Về lỗ thủng tầng ô-dôn
- Tầng ô–dôn trong khí quyển ngày càng mỏng đi là do tác động của con người. Từ năm 1974, các nhà khoa học đã phát hiện tác nhân chính là chất CFC (cloro fluoro carbone), một hợp chất của clo được dùng để làm lạnh các tủ lạnh, máy điều hòa không khí... Chất CFC bốc lên không khí sẽ bị các tia cực tím phân hủy, giải phóng clo và phá hủy kết cấu của ô-dôn. Một nguyên tử clo này có thể phá hủy đến 100.000 phân tử ô-dôn.
- Chất CFC khuếch tán khắp mọi nơi trên không trung. Chỉ riêng ở trên Nam cực, do điều kiện khí tượng khắc nghiệt đã hình thành một lỗ thủng tầng ôdôn. Vào mùa đông, đêm kéo dài đến 24 giờ, nhiệt độ không khí rất thấp (-40°C). Một luồng khí xoáy xoay quanh cực Nam, ngăn cách không khí lạnh khô ở cực với không khí ấm và ẩm ở đới ôn hòa. Khi nhiệt độ trong lốc xoáy hạ thấp xuống đến –90C, thì không khí ở bên trên sẽ ngưng tụ thành mây băng, gây ra sự biến đổi hóa học các hạ lô–gen (flo, clo, brôm). Vào mùa xuân của Nam cực (tháng 8), khi Mặt Trời trở lại, các chất này gây ra phản ứng phá hủy ô-dôn, tạo nên lỗ thủng ngày càng lớn. Mùa hạ đến, không khí nóng dần lên, mây tan và các chất gây ô nhiễm tạm dừng hoạt động cho đến mùa xuân năm sau. Như thế là điều kiện để phá hủy tầng 6 dân chỉ có thể xảy ra bên trên vòng lốc xoáy bao quanh cực Nam của Trái Đất.
Ở Bắc cực, băng chỉ bao phủ mặt biển nên nhiệt độ không khí ở đây cao hơn: khoảng 10°C. Điều đó ngăn cản sự hình thành vòng lốc xoáy quanh cực, nên không gây ra lỗ thủng ô-dôn.
– Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra lỗ thủng ô dân trên bầu trời Châu Nam Cực là vào năm 1982. Lỗ thủng mở rộng dần và gấp đôi vào tháng 10 – 2000. Lúc đó diện tích lỗ thủng này có diện tích rộng lớn nhất (tương đương diện tích của châu Âu). Năm 2002, các ảnh vệ tinh cho thấy lỗ thủng này đã tách ra làm hai mảng và có tổng diện tích nhỏ nhất trong vòng 10 năm gần đây.
Từ năm 1987, hơn 140 nước đã họp ở Ca-na—đa và kí nghị định thư Môn-rê-an tán thành việc hạn chế và đi đến xóa bỏ dùng CFC trong kỹ nghệ đông lạnh. Các nhà khoa học nhận thấy rõ ràng là từ năm 2002 đến nay lỗ thủng tầng ôdôn đã ngừng mở rộng. Tuy nhiên, lỗ thủng này có thể sẽ tồn tại đến hơn 40 năm nữa do các chất khí gây hiệu ứng nhà kính vẫn còn nhưng sự lạnh đi của tầng bình lưu sẽ ngăn cản những phản ứng hóa học phá hủy tầng ô–dân trong tương lai.
(Nguồn: Địa lí trong trường học, tập 3 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2004)