Tóm tắt: Nghiên cứu tác phẩm văn học qua góc độ thi pháp học và cụ thể hơn qua nghệ thuật ngôn từ. Và qua các đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ được làm rõ trong tập tùy bút “Thương nhớ Mười Hai” để thấy được một Vũ Bằng rất yêu Hà Nội và cách chọn từ ngữ vừa lạ vừa quen của nhà văn này.
Từ khóa: Ngôn từ nghệ thuật, Vũ Bằng, tùy bút “Thương nhớ Mười Hai”.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền “Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội... Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật - không gian - thời gian, kết cấu - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại...”. Như vậy tiếp cận một tác phẩm văn học qua thi pháp học và cụ thể là qua yếu tố ngôn từ giống như được ban tặng thêm nhãn quan để đọc hiểu tác phẩm văn đó một cách sâu sắc và tường tận hơn về nội dung và ý nghĩa.
Theo Gs Trần Đình Sử “Ở văn xuôi Việt Nam hiện đại, chưa thấy có những công trình nghiên cứu thi pháp ngôn ngữ văn xuôi” [1]. Chính vì vậy nguồn tài liệu tham khảo khi đi theo hướng nghiên cứu này sẽ rất hạn hẹp và gần như không có. Nếu có hầu hết sẽ về lý thuyết hay những phân tích ví dụ qua các bài thơ. Nhưng bởi là một người con sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Nội cộng với sự tò mò muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về ngôn từ nghệ thuật của một con người cũng có một tình yêu nồng nàn với Hà Nội là Vũ Bằng, nên tôi chọn đề tài seminar của môn thi pháp là “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tập tùy bút Thương nhớ Mười Hai của nhà văn Vũ Bằng”. Trong bài này, tôi sẽ nêu bật các đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật được thể hiện trong tập tùy bút. Từ đó giúp người đọc có thể tìm hiểu một cách có hệ thống, logic hơn về tác phẩm này.
NỘI DUNG
1 Lý thuyết
Ngôn từ nghệ thuật
Theo giáo sư Trần Đình Sử “Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhưng nghệ thuật ngôn từ từ xa xưa đã bao gồm không chỉ thơ trữ tình, kịch, sử thi, mà bao gồm cả nghệ thuật hùng biện dùng trong giảng đạo, trong xét xử, trong diễn thuyết chính trị trước công chúng […] Vì vậy ngôn từ văn học là một hiện tượng nghệ thuật”. Như vậy ở đây ta hiểu rằng ngôn từ nghệ thuật là ngôn từ trong văn học khác với ngôn từ tự nhiên ngoài đời thường ta hay dùng. Chính vì vậy khi phân tích ngôn từ nghệ thuật trong một tác phẩm văn học nào đó là chỉ ra các đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm đó.
Đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật
Các đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật bao gồm bốn đặc trưng, đó là: “Tính hư cấu và tính hình tượng”; “tính nội chỉ của ngôn từ văn học”; “tính lạ hóa và lệch chuẩn” và “tính thẩm mỹ”
Đầu tiên là “Tính hư cấu và hình tượng” gồm hai yếu tố hư cấu và hình tượng. Hư cấu ở đây được hiểu đó là người viết ẩn mình đi để chủ thể lời nói thể hiện tâm tư, tình cảm. Tác giả chỉ là người truyền đi những tâm tư đó một cách gián tiếp. Còn tính hình tượng chính là chủ thể lời nói. Đây hoàn toàn là sản phẩm của sự tưởng tượng do tác giả tạo ra. Để dễ hình dung, thông thường tính hình tượng còn được thể hiện qua các biện pháp tu từ.
Tiếp theo là “Tính nội chỉ của ngôn từ văn học” được hiểu là cách thức mà nhà văn dùng để sáng tạo ra hình tượng trong tác phẩm văn học cũng như là phương thức để nhà văn gửi gắm những tâm tình, tư tưởng, tình cảm vào trong đó. Và tính nội chỉ là đặc trưng chủ yếu nhất trong ngôn từ nghệ thuật. Tính nội chỉ được thể hiện qua từ, câu, các tổ hợp trong câu để vẽ lên cho người đọc về thực tại nghệ thuật.
Và kế đến là đặc trưng đó là “Tính lạ hóa và lệch chuẩn” trong ngôn từ văn học. Đặc trưng này có nghĩa là nhà văn dỡ bở mọi quy chuẩn về việc sử dụng ngôn từ để sáng tạo ra sắp xếp lại thành một cấu trúc khác. Và cấu trúc sẽ đi theo một quy tắc nghệ thuật riêng
Cuối cùng là đặc trưng về “Tính thẩm mỹ” trong ngôn từ nghệ thuật. Đây được coi là một trong những đặc trưng mang lại giá trị cho một tác phẩm văn học. Bởi chung quy lại tất cả những đặc trưng trên dù có thay đổi, biến hóa hay sáng tạo tới đâu thì đều phải cho người đọc thấy được sự hài hòa, cân đối, trọn vẹn để gây ấn tượng tốt nhất. Và đặc trưng thẩm mỹ của ngôn từ nghệ thuật không bao giờ bị bó buộc phải theo một khuôn phép mà đa dạng và linh hoạt hơn. Thậm chí tính thẩm mỹ còn không có sự lặp lại giữa các tác phẩm.
2 Khái quát về nhà văn Vũ Bằng và tập tùy bút “Thương nhớ Mười Hai”
Nhà văn Vũ Bằng
Ông là nhà văn chuyên viết về thể loại tùy bút, bút kí. Đặc biệt, tùy bút của Vũ Bằng luôn mang đậm chất trữ tình và chất thơ và mở ra cho độc giả vào thế giới nội tâm tinh tế và phong phú. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến đó là “Miếng ngon Hà Nội”, “Món lạ miền Nam”, “Thương nhớ Mười Hai”,...
Tập tùy bút “Thương nhớ Mười Hai”
“Thương nhớ Mười Hai” là một tập tùy bút viết về quê hương của tác giả. Vũ Bằng là một người con đến từ Hà Nội “nghìn năm văn hiến”. Tác giả sau này phải rời xa mảnh đất ấy để vào miền nam sinh sống. Và trong nỗi nhớ về Hà Nội, về miền bắc, về quê hương, nhà văn đã viết ra tập tùy bút này. “Thương nhớ Mười Hai” gồm 13 bài tùy bút tương ứng với 12 tháng trong một năm và một bài viết về Tết ở Hà Nội. Trong tập tùy bút này, ta dễ dàng nhận ra được bản sắc văn hóa của thủ đô qua sự hồi tưởng của tác giả.
Đọc tiếp: Ngôn từ nghệ thuật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng phần 2