Tại sao nước ở một số hồ lại mặn

Tại sao nước ở một số hồ lại mặn

Bởi Học văn cô Hà Huyền 25/04/2024

Tại sao nước ở một số hồ lại mặn?

Hàm lượng muối cho phép trong các hồ là dưới 20g/1 lít nước. Các hồ có hàm lượng muối cao hơn mức đó gọi là hồ mặn. Bản thân nước biển cũng chứa trung bình từ 35 – 42 gam muối/1 lít nước. Một cái hồ được gọi là siêu mặn khi nó chứa lượng muối 50g/1 lít nước trở lên. Có một số hồ nước mặn có nguồn gốc từ biển, nhưng cũng có một số hồ nước mặn do muối được kết tinh lại ở lớp đất nằm sâu dưới đáy hồ,

Người ta có thể phân biệt hai loại hồ mặn lớn:

– Loại thứ nhất gồm có những khúc của biển xưa bị tách rời sau những vận động kiến tạo. Biển Cax-pi và A—ran thực tế là những hồ vì chúng không có đường thông ra biển hoặc đại dương. Những hồ mặn khổng lồ đó là những vết tích của một biển xa xưa bị tách rời khỏi đại dương cách đây 5 triệu năm. Một phần tỉ lệ muối cao của chúng còn do tính chất của đất. Biển Chết (Tử Hải) nằm ở biên giới của I-xra-en Giooc-đa-ni, diện tích 1015

km

 

2 mặt nước thấp hơn mực nước biển 390m đã tách ra khỏi Ấn Độ Dương do vận động kiến tạo. Độ mặn của nước là 300%, cao gấp 10 lần đại dương, tỉ trọng của nước là 1,166 do đó ta có thể nằm trên hồ để đọc sách. Sở dĩ hồ có độ mặn cao như vậy vì đáy có một tầng muối dày 7km.

- Loại thứ hai gồm những hồ kín không có lối thoát nước. Chúng được hình thành ở những nơi lòng chảo (như hồ Ây–rơ ở Ôxtrâylia không sâu quá 4m) cũng như trong những vết nứt lục địa. Muối tập trung trong hồ dần dần theo độ bốc hơi của nước.

(Theo Địa lý trong trường học, tập 1 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên))

 

 

 

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22