Ngôn từ sử dụng điển cố, Phật tích
Sử dụng điển cố là một đặc điểm dễ thấy của văn học Trung đại. Bởi lẽ tư tưởng tôn sùng thánh nhân, ưa chuộng trích dẫn những lời nói của thánh nhân, những câu chuyện về bậc quân tử, lời dạy của bậc hiền tài để minh chứng cho những luận lý của mình. Nhà nghiên cứu Phương Lựu đã nhận định như sau: “Chính Nho giáo đã từng nêu ra những mệnh đề “thuật nhi bất tác” “tín nhi hiếu cố” rất tôn sùng cố nhân. Cho nên trong sáng tác, các nhà văn chương thường lấy người xưa cùng văn chương của họ làm mẫu mực cho mình, mà ưa sử dụng điển cố là một biểu hiện”. Thơ Thiền của các vị Thiền sư đời Lý trong Thiền uyển tập anh cũng sử dụng một số điển cố của Nho gia nhưng phần chủ yếu là những điển cố của Phật giáo.
Thiền tông chủ trương vô ngôn nên Thiền tông khi trích dẫn điển cố, Phật tích, có khi dẫn nguyên cả câu chuyện, lời nói của tiền nhân nhưng phần nhiều chỉ dùng những từ ngữ cốt lõi cho ngắn gọn. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã nhận xét về hiện tượng này như sau: “Do những nguyên nhân khác nhau, đã hình thành một tâm thế, một phong cách của những người làm văn, trong hành văn thường hay nhắc đến một sự tích xưa hoặc vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả ý mình, nhưng đây không phải là lối trích dẫn nguyên văn mà là lối dùng lại vài chữ cốt gợi nhớ đến tích cũ ấy bao gồm phép dùng điển và phép lấy chữ” [1; tr.142-143]. Điều này được các vị Thiền sư trong Thiền uyển tập anh sử dụng như sau: Thiền sư Cảm Thành “nhất hoa ngũ diệp” (một hoa năm cánh); Thiền sư Viên Chiếu “Manh quy xuyên thạch bích” (rùa mù đào vách núi), “Phả miết thướng cao sơn” (trạch quì ngược núi cao), “Kim cốc tiêu điều hoa cỏ xác” (kim cốc tiêu sơ hoa thảo loạn), “Trâu dê sớm tối mặc ra vào” (nhi kim hơn hiểu nhậm ngưu dương), “Long nữ dâng châu thành Phật quả” (long nữ hiến châu thành Phật quả), “Đàn na bố thí phúc hằng bao” (đàn na xả thí phúc như hà), “Chuyện cư kinh kha đấy” (kiến thuyết kinh kha lữ), “Một đi chẳng trở về” (nhất hành cánh bất hồi), “Bất thị tề quân khách” (chẳng phải tề quân khách), “Ná trì hải đại ngủ” (nào hay cá biển to), “Quách ông chẳng chịu hiểu” (quách quân nhược bất nạp), “Can gián có làm chi” (gián ngữ diệc hề vi), “Núi xưa về ẩn gấp” (cấp hồi cưu nham ẩn), “Đừng gặp hứa chân quân” (mạc kiến hứa chân quân); Thiền sư Ngộ Ấn “Liên pháp lô trung thấp vị can” (trong lò sen nở sắc thường tươi); Thiền sư Đạo Huệ “Lô trung hoa nhất chi” (lò lửa một cành hoa); Thiền sư Bản Tịnh “vàng sinh lệ thủy” (kim sinh lệ thủy); Thiền sư Đại Xả “Ngựa đá nhe răng cuồng” (thạch mã xi cuồng ninh); Thiền sư Trường Nguyên “Đả cố mộc nhân” (người gỗ đánh trống); Thiền sư Tịnh Giới “Ai giống Tử Kỳ nghe nhạc giỏi” (hề tự tữ kỳ ta sảng sẩm), “Bá Nha đàn thoảng, hiểu tinh thâm” (thỉnh lai nhất đạt bá nha cầm); Thiền sư Nguyện Học “Linh quang mãi mãi vẫn ngời sáng” (trường hiện linh quang minh lãng lãng).
Việc sử dụng điển cố, Phật tích cũng là một đặc điểm trong thi pháp của đội ngũ tác gia Thiền sư. Nó chứng tỏ trí tuệ uyên bác cũng như tài năng văn chương của các vị.
Kết luận
Ngôn từ là chất liệu cơ bản tạo nên tác phẩm văn học. Về ngôn ngữ, Thiền uyển tập anh thể hiện đúng tinh thần thiền với tôn chỉ bất lập văn tự, xem ngôn ngữ là phương tiện. Ngôn ngữ uyên bác với những diển tích, thuật ngữ Phật giáo. Ngôn ngữ giản dị với những lời đối đáp thông tục, hóm hỉnh. Sự sóng đôi giản dị - uyên bác là do tác phẩm nằm ở điểm giao thao của văn học dân gian và văn chương bác học, do sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại trong ngôn ngữ văn học Phật giáo trước TK XV.
Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm Thiền uyển tập anh phần 1