3 Các đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật được biểu hiện trong tập tùy bút “Thương nhớ Mười Hai” của nhà văn Vũ Bằng.
Tính hư cấu và tính hình tượng
Đặc trưng đầu tiên về tính hư cấu trong ngôn từ nghệ thuật của tùy bút “Thương nhớ Mười Hai”. Nhà văn đã ẩn mình để thể hiện chủ thể lời nói. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài đầu tiên có tên là “Tháng Giêng, mơ về trăng non, rét ngọt”. Vũ Bằng viếtt rằng “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu tiên của mùa xuâ n, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết”. Như vậy ở đây, ta thấy người viết không hề nhận mình là người yêu mùa xuân mà chỉ là người mang đến thông tin cho người đọc tiếp nhận rằng mọi người ai cũng yêu mùa xuân. Kế đến đặc trưng về tính hình tượng trong “Thương nhớ Mười Hai”. Hoặc khi đọc tác phẩm, ta biết rằng trong nỗi nhớ về quê hương, Vũ Bằng còn nhắc đến một vợ của mình. Nhưng thay vì viết rằng tôi rất nhớ vợ của tôi, tác giả lại giấu mình đi và để chủ thể lời nói trong bài là “Người chồng”, “Người vợ”. Vậy tính hư cấu ở đây không những tuân theo đúng bản chất của nó mà còn giúp nhà văn thể hiện tình cảm với vợ một cách tinh tế và ý nhị.
Nói về tính hình tượng, đây có lẽ chính là yếu tố sở trường của nhà văn Vũ Bằng nếu nhìn từ đặc trưng ngôn từ. Vì tính hình tượng trong “Thương nhớ Mười Hai” được tác giả khắc họa rất nổi bật qua hệ thống cách sử dụng và lựa chọn từ ngữ vừa giản dị lại vừa đậm chất trữ tình. Có thể lấy ví dụ từ “nhớ”. Chỉ là một từ đơn giản nhưng qua cây bút đậm chất thơ của nhà văn Vũ Bằng, “nhớ” được mang thêm nhiều sắc thái và đa dạng hơn rất nhiều với: “nhớ quá”, “nhớ không biết bao nhiêu”, “nhớ không biết chừng nào là nhớ”, “nhớ sao nhớ quá thế này”, “nhớ quá chừng là nhớ”, “nhớ ơi”, “nhớ sao nhớ quá thế này”, “nhớ Bắc Việt ngày trước quá”, “nhớ ơi là nhớ”…Không những vậy, từ “nhớ” còn được sắp xếp đứng cùng với ngữ danh, danh từ: “nhớ nhà”, “nhớ cửa”, “nhớ những con đường đã đi về”, “nhớ những nét mặt thương yêu”, “nhớ người bạn chiếu chăn”, “nhớ cá mè, rau rút”, “nhớ người mẹ ru con”,…Người đọc quả thực như được tắm trong một cơn mưa nỗi nhớ. Tính hình tượng ở đây chính là nỗi nhớ quê hương mà tác giả Vũ Bằng muốn nhấn mạnh. Thêm một điểm nữa ở tính hình tượng trong ngôn từ khi nhà văn sử dụng những từ láy đậm chất Việt Nam vừa giàu hình ảnh lại giàu sức gợi: “riêu riêu”, “lành lạnh”, “se sắt”, “trầm trầm”, “rầu rầu”, “rợn rợn”, “tê mê”,… Những từ láy này càng mang đến hiệu quả cho người đọc thấy được sự day dứt của thi nhân khi hồi tưởng về quê hương của mình.
Tính nội chỉ
Trong tùy bút “Thương nhớ Mười Hai”, tính nội chỉ được thể hiện qua tình thương, nỗi nhớ nhà văn Vũ Bằng dành cho Hà Nội và dành cho người bạn đường đời của mình. Đối với Hà Nội, vì đây là một tập truyện theo thể loại nên tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện rất rõ: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”, “Nói đến Tết ở miền Bắc thì trăm nhớ nghìn thương, chớ đâuu chỉ có đào, câu đối và cây nêu như nhà thơ xa cố quận nhờ nhạn đưa thư về hỏi thă m chị Trúc?” hay “Tháng tư của miền Bắc ngày xưa, tháng tư yêu dấu có nóng, có oi, có dế kêu, có muỗi đốt nhưng tất cả những cái đó có thấm vào đâu với những buổi bình min h nạm vàng, mở mắt ra nhìn lên cao thì thấy mây bay thong thả như trời khảm bằng xà cừ, gió hây hây mát, mở cửa đi ra đường thì cảm thấy cả trời đất trong như là pha lê mà cái than mình nhẹ tênh tênh như là có cánh”,..
Ngoài tình cảm dành cho quê hương “Bắc Việt”, nhà văn còn ẩn ý nói về người vợ của mình: “Thấy gió thu, Trương Hàn đương làm quan tại triều nhớ đến rau rút, cá mè ở quê hương. Người lữ khách ngày nay, xa cách quê hương, thấy tháng hai trở về, cũng động lòng nhớ tiếc không biết bao nhiêu miến g ăn ngon, không biết bao nhiêu tình thương yêu đã mất. Nhớ từng con đường mưa bay riêu riêu cùng vợ đi nhởn nha ven hồ Bảy Mẫu nhớ đi, nhớ những đêm trèo lên ngọn đồi trên đường về Pháp Vân hái một trái cam vừa ăn vừa nghe tiếng trống chèo ở xa xa vọng về mà nhớ lại. Nhớ quá chừng là nhớ, thương khôn g biết ngần nào mà thương. Thương nhất là người vợ bé nhỏ yêu chồng, mùa nào thức nấy, không bao giờ phải đợi cho chồng phải nói lên sự ước mơ”. Theo tìm hiểu, vợ của nhà văn Vũ Bằng là bà Nguyễn Thị Quỳ - Nguồn cảm hứng bất tận để sáng tác của tác giả.
Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng phần 3