Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Tốc độ dòngg chảy của sông phụ thuộc vào những nhân tố nào? Trả lời Tốc độ dòng chảy của sông phụ thuộ c vào: - Độ dốc lòng sông (độ chênh mặt nước): độ dốc lòng sông càng nhiều thì tốc độ dòng chảy càng lớn. - Chiều rộng lòng sông: ở khúc sông rộng, nước chảy chậm; đến khúc sông hẹp, nước chảy nhanh hơn.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Nêu một số dẫn chứng cụ thể cho thấy hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Trả lời - Hồ do khúc uốn của sông; Hồ Tây (Hà Nội). - Hồ do băng hà: các hồ ở phía Bắc Canada (hồ Gấu lớn, hồ Nô Lệ lớn, hồ Uynipec...), các hồ ở Phần Lan. - Hồ do vận động kiến tạo: các hồ ở Đông Phi (Tan-ga-ni-ca, Ni-at-xa, Vich-to-ri-a...), hồ Bai-can (LB Nga). - Hồ do gió trong hoang mạc: hồ Sat trong hoang mạc Xa-ha-ra. – Hồ miệng núii lửa: hồ Lắk (Tây Nguyên).

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Vì sao nước ngầm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Trả lời Nước ngầm là nguồn nước có trữ lượng lớn và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của con người, nhất là trong các đô thị. Không chỉ vậy nước ngầm còn cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất như nước tưới cho nông nghiệp, nước dùng trong sản xuất công nghiệp, nước khoáng nước nóng phục vụ du lịch... Nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng tăng trong khi nguồn nước mặt nhiều nơi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm... Tất cả điều đó làm cho vai trò của nước ngầm ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội loài người.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Mưa đá Mưa đá là hiện tượng hạt nước đóng thành băng rơi từ khí quyển xuống mặt đất cùng với nước mưa hoặc không kèm nước mưa (tức là mưa đá khô). Trong quá trình hình thành mưa đá thì tốc độ đóng băng phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Thông thường nước đóng băng từ nhiệt độ 0°C và thấp hơn. Hạt mưa đá thường xuất hiện ở độ cao cách mặt đất từ 5km – nơi mà nhiệt độ ngay về mùa hè cũng thấp hơn 0°C. Khi mới hình thành hạt mưa đá còn nhỏ, nó sẽ tiếp tục lớn lên bằng hai cách: thứ nhất là nó sẽ tự lớn lên bởi hơi nước sẽ tiếp tục ngưng bám quanh nó sau mỗi lần được đẩy lên cao; thứ hai là nó kết dính với các hạt mưa đá khác. Các nhà khoa học cho rằng: muốn hình thành mưa đá phải có những luồng khí thăng lên rất mạnh. Muốn giữ một hạt mưa đá trong không khí có đường kính lcm cần phải có một luồng khí thẳng đứng với tốc độ 10m/s, muốn giữ hạt mưa đá có đường kính 5cm, tốc độ luồng không khí đi lên phải bằng 20m/s. Khi luồng không khí đã yếu đi, tốc độ chậm lại không đủ sức mang các hạt nước đá lên cao nữa thì chúng sẽ rơi xuống và tạo thành mưa đá. Bề dày của các đám mây cho mưa đá rất lớn có thể vượt quá 10km. Hạt mưa đá thường chi bằng hạt bắp, trái táo, quả trứng, đôi khi đạt tới 2 – 3kg/hạt. Mặc dù mưa đá là một hiện tượng hiếm thấy nhưng khi xảy ra nó có sức phá hoại mùa màng, hoa màu, gia súc, nhà cửa và cây cối. Ngày nay ở các nước tiên tiến, để tránh tổn thất, người ta đã khống chế được mưa đá bằng cách dự báo trước và phá tan những trận mưa đá trước khi chúng rơi xuống bằng cách phóng tên lửa vào những đám mây tạo mưa đá. Nhờ có cấu tạo đặc biệt khi đi qua những đám mây tên lửa nổ tung và phá tan các giọt mưa đá. (Theo Địa lý trong trường học, tập 4 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2005)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước trong không khí. Sương mù và mây được hình thành trong những điều kiện như thế nào? Trả lời - Sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí do hai nguyên nhân chính: + Hơi nước ngưng tụ chủ yếu do nhiệt độ không khí giảm, làm cho độ ẩm bão hòa giảm xuống, không khí đạt mức bão hòa lại gặp lạnh, độ ẩm vượt mức bão hòa và hơi nước ngưng kết lại. + Tuy nhiên đó mới là điều kiện cần, hơi nước chỉ ngưng tụ khi có hạt nhân ngưng kết. Hạt nhân ngưng kết là những hạt nhỏ như: tro, bụi, hạt muối biển... do gió đưa vào không khí. - Sương mù được hình thành do sự ngưng tụ của hơi nước ở lớp không khí gần mặt đất, trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng (không có đối lưu) và có gió nhẹ. - Mây được hình thành ở lớp không khí trên cao. Mây hình thành trong điều kiện bốc hơi mạnh mẽ, không khí bị đẩy lên cao, càng lên cao càng lạnh và đạt bão hòa ở một độ cao nào đó, tiếp tục lên cao vượt mức bão hòa, hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ và nhẹ. Các hạt nước tụ lại thành từng đám gọi là mây.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Vì sao độ ẩm tươngg đối là một trong những căn cứ để dự báo thời tiết? Trả lời Độ ẩm tương đối là tương quan giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão hòa, nó cho chúng ta biết được trạng thái không khí khô hay ẩm và cần bao nhiêu hơi nước nữa thì đạt mức bão hòa và vượt mức bão hòa để có thể ngưng kết. Vì vậy nó là một trong những căn cứ để dự báo thời tiết.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 30B từ Đông sang Tây. Trả lời Lượng mưa phân bố không đều trên các lục địa dọc vĩ tuyến 30°B: – Trên lục địa Bắc Mĩ: phía đông lượng mưa lớn hơn (1001–2000mm/năm) do ảnh hưởng của dòng biển nóng, phía tây lượng mưa nhỏ (<500mm/năm) do ảnh hưởng của dòng biển lạnh. - Khu vực Bắc Phi và Tây Nam Á lượn g mưa rất thấp (201– 500mm/năm, có nơi < 200mm) do chịu sự thống trị thườn g xuyên của áp cao chí tuyến, diện tích lục địa lớn, ven biển phía tây Bắc Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh. - Phía đông thuộc khu vực Nam Á, Đông Á có lượng mưa lớn (>1000mm/năm) do nằm trong vùng hoạt động của gió mùa.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỀN. MƯA 1 Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối  - Độ ẩm tuyệt đối: Là lượng hơi nước được tính bằng gam trong 1m không khí, ở một thời điểm nhất định. - Độ ẩm tương đối: Tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối của không khí với độ ẩm bão hoà ở cùng nhiệt độ. 2 Các hiện tượng ngưng tụ - Sương: là hiện tượng hơi nước ngưng đọng ở lớp không khí gần mặt đất. - Mây: Là hiện tượng ngưng đọng hơi nước ở trên cao. - Mưa: Khi các hạt nước trong các đám mây đủ lớn rơi xuống đất. 3 Những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa - Khí áp: Vùng có khí áp cao thường ít mưa hoặc không mưa; vùng có khí áp thấp thường mưa nhiều. - Frong: Khu vực có frong hoặc giải hội tụ đi qua thường mưa rất nhiều. - Gió: Vùng mưa nhiều: Gió Tây ôn đới, gió mùa; vùng mưa ít: Gió mậu dịch, gió phơn. - Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều; nơi dòng biến lạnh hoạt động mưa ít. - Địa hình: sườ n đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít 4 Sự phân bố lượng mưa - Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.   Khu vực Lượng mưa Nguyên nhân Xích đạo 0° mưa nhiều >1500m - T° cao, nước bốc hơi nhiều. - Nơi hình thành áp thấp. Chí tuyến (25-30°) mưa ít khoảng 600mm - Nơi có khí áp cao. Ôn đới mưa trung bình 600 – 700 mm - Gió Tây ônn đới hoạt động mạnh. Cực (90°) mưa rất ít khoảng 100 mm - Là nơi có khí áp cao; do quá lạnh.   - Lượng mưa không đều do ảnh hưởng của đại dươngg: ở ôn đới, bờ tây mưa nhiều hơn bờ đông; ở nhiệt đới, bờ đông lục địa, mưa nhiều hơn ở bờ Tây. Càng vào sâu trong nội địa, mưa càng ít.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Nguyên nhân sinh ra gió mùa Vào cuối thế kỉ XVII, Ha-lây đã dựa vào sự thay đổi nhiệt theo mùa của lục địa và đại dương để giải thích hiện tượng gió mùa. Theo ông, sở dĩ có gió mùa là do có khối lục địa to lớn nằm kề cận đại dương. Ví dụ, lục địa Á – Âu nằm kề Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. - Mùa Đông, lục địa lạnh hơn đại dương bao quanh do mất nhiệt nhanh hơn. Lục địa trở thành áp cao, gió lạnh, khô từ trung tâm áp cao (ví dụ ở Xi-bi-a) thổi đến trung tâm áp thấp ở đại dương (ví dụ ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương): đó là gió mùa mùa đông có hướng chính là hướng Đông Bắc và Tây Bắc (tùy theo từng khu vực). – Mùa hè, đại dương mát hơn lục địa tạo ra các trung tâm áp cao trên đại dương và đưa gió vào lục địa (trong khi lục địa bị hun nóng trở thành áp thấp): đó là gió mùa mùa hè, có hướng chính là hướng Tây Nam, Đông Nam. Như vậy, cơ chế của gió mùa mùa hè và gió mùa mùa đông cũng tương tự như gió đất, gió biển nhưng một bên có tầm vóc hành tinh (gió mùa) và diễn ra hàng năm, còn một bên chỉ hạn hẹp ở địa phương (gió đất – biển) và diễn ra trong ngày. (Theo Địa lý trong trường học, tập 2 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2002)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Về lỗ thủng tầng ô-dôn - Tầng ô–dôn trong khí quyển ngày càng mỏng đi là do tác động của con người. Từ năm 1974, các nhà khoa học đã phát hiện tác nhân chính là chất CFC (cloro fluoro carbone), một hợp chất của clo được dùng để làm lạnh các tủ lạnh, máy điều hòa không khí... Chất CFC bốc lên không khí sẽ bị các tia cực tím phân hủy, giải phóng clo và phá hủy kết cấu của ô-dôn. Một nguyên tử clo này có thể phá hủy đến 100.000 phân tử ô-dôn. - Chất CFC khuếch tán khắp mọi nơi trên không trung. Chỉ riêng ở trên Nam cực, do điều kiện khí tượng khắc nghiệt đã hình thành một lỗ thủng tầng ôdôn. Vào mùa đông, đêm kéo dài đến 24 giờ, nhiệt độ không khí rất thấp (-40°C). Một luồng khí xoáy xoay quanh cực Nam, ngăn cách không khí lạnh khô ở cực với không khí ấm và ẩm ở đới ôn hòa. Khi nhiệt độ trong lốc xoáy hạ thấp xuống đến –90C, thì không khí ở bên trên sẽ ngưng tụ thành mây băng, gây ra sự biến đổi hóa học các hạ lô–gen (flo, clo, brôm). Vào mùa xuân của Nam cực (tháng 8), khi Mặt Trời trở lại, các chất này gây ra phản ứng phá hủy ô-dôn, tạo nên lỗ thủng ngày càng lớn. Mùa hạ đến, không khí nóng dần lên, mây tan và các chất gây ô nhiễm tạm dừng hoạt động cho đến mùa xuân năm sau. Như thế là điều kiện để phá hủy tầng 6 dân chỉ có thể xảy ra bên trên vòng lốc xoáy bao quanh cực Nam của Trái Đất. Ở Bắc cực, băng chỉ bao phủ mặt biển nên nhiệt độ không khí ở đây cao hơn: khoảng 10°C. Điều đó ngăn cản sự hình thành vòng lốc xoáy quanh cực, nên không gây ra lỗ thủng ô-dôn. – Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra lỗ thủng ô dân trên bầu trời Châu Nam Cực là vào năm 1982. Lỗ thủng mở rộng dần và gấp đôi vào tháng 10 – 2000. Lúc đó diện tích lỗ thủng này có diện tích rộng lớn nhất (tương đương diện tích của châu Âu). Năm 2002, các ảnh vệ tinh cho thấy lỗ thủng này đã tách ra làm hai mảng và có tổng diện tích nhỏ nhất trong vòng 10 năm gần đây. Từ năm 1987, hơn 140 nước đã họp ở Ca-na—đa và kí nghị định thư Môn-rê-an tán thành việc hạn chế và đi đến xóa bỏ dùng CFC trong kỹ nghệ đông lạnh. Các nhà khoa học nhận thấy rõ ràng là từ năm 2002 đến nay lỗ thủng tầng ôdôn đã ngừng mở rộng. Tuy nhiên, lỗ thủng này có thể sẽ tồn tại đến hơn 40 năm nữa do các chất khí gây hiệu ứng nhà kính vẫn còn nhưng sự lạnh đi của tầng bình lưu sẽ ngăn cản những phản ứng hóa học phá hủy tầng ô–dân trong tương lai. (Nguồn: Địa lí trong trường học, tập 3 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu do đâ u mà có? – Một phần nhiệt ở tầng đối lưu do hấp thụ trực tiếp năng lượng bức xạ Mặt Trời, nhưng chủ yếu nhiệt ở tầng đối lưu có được do sự tỏa nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Về một số núi lửa trên thế giới * Núi lửa Vê-su-vơ. Nằm bên bờ vịnh Na-ple của I-ta-li-a. Suốt nhiều thế kỉ trước, người ta chưa bao giờ thấy biểu hiện gì ở khu vực này; thế nhưng vào năm 63 hàng loạt các cơn động đất đã diễn ra làm rung chuyển cả khu vực và đến trưa ngày 24/8/79 núi Som-ma bắt đầu trở mình và thảm họa ngày 24/8 này đã chôn vùi suốt 17 thế kỷ cho đến khi chúng được khai quật hai thành phố Herculaneum và Pompeii. Trong năm 79, một phần của núi Som-ma bị sụt lở tạo thành núi Vê-su-vơ như ngày nay. Trong suốt thời gian hoạt động của núi lửa, thành phố Pompeii bị chôn vùi bởi đá vụn núi lửa, còn dân chúng bị chết ngạt do các khí núi lửa, tro còn một số thì bị chôn vùi. Thành phố Herculaneum bị chôn vùi dưới một lớp tro thấm nước khá dày. Sau năm 79, các đợt phun đá vụn vẫn tiếp tục, thời gian yên nghỉ của Vê-su-vợ lâu nhất là 494 năm; sau đó là các đợt phun dung nham vào năm 1631; đây là đợt phun dung nham đầu tiên của Vê-su-vơ. Trong dung nham có hàm lượng đá vôi khá lớn và chúng có nguồn gốc biển sâu 5km. * Núi lửa Ka-ra-ka-tau. Năm 1883, một trong những vụ nổ núi lửa lớn nhất thế giới xảy ra ở Ka-ra-ka- tau thuộc dãy Sun-da Strait giữa Ja-va và Su-ma-tra của In-đô-nê-xi-a. Trước đây Ka-ra-ka-tau là một hòn đảo đơn độc, được nâng lên từ một núi lửa dưới đáy biển. Vào ngày 26/8/1883, một loạt các vụ nổ lớn xảy ra và vào lúc 10 giờ 20 phút sáng ngày hôm sau, một vụ nổ cực lớn đã làm nổ tung hai ngọn núi bên cạnh và một phần của hòn đảo Ka-ra-ka-tau cao 800m đã bị nước biển ngập đến 300m. Tiếng nổ lớn đến mức ở một hòn đảo cách đó 5000km người ta cũng nghe thấy. Nó tạo ra một làn sóng áp suất lan truyền khắp nơi trên thế giới. Kèm theo đó là một trận lụt lớn làm cho 36.500 cư dân trên đảo Ja-va và Su-ma-tra chết đuối. Các cột tro và đá bọt bị bắn tung tóe, tỏa rộng trong không khí với bán kính vài km, còn bụi thì được đẩy lên không trung phân tán khắp nơi trên thế giới và mãi hai năm sau mới rơi xuống và phân hủy. Trong suốt thời gian này, hoàng hôn trên thế giới có màu rất lạ, một vòng tròn đỏ bao quanh Mặt Trời và người ta gọi đó là “chiếc vòng của giáo sĩ”. Từ sau 1883, Ka-ra-ka-tau tái hoạt động đôi lần và hiện đang trong quá trình tái tạo. * Núi lửa Xanh Hê-len. Người khổng lồ đang ngủ say, bỗng thức dậy cùng với các tiếng nổ long trời, bắn tung cả đỉnh núi, đó là chuyện xảy ra ngày 18/5/1980 ở núi Xanh Hê-len thuộc bang Oa-sinh-tơn Hoa Kỳ. Trước khi hoạt động, các điềm báo về núi lửa đã xảy ra như động đất và thoát khí đã diễn ra suốt hai tháng liền. Lần hoạt động cuối cùng trước đó của Xanh Hê-len là vào năm 1831. Núi Xanh Hê-len có độ cao 2.950m so với mực nước biển. Sau khi hoạt động, đỉnh núi này chỉ còn cao 2.560m và như thế hàng loạt tro đá và các khí đã được trút xuống khu vực xung quanh, giết chết 70 người, hàng loạt cây cối, hoa màu và gia súc bị chôn vùi. (Theo Địa chất cơ sở - Huỳnh Thị Minh Hằng (chủ biên), NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 2001)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Dạng địa hình phi-o ở Na Uy Ở bờ biển phía Tây Na–uy, trên bán đảo Xcăng-đi-na...vi có núi cao hiểm trở và rất nhiều phi–o. Rất nhiều phi–o cùng với hơn 150.000 đảo nhỏ và đá ngầm làm thành tuyến bờ biển dài hơn 20.000 km quanh co khúc khuỷu nhất thế giới. Hình dáng đất nước Na-uy hẹp ngang và kéo dài, từ Bắc đến Nam hơn 1.770km, từ Đông sang Tây từ 10 – 400km, chỗ hẹp nhất chỉ có 6km. Ở đây, các phi-o nổi tiếng, có hình dạng độc đáo, ăn sâu vào đất liền vừa sâu thẳm, lại quanh co, hai bờ vách đá dựng đứng cheo leo. Phi-o trên thực tế là một loại vịnh biển hẹp, dài và quanh co, chỉ rộng vài km nhưng lại dài tới vài chục tới vài trăm km. Các phi-o tạo nên cảnh đẹp của Na-uy đã trở thành nổi tiếng trên thế giới. Tất cả các phi-o của Grơn–len, A–lax–ca, ở bán đảo La–bra-đo của Ca-na-đa, ở phía Nam Chi–lê đến Niu-di–lân đều thua kém. Nổi tiếng nhất là phi-o Xan-cơ-va dài 220km, rộng 4km, nước ở cửa vịnh chỉ sâu 45m, nhưng chỗ sâu nhất trong lòng vịnh tới 1.224m. Hai bên bờ là núi cao, sườn núi thẳng đứng lên trên. Những đỉnh núi cao cách mặt biển 1.500m. Phèo có 10 nhánh. Hai bên bờ là những tầng đá cứng chắc, chủ yếu là do đá granit và đá phiến tạo thành. Trong phi−o, vách núi nọ tiếp vách núi kia, lối lên bờ hầu như không có. Tuy vậy, cũng có một số doi đất hẹp, trên đó xây những đô thị nhỏ. Phi-o là đường hàng hải quan trọng, có thể thông tàu lớn, là cảnh vịnh thiên nhiên đẹp. Nhưng vì sao Na-uy có nhiều phi-o như vậy? Nguyên nhân là do trong thời kỳ băng hà của kỷ Đệ Tứ, Nau-uy lúc đó nằm dưới lớp băng dày. Băng hà trường kỳ xâm thực và đào khoét, khiến các bờ biển có hình thành nhiều khe sâu. Sau khi băng hà lui, nước biển tràn vào đã biến thành các vịnh phi-o hẹp và khúc khuỷu. (Nguồn: Những mẫu chuyện lý thú về Địa lí tự nhiên, Đoàn Mạnh Thế NXB Giáo dục, 2004)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Hẻm vực lớn Cô - Lô - ra - đô –  Một kì tích của giới tự nhiên Vực lớn Cô–lô-ra-đô của Mỹ là vực dài nhất thế giới. Nó bắt nguồn từ dòng sông nhỏ Cô-lô-ra-đô, dài 349km, rộng 6 – 28km, chỗ sâu nhất hơn 2000m. Dòng sông Cô-lô-ra-đô ngoằn ngoèo uốn lượn bên trong. Nước sông không ngừng xâm thực, xói lở, chính là nguyên nhân chủ yếu hình thành chủ yếu làm hình thành vực lớn. - Vực lớn Cô-lô-ra-đô thuộc bang A-ri-zô-na ở miền Tây nước Mỹ. Nó có vách đá dựng đứng, bên dưới hẹp, bên trên rộng. Trong vực tối âm u, tầng tầng, lớp lớp các vỉa đá nham thạch lộ ra. Chúng vẫn giữ nguyên trạng thái sơ khai. Nếu từ xa nhìn vào, do vực quanh co ta thấy chúng như hàng vạn quyển sách xếp chồng lên giá. Điều đáng ngạc nhiên là cảnh sắc trong vực thẳm thay đổi không có quy luật. Trong vực thường có sương mù tụ lại tạo thành sắc tím. Những ngày đẹp trời, trong vực có lúc biến thành sắc đỏ đột nhiên biến thành tím đỏ, vàng, lam, hoặc trắng, cuối cùng lại biến thành sắc tím. Vực Cô–lô-ra-đô là một phần cuốn sách giáo khoa địa chất sống. Từ dưới đáy vực trèo dần lên cao, tầng nọ xếp chồng tầng kia. Tầng đá cổ dưới đáy là đá phiến và mica phiến, lên trên một chút là tầng đá nguyên cổ. Cao nữa là các tầng đá thuộc đại Cổ sinh, trong đó lưu giữ hóa thạch của các loại sinh vật cổ đại diện cho từng loài ở những thế kỉ khác nhau. Kỳ tích này do đâu mà có? Theo các nhà khoa học: mấy triệu năm trước, vùng vực lớn này từng là đáy biển. Khoảng sau đại Trung sinh, lớp vỏ Trái Đất vận động mãnh liệt, nơi này dần dần nâng cao. Do lực nâng không đều, thêm vào đó áp lực lại không bằng nhau, nên tuy địa tầng vẫn duy trì được trạng thái cân bằng mà bờ bắc lại cao hơn bờ nam. Sau này, dòng sông Cô-lô-ra-đô chảy vào bên trong, trải qua hàng triệu năm xâm thực, xói mòn, vì các địa tầng có chỗ cứng, chỗ mềm nên đã bị xâm thực thành vực đến độ sau như ngày nay. (Nguồn: Những mẫu chuyện lý thú về Địa lí tự nhiên, Đoàn Mạnh Thế, NXB Giáo dục, 2004)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Địa hình miền núi và quá trình thành tạo miền núi Núi là dạng địa hình có độ cao tương đối trên 200m so với các địa hình tạo mặt bằng xung quanh. Núi có thể đứng đơn lẻ hoặc tập hợp thành dãy núi, vùng núi hoặc miền núi. Miền núi là tập hợp của nhiều vùng núi, phân bố trên một diện tích rộng lớn. Về mặt địa chất được cấu tạo bởi nhiều cấu trúc địa chất, các đá có tuổi khác nhau của vỏ lục địa được nâng lên trên mặt nước biển – đại dương hoặc đồng bằng lân cận. Về mặt hình thái, có sự phân dị rõ nét; đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu, độ cao thay đổi trên những khoảng cách không lớn. Trong miền núi, bên cạnh những địa hình dương còn có những địa hình âm: thung lũng, bồn địa tạo nên sự chênh cao tương đối từ vài trăm đến vài nghìn mét. Ví dụ: ở miền núi Tây Bắc Việt Nam, ngoài những vùng núi còn có các bồn địa: Điện Biên, Văn Chấn, Than Uyên… Về quá trình hình thành, theo thuyết Kiến tạo “Địa mảng” cho rằng miền núi tương ứng với miền có quá trình tạo núi. Đó là miền đã diễn ra các pha nâng cao uốn nếp tạo núi sau thời kỳ sụt lún mạnh của địa máng. Miền núi còn có thể hình thành bởi các đứt gãy sâu dạng khối trong các miền nền hình thành tử trước do ảnh hưởng các pha nâng cao uốn nếp của địa máng nằm kề. Địa hình miền núi hiện nay là kết quả của quá trình nâng cao Tân kiến tạo diễn ra từ kỉ Neogen tới nay với cường độ nâng cao lớn hơn cường độ bóc mòn bồi tụ. Theo thuyết “Kiến tạo màng” thì miền núi được hình thành do sự va chạm giữa các mảng thạch quyển khi di chuyển ngược chiều nhau hoặc do quá trình tách dẫn trong nội bộ mảng ở lục địa. Khi hai mảng lục địa va chạm nhau sẽ dẫn tới hiện tượng một mảng luôn xuống, mảng kia chờm lên trên. Mảng kia chờm lên trên do lực cân bằng đẳng tĩnh nên được dâng cao và các lớp đá bị uốn nếp, đứt gãy. Do các đá có độ cứng khác nhau, cấu trúc địa chất khác nhau nên dưới tác dụng của quá trình ngoại lực, bề mặt bị phá hủy và chia cắt thành vùng núi. Mảng luôn xuống, do nhiệt độ cao nên vật chất nóng chảy, độ đặc kém, chúng theo khe nứt của mảng chờm lên thoát ra ngoài mặt hình thành các trung tâm núi lửa. Trong nội bộ mảng ở lục địa, quá trình tách dãn hình thành các trũng địa hào và các vùng cao nằm kề. Dưới tác dụng của ngoại lực, các vùng cao sẽ bị chia cắt thành vùng núi. (Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương, tập 1 – Nguyễn Trọng Hiếu, Phùng Ngọc Đĩnh, NXB Sư phạm, H, 2003)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Có hai vận động kiến tạo: - Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống): Vận động này xảy ra rất chậm và trên diện tích lớn. Nó làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biến tiến, biển thoái. - Vận động theo phương nằm ngang: Vận động này làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khuu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp hình thành các miền núi uốn nếp và hiện tượng đứt gãy hình thành hẻm vực, thung lũng, các địa hào, địa lũy...

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Thuyết “Kiến tạo mảng” và thuyết “Lục địa trôi” Đây là hai luận thuyết khác nhau. Thuyết Kiến tạo mảng luận bàn về sự chuyển động của các mảng lục địa và đại dương. Thuyết này ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết Lục địa trôi của nhà bác học người Đức Vê-ghê-ne. Thuyết Lục địa trôi được Vê-ghê-ne công bố vào năm 1915 dựa vào những chứng cớ: sự khớp nhau của đường bờ biển (ví dụ bờ Đông của Nam Mĩ với bờ Tây của châu Phi); sự khớp nha u về đá và cấu trúc địa chất (ví dụ: đá có tuổi cacbon ở Anh và vùng núi Apalat ở Bắc Mĩ, các lớp phủ badan ở G-ron-len và các đảo ở Bắc Mĩ...); sự giống nhau của một số loài sinh vật cổ của Nam Mỹ và châu Phi. Vê-ghê–ne cho rằng ở đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất là siêu lục địa nguyên thủy Pan-ge–a (trong tiếng Hy Lạp: pan nghĩa là toàn bộ, gea nghĩa là đất). Ông cho rằng khoảng 150 triệu năm trước, Pan-ge–a bắt đầu nút ra thành từng mảng. Trong giai đoạn đầu lục địa Pen-ge–a tách ra thành lục địa Nam Cực, châu Úc, Ấn Độ và châu Phi – Nam Mĩ. Về sau Nam Mĩ và châu Phi và lại bị tách ra và tạo thành Đại Tây Dương. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học sau này đã có rất nhiều số liệu mới chứng tỏ không chỉ lục địa di chuyển mà các đại dương cùng với lục địa cũng chuyển động. Nhờ đó, các nhà bác học đã bổ sung, xây dựng nên học thuyết “Kiến tạo mảng” (còn gọi là thuyết Tách giãn đáy đại dương, hoặc thuyết Kiến tạo toàn cầu). Theo thuyết này thì bề mặt Trái Đất được chia thành 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng gồm cả phần lục địa và đại dương, riêng mảng Thái Bình Dương chỉ gồm có phần đại dương. Các mảng này nhẹ và nổi trên lớp vật chất dẻo quánh của Man-ti trên và di chuyển chậm chạp, trong khi di chuyển chúng có thể xô húc nhau hoặc tách xa nhau. Luận thuyết này cho rằng trước đây chừng 300 triệu năm đã tồn tại hai lục địa Gon-va-na và Lo-ra-xi–a. Đại lục Gon–va-na gồm có Nam Mĩ, châu Phi, Ấn Độ, châu Úc và lục địa Nam Cực. Địa lục Lora–xia gồm có Bắc Mĩ và Bắc Âu – Á. Sau đó hai đại lục này bị tách ra và khoảng 1 triệu năm trước thì có hình dạng như ngày nay. (Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương, tập 1 – Nguyễn Trọng Hiếu, Phùng Ngọc Đĩnh, NXB Sư phạm, H, 2003)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Các đá: macma, trầm tích, biến chất được hình thành như thế nào? Nêu đặc tính của từng nhóm đá đó. - Đá macma: là kết quả nguội lạnh của khối vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất (khối vật chất này gồm nhiều chất khác nhau). Đặc tính của đá là rất cứng, ví dụ như: đá granit, đá badan... - Đá trầm tích: được hình thành ở các miền trũng, là kết quả của sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn nhỏ như: cuội, sỏi, cát, sét... và xác sinh vật. Đá này mềm hơn đá macma, có sự phân lớp rõ rệt và chứa hóa thạch sinh vật, ví dụ như: đá vôi, sét, cát kết.... - Đá biến chất: được tạo thành từ đá macma và trầm tích bị biến chất do tác dụng của nhiệt và áp suất lớn. Đá này có thành phần hóa học, cấu trúc... bị biến đổi nhiều so với dạng ban đầu, ví dụ như: đá hoa, gơnai, phiến mica...

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/04/2024 0 bình luận

Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời? Trả lời Chuyển động biểu kiến là chuyể n động thấy bằng mắt nhưng không có thực. Do trong quá trình quay xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi hưởng, nên trong một năm ở Trái Đất người ta thấy Mặt Trời lần lượt lên thiên định tại các địa điểm từ 23°27′B cho tới 23°27′N rồi lại trở về 23°27′B. Điều đó làm cho ta có ảo giác rằng Mặt Trời di chuyển trong vùng nội chí tuyến (mà thực tế là Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời). Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/04/2024 0 bình luận

Tại sao sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lại tạo nên các mùa trong năm? - Mùa là phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. – Nguyên nhân gây ra mùa là do Trái Đất chuyển độn g xung quanh Mặt Trời và trong quá trình chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng 66°33′ với mặt phẳng Hoàng đạo và không đối phương trong không gian. Nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì thì bán cầu Nam, có thời kì Mặt Trời chiếu đều cả hai bán cầu. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và thu nhận bức xạ Mặt Trời mỗi bán cầu thay đổi trong năm gây nên hiện tượng mùa.

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22