sống - nơi thực sự là một trường tranh đấu, nơi mà mỗi cá nhân phải không ngừng đấu tranh, không chỉ với ngoại cảnh mà còn với chính bản thân mình. Trước hết, ta hiểu đấu tranh tức là quá trình hoặc hành động đối đầu, vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được mục tiêu của bản thân, nó thể hiện ở sự nỗ lực, kiên định của con người trong con đường mình lựa chọn. Chúng ta có thể nhận ra rằng trái đất là một trường chiến đấu vô cùng to lớn và khắc nghiệt, ở mọi nơi, ở mọi loài, sự đấu tranh tiêu diệt lẫn nhau để sinh tồn là lẽ tự nhiên, cá lớn nuốt cá bé, chúa sơn lâm ăn thịt những loài non yếu, tất cả các sinh vật phải luôn lo âu, cảnh giác, tránh đụng chạm đề có một cuộc sống bình yên, đế không trở thành một con mồi ngon cho những loài khác. Vậy tranh đấu có ý nghĩa gì với cuộc đời mỗi chúng ta? Tranh đấu giúp chúng ta trưởng thành và phát triển bản thân. Mỗi lần vượt qua một thử thách, chúng ta không chỉ đạt được mục tiêu mà còn học hỏi thêm nhiều bài học quý giá. Những lần vấp ngã, thất bại giúp chúng ta rèn luyện sự kiên nhẫn, bền bỉ và quyết tâm. Bởi vậy, tranh đấu là quá trình tự hoàn thiện, giúp con người trở nên mạnh mẽ và vững vàng hơn trước mọi khó khăn của cuộc sống. Tranh đấu cũng là cách để ta khẳng định bản thân và tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Khi đối mặt với những trắc trở, chúng ta không chỉ chiến đấu vì bản thân mà còn vì những người thân yêu, vì cộng đồng. Những cuộc đấu tranh ấy giúp chúng ta nhận ra sức mạnh nội tại, khám phá ra những khả năng tiềm ẩn mà trước đây ta chưa từng biết đến. Hãy nhớ đến Thomas Edison - người phát minh ra bóng đèn đã thất bại hàng ngàn lần trước khi thành công. Ông đã chiến đấu không ngừng nghỉ, và chính nhờ sự kiên trì, ông đã mang lại ánh sáng cho toàn thế giới. Nhưng cũng có những người lại luôn đi ngược lại với điều đó, họ không có ý chí, hèn nhát, thấy khó đã nản, điều ấy thật đáng trách, và chính họ cũng tự lãng phí đi khả năng và cơ hội của mình. Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực và thách thức cũng đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng đấu tranh. Đấu tranh để giữ vững những giá trị đạo đức, để không bị cuốn vào vòng xoáy của sự gian dối, đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của bản thân, để không bị xã hội làm lu mờ những giá trị cá nhân. Mỗi người chúng ta đều có những cuộc chiến riêng, và chính những cuộc chiến ấy mới làm nên giá trị thực sự của cuộc sống.
Trong thi phẩm “Phố ta”, Lưu Quang Vũ từng viết những dòng đầy chiêm nghiệm: Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa Tại sao cây táo lại nở hoa Sao rãnh nước trong veo đến thế? Có lẽ giữa cuộc đời với biết bao những ngổn ngang, trăn trở, đầy những so tính, thiệt hơn thì vẫn luôn còn đó là những tiếng chim hót chào ngày mới, những cơn mưa hối hả ngày hè, những câu chào nồng hậu, từng nụ cười thơ ngây và muôn vàn điều khác luôn tồn tại. Đó chính là những điều tốt đẹp vẫn luôn hiển hiện, để mỗi chúng ta có được sự lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Và cũng chính sự lạc quan ấy sẽ là chìa khóa để ta được sống vui, sống hạnh phúc, để ta luôn thấy “cây táo lại nở hoa”, thấy “rãnh nước trong veo đến thế”. Đó là sức mạnh của tinh thần lạc quan với mỗi người. Trước hết, có thể hiểu tinh thần lạc quan là một trạng thái tinh thần tích cực giúp con người nhìn nhận cuộc sống từ những khía cạnh tích cực trong mọi tình huống. Đó không chỉ đơn giản là một thái độ, tinh thần lạc quan mà còn là một lối sống, một triết lý giúp con người vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội và đạt được thành công trong cuộc đời. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nơi mà con người ngày ngày phải đối diện với biết bao thử thách và áp lực của trong nhịp xoay chuyển không ngừng của cuộc sống, thì tinh thần lạc quan trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết đối với đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi người. Có thể thấy rõ, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra người có tinh thần lạc quan thường ít bị căng thẳng, trầm cảm và lo âu hơn. Họ có khả năng phục hồi nhanh chóng sau những cú sốc tinh thần và sống một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Bên cạnh đó, lạc quan còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và kéo dài tuổi thọ. Điều này cho thấy, lạc quan không chỉ mang lại lợi ích về mặt tinh thần mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tổng thể của con người. Tiếp đó, ta thấy tinh thần lạc quan là nguồn sức mạnh tinh thần giúp chúng ta đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Khi gặp khó khăn, người lạc quan thường có xu hướng tìm ra những giải pháp tích cực và không dễ dàng bị khuất phục, thay vì chìm đắm trong lo âu và tuyệt vọng, họ nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và tìm cách khắc phục. Họ không sợ thất bại mà coi đó là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Sự tự tin và quyết tâm này giúp họ vượt qua mọi trở ngại và đạt được những thành tựu đáng kể. Người có trong mình sự lạc quan, luôn cầu tiến sẽ biết nhìn nhận ra những cơ hội trong khó khăn, sẽ nhìn ra nơi ánh sáng ngập tràn trong đường hầm tăm tối, sẽ hiểu rằng khó khăn và thành công chính là bàn đạp nối đuôi nhau đưa họ tới những mục tiêu của mình. Cũng chính bởi vì vậy, lạc quan như một bệ đỡ trong tinh thần, giúp họ vượt qua những khó khăn, thử thách. Bàn về điều này, ta không thể không nhắc tới Helen Keller – nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù điếc người Mỹ. Tuy sống trong thế giới không ánh sáng âm thanh nhưng Keller vẫn là người phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống. Bà đã tới hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh nhân, động viên họ và trong suốt cuộc đời mình và tin rằng: “Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin.”. Helen Keller chỉ là một trong số rất nhiều những tấm gương tiêu biểu ngoài kia về lòng yêu cuộc sống, sự lạc quan trong cuộc sống Tuy vậy, vẫn có một số người luôn ủ rũ, bi quan, họ mất niềm tin vào cuộc sống. Cũng bởi vậy mà họ sống tẻ nhạt, luôn u sầu vì không tìm được những điều tốt đẹp vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống. Họ tin rằng cuộc sống chỉ toàn là màu xám xịt mà không biết rằng vốn dĩ sắc xám cũng là một gam màu cần có trong bức tranh tổng thể đa màu của cuộc sống. Duy trì một lối sống như vậy sẽ thật đáng tiếc! Cuộc sống bên cạnh những đêm bão giông là những ngày ngập nắng, không có cơn mưa nào là mãi mãi và cũng chẳng có tia nắng nào là trường tồn, cuộc sống có tốt đẹp, có những cơ hội hay không phụ thuộc vào tinh thần lạc quan, phụ thuộc vào lăng kính mà bạn lựa chọn để nhìn thế giới này. Hãy luôn mỉm cười trước những khó khăn, hãy tận hưởng trọn vẹn phút giây hạnh phúc, “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn” (Walt Whitman)
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý kiến của Steve Godier “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người”. Lòng nhân ái, theo quan điểm của Steve Godier, đó là biểu hiện cao đẹp nhất của con người. Trong xã hội ngày nay, sự nuôi dưỡng và phát triển lòng nhân ái ngày càng trở nên quan trọng. Nhân ái không chỉ đơn thuần là sự yêu thương, mà còn là trao đi tình cảm vô điều kiện, không vụ lợi cá nhân. Đó chính là cầu nối gắn kết tâm hồn, làm cho những người xa lạ có thể gần nhau hơn. Từ thời xa xưa, lòng nhân ái đã là nền tảng quan trọng của truyền thống văn hóa. Câu "lá lành đùm lá rách" hay "Thương người như thể thương thân" là những bài học quý giá được lưu truyền đời đời và luôn giữ nguyên giá trị. Trong chiến tranh, tình yêu thương đã trở thành động lực mạnh mẽ, giúp dân tộc vượt qua những thử thách khó khăn. Ngày nay, lòng nhân ái vẫn cần thiết khi chúng ta đối mặt với những thách thức của cuộc sống. Mỗi năm bão lũ đi qua đã để lại bao mất mát và tổn thất cho nhiều gia đình, nhờ tấm lòng nhân ái mà đã vơi đi những nỗi mất mát ấy để giúp họ trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thái độ vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Cần lên án những hành động lợi dụng lòng tốt để đạt được mục đích cá nhân. Bằng cách hỗ trợ nhau, chúng ta có thể xây dựng một xã hội đầy lòng nhân ái, nơi mà mọi người sống yêu thương và chia sẻ, làm cho tâm hồn mỗi người trở nên phong phú và đẹp đẽ hơn.
Chứng minh rằng bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Trả lời Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi tron g đời sống hàng ngày: - Trong dự báo thời tiết: xác định vị trí, hướng di chuyển của cơn bão... cần tới bản đồ. - Trong hành trình: Sử dụng bản đồ để xác định phương hướng, tìm đường đi,... - Ngành sản xuất nào cũng cần tới bản đồ: nghiên cứu thời tiết và khí hậu, việc làm thủy lợi, xây dựng các trung tâm công nghiệp, canh tác đúng thời vụ, mở các tuyến đường giao thông, quy hoạch các tuyến điểm du lịch... đều cần tới bản đồ. - Trong quân sự lại càng cần tới bản đồ để xây dựng phương án tác chiến, lợi dụng địa hình địa vật trong phòng thủ hay tấn công...
Hãy cho biết tác dụng của bản đồ tron g học tập. Nêu dẫn chứng minh họa. Trả lời - Trong học tập, bản đồ là phương tiện để học sinh học tập, rèn luyện kĩ năng địa lí và trả lời nhiều câu hỏi kiểm tra về địa lý. Ví dụ: + Qua bản đồ xác định được vị trí của một điểm, chịu ảnh hưởng của biển ra sao, thuộc đới khí hậu nào… + Nhận biết được hình dạng và quy mô các châu lục, đo đạc chiều dài sông, biết được sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, thấy được sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp...
Bài 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG (Bài 3 - Ban nâng cao) KIẾN THỨC CƠ BẢN 1 Vai trò củ a bản đồ trong đời sống và học tập - Trong học tập: Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập (học tại lớp, học ở nhà, để kiểm tra); xác định được vị trí của một địa điểm, mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần địa lí, các đặc điểm của các đối tượng địa lí… - Trong đời sống: Xác định đường đi, xem dự báo thời tiết; phục vụ các ngành kinh tế; quân sự. 2 Sử dụng bản đồ, Atlat tron g học tập Khi sử dụng bản đồ, Atlat cần lưu ý: Đọc tên bản đồ để biết được nội dung thể hiện trên bản đồ; Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ; Xem các ước hiệu; Xác định phương hướng; Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí... 3. Ứng dụng của viễn thám và hệ thống thông tin Địa lý (Phần cho ban nâng cao) a) Viễn thám - Viễn thám là ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại để thu thập thông tin về các đối tượng từ xa. - Ý nghĩa của viễn thám: Sử dụng các thông tin vào nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là quản lý môi trường. b) Hệ thống thông tin địa lý - Khái niệm hệ thống thông tin địa lý. - Ý nghĩa: Sử dụng trong giáo dục; Theo dõi và quản lý môi trường; Quản lý khách hàng, sản xuất;...
Phân biệt các phương pháp: kí hiệu, chấm điểm, bản đồ – biểu đồ, khoanh vùng (vùng phân bố). - Phương pháp kí hiệu Phương pháp kí hiệu là phương pháp biểu hiện bản đồ đặc biệt được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo từng điểm cụ thể, đối tượng này không phản ánh được trong tỉ lệ bảnn đồ hoặc chiếm diện tích nhỏ hơn diện tích mà kí hiệu chiếm (điểm dân cư, mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp...). Các kí hiệu thể hiện từng đối tượng được đặt đúng vào vị trí của đối tượng đó. Ngoài việc chỉ rõ vị trí phân bố và thể loại của đối tượng, thường các kí hiệu còn có khả năng thể hiện những đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực của đối tượng. - Phương pháp chấm điểm Phương pháp chấm điểm dùng để biểu hiện các hiện tượng phân bố tản mạn, phân tán trên lãnh thổ bằng những điểm chấm. Ví dụ: phân bố cây trồng, vật nuôi; phân bố dân cư, nhất là dân cư nông thôn,... Thực chất của phương pháp này là các điểm chấm tương ứng với một số lượng nhất định các đối tượng và được bố trí ở chỗ tương ứng của đối tượng đó trên bản đồ. Kết quả là sẽ đưa lên bản đồ một số lượng điểm có độ lớn bằng nhau. Tập hợp các điểm đó (độ dày đặc) cho ta khái niệm rõ ràng về sự phân bố của đối tượng, còn số lượng điểm cho phép ta xác định số lượng của đối tượng. - Phương pháp bản đồ - biểu đồ Phương pháp này thể hiện sự phân bố của một đối tượng nào đó bằng các biểu đồ được bố trí trên bản đồ trong các đơn vị lãnh thổ (thường có tính chất hành chính) và biểu thị một giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trong phạm vi lãnh thổ tương ứng. Ví dụ: giá trị sản lượng công nghiệp theo từng tỉnh, diện tích rừng các tỉnh... Như vậy, phương pháp này không chỉ rõ sự phân bố cụ thể của đối tượng trong đơn vị lãnh thổ mà biểu đồ đặt vào, để nó thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng trong lãnh thổ đó. Phương pháp này thể hiện được đặc tính số lượng (bằng kích thước của biểu đồ), chất lượng (bằng màu sắc hoặc hình dáng biểu đồ) cấu trúc (bằng việc chia biểu đồ thành các phần nhỏ) và động lực của hiện tượng (bằng cách dựng các biểu đồ có độ lớn khác nhau). - Phương pháp khoanh vùng Phương pháp này còn đượ c gọi là phương pháp vùng phân bố. Phương pháp khoanh vùng dùng để thể hiện không gian phân bố của một hiện tượng, đối tượng nào đó, ví dụ: vùng phân bố cây thuốc nam, vùng dân tộc khác nhau, vùng phân bố trâu, bò... Các vùng thuộc các hiện tượng khác nhau có thể không kề nhau, có thể xen kẽ nhau, thậm chí có thể che cho nhau do phụ thuộc vào vị trí tương quan trên thực tế của các hiện tượng đó. Người ta có thể dùng nét chải, màu sắc, kí hiệu... để thể hiện sự phân bố của đối tượng (chú ý kí hiệu ở phương pháp vùn g phân bố không gắn với một điểm cụ thể trên bản đồ tương ứng với ngoài thực tế như phương pháp kí hiệu, mà kí hiệu ở đây tượng trưng cho sự có mặt của đối tượng trên toàn vùng). (Nguồn: Bản đồ học – K.A. Xalisep, NXB ĐHQG Hà Nội, 2005 và Bản đồ học - Lê Huỳnh, NXB Giáo dục, 2000)
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1 Chuyển động biểu kiến hàng nă m của Mặt Trời - Mặt Trời lần lượt chiếu vuông góc vào bề mặt Trái Đất từ chí tuyến nam đến chí tuyến bắc rồi lại từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam. - Ở khu vực nội chí tuyến, một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đình. - Ở khu vực chí tuyến, một năm có một lần Mặt Trời lên thiên đình. 2 Hiện tượng mùa - Có bốn mùa: xuân, hạ, thu đông. Mùa ở hai nửa cầu thì trái ngược nhau. - Nguyên nhân: + Do Trái Đất hình cầu. + Khi chuyển động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất không thay đổi hướng nghiêng và độ nghiêng nên lượng nhiệt và ánh sáng nhận được không giống nhau giữa hai nửa cầu. 3 Hiện tượng đêm ngày dài ngắn theo mùa - Xích đạo quanh năm có đêm dài bằng ngày - Mùa xuân, hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và đông có ngày ngắn, đêm dài. - Khu vực từ hai vòng cực về cực có đêm hoặc ngày dài 24 giờ. - Ngày 21/3 và 23/9 trên toàn thế giới có ngày dài bằng đêm.
Vì sao ở Bắc cực và Nam cực có nửa năm là ngày và nửa năm là đêm? Trái Đất của chúng ta không ngừng quay quanh Mặt Trời và trong trục Trái Đất luôn nghiêng với quỹ đạo chuyển động một góc 66°33 và không đổi hướng trong không gian. Vào tiết Xuân phân hàng năm. Mặt Trời chiếu thẳng vào Xích đạo của Trái Đất Sau đó Trái Đất chuyển dịch dần. Đến mùa hè, Mặt Trời chiếu thẳng vào vùng Bắc bán cầu. Tiếp đó đến tiết Thu phân Mặt Trời lại chiếu thẳng vào vùng Xích đạo và đến mùa đông thì nó chiếu thẳng vào vùng Nam bán cầu. Trong thời gia n mùa hè, vùng Bắc bán cầu suốt ngày được Mặt Trời chiếu sáng, dù Trái Đất vẫn tự quay nhưng Bắc cực không nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất (nằm trước đường phân chia sáng - tối) và suốt mấy tháng liền ở Bắc cực lúc nào cũng thấy Mặt Trời treo lơ lửng trên không trung. Sau tiết Thu phân Mặt Trời chiếu thẳng vào vùng Nam bán cầu. Bắc cực nằm trong vùng tối của Trái Đất và chìm vào màn đêm. Trong suốt mùa đông, ánh Mặt Trời không chiếu đến Bắc cực. Nửa năm sau Mặt Trời mới lại xuất hiện. Bởi vậy trong 6 tháng liền (từ mùa xuân đến mùa thu) Bắc cực đều là ban ngày, 6 tháng còn lại là ban đêm. Ở Nam cực thì ngược lại với chu kì ở Bắc cực. Trong thực tế, do ảnh hưởng của khúc xạ khí quyển. Khi Mặt Trời ở dưới đường chân trời khoảng 1/2 độ, thì ánh sáng Mặt Trời đã chiếu sáng mặt đất. Vì vậy ở Bắc cực trước tiết Xuân phân độ 2 – 3 ngày, ánh sáng Mặt Trời đã chiếu sáng và sau tiết Thu phân độ 2 – 3 ngày Mặt Trời mới lặn hẳn. Bởi vậy, thời gian ban ngày ở Bắc cực và Nam cực dài hơn 6 tháng một chút. Nhưng do quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời không phải hình tròn, nên thời gian ban ngày ở Bắc cực dài hơn một chút so với thời gia n ban ngày ở Nam cực. (Nguồn: Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao, thiên văn học - Chu Công Phùng, NXB Khoa học - Kĩ thuật, H, 1999)
Vì sao tháng 2 chỉ có 28 ngày? – Trong dương lịch tháng đủ có 31 ngày và tháng thiếu có 30 ngày, chỉ riêng tháng 2 có 28 ngày (có năm là 29 ngày). Đây là quy định có từ lâu trong lịch sử. - Vào năm 46 trước Công nguyên, Hoàng đế La Mã là Julius Cesar đã quy định một năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ có 31 ngày, tháng chẵn là tháng thiếu có 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn lẽ ra cũng có 30 ngày. Nhưng khi tính toán cụ thể thì 1 năm không phải là 365 ngày mà là 366 ngày, đành phải bớt một ngày trong 1 năm. Người ta đã chọn tháng 2 để bớt đi một ngày. Nguyên nhân là do hồi đó theo phong tục của La Mã, các tội phạm nặng bị từ hình vào tháng 2, do đó tháng 2 bị coi là tháng không lành, nên hoàng đế La Mã đã quyết định bớt 1 ngày vào tháng 2 “xấu số”. Vì vậy tháng 2 chỉ còn 29 ngày. – Sau đó hoàng đế Auguste lên ngôi kế nghiệp Julius. Vì Julius sinh vào tháng 7 là tháng đủ còn Auguste sinh vào tháng 8 là tháng thiếu nên Auguste quyết định đổi tháng 8 từ 30 ngày thành 31 ngày cho “ngang bằng” với Julius. Đồng thời đổi luôn 4 tháng cuối năm: tháng 9 và tháng 11 từ chỗ là tháng đủ thì chuyển thành tháng thiếu, tháng 10 và tháng 12 vốn là tháng thiếu được chuyển thành tháng đủ. Việc thay đổi tùy tiện đó khiến một năm lại dôi ra 1 ngày và lại được bớt vào tháng 2 “xấu số”. Và thế là tháng 2 chỉ có 28 ngày, những năm nhuận tháng 2 có 29 ngày. Hơn 2000 năm nay, nhân loại theo thời gian đã sử dụng dương lịch với quy định bất hợp lí đó. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhiều phương án cải tiến nhằm giúp cho việc sử dụng dương lịch hợp lý và thuận tiện hơn
Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày đêm không? Nếu có thì thời gian ban đêm và ban ngày là bao nhiêu? Khi đó, liệu ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao? Trả lời - Do Trái Đất hình cầu nên nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất vẫn có đêm và ngày. Nhưng độ dài khôn g phải là một ngày đêm mà độ dài ngày đêm là một năm (6 tháng ngày và 6 tháng đêm). - Với thời gian kéo dài như vậy, phần ban ngày sẽ rất nóng bởi bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm, phần ban đêm sẽ rất lạnh vì trong nửa năm không được Mặt Trời chiếu đến nên mất nhiệt lớn. Như vậy, nó tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, trong điều kiện đó sự sống cũng không thể hình thành và phát triển được.
Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người? Trả lời - Sự thay đổi các mùa làm cho cảnh quan thiên nhiê n cũng thay đổi theo mùa, mỗi mùa thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng (mùa đông lạnh giá, cây cối trơ trụi lá; mùa thu khí trời mát mẻ, cây cối ngả vàng; mùa xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào, cây cối xanh tươi...), - Hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp cũng có tính mùa vụ (trong sản xuất lúa có vụ mùa, đông xuân, hè thu; rau vụ đông; vụ thu hoạch cả phê, cây ăn quả...). Ngoài ra, trong hoạt động du lịch và công nghiệp khai thác cũng có tính mùa. - Đời sống con người cũng có những thay đổi trong sinh hoạt: ở, ăn, mặc,..... đề thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa.