Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Vì sao Trái Đất lơ lửng trong không trung mà không bị rơi xuống? Bất kì vật gì tồn tại xung quanh chúng ta cũng đều được vật khác đỡ, ngay cả máy bay, con chim trên trời cũng được không khí đỡ. Nhưng Trái Đất lơ lửng trong không trung thì được vật nào đỡ. Mấy nghìn năm trước đây con người đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau: người Trung Hoa cổ cho rằng con rùa đội mặt đất; người Nhật cổ cho rằng mặt đất được đặt trên lưng ba con cá voi lớn nổi giữa biển; người Ấn Độ cổ cho rằng loài voi là “đại lực sĩ” trong thế giới động vật và mặt đất được đặt trên lưng bốn con voi lớn; còn người Babilon cổ cho rằng mặt cất giống như một miếng gỗ nổi trên mặt biển. Tất cả những giả thiết trê n đều không đúng. Đáp án chính xác phải đợi đến khi nhà vật lý người Anh là Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Newton đã phát hiện ra rằng mọi vật đều hút lẫn nhau. Vật nào có khối lượng càng lớn thì sức hút của nó với vật khác càng mạnh. Theo tính toán, Mặt Trời và Trái Đất có sức hút lẫn nhau là 35 × 107 tấn. Vậy tại sao Trái Đất không bị hút về phía Mặt Trời. Nguyên nhân là do Trái Đất quay quanh Mặt Trời với tốc độ rất nhanh (khoảng 30km/s), nhờ vậy sinh ra lực ly tâm rất lớn cân bằng với lực hút của Mặt Trời. Bởi vậy, Trái Đất cứ “lơ lửng” trong không gian mà không bao giờ bị “rơi”. (Nguồn: Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao, thiên văn học – Chu Công Phùng, NXB Khoa học - Kĩ thuật, H, 1999)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Lý thuyết Xưng hô trong hội thoại Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất tinh tế, phong phú và giàu sắc thái biểu cảm Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. (Người nói phải hết sức chú ý) Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt rất phong phú, có các đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi, chúng ta…) Tiếng Việt còn sử dụng các danh từ chỉ quan hệ họ hàng, ruột thịt (bố, mẹ, anh, chị, cô, dì, ...); các danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (sếp, thủ trưởng, bác sĩ, giáo viên, ...); và cả tên riêng để xưng hô Biết lựa chọn từ ngữ xưng hô một cách thích hợp để thể hiện một cách văn hóa, lịch sự. Vi dụ: Chúng ta là những người bạn tốt  

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Liên kết câu và liên kết đoạn văn Lý thuyết Các câu trong đoạn văn cũng như đoạn văn trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức - Liên kết nội dung bao gồm + Liên kết chủ đề: các câu phải hướng tới chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải hướng tới chủ đề chung của văn bản + Liên kết logic: Các câu, các đoạn văn phải được sắp xếp hợp lý, phù hợp với trình tự triển khai chủ đề của đoạn văn, của văn bản - Liên kết hình thức + Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước đó Ví dụ: Trời xanh thăm thẳm, biển cũng xanh thăm thẳm như dâng cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịtt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giậ n dữ.                                                                                                 (Vũ Tú Nam) + Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước đó Ví dụ: Tên trộm lẻn vào nhà ăn cắp, tôi phát hiện ra, hắn đã chạy. + Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước đó Ví dụ: Bác Hồ đã dạy cán bộ phải liêm chính, chí công, vô tư nhưng vẫn có nhiều cán bộ không thực hiện được điều đó. + Phép trái nghĩa, đồng nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. Ví dụ: “Tôi là cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tố n, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”                                                                                                 (Lê Minh Khuê) Lưu ý: - Liên kết câu và liên kết đoạn cùng sư dụng phương tiện liên kết (phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng…) - Tất cả các phương tiện liên kết phải nằm ở các câu khác nhau, nếu nội tại trong câu thì không phải là phép liên kết - Đối với liên kết đoạn, ngoài việc sử dụng từ ngữ liên kết còn sử dụng câu liên kết. Câu dùng để liên kết gọi là câu nối. Câu nói thường được viết như sau: + Như chúng ta đã biết…sau đây… + Ở trên…phần tiếp theo… + Trên đây…dưới đây… + Trở lên trên…còn phần sau đây

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Giải thích nhan đề bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nhan đề bài thơ dài nhưng độc đáo, ấn tượng, viết về đề tài người mẹ. - Khúc hát ru: là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào sâu lắng trong tâm hồn bạn đọc. Khúc hát gợi lên sự dịu êm của tình mẹ. - Hình ảnh những em bé lớn trên lưng mẹ rất thực (gợi ra hình ảnh những bà mẹ vùng cao các dân tộc thiểu số thường địu con khi lao động hay làm bất cứ việc gì) gợi ý nghĩa sâu xa, lớn lao về sự vĩ đại của người mẹ. Từ đó, ca ngợi người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung, bình dị nhưng vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống chống Mĩ cứu nước.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong khổ thơ và cho biết tác dụng của các từ láy này trong việc thể hiện mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình? Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng chư là đồng là bể như là sông là rừng...   Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.   Các từ láy: rưng rưng, phăng phắc, vành vạnh. - Tác dụng: + “Rưng rưng”: gợi cảm xúc nghẹn ngào, muốn khóc mà không thể khóc, diễn tả tâm trạng con người khi đối diện với trăng. + “Vành vạnh”: gợi tả dáng vẻ tròn đều và đầy đặn, biểu tượng cho sự trọn vẹn, thủy chung quá khứ nghĩa tình của thiên nhiên + “Phăng phắc”: nhấn mạn h trạng thái im lặng đến mức không có một tiếng động dù là nhỏ nhất, gợi liên tưởng đến cái nhìn bao dung, độ lượng mà nghiêm khắc của trăng - người bạn thủy chung, tri kỉ và quá khứ ân tình. - Tác giả: nhìn nhận sự việc sâu sắc, từ câu chuyện riêng nâng lên thành triết lý trong cuộc sống: Chúng ta cần biết trân trọng quá khứ và người cùng bên mình khi gian khổ, khó khăn. Đoạn thơ thuộc hình thức độc thoại nội tâm vì: đây là những lời tâm sự trong lòng tác giả, không đượ c phát ra thành lời - Tác dụng: cho thấy những day dứt, trăn trở của người thi nhân khi đối mặt với vầng trăng. Nhận ra sự bội bạc của mình với quá khứ thủy chung và tình nghĩa.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Hình ảnh trăng trong bài thơ Ánh trăng Hình ảnh trăng xuyên suốt bài thơ mang ý nghĩa như thế nào? Vì sao khổ cuối nhà thơ lại sử dụng ánh trăng chứ không phải vầng trăng? Cách thay đổi hình ảnh trong thơ như vậy còn được bắt gặp trong bài thơ nào? Của ai? - Ý nghĩa của hình ảnh trăng xuyên suốt bài thơ mang ý nghĩa rất sâu sắc: + Là biểu tượng cho thiên nhiên quê hương đất nước hồn nhiên tươi mát và bình yên + Là người bạn (đồng đội, đồng bào) luôn đồng hành chia sẻ khi gian nan, thử thách + Là quá khứ nghĩa tình vẹn nguyê n không thay đổi + Là nhân chứng lịch sử vừa nghiêm khắc nhưng bao dung, độ lượng Khổ cuối sử dụng "ánh trăng" chứ không phải "vầng trăng" để nhấn mạnh vào ánh sáng tỏa ra từ vầng trăng có khả năng soi rọi vào tâm hồn người, khiến con người thức tỉnh... - Cách thay đổi hình ảnh như vậy em còn bắt gặp: Bếp Lửa –Bằng Việt (bếp lửa- ngọn lửa)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Song góc nhớ thương đó không làm cho người lính mềm lòng, nhụt chí mà nó còn thôi thúc, động viên người lính vững chí, cầm chắc tay súng để dành lại tự do cho dân tộc.             Tình cảm đồng chí, đồng đội đặc biệt thể hiện ở tinh thần vượt khó, vượt khổ trong những câu thơ tiếp theo: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn ta y.             Địa bàn chiến đấu của người lính thời kì lúc bấy giờ ở nơi rừng thiêng nước độc, địa hình hiểm trở, cùng với sự thiếu thốn về vật chất. Những câu thơ miêu tả hiện thực đời sống người lính và nghệ thuật sóng đôi đã khắc họa tới từng chi tiết khó khăn, gian khổ, đói rét, bệnh tật hoành hành. Có những người lính đã phải bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc bởi cơn sốt rét hành hạ mà không có một viên thuốc bên mình. Gian khổ là vậy, các anh đói, rét, chân không giày, đầu không mũ, áo phong phanh, quần rách, đêm nằm trên lá khô và chịu những cơn ớn lạnh của núi rừng Việt Bắc. Mặc dù vậy, nhưng các anh vẫn nở nụ cười trong buốt giá, nụ cười như cất lên tiếng ngợi ca tình đồng chí xoa đi cái lạnh giá của mùa đông, cái gian khổ trong kháng chiến chống Pháp.             Viết lên những dòng thơ này, Chính Hữu không phải định kể khổ để làm bài thơ trở nên bi thảm, lòng người bi quan mà để ngợi ca người lính: họ biết đồng cam cộng khổ: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Câu thơ nhẹ nhàng, giản dị, đậm chất lính. Hai tiếng “Thương nhau” đặt lên đầu câu khiến nhịp thơ như lắng lại. Trong “thương” không chỉ có tình yêu mà còn có cả sự xót xa, cảm thông cho nhau. Chính trong tâm thế đó, những người lính tìm đến nhau trong cái nắm tay tình nghĩa. Đó là cái nắm tay thắm thiết, thân mật, siết chặt tình đồng chí keo sơn, truyền cho nhau hơi ấm để giúp đồng đội vượt qua sự giá lạnh nơi núi rừng cũng là cái nắm tay truyền ý chí chiến đấu, truyền ngọn lửa cách mạng. Cái bắt tay âm thầm lặng lẽ không ồn ào, không cần lời hoa mĩ, họ trao nhau hơi ấm từ lòng bàn tay, từ trái tim, vì họ đã hiểu rõ lòng nhau, vì họ “thương nhau”. Hơi ấm lan tỏa cả hai người, khiến họ nở một nụ cười, dù là “buốt giá”. Chính nhà thơ Chính Hữu từng tâm sự: “Tất cả những gian khổ của người lính trong giai đoạn này thật khó kể hết nhưng chúng tôi vẫn vượt lên được nhờ sự gắn bó tiếp sức của tình đồng đội trong quân ngũ. Cho đến hôm nay, mỗi khi nhớ lại tình đồng đội năm xưa, lòng tôi vẫn còn xúc động bồi hồi”. Cuộc chiến đấu trường kỳ, ác liệt, gian khổ là thế, bộ đội ta chỉ có tình đồng chí đồng đội, sự đồng cảm giai cấp là nền tảng, là cơ sở duy nhất để tồn tại, tiếp sức cho nhau tiếp tục chiến đấu hướng đến thắng lợi cuối cùng             Ba câu thơ tiếp theo cũng là câu kết thúc bài thơ đã khắc họa một bức chân dung của người lính trong đêm canh gác ở rừng. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Hai câu thơ đầu là hình ảnh thực của người lính trên chiến hào truy kích giặc, câu thơ đã thể hiện tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách và gian lao với phông nền “rừng hoang sướng muối” đầy khắc nghiệt của thiên nhiên. Hình ảnh đôi bạn chiến đấu "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" tạo nên tư thế vững chãi nương tựa vào nhau. Song giữa họ còn có người bạn thứ ba đồng hàn h trong những đêm phục kích, đó là trăng. Hình ảnh trăng bát ngát, chông chênh trên nền trời, rồi trăng cứ xuống thấp dần soi sáng tình đồng chí của người lính và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng.  Những đêm như thế, vầng trăng đối với người lính như một người bạn tri kỉ. Suốt bài thơ là bút pháp tả thực nhưng đến câu kết hiện thực đã pha chút lãng mạn, thơ mộng giữa cảnh vật và tâm hồn. Tâm hồn người lính không khô khan trước chiến tranh khốc liệt mà vẫn thấy rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên. Vì thế, súng và trăng, thực và mộng, thi sĩ và chiến sĩ đã hòa quyện tạo nên nét đẹp thơ mộng, tạo nên tình đồng chí cao đẹp, thiêng liêng giữa cuộc chiến đấu đầy gian khổ.              Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” còn mang ý nghĩa tượng trưng. “Súng” là biểu tưởng cho lửa đạn chiến tranh, cho sự khốc liệt mà con người không muốn nghĩ đến. Còn “trăng” biểu tượng thiên nhiên cho sự hòa bình mà con người luôn khao khát.              “Đầu súng trăng treo” là một trong những hình ảnh thơ độc đáo, bất ngờ và hay nhất là điểm nhấn cho đoạn thơ, là điểm sáng cho toàn bài thơ. Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí của người lính, là biểu tượng đẹp đẽ giàu chất thơ về cuộc đời người chiến sĩ trong gian đoạn kháng chiến đầy gian khổ. Kết bài: Hình tượng người lính trong tác phẩm hiện lên qua bài thơ thật giản dị, chân thực và giàu sức biểu cảm. Nhà thơ đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời thơ trở nên mộc mạc, thi vị, đi thẳng đến trái tim người đọc. Bên cạnh đó với những câu văn sóng đôi, những hình ảnh biểu trưng, ngòi bút hiện thực lãng mạn của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp sáng ngời của tình đồng chí, đồng đội. Lịch sử chiến tranh đã đi vào dĩ vãng nhưng bài thơ về tình đồng chí có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai và mãi mãi về sau. Đọc tiếp: Phân tích bài thơ Đồng chí phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Mở bài:  - Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm - Giới thiệu vấn đề nghị luận              Hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp là đề tài được nhiều thi nhân và văn nhân quan tâm. Đó là những anh hùng áo vải, sẵn sàng hi sinh tính mạng cho sự nghiệp của Tổ quốc. Trong những thi nhân đó ta phải kể đến nhà thơ Chính Hữu với tác phẩm nổi tiếng là Đồng Chí.  Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về đề tài người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc Thân bài:              Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác vào đầu năm 1948 - thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị để giới thiệu về xuất thân của người lính, họ hiện lên là những người có chung hoàn cảnh vất vả, khó khăn. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Tôi với anh đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn que n nhau             Chính Hữu tuy không chỉ đích danh, quê quán nơi cư trú từng người, song ta bắt gặp thành ngữ quen thuộc “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” thể hiện rõ nhất xuất thân của người lính, câu thơ cũng giống như lời giãi bày tâm sự. Họ là những người đến từ mọi miền tổ quốc từ đồng bằng ven biển ngập mặn cho đến vùng trung du miền núi với đất đá khô cằn. Quê hương xa cách nhau mỗi người một nơi nhưng cùng chung một cái nghèo, cái lam lũ, khó nhọc của người dân thời kháng chiến. Những nét tương đồng đó đã khiến họ từ xa lạ đã gắn kết, xích lại gần nhau, họ đã trở thành bạn bè thân thiết và cùng hàng ngũ cách mạng có chung lí tưởng. Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” được tác giả sử dụng điệp từ và hoán dụ đã diển tả đầy đủ và trọn vẹn sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ. Hình ảnh “súng bên súng” đã diễn tả những người lính có cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ cách mạng vì sự nghiệp giải phóng cho quê hương, dất nước. Còn hình ảnh “đầu bên đầu” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho sự gắn bó, kề vai sát cánh, sống chết có nhau. Khi màn đêm buông xuống cái rét của đêm rừng Việt Bắc đã cho thấy sự sẻ chia, đồng cảm của tình đồng đội, họ cùng đắp một tấm chăn mỏng để xoa đi cái lạnh buốt giá, cái khó khăn, gian khổ của núi rừng. Tấm chăn mỏng đã sưởi ấm tinh bạn, tình đồng chí và họ đã trở thành tri kỉ. Đồng chí! Một câu kết thúc đoạn rất đặc biệt cùng với dấu chấm cảm như một lời khẳng định tình đồng chí thật thiêng liêng và cao quí. Và tất cả sự sẻ chia, đặc biệt ấy là cơ sở cho tình đồng đội, đồng chí của toàn bài thơ, đồng thời nó có sức vang dội và ngân nga mãi trong lòng người đọc.             Những câu thơ tiếp theo tác giả đã tiếp tục mở ra những biểu hiện cụ thể và cảm động về tình đồng chí giữa những người lính trong hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh, từ đồng cảnh họ thành đồng cảm. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Nếu chiến tranh không xảy ra thì họ vẫn là nhũng người nông dân “chân lấm tay bùn” nhưng khi đất nước bị xâm lăng, tinh thần dân tộc thôi thúc, họ lên đường theo tiếng gọi của non sông và họ đã trở thành người cách mạng. Ruộng nương, nhà cửa gửi lại hậu phương là những người bạn ở nhà. Hình ảnh “gian nhà không mặc kệ gió lung lay” gây xúc động đến nao lòng. Nhà trống, không tài sản, xiêu vẹo bởi gió lung lay gợi ra hoàn cảnh nghèo khó đến tận cùng của người lính. Từ “mặc kệ” mộc mạc như cách nói của người dân quê chất phác vang lên, ẩn chứa một thái độ ra đi kiên quyết, mạnh mẽ, dứt khoát vào chốn sa trường vì họ hiểu rằng: nước nhà chưa yên, thì gia đình, cuộc sống ở chốn làng quê cũng không thể yên được. Bỏ lại chuyện riêng tư như người trí thức thành thị “xếp bút nghiên lên đường”, họ sẵn sàng ra đường hi sinh cho dân tộc.             Họ lên đường vì nghĩa lớn nhưng quê hương luôn khiến họ trào dâng nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Nói quê hương nhớ người lính là hình ảnh nhân hóa nhưng thực chất là người đi lính nhớ nhà, nhất là gốc đa, giếng nước, mái đình, nơi hò hẹn mỗi mùa trăng về, nơi chứng kiến cuộc chia ly buổi lên đường... những kỉ niệm ấy luôn neo đậu trong tâm tư và họ sẻ chia cho nhau, đồng cảm niềm vui, nỗi buồn. Đọc tiếp: Phân tích bài thơ Đồng chí phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

Thơ hiện đại Việt Nam   STT Tên văn bản Tác giả Nội dung Nghệ thuật 1 Đồng chí (1948) Chính Hữu, tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007), quê ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh - 1947, ông bắt đầu sáng tác thơ và thơ ông chủ yếu viết về chiến tranh và người lính với ngôn ngữ cô đọng, cảm xúc dồn nén Thể hiện tình đồng chí cao đẹp của những người lính dựa trên cở sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thât tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh. Góp phần tạo nên sức mạnh vè vẻ đẹp tinh thần người cách mạng. Những hình ảnh, chi tiết, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Biện pháp đối ngữ, sóng đôi được sử dụng rất thành công. 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969) Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Thơ của ông thể hiện thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính Khắc họa nổii bật hình ảnh những người lính lái xe trên đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ với tinh thần dũng cảm, tư thế hiên ngang và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Hình ảnh độc đáo, giọng điệu khỏe khoắn, tự nhiên. Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ làm giọng thơ sinh động. 3 Đoàn thuyền đánh cá (1958) Huy Cận (1919- 2005) tên là Cù Huy Cận, quê Hà Tĩnh. Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập "Lửa thiêng". Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đạ i Việt Nam Bài thở là bức tranh rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động trên biển cả. Nhà thơ bộc lộ cảm xúc, niềm vui, niềm tự hào trước cuộc sồng mới Nhiều hình ảnh sáng tạo và có sự liên tưởng, tưởng tượng Âm thanh khỏe khoắn, lạc quan 4 Bếp lửa (1963) Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, Hà Tây. Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ Những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành về những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng với gia đình, quê hương, đất nước -Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả và bình luận -Giọng điệu tâm tình, thiết tha, chân thành, tự nhiên. -Hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng 5 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971) Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, trong một gia đình trí thức cách mạng, quê xã Thủy An, thành phố Huế. Ông thuộc nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc Tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà- ôi gắn liền với tinh yêu nước và tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên. -Giọng thơ tha thiết, ngọt ngào, trìu mến Bố cục được đan xe thơ và lời hát ru tạo khúc hát ru tâm tình, sâu lắng 6 Ánh trăng (1978) Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh 1948, quê ở tỉnh Thanh Hóa. Ông là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thờ i chống Mĩ cứu nước. Lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Nhắc nhở độc giả về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” Giọng điệu tự nhiên, tâm tình, hình ảnh giàu tính biểu cảm 7 Con cò (1962) Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ, Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam ở thế kỷ XX Bài thơ khai thác hình tượng con cò trong những lời hát ru, nhà thơ ca ngợi tinh mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống. Vận dụng ca dao vào bài thơ rất sáng tạo. Câu thơ mang tính cô đúc mang triết lí sâu sắc 8 Mùa xuân nho nhỏ (1980) Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành được góp mùa xuân nho nhỏ cua mình vào mùa xuân lớn của dân tộc Lời thơ trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp giản dị, gợi cảm những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. 9 Viếng lăng Bác (1976) Viễn Phương (1928-2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra thăm lăng Bác Giọng thơ trang trọng và tha thiết nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị và cô đúc. 10 Sang thu (1977) Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Cảm nhận của nhà trước sự chuyển mình của thiên nhiên cuối hạ sang thu Thể thơ năm chữ giàu sắc thái trữ tình, tự sự. Sử dụng phép nhân hóa, ẩn dụ tăng sức gợi cảm cho bài thơ 11 Nói với con (sau 1975) Y Phương (1948-2022) tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày; quê ở Trùng Khánh, Cao Bằng Bài thơ thể hiện tình cảm ấm cúng gia đình, ca ngợi truyền hống quê hương, dân tộc, gợi nhắc tình cảm gắn bó và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Ngôn ngữ mang sắc thái của người dân tộc vừa cụ thể, giàu hình ảnh, mang tính gợi cảm vừa giàu ý nghĩa sâu xa.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 20/06/2024 0 bình luận

 So sánh hình ánh trăng trong câu thơ “đầu súng trăng treo” của Chính Hữu với hình ảnh trăng trong câu thơ “trăng cứ tròn vành vạnh” của Nguyễn Duy.  - Những nét giống nhau: + Đều là vẻ đẹp của thiên nhiên. + Gắn với hình tượng người lính trong kháng chiến, mang ý nghĩa biể u tượng (ẩn dụ) - Những nét khác nhau: + Hình ảnh “trăng treo” của Chính Hữu gợi mối liên tưởng đến giây phút bình yên nơi và hoang vắng nơi chiến trường, tượng trưng cho hòa bình mà con người đang khao khát trong tương lai; + “Trăng cứ tròn vành vạnh” của Nguyễn Duy mang biểu trưng cho sự tròn đầy, thủy chung, nghĩa tình và sự bất tiện không bao giờ đổi thay.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 18/06/2024 0 bình luận

THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG 1 Thổ nhưỡng quyển - Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. (Độ phì là khả năng cung cấp khí, nước, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển). - Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp này nằm ở trên bề mặt lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển - được gọi là thổ nhưỡng quyển (lớp phủ thổ nhưỡng). 2 Các nhân tố hình thành đất - Đá mẹ: Lớp đá bị vỡ vụn, chưa bị phong hoá hoàn toàn, nằm trên đá gốc, được gọi là đá mẹ. Mọi loại đất đều được hình thành từ đá mẹ; đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đấ t. - Khí hậu: + Tác động của ẩm và nhiệt làm cho đá gốc bị phá huỷ về mặt vật lý và hoá học trở thành những sản phẩm phong hoá, sau đó tiếp tục được phong hoá trở thành đất. + Khi đất đã hình thành, nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự tích tụ hoặc hoà tan, rửa trôi vật chất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất. - Sinh vật: + Thực vật: Cung cấp phần lớn xác vật chất hữu cơ cho đất. Rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá.  + Động vật: Động vật sống trong đất (kiến, giun, mối,...) góp phần làm đất tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước và nhiệt hơn. + Vi sinh vật: vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn - Địa hình + Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất chậm. + Địa hình dốc, tầng đất thường mỏng, đất dễ bị xói mòn. Nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. + Ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo chiều cao.  - Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian từ khi một loại đất được hình thành đến nay gọi là tuổi tuyệt đối của đất. - Vai trò của con người: Tác động của con người có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất (ví dụ: bón phân hữu cơ làm tăng độ phì của đất; làm rẫy, đốt nương sẽ đẩy mạnh quá trình xói mòn, bạc màu đất,...).    

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 18/06/2024 0 bình luận

Sự hình thành mây Nguyên nhân chính hình thành mây là chuyển động đi lên của không khí. Trong chuyển động này không khí bị lạnh đi đoạn nhiệt và hơi nước chứa trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa và ngưng lại. Không khí bay lên cao có thể do nhiều nguyên nhân: không khí bị mặt đất đốt nóng, không khí trượt lên cao theo theo sườn đồi núi và mặt frông nghiêng Khi mây hình thành, những hạt nguyên thủy thường là những giọt nướ c. Nếu mây hình thành trong lớp không khí có nhiệt độ dưới 0C thì mấy cấu tạo bởi những giọt nước quá lạnh. Mây được cấu tạo bởi những giọt nước gọi là mây nước. Nếu nhiệt độ âm đủ thấp thì mây cấu tạo bởi những tinh thể băng. Loại này gọi là mây băng (hoặc mây tinh thể). Mây cũng có thể cấu tạo từ tinh thể băng và những giọt nước quá lạnh, loại này gọi là mây hỗn hợp. Những tinh thể băng nhỏ li ti và những giọt nước  tạo thành mây có trọng lượng không đáng kể. Tốc độ rơi của chúng rất nhỏ, chỉ một luồng không khí đi lên yếu ớt cũng đủ giữ chúng lơ lửng trên không và thậm chí là bay lên cao. Nhờ có gió, mây di chuyển theo chiều nằm ngang. (Theo Những điều cơ bản của khí tượng học và khí hậu học – S.I. Cốt−xtin, NXB Nha khí tượng, 1963)  

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 18/06/2024 0 bình luận

Một số loại gió chính - Gió Tây ôn đới, gió mùa, gió mậu dịch     Gió Tây ôn đới Gió mậu dịch Gió mùa Gió mùa đông Gió mùa hạ Phạm vi hoạt động Áp cao chí tuyế n đến áp thấp ôn đới Khu vực hai chí tuyến Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Ôxtrâylia… Nguyên nhân Chênh lệch khí áp Chênh lệch khí áp giữa áp thấp Xích đạo và áp cao cận chí tuyến Sự nóng lên hoặc lạnh giữa lục địa và đại dương theo mùa Thời gian Quanh năm Quanh năm Theo mùa Hướng Bán cầu Bắc: tây nam Bán cầu Nam: tây bắc Bán cầu bắc: đông bắc-tây nam Bán cầu nam: tây nam-đông bắc Gió mùa hè: tây nam-đông bắc Gió mùa đông: đông bắc-tây nam   - Gió địa phương. + Gió biển, gió đất: hoạt động vùng ven biển; Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đại dương và đất liền  + Gió phơn: là gió vượt địa hình núi cao; tính chất khô khan.    

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 18/06/2024 0 bình luận

Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ Đới tự nhiên Kiểu khí hậu Kiểu thảm thực vật Đất Đài nguyên Cận cực lục địa (giá rét). Đài nguyên (Rêu, địa y, một số cây bụi thấp). Đài nguyên (tầng mỏng, chua, nghèo chất dinh dưỡng). Ôn đới - Ôn đới lục địa (lạnh, ở phía bắc lục địa). - Ôn đới hải dương (lượng mưa khá). - Ôn đới lục địa (nửa khô hạ n). - Rừng lá kim   - Rừng lá rộng (sồi, gai, dẻ,…) - Thảo nguyên (cỏ là chủ yếu) Pôtdôn   Nâu và xám   Đen (tầng mùn dày, chất lượng mùn tốt). Cận nhiệt - Cận nhiệt gió mùa (lượng mưa tương đối phong phú, mùa hạ ấm ẩm, mùa đông khô).   - Cận nhiệt Địa Trung Hải - Cận nhiệt lục địa. - Rừng cận nhiệt ẩm (thảm thực vật rừng hỗn hợp lá kim: thông, tùng, bách,. . . và lá rộng: sồi, dé, long não,...) - Cây bụi lá cứng cận nhiệtt và rừng  - Bán hoang mạc và hoang mạc Đỏ vàng Nhiệt đới - Nhiệt đới lục địa   - Cận xích đạo gió mùa. - Xích đạo lục địa, Nhiệt đới gió mùa - Bán hoang mạc và hoang mạc. - Xavan. + Rừng Xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm. - Xám   - Đỏ, nâu - Feralit  

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 18/06/2024 0 bình luận

Vai trò của sinh vật trong sự hình thành đất Thực vật xanh cung cấp đại bộ phận chất hữu cơ cho đất. Nhờ khả năng đồng hóa cacbon của thực vật xanh, hàng năm chúng có thể tạo ra một lượng khổng lồ vật chất hữu cơ (khoảng 53 tỷ tấn/năm). Cùng với khí hậu, lớp phủ thực vật có vai trò quyết định tới chiều hướng của quá trình hình thành đất. Trong quá trình sống, mỗi loại thực vật có khả năng lựa chọn thức ăn cần thiết cho hoạt động sống của mình và khi chết đi, xác của chúng có tỉ lệ khác nhau về các chất hữu cơ và chất tro. Điều này làm cho đất có những đặc điểm riêng biệt của nó. Thí dụ: đất đỏ vàng hình thành dưới Xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm là do quá trình feralit tạo nên, đất tích lũy nhiều nhôm và sắt, phản ứng đất chua do kiềm bị rửa trôi. Nhưng đất sec-nô-di-om hình thành dưới thực vật thảo nguyên lại do quá trình hình thành mùn tạo nên, đất giàu dinh dưỡng, phản ứng từ trung tính tới kiềm. Thực vật còn hạn chế sự xói mòn của nước, điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí sát mặt đất, điều hòa lượng nước thấm vào đất, nên ảnh hưởng tới sự thành tạo đất. Vai trò của vi sinh vật với sự hình thành đất thể hiện ở sự phân hủy và tổng hợp chất hữu cơ. Vi sinh vật phân hủy các tàn tích hữu cơ, lấy thức ăn để tổng hợp nên chất hữu cơ trong cơ thể chúng. Nhờ vậy, các tàn tích hữu cơ đượ c phân hủy thành chất đơn giản. Vi sinh vật tổng hợp nên chất hữu cơ mới và độc đáo của đất - đó là mùn (là các hợp chất hữu cơ cao phân tử). Đất là môi trường sống của nhiều loại côn trùng (kiến, dế, mối...) và nhiều loại động vật sống trong đất như dúi, chuột chũi, giun... Nhờ hoạt động đào bới mà đất được xáo trộn trở nên dễ thấm khí và nước, làm tăng tốc độ hình thành kết cấu đất...  (Theo Địa lí tự nhiên đại cương, tập 3 – Nguyễn Kim Chương (chủ biên), NXB Sư phạm, H, 2004)  

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 18/06/2024 0 bình luận

Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nướ c sông   Nhân tố Ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông Chế độ băng tuyết, mưa và nước ngầm. + Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa: chế độ nước sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó. + Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: khi mùa xuân đến, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều. + Nước ngầm phong phú, mực nước không sâu, sông sẽ được tiếp nước nhiều. Địa thế, thực vật, hồ đầm. + Địa thế: ở miền núi, nước chảy nhanh hơn ở đồng bằng, đặc biệt là sau mỗi cơn mưa to. + Thực vật: tán cây, lớp thảm mục, rễ cây có tác dụng giữ và làm cho nước thấm dần xuống đất, tạo mạch ngầm, điều hoà dòng chảy của sông. + Hồ, đầm: điều hoà nước sông.  

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 18/06/2024 0 bình luận

So sánh những điểm khác và giống nhau của một số kiểu khí hậu:  * Kiểu khí hậu ôn đới lục địa và ôn đớii hải dương: - Giống nhau: nhiệt độ năm trung bình ôn hòa (tháng cao nhất không tới 20°C), lượng mưa trung bình năm ở mức trung bình. - Khác nhau:   Hải dương Lục địa Nhiệt độ Tháng thấp nhất vẫn trên 0°C. Biên độ nhiệt năm nhỏ. Lục địa Tháng thấp nhất xuống dưới 0°C. Biên độ nhiệt năm lớn. Lượng mưa Mưa hầu như quanh năm và mưa nhiều hơn  Mưa nhiều vào mùa hạ và mưa ít hơn   * Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải và nhiệt đới gió mùa – Điểm giống nhau: đều có một mùa mưa và một mùa khô; nhiệt độ trung bình năm cao. – Khác nhau:   Nhiệt đới gió mùa Cận nhiệt Địa Trung Hải Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm cao hơ n. Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn. Lượng mưa Nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ. Mưa ít vào mùa đông. Nóng khô vào mùa hạ. Mưa nhiều vào mùa đông.    

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 18/06/2024 0 bình luận

Nhận xét sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ. - So sánh hình 10 với hình 7.3 (Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển) ta thấy các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ thường phân bố ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, ví dụ: dãy Hi-ma-lay–a nằm ở nơi tiếp xúc giữa mảng Ấn Độ – Ô - Xtrây-lia với mảng Á– Âu; vùng núi trẻ Cooc-đi-e nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với mản g Bắc Mỹ; vành đai lửa ở phía tây Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với mảng Á– Âu...

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 18/06/2024 0 bình luận

Dạy kèm Ngữ Văn tại nhà hiệu quả Dạy kèm ngữ văn tại nhà là hình thức giảng dạy và học tập nhữ văn được thực hiện tại nhà của học sinh. Đây là hình thức đon giản.tiện lợi và linh hoạt cho các học sinh giúp các em tập trung vào việc học tập một cách hiệu qảu và thuận tiện hơn. Trong dạy kèm ngữ văn tại nhà, giáo viên- gia sư sẽ đế n nhà học sinh để dạy và giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến Ngữ Văn, bao gồm cả Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng đọc hiểu, viết luận, nghị luận và các dạng bài kiểm tra khác. Hình thức này thường đực các gia đình lựa chọn vì nó rất tiện lợi và thuận tiện. Thường thì dạy kèm Ngữ văn tại nhà được tiến hành theo các buổi cá nhân theo thời gian cụ thể và theo nhu cầu của học sinh. Tất cả đều hướng đến những phương pháp giảng dạy hiệu quả, chất lượng nhất để họ c sinh đạt được kết quả cao trong học tập và thi cử. Ưu điểm khi học Ngữ văn tại nhà 1. Học sinh có thể học tập theo tốc độ của mình mà không bị áp lực về thời gian. Giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh các tài liệu và bài tập phù hợp với trình độ và nhu cầu của học sinh, giúp học sinh tiến bộ nhanh hơn. Dạy kèm ngữ văn tại nhà cũng giúp học sinh tập trung hơn và không bị phân tâm bởi những yếu tố khác trong lớp học chung. Học sinh sẽ không phải cạnh tranh với những học sinh khác để được giáo viên chú ý và giải đáp thắc mắc, giúp họ có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn. 3. Dạy kèm ngữ văn tại nhà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng tự học và tự quản lý thời gian. Học sinh sẽ phải tự chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình và tự giải quyết các khó khăn và thắc mắc, giúp họ trưởng thành và tự tin hơn trong việc học tập và đạt được thành công. 4. Dạy kèm ngữ văn tại nhà cũng giúp học sinh tạo mối quan hệ gần gũi và tin tưởng hơn với giáo viên của mình, giúp họ dễ dàng hơn trong việc hỏi đáp và trao đổi kiến thức Tóm lại, dạy kèm ngữ văn tại nhà là một hình thức học tập hiệu quả và tiện lợi cho các em học sinh. Tuy nhiên, để có kết quả tốt thì bạn cần tìm một giáo viên, gia sư có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. Đồng thời cá nhân người học phải tập trung, nỗ lực khi học Ngữ văn tại nhà.

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22