Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/05/2024 0 bình luận

Trải nghiệm trôi dạt đến một không gian khác: Núi Truyện ngắn mở đầu với câu trần thuật ngắn gọn, khách quan: “VỌNG ĐI VÀO NÚI”. Sự kiện có tính chất chuyển dời này thông báo một thay đổi tất yếu, đánh dấu sự chủ động của nhân vật. Ngay trong đoạn sau, người đọc đã được cung cấp thông tin về nơi chốn xuất phát của Vọng: “Vọng bỏ Hà Nội”. Bỏ lại đằng sau một miền đất hứa với nhiều cơ hội để tiến về thiên nhiên rừng núi hé lộ những tự sự và căn cớ khác. Tại đây, bối cảnh của tác phẩm khả triển thành hai nửa đối lập, không ngừng luân phiên thay thế trong dòng trần thuật và để dễ bao quát, chúng tôi lập bảng sau đây về những chia tách giữa chúng, khơi lên thực chất mục đích của việc dứt bỏ và kiếm tìm: Không gian rừng núi Không gian Hà Nội Mở ra với con đường mòn và ngã ba đường, chia hai: “cuối đường bên trái” và “cuối đường bên phải”, ứng với “nhà thờ nóc nhà có cây thập tự trong đó có nhiều người mặc áo chùng đen” và “nhà chùa trong đó có ít người hơn, mặc áo gụ thâm.” (Đậm nét trong không gian là dấu ấn tín ngưỡng, tinh thần và tôn giáo) Vắng mặt trong trục đối chiếu “Núi hoang vu và cao”, “ngút ngàn hết tầm mắt” (Không gian rộng mở đưa đến trải nghiệm trực tiếp) “…phòng chật có máy điều hòa, muốn chạm vào thiên nhiên thì đành phải nhìn mưa.” (Không gian kiềm giữ đưa đến trải nghiệm li gián) “…anh đã lội qua một con suối rộng, cũng có thể gọi là sông và anh thanh thoát bước lên đến bờ bên kia”; “Vọng chọn chỗ không cỏ sát bờ suối, cúi xuống trân trọng hôn một ụ đất xanh xám màu ghi đậm, đất âm ẩm ngai ngái một mùi thanh sạch hoang dã rừng già.” (Không gian nâng con người, giúp sức đến đích) Không rõ đích đến ở đâu. “…khi Vọng đến trước cửa gỗ tu viện trời vẫn nhờ nhờ sáng.” (Không gian tỏ rõ) “Chiều của rừng không phải xuống quá nhanh như văn học mà người miền xuôi hay tả.” (Không gian tạo dựng mập mờ và định hình sai khác) “Vọng cố nhớ lại Kinh Lạy Cha mà xưa lắm Vọng cũng đã thuộc.” (Không gian an trú) “Vọng cố muốn quên cái cuộc họp gần đây nhất, không hiểu sao hôm ấy tất cả những người dự đều mặc áo ghi xám.”  (Không gian bất an) “Rất nhiều những con thạch sùng màu xám nhạt luẩn quẩn quanh cả bốn bức tường. Lâu lắm rồi Vọng mới ngủ một mình trong khung cảnh kiểu như thế này.” (Không gian khổ ải) “Có một đêm Vọng cũng ngủ một mình giữa rừng sau bữa nhậu ở nhà một phó chủ tịch tỉnh mến khách làm rất nhiều món lạ…Đến gần sáng một cô gái thật trẻ tìm thấy Vọng, khẽ nhúc nhích không sành sỏi lắm cô bé chui vào chăn. Vọng thở dài tự biết khó giữ mình. Chiều tối qua, chủ nhà có giới thiệu, đám sơn nữ là món lạ nhất của bữa tiệc rừng.” (Không gian sung sướng chứng kiến tha hóa)   “…trước chuông nhà nguyện chừng mười phút, anh ta nhè nhẹ gõ cửa, rất ngạc nhiên khi thấy Vọng quần áo chỉnh tề ngồi giữa mịt mù khói thuốc.” (Không gian của con chiên ngoan đạo) “Vọng nhấc tấm cạc mi ca đề chức danh của mình ra khỏi tập công văn anh đang kí dở, dưới sâu đám lộn xộn đó là một phong bì phồng căng.” (Không gian của kẻ mang tội) - Không gian tôn giáo với tu viện, phòng khách nhà dòng, gắn với hình tượng Cha bề trên (vai trò dẫn dắt) và Kinh Lạy Cha (giáo lý dẫn lối) - Nhân vật chiêm ngắm, ngưỡng vọng, “nao lòng”, “nghẹn ngào”, “ngây ngất” về một vùng đất chưa biết. - Để đến đích cần trải qua khổ ải. - Không gian đời thực trần trụi, biến loạn, mọi thứ đang rệu rã, gợi đến cảm quan mạt thế.       - Nhân vật “kinh sợ”, “mỏi mệt”, tự giễu nhại chính không gian sống: “Nghệ thuật của đám thị dân gần đây hay bị ủng vì mưa.”   Xét đến cùng, “VỌNG ĐI VÀO NÚI” như cách trốn chạy tình trạng bất an thuộc về trải nghiệm thành phố. Điều này chi phối đến lượng thông tin trần thuật xoay quanh rừng núi, tu viện chiếm ưu thế hơn trong phần đầu truyện ngắn và tất cả mô tả về Hà Nội chỉ được dựng lại qua hồi tưởng. Một phản tư xuất hiện: Hà Nội trong diễn ngôn thành phố vốn là nơi chốn đại diện cho bản sắc, được gắn nhãn “thủ đô” nhưng rõ ràng đến đây ta có quyền chất vấn: Liệu những định hình trong cộng đồng tưởng tượng đã đủ toàn vẹn và trong suốt? Thành phố không đứng yên, luôn giãn nở không ngừng, là sự hội tụ của nhiều luồng đối cực: thâm trầm – năng động, giải phóng – ràng buộc, khuôn mẫu – nổi loạn. Và như vậy, núi ngoài địa điểm “du lịch để thư giãn khuây khỏa” còn đưa đến triển vọng cứu rỗi tinh thần. Nó phóng chiếu đến hình ảnh của Phật buông bỏ quyền lực, dục vọng vào rừng sâu thực hành giác ngộ. Vọng lại tiếng chuông chùa cô tịch, bắt gặp những điểm tựa giáo lý và đấng dẫn dắt lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài thiên truyện như là tín hiệu đầy hứa hẹn. Trôi dạt có lẽ để hội tụ đến đích. Tái trình hiện không gian như một trải nghiệm khác lạ ứng với mong mỏi của Vọng, nhưng liệu đây đã là nơi cần đến? “Sắp đến rồi” – câu khuyến khích của thằng bé vác thuê khi cả hai gần đến cửa tu viện – có phải vậy không? Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 5  

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/05/2024 0 bình luận

Trải nghiệm không gian trong “Mãi không tới núi” (Nguyễn Việt Hà) Dù nhận diện Nguyễn Việt Hà như người kể chuyện thú vị về Hà Nội qua ngồn ngộn những tạp văn, nhà phê bình Trương Quý trong lời giới thiệu tập “buổi chiều ngồi hát” đã không thể không nhấn mạnh đặc điểm truyện ngắn của nhà văn như sau: “Ở đây, Truyện ngắn là cái áo vừa vặn của những nỗi bâng khuâng”. Như Sisyphus, các nhân vật của Nguyễn Việt Hà đè nặng trên vai những bi kịch số phận, luôn phải nhọc nhằn vần đẩy tảng đá lên ngọn núi cao, cứ thế và cứ thế. Cụ thể, họ loay hoay trong chính không gian sống của mình, tạo ra loại hình không gian nhân vật, trải qua những dời chuyển, kéo người đọc cùng nhập cuộc trên hành trình khám phá căn tính. Trong truyện ngắn “Mãi không tới núi”, nhà văn mở ra hai không gian chủ đạo: rừng núi và thành phố (Hà Nội). Chúng trở đi trở lại, không ngừng va đập vào nhau trong cảm nhận và góc nhìn của nhân vật Vọng, khiến thế giới tác phẩm không ngừng được giãn nở. Chúng tôi xin được khái quát hóa quá trình vận động của nhân vật ứng với hai nơi chốn như sau: Từ Hà Nội với văn phòng làm việc, bệnh viện, nhà khách,…; Vọng bỏ vào Núi, lựa chọn giữa ngã ba đường rồi trôi dạt đến một tu viện với các tiểu không gian như căn phòng, nhà ăn, hành lang, nơi xưng tội,…Câu chuyện gợi lại ý niệm về những cuộc chạy trốn đã từng được tiến hành trong văn học – đến đích hoặc không, thỏa mãn hay bất an. Mỗi không gian cho nhân vật chính những trải nghiệm cùng kẻ-khác-mình, bên cạnh các vật thể còn có sự phóng chiếu những kí ức, tâm lý và suy ngẫm. Trên hành trình chuyển dịch ấy, người kể chuyện trao điểm nhìn quan sát cho Vọng, cắt ghép phân cảnh đan xen giữa hiện tại và quá khứ tạo ấn tượng tựa một mê cung “bất đắc dĩ” mà anh ta phải tìm cách hoặc thích nghi hoặc thoát ra. Chúng tôi cho rằng thao tác sơ đồ hóa không gian tác phẩm khó đươc thực hiện tối ưu bởi nó không theo đường thẳng, cũng chẳng tăng tiến đi lên mà cứ “trùng trùng điệp điệp”: mở ra rồi đóng lại, chờ đợi và vỡ lẽ, vừa riêng tư lại vừa như bị dẫn dắt. Qua đây, chúng tôi hi vọng nhận diện được cảm thức nơi chốn, diễn giải cơ chế sống và chọn lựa của nhân vật trên mỗi chặng của mình. Vậy Hà Nội trước sau có phải là một “thủ đô tráng men”, trong suốt và tráng lệ trầm mặc như những định hình thành phố qua văn chương trước đây? Rừng núi tìm về có đưa con người trở lại bản thể thuần hậu như nhiên của mình? Vọng và ta thực sự thuộc về đâu trong kiếp sống ngắn ngủi và nhiều vật lộn? Chính Nguyễn Việt Hà có lần đã chia sẻ về “Mãi không tới núi”: “Thỉnh thoảng, có một vài truyện ngắn rất quan trọng với những người viết tiểu thuyết, đặc biệt là khi nó lại của chính mình. Đại loại, nó tạo ra một sinh lực một khát khao muốn viết dài hơn rộng hơn. Với riêng tôi, Mãi không tới núi là một thứ như vậy”. Và có lẽ, chính việc kết bện các không gian là bước đầu tiên để nhà văn mở ra những chiều kích phong phú cho tác phẩm, thế giới mà nhân vật của ông – từ đầu đến cuối chỉ có một mình - cần đối diện và chấp nhận hơn là chối từ. Những trải nghiệm bắt đầu. Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/05/2024 0 bình luận

Nội dung Không gian nghệ thuật – phương tiện kiến tạo mô hình thế giới Thi pháp học xem xét không gian là hình thức tồn tại quan trọng nhất của tác phẩm nghệ thuật. Nó là môi trường sinh tồn và hiện hữu của nhân vật, chứng kiến những biến chuyển trong cảm nhận, góc nhìn về thế giới – rộng mở hay thu vén, hỗn độn hay trật tự, bình an hay bất an. Nơi chốn, do đó, thuộc trải nghiệm trong việc kiến tạo mô hình thế giới mang đậm dấu ấn chủ quan, dựng nên trong mối quan hệ với cốt truyện, thời gian, nhân vật, điểm nhìn,... Nói cách khác, nhờ hiện diện con người, không gian trở nên sinh động, không chấp nhận một đơn nghĩa duy nhất.. Nói như Iu. Lotman: “Ngôn ngữ của các quan hệ không gian không là phương tiện duy nhất để mô hình hóa thế giới, nhưng nó là quan trọng nhất và cơ bản nhất để tạo nghĩa thế giới”. Câu chuyện sẽ đưa người đọc đi từ không gian này sang không gian khác, việc trói buộc và vượt qua các chặng đều “ghi” lại những khả thể trong việc “đọc” văn bản. Nhìn rộng ra, nó góp phần tạo độ “mở” cho sự vận động, phát triển của thi pháp học, khám phá bản chất và quy luật của thế giới nghệ thuật đa chiều hơn; chứ không chỉ dừng lại ở việc soi chiếu tác phẩm từ góc độ đề tài, cảm hứng xã hội hay chính trị đơn thuần. Vấn đề đặt ra là: Khác với tiểu thuyết tái hiện thế giới trong tính toàn vẹn, bao quát của nó truyện ngắn chỉ có thể đặt nhân vật trong một không gian hạn chế hơn, liệu có nguy cơ làm hạn hẹp mô hình tạo nghĩa của tác phẩm? Không hẳn. Càng gọn gàng chặt chẽ, càng đòi hỏi ở nhà văn phẩm chất công phu tạo độ “dồn nén” trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật, đặc biệt trong cách xếp đặt, mô tả mối tương quan giữa các phạm trù nơi chốn. Nó phân biệt với những mảng, những miếng đời sống “nhẩn nhơ vụn vặt” của tạp văn và cái “ăm ắp cồn cào” của mối liên hệ trong dòng chảy vận động của tiểu thuyết. Nói cách khác, xây dựng không gian trong truyện ngắn thành công đồng nghĩa với việc tạo ra một bầu khí quyển đậm đặc để đưa người đọc sống cùng, trải nghiệm cùng. Điều này thách thức những giới hạn mô tả, trong nhiều trường hợp sức chứa không gian của truyện ngắn có khả năng cạnh tranh với biểu đạt không gian của tiểu thuyết. Tiếp cận tác phẩm từ góc độ không gian nghệ thuật, chúng tôi dựa trên gợi ý của phương pháp phân tích đi từ chiết xuất ra các cặp đối lập nơi chốn, nhận diện mối liên hệ giữa chúng thông qua sự lặp lại của những hình thức không gian – ngôn ngữ không gian, từ đây tiến tới cắt nghĩa mô hình thế giới. Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/05/2024 0 bình luận

TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích, diễn giải truyện ngắn “Mãi không tới núi” của tác giả Nguyễn Việt Hà từ các loại hình không gian nghệ thuật. Qua đó, chúng tôi mong muốn trình hiện mối quan hệ có tính trải nghiệm xa lạ giữa không gian và con người, góp phần định hình căn tính và giá trị của cõi sống bộn bề. Mô hình thế giới hiện diện với nhiều phản ảnh, làm “vỡ” ra những chất vấn về định hình thường tại của chúng ta. Từ khóa: thi pháp học, không gian nghệ thuật, xa lạ, cảm thức, căn tính, “Mãi không tới núi”, Nguyễn Việt Hà Đặt vấn đề “Có nhiều người cho rằng chỉ cần bỏ đi, tới một miền đất khác sống thì đời họ sẽ khác. Nhưng cách đó không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bởi dù ở đâu chăng nữa, bạn vẫn sẽ mang theo chính mình” (“Câu chuyện nghĩa địa” – Neil Gaiman) Mọi miền đất không bao giờ chỉ tồn tại như một không gian địa lý hay một địa danh trên bản đồ mà nó còn là giao cắt của cảm thức riêng – chung, mang dấu ấn một nền văn hóa. Văn học nghệ thuật đã chứng kiến những trình hiện và tái trình hiện không gian của con người trong suốt chiều dài lịch sử: đến và đi, quê ta và quê người, riêng tư và công cộng, xa lạ và gần gũi,…Hướng tiếp cận cảnh quan như một phạm trù nghệ thuật từ góc độ thi pháp học có thể xem là phương pháp nghiên cứu hứa hẹn nhiều triển vọng, mở ra  những kiến giải đa chiều đối với thế giới nghệ thuật. Đa phần mỗi nhà văn đều gắn văn chương của mình với những không gian đặc thù, tự vận vào mình trọng trách vẽ chân dung nơi chốn. Nguyễn Việt Hà không là ngoại lệ khi chọn lấy Hà Nội – vừa xưa cũ vừa đương đại - như một điểm đến sáng tác, bóc tách không gian sống đô thị của những cư dân loay hoay kiếm tìm bản sắc. Từ thành phố này, ông mở thêm những ngả đường để ngòi bút cứ thế khả triển, soi chiếu qua bao vùng đất, vừa giống vừa khác. Nguyễn Việt Hà qua hơn hai thập niên không chỉ viết tạp bút – dù sung sức nhất trong mảnh đất thể loại này, ông còn định hình chân dung tự họa của mình và thành phố cùng cảm thức phận người qua tiểu thuyết (“Cơ hội của Chúa”, “Khải huyền muộn”, “Ba ngôi của người”) và truyện ngắn với tập truyện "buổi chiều ngồi hát". Trong bài viết này, chúng tôi lựa chọn truyện ngắn “Mãi không tới núi” gắn với cuộc trốn chạy từ Hà Nội về rừng núi như một trải nghiệm xa lạ, gợi nên những phản tư về cảm thức nơi chốn và căn tính con người, là “mạng lưới” tự sự luôn cơi nới những chiều kích phong phú để nghĩ cùng và nghĩ tiếp. Đọc tiếp: Yếu tố không gian trong Mãi không tới núi phần 2  

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

Lớp học Văn cô Hà Huyền tại Bắc Từ Liêm Hà Nội Lớp học Văn của cô Hà Huyền tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội là một điểm sáng trong hành trình học tập của các học sinh. Cô Hà Huyền không chỉ là một giáo viên có tâm huyết, kiến thức sâu rộng mà còn là người thầy tận tình, sẵn sàng chia sẻ kiến thức và truyền đạt đam mê văn học cho học sinh. Lớp học Văn của cô Hà Huyền luôn được xây dựng trên nền tảng kiến thức vững chắc và phong phú. Cô không chỉ giảng bài một cách lý thuyết mà còn kết hợp với các hoạt động thực tế, bài tập tư duy, thảo luận nhóm để giúp học sinh hiểu sâu về tác phẩm văn học và rèn luyện kỹ năng phân tích, viết văn. Cô Hà Huyền luôn tạo điều kiện cho học sinh thể hiện bản lĩnh và sáng tạo trong việc viết văn. Bằng cách hướng dẫn và truyền cảm hứng, cô giúp học sinh phát triển khả năng viết và biểu đạt ý kiến một cách logic, sáng tạo. Nhờ đó, không chỉ kiến thức văn học mà còn kỹ năng viết của các học sinh được nâng cao mỗi ngày. Ngoài ra, lớp học Văn của cô Hà Huyền còn là nơi thúc đẩy tinh thần đồng đội, hợp tác và chia sẻ giữa các học sinh. Bằng cách tổ chức các hoạt động nhóm, thảo luận, cô Hà Huyền giúp học sinh học hỏi và trao đổi kiến thức với nhau, từ đó tạo ra môi trường học tập tích cực và phát triển toàn diện cho mỗi học sinh. Không chỉ là một giáo viên, cô Hà Huyền còn là người bạn, người đồng hành trong hành trình học tập của các học sinh. Cô luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên học sinh vượt qua khó khăn, phát huy tiềm năng của mình. Sự quan tâm và tận tâm của cô Hà Huyền đã tạo nên một môi trường học tập ấm áp và đầy ý nghĩa cho các học sinh. Lớp học Văn của cô Hà Huyền tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là nơi nuôi dưỡng tình yêu với văn học và khơi gợi khả năng sáng tạo, tư duy cho các học sinh. Với sự nhiệt huyết và sự đam mê của cô giáo, lớp học Văn trở thành nơi đầy ý nghĩa và giá trị trong quá trình học tập của các học sinh.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

Phương pháp học môn Văn nhanh nhất Để học môn Văn hiệu quả và nhanh nhất, học sinh cần áp dụng các phương pháp học tập thông minh và hiệu quả. Một số phương pháp giúp bạn học môn Văn một cách nhanh chóng và hiệu quả: - Đọc hiểu và suy nghĩ sâu về tác phẩm văn học: Bước đầu tiên quan trọng khi học môn Văn là đọc hiểu và suy nghĩ sâu về tác phẩm văn học. Hãy dành thời gian đọc kỹ từng đoạn văn, nắm vững nội dung, ngữ pháp, cấu trúc và ý nghĩa của tác phẩm để có thể trả lời câu hỏi một cách chính xác và logic. - Ghi chú và tóm tắt nội dung: Khi đọc tác phẩm văn học, hãy ghi chú và tóm tắt nội dung quan trọng để dễ dàng hồi tưởng và ôn tập sau này. Việc tóm tắt nội dung giúp học sinh tập trung vào những điểm chính và hiểu sâu về tác phẩm. - Rèn kỹ năng viết văn: Kỹ năng viết là yếu tố quan trọng trong môn Văn. Hãy rèn luyện viết bài luận, viết phân tích văn bản, viết nhận xét để cải thiện khả năng biểu đạt ý kiến và logic trong việc trình bày suy nghĩ. Thực hành viết văn thường xuyên để nâng cao kỹ năng viết của bạn. - Giải bài tập và đề thi mẫu: Việc giải bài tập và đề thi mẫu từ các năm trước giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, nâng cao khả năng làm bài và củng cố kiến thức văn học. Hãy thực hành giải bài tập và đề thi mẫu để chuẩn bị tốt cho kỳ thi hoặc kiểm tra. - Tham gia các hoạt động văn học: Tham gia các hoạt động văn học như câu lạc bộ đọc sách, tham gia hội thảo văn học, hoặc tham gia các cuộc thi viết văn là cách tốt để nâng cao kiến thức văn học và rèn luyện kỹ năng viết. - Sử dụng công cụ học tập hiệu quả: Sử dụng các công cụ học tập hiệu quả như flashcard, ứng dụng học từ vựng, sổ tay ghi chú để quản lý và hệ thống kiến thức một cách thông minh. Việc sử dụng công cụ học tập sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất học tập. - Tạo thói quen học tập đều đặn: Hãy tạo thói quen học tập đều đặn và kiên trì. Học môn Văn mỗi ngày một ít để không bị áp lực và có thể hấp thụ kiến thức một cách hiệu quả. Những phương pháp học môn Văn nhanh nhất trên sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức văn học, cải thiện kỹ năng viết và chuẩn bị tốt cho kỳ thi hoặc kiểm tra. Hãy áp dụng những phương pháp này vào thực hành để học môn Văn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

Bí quyết đỗ kì thi vào lớp 10 Đỗ kì thi vào lớp 10 là một cột mốc quan trọng trong hành trình học tập của mỗi học sinh. Để đạt được mục tiêu này, việc chuẩn bị kỹ lưỡng và áp dụng những bí quyết học tập hiệu quả là điều không thể thiếu. Dưới đây là một số bí quyết giúp học sinh vượt qua kỳ thi vào lớp 10 một cách thành công: - Xác định mục tiêu rõ ràng: Để thành công trong kỳ thi vào lớp 10, học sinh cần xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Họ cần biết đúng mình muốn đỗ vào trường nào, với điểm số mục tiêu là bao nhiêu để có kế hoạch học tập cụ thể. - Lập kế hoạch học tập: Sau khi xác định mục tiêu, học sinh cần lập kế hoạch học tập cụ thể và hiệu quả. Họ nên phân chia thời gian hợp lý cho các môn học, bao gồm Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ và các môn khác để có thể ôn tập đều đặn. - Ôn tập kiến thức cơ bản: Để đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10, học sinh cần ôn tập kiến thức cơ bản của các môn học. Đặc biệt, với môn Ngữ Văn, họ cần đọc và hiểu sâu về các tác phẩm văn học, rèn luyện kỹ năng viết và phân tích văn bản. - Giải đề thi mẫu: Việc giải đề thi mẫu từ các năm trước là cách hiệu quả giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Họ cần thực hành giải đề thi mẫu để nâng cao khả năng làm bài trong thời gian giới hạn. - Thực hành viết và làm bài tập: Kỹ năng viết và làm bài tập là yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua kỳ thi vào lớp 10. Họ cần thực hành viết bài văn, giải bài tập và phân tích văn bản thường xuyên để cải thiện khả năng biểu đạt ý kiến và logic trong việc trình bày suy nghĩ. - Nghỉ ngơi và duy trì sức khỏe: Không chỉ tập trung vào việc học tập, học sinh cũng cần duy trì sức khỏe tốt bằng cách ăn uống cân đối, tập luyện thể dục đều đặn và dành thời gian nghỉ ngơi. Sức khỏe tốt sẽ giúp họ tập trung hơn và nâng cao hiệu suất học tập. - Tự tin và lạc quan: Cuối cùng, học sinh cần tự tin và lạc quan trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10. Họ cần tin vào khả năng của mình, không bị áp lực và luôn giữ tinh thần lạc quan, kiên nhẫn trước mọi khó khăn. Những bí quyết trên sẽ giúp học sinh tự tin và thành công trong kỳ thi vào lớp 10. Bằng sự kiên trì, nỗ lực và kế hoạch học tập hợp lý, họ sẽ có cơ hội đạt được kết quả tốt và bước vào một giai đoạn mới của hành trình học tập của mình.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

Bí quyết làm văn nghị luận xã hội cực hay Viết một bài văn nghị luận xã hội cực hay đòi hỏi sự tự tin, kiến thức sâu rộng về vấn đề cũng như khả năng biểu đạt ý kiến một cách logic và thuyết phục. Một số bí quyết giúp bạn thành công trong việc viết văn nghị luận xã hội sẽ được nêu ra dưới đây: - Chọn đề tài phù hợp: Bước đầu tiên quan trọng là chọn đề tài phù hợp với sở thích và kiến thức của bạn. Hãy chọn một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm, hiểu biết và có thể đưa ra những quan điểm sâu sắc. - Nghiên cứu kỹ lưỡng: Trước khi viết, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề bạn chọn. Thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như sách báo, nghiên cứu, bài báo trên mạng và thậm chí là cuộc trò chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực. - Xác định quan điểm cá nhân: Dựa trên kiến thức đã nghiên cứu, hãy xác định quan điểm cá nhân của bạn về vấn đề đó. Hãy chắc chắn rằng quan điểm của bạn có cơ sở, logic và được bảo vệ bằng các lý lẽ thuyết phục. - Sắp xếp cấu trúc văn bản: Trước khi bắt đầu viết, hãy sắp xếp cấu trúc văn bản sao cho logic và dễ theo dõi. Bố cục bài văn nghị luận thường bao gồm phần mở đầu, phần thân và phần kết luận. - Sử dụng ngôn ngữ chính xác và mạch lạc: Khi viết văn nghị luận, hãy sử dụng ngôn ngữ chính xác, mạch lạc và tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ hoặc không chính xác. Sử dụng ví dụ cụ thể và lý lẽ thuyết phục để minh họa và bảo vệ quan điểm của bạn. - Thể hiện sự linh hoạt tư duy: Để làm văn nghị luận cực hay, hãy thể hiện sự linh hoạt tư duy bằng cách đưa ra những quan điểm mới mẻ, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và đưa ra giải pháp sáng tạo. - Kiểm tra và chỉnh sửa: Sau khi viết xong, hãy kiểm tra và chỉnh sửa bài văn một cách kỹ lưỡng. Đảm bảo rằng bài văn của bạn không chỉ chính xác về ngữ pháp và cấu trúc mà còn thể hiện đầy đủ ý kiến và lý lẽ thuyết phục. Viết văn nghị luận xã hội cực hay không chỉ là cách thể hiện quan điểm cá nhân mà còn là cơ hội để bạn thể hiện khả năng tư duy, biểu đạt ý kiến và thuyết phục người đọc. Bằng việc áp dụng các bí quyết trên cùng với sự sáng tạo và tự tin, bạn sẽ có thể viết nên những bài văn nghị luận xã hội đầy ấn tượng và ảnh hưởng.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

Bí quyết thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn cực đơn giản Việc thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn không chỉ đánh giá kiến thức của học sinh mà còn đòi hỏi kỹ năng sáng tạo, phân tích và biểu đạt ý kiến một cách logic và rõ ràng. Tuy nhiên, với một số bí quyết và chiến lược học tập đơn giản, học sinh có thể tự tin vượt qua kỳ thi môn Ngữ Văn một cách hiệu quả. - Hiểu rõ cấu trúc đề thi: Bước đầu tiên quan trọng khi chuẩn bị cho kỳ thi môn Ngữ Văn là hiểu rõ cấu trúc đề thi. Học sinh cần tìm hiểu về các dạng câu hỏi thường gặp như viết bài luận, phân tích đoạn văn, điền từ vào chỗ trống, hoặc trắc nghiệm. Việc hiểu rõ cấu trúc đề thi sẽ giúp họ tự tin và chuẩn bị kế hoạch học tập hợp lý. - Luyện tập đề thi mẫu: Học sinh nên tìm kiếm và giải các đề thi mẫu từ các năm trước để làm quen với định dạng và cấu trúc của đề thi. Việc luyện tập đề thi mẫu giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài, quản lý thời gian và củng cố kiến thức văn học. - Đọc và suy nghĩ sâu về văn bản: Để làm tốt các dạng câu hỏi phân tích văn bản, học sinh cần đọc và suy nghĩ sâu về các tác phẩm văn học. Họ cần nắm vững nội dung, ngữ pháp, cấu trúc và ý nghĩa của các tác phẩm để có thể trả lời câu hỏi một cách chính xác và logic. - Làm bài tập rèn kỹ năng viết: Kỹ năng viết là một yếu tố quan trọng trong kỳ thi môn Ngữ Văn. Học sinh cần luyện tập viết bài luận, viết phân tích văn bản, hoặc viết nhận xét để cải thiện khả năng biểu đạt ý kiến và logic trong việc trình bày suy nghĩ. - Tham gia học tập nhóm: Học cùng nhóm bạn có thể giúp học sinh trao đổi kiến thức, ý kiến và cùng nhau giải quyết các vấn đề khó khăn trong quá trình học tập. Tham gia các nhóm học tập cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp và học hỏi từ nhau. - Thực hành là chìa khóa thành công: Cuối cùng, thực hành là chìa khóa quan trọng giúp học sinh tự tin và thành công trong kỳ thi môn Ngữ Văn. Học sinh cần thực hành làm bài tập, viết bài, phân tích văn bản thường xuyên để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài. Việc thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn không phải là điều khó khăn nếu học sinh áp dụng các bí quyết và chiến lược học tập đơn giản trên. Bằng sự kiên trì, nỗ lực và chuẩn bị kỹ lưỡng, học sinh sẽ có cơ hội đạt được kết quả tốt trong kỳ thi và tiến xa trên con đường học văn của mình.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

Bí quyết đạt điểm cao môn Ngữ Văn Để đạt điểm cao môn Ngữ Văn, học sinh cần áp dụng những bí quyết và chiến lược học tập hiệu quả. Môn Ngữ Văn không chỉ đòi hỏi kiến thức vững chắc về văn học mà còn yêu cầu sự tự tin, tư duy sáng tạo và khả năng phân tích sâu vấn đề. Dưới đây là một số bí quyết giúp học sinh đạt điểm cao môn Ngữ Văn: - Đọc và hiểu sâu văn bản: Để viết tốt, học sinh cần phải đọc và hiểu sâu về các tác phẩm văn học. Họ cần tìm hiểu về tác giả, bối cảnh sáng tác, ý nghĩa và thông điệp của tác phẩm để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc. Việc hiểu rõ văn bản sẽ giúp học sinh phân tích và đánh giá chính xác hơn. - Luyện viết thường xuyên: Kỹ năng viết là yếu tố quan trọng giúp học sinh thể hiện suy nghĩ và ý kiến của mình. Họ cần luyện viết thường xuyên, từ viết bài văn ngắn đến viết bài luận dài. Qua việc luyện viết, học sinh sẽ cải thiện khả năng biểu đạt và trình bày ý kiến một cách logic và rõ ràng. - Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Để phát triển khả năng sáng tạo và tư duy, học sinh nên tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, câu lạc bộ văn học hoặc tham gia các cuộc thi văn học. Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng mà còn mở rộng kiến thức và tạo cơ hội giao lưu, học hỏi từ người khác. - Học từ người khác: Học sinh nên tận dụng cơ hội học hỏi từ người thầy, bạn bè hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực văn học. Họ có thể nhận được những góp ý, phản hồi xây dựng để cải thiện kỹ năng viết và phân tích văn học của mình. - Thực hành phân tích văn bản: Kỹ năng phân tích văn bản là một yếu tố quan trọng giúp học sinh đạt điểm cao môn Ngữ Văn. Họ cần thực hành phân tích các đoạn văn, bài thơ để hiểu rõ cấu trúc, ngôn ngữ, ý nghĩa và tác dụng của từng phần trong tác phẩm. - Ôn tập và chuẩn bị kỹ lưỡng trước kỳ thi: Trước khi bước vào kỳ thi, học sinh cần ôn tập và chuẩn bị kỹ lưỡng với các dạng bài thi, các tác phẩm văn học quan trọng. Họ cần làm bài tập, giải đề thi mẫu để làm quen với cấu trúc đề thi và rèn luyện thời gian làm bài. Vậy để đạt điểm cao môn Ngữ Văn, học sinh cần có sự kiên trì, nỗ lực và chiến lược học tập hợp lý. Bằng việc áp dụng các bí quyết trên, họ sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng viết và phân tích văn học, từ đó nâng cao thành tích học tập và đạt điểm cao trong môn học quan trọng này.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

Phương pháp học Ngữ Văn mới nhất hiện nay - học theo hướng phát triển tư duy năng lực - Không phải học thuộc lòng Đến với lớp học văn cô Hà Huyền để học theo phương pháp mới Trong thời đại hiện đại ngày nay, việc học Ngữ Văn không còn chỉ là việc thuần thục kiến thức lý thuyết hay việc ghi nhớ các bài thơ, văn bản mà còn là quá trình phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh. Phương pháp học Ngữ Văn mới nhất hiện nay đặt trọng tâm vào việc khuyến khích học sinh suy nghĩ sáng tạo, phê phán, tư duy, thay vì chỉ đơn thuần học thuộc lòng như trước đây. Học theo hướng phát triển tư duy năng lực trong môn Ngữ Văn không chỉ giúp học sinh hiểu sâu hơn về nội dung văn học mà còn giúp họ phát triển khả năng phân tích, tự suy luận và đánh giá. Thay vì chỉ đọc hiểu và ghi nhớ, học sinh được khuyến khích suy nghĩ và tự đưa ra nhận xét, ý kiến riêng về tác phẩm mà họ đọc. Qua đó, họ sẽ học được cách tư duy logic, phân tích sâu vấn đề, và xây dựng quan điểm cá nhân một cách chặt chẽ hơn. Trong phương pháp học Ngữ Văn mới, việc không phải học thuộc lòng được coi là một yếu tố quan trọng. Thay vì nhớ trên lý thuyết, học sinh được khuyến khích tìm hiểu, nắm bắt ý nghĩa sâu xa của các tác phẩm văn học thông qua việc thảo luận, tranh luận và tự biểu đạt ý kiến. Họ được khuyến khích sử dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế, từ đó phát triển khả năng sáng tạo và tư duy linh hoạt. Để học theo phương pháp mới này, nhiều học sinh đã chọn đến với lớp học văn của cô Hà Huyền. Cô Hà Huyền không chỉ là một cô giáo giỏi với kiến thức sâu rộng về văn học mà còn là một người hướng dẫn tận tình, động viên học sinh phát triển khả năng sáng tạo và tư duy. Bằng cách tạo ra môi trường học tích cực, cô Hà Huyền đã giúp học sinh tự tin thể hiện quan điểm, phê phán và sáng tạo trong việc giải thích, trình bày ý kiến của mình. Nhờ phương pháp học Ngữ Văn mới này, học sinh không chỉ rèn luyện được kiến thức văn học mà còn phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo và tự tin trong việc trình bày ý kiến. Điều này giúp họ trở thành những người trẻ tự tin, có khả năng phân tích sâu vấn đề và đưa ra những giải pháp sáng tạo trong cuộc sống. Phương pháp học Ngữ Văn mới hiện nay không chỉ là một cách tiếp cận giáo dục tiến bộ mà còn là cơ hội để học sinh phát triển toàn diện về tư duy và năng lực.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÍ HẬU, SINH VẬT VÀ ĐẤT  Điền nội dung thích hợp vào bảng Thảm thực vật Kiểu khí hậu Nhóm đất chính Đài nguyên Cận cực lục địa Đài nguyên Rừng lá kim Ôn đới lục địa lạnh Pốt-dôn Thảo nguyên Ôn đới lục địa nửa khô hạn Đen Cây bụi lá cứng cận nhiệt và rừng Cận nhiệt Địa Trung Hải Đỏ nâu Xavan Nhiệt đới lục địa Đỏ, nâu đỏ Rừng nhiệt đới ẩm Nhiệt đới gió mùa Đỏ vàng (feralit)   Câu 2: Nhận xét mối quan hệ giữa khí hậu, thực vật và đất ở Việt Nam. Khí hậu thay đổi theo độ cao kéo theo sự phân bố theo đai cao của thực vật và đất: + Ở độ cao dưới 600 – 700mm: nhiệt độ cao > 20°C, lượng mưa từ 1.500 – 1.800mm, rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá phát triển và đất đỏ vàng. + Lên độ cao 600 - 700m đến 1.600 – 1.700m: nhiệt độ giảm xuống còn 15 – 20°C, lượng mưa tăng lên > 2.000mm, phát triển rừng cận nhiệt ẩm thường xanh trên núi và đất mùn vàng đỏ trên núi. + Ở độ cao từ 1.600 – 1.700m đến 2.600m: nhiệt độ giảm xuống còn < 15°C, lượng mưa lớn > 2.000mm, phát triển rừng rêu cận nhiệt đới mưa mù và đất mùn thô trên núi.  

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

Đất feralit Loại đất này có màu đỏ vàng và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: đất la-tê-rit, fralitic, đất feralit, đất alit, đất la-tô-sol, nhưng thuật ngữ feralit hay được dùng hơn cả. Đất này chiếm 1/5 diện tích các lục địa, phân bố trên những vùng rộng lớn của Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á… Đất hình thành trong điều kiện nhiệt ẩm cao rất thuận lợi cho quá trình phong hóa và hình thàn h đất. Thảm thực vật phát triển mạnh. Rừng mọc rậm rạp, cổ nhiều loài ở nhiều tầng. Sinh khối thực vật trung bình trên 5000 tạ/ha vật chất hữu cơ khô, cung cấp một lượng vật chất hữu cơ lớn nhưng bị phân hủy ngay trong năm đầu khi chúng rơi xuống đất và sự hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật và động vật. Lượng mưa lớn của miền khí hậu nhiệt đới ẩm cũng tăng cường quá trình rửa trôi. Lớp vỏ phong hóa rất dày do điều kiện nhiệt ẩm thuận lợi cho quá trình phong hóa hóa học và sinh học. Quá trình fralit hóa diễn ra như sau: Các đá và khoáng, nhất là nhóm silicat bị phong hóa mạnh mẽ thành các khoáng thứ sinh. Một phần khoáng thứ sinh có thể tiếp tục bị phá hủy tạo nên các oxit sắt, nhôm, silic đơn giản. Cùng với sự phá hủy đó, các chất ba-dơ và một phần oxit silic cũng bị rửa trôi, làm cho tỉ lệ phần trăm của Fe(OH)3 và Al(OH)3 so với các chất khác trong đất tăng lênn. Quá trình tích lũy Fe và Al này được gọi là quá trình Feralit, quá trình này tạo nên các loại đất đỏ vàng miền nhiệt đới ẩm do hàm lượng sắt cao, phần lớn dưới dạng các oxit khác nhau. Đất feralit có những đặc điểm chính như: Có lượng khoáng nguyên sinh thấp; giàu hydroxit sắt, nhôm, mangan; có lượng khoáng sét kaolinit lớn; axit fun-vô-nic chiếm ưu thế trong các axit mùn. Đất feralit thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, cao su, canhkina.... (Theo Địa lí tự nhiên đại cương, tập 3 – Nguyễn Kim Chương (chủ biên), NXB Sư phạm, H., 2004))

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 27/04/2024 0 bình luận

Nguồn gốc đất phèn Đất phèn là loại đất trong thành phần khoáng chứa nhiều sunfua (FeS, FeS2,) và sunfat sắt, nhôm (FeSO4, Fe2(SO4)3, Al2(SO4)3) gây chua rất mạnh làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, nhất là lúa và hoa màu.   Việt Nam là nước có diện tích đất phèn vào loại lớn nhất thế giới (khoảng 2 triệu ha), chủ yếu phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, ngoại thành TP Hồ Chí Minh và một số ở Đồng bằng sông Hồng. Do có diện tích lớn và gây ảnh hưởng mạnh đến năng suất cây trồng nên việc tìm hiểu nguồn gốc và tính chất của loại đất này để tiện cho việc cải tạo và sử dụng là rất cần thiết. Sự hình thành các vùng đất phèn phần lớn tập trung chủ yếu là vùng bờ biển nhiệt đới có rừng ngập mặn. Quá trình phèn hóa trải qua hai giai đoạn: + Giai đoạn tích lũy lưu huỳnh: các hợp chất hữu cơ chứa nhiều lưu huỳnh do xác thực vật (sú, vẹt, tràm...) bị phân hủy ở điều kiện yếm khí tạo nên các sunfua (chủ yếu là FeS2). + Giai đoạn oxy hóa các sunfua hình thành đất phèn xảy ra vào mùa khô. Mùa khô nhiệt độ cao, nắng gắt, không mưa làm cho đất bị khô hạn, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh, các sunfua bị oxi hóa thành các sunfat và axit sunfuric. Axit này xâm nhập vào keo sét chứa nhôm, sắt tạo nên sunfat nhôm (phèn nhôm) hoặc sunfat sắt (phèn sắt). Để cải tạo và sử dụng tốt đất phèn hiện nay chúng ta dùng biện pháp tổng hợp: dùng thủy lợi dẫn nước ngọt vào rửa phèn kết hợp với dùng nước ém phèn trong mùa khô, lên liếp, dùng giống kháng chịu phèn, dùng vôi để khử chua... (Theo Địa lý trong trường học, tập 1 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên) và Địa lí tự nhiên đại cương, tập 3 – Nguyễn Kim Chương (chủ biên) ), NXB Sư phạm, H, 2004)      

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 26/04/2024 0 bình luận

Dòng biển lớn nhất trong đại dương thế giới Dòng biển lớn nhất là dòng chảy quanh Châu Nam Cực. Đó là dòng nước lạnh. Hài lưu này chảy quanh Nam Cực theo chiều từ Tây sang Đông. Chiều rộng của nó thay đổi khoảng từ 200 đến 300 km. Phía trên mặt hải lưu này chảy với vận tốc trung bình dưới 1km/h. Nó nhào trộn một lượng nước rất lớn: 270 triệu m3/s ở đoạn cực Nam của châu Mĩ và bán đảo Nam Cực.   Hải lưu khổng lồ này chảy được là nhờ sức đẩy của gió Tây ở Nam bán cầu. Những thủy thủ thường gọi là "gió gần thứ 40” vì những ngọn gió này thôi trong khoảng vĩ tuyến 40 – 50° Nam. Trong phần Địa Cầu này có rất ít đảo nhô lên trên mặt biển, vì thế những luồng gió này không gặp bất cứ trở ngại nào cả, chúng thôi với một sức mạnh dữ dội. Vùng này chính là nơi có những cơn bão biển tàn khốc, vô cùng nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. (Nguồn: Trái Đất này là của chúng mình – Lê Huy Hòa, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001)      

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 26/04/2024 0 bình luận

Nguyên nhân sinh ra các hải lưu. - Nguyên nhân chính quan trọng nhất là do gió. Các loại gió khá mạnh, ổn định (gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch...) làm hình thành các dòng biển quan trọngg. Gió mùa cũng sinh ra các dòng đổi hướng theo mùa. Ngày nay, người ta phân biệt hải lưu gió (khi có gió tác động trực tiếp) và hải lưu trôi (khi không có gió tác động trực tiếp). – Các hải lưu còn sinh ra do sự chênh lệch về mật độ hay tỷ trọng của nước biển mà nguyên nhân sâu xa là sự khác biệt về nhiệ t độ và độ muối trong đại dương, khi đó nước sẽ từ nơi mặn chảy về nơi nhạt hơn và nước từ nơi có nhiệt độ cao chảy về nơi có nhiệt độ thấp... - Các hải lưu còn có thể được tạo thành do sự tích tụ nước gây nên bởi sự khác nhau về áp suất thủy tĩnh tại những nơi khác nhau của đại dương tại cùng một mực nước. Sự tích tụ nước có thể do sự biến thiên mực nước dưới tác dụng thổi dồn của gió hoặc có thể do các dòng nước sông chảy tới... Khi đó mặt nước ở nơi nước bị chuyển đi để tích tụ chỗ khác sẽ thấp hơn mặt nước xung quanh và để bù vào chỗ hạ thấp đó, nước ở nơi khác sẽ chuyển đến bổ sung, tạo thành dòng biển. (Theo Địa lí tự nhiên đại cương, tập 2 – Hoàng Ngọc Oanh (chủ biên), NXB Sư phạm, H, 2004.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 26/04/2024 0 bình luận

Đi vào vùng sâu thẳm của đại dương - 10m: Trong những mét nước đầu tiên dưới bề mặt đại dương, ánh sáng, ôxy và khí cacbonic tràn đầy do tiếp xúc với khí quyển. Đây là vùng nuôi dưỡng của đại dương, nơi mà thực vật phát triển mạnh. Lớp sinh vật nổi có thể sinh sôi nảy nở nhờ một quá trình sinh học trong đó năng lượng Mặt Trời được sử dụng để tạo ra các hợp chất hữu cơ không thể thiếu cho sự sống. Phù du sinh vật được phân bố trên trên nhiều mét độ sâu làm nhiệm vụ một kho dự trữ cho hệ động vật. Làn nước trên mặt này cũng là khu nuôi dưỡng cho nhiều giống loài. - 30m: Vùng ánh sáng nước này là nơi sinh tồn của san hô trong các biển nhiệt đới. Nó tập hợp gần 1/4 tổng số các giống loài của biển đến đây để săn mồi hoặc ẩn náu. Phần lớn cá ở những vùng này có màu sắc đậm để hòa lẫn với môi trường và thoát khỏi các loài săn mồi. Bắt đầu từ –10m những con cá màu đỏ biến đi và chỉ có những con màu xanh lơ, màu lá cây tồn tại ở độ sâu tới -30m, nơi chỉ còn 3% ánh sáng xuyên tới. - 200m: Ánh sáng Mặt Trời xuyên xuống rất khó khăn đó là vùng hoàng hôn kéo sâu xuống tới –1000m, nước trở nên lạnh, không loài thực vật nào sống nổi do thiếu ánh sáng. Những con cá nhà táng giữ kỷ lục về lặn sâu trong vùng nước có ánh sáng mờ ảo này. Trong động vật có vú, cá nhà táng giữ kỷ lục về lặn sâu (ít nhất là 2250m), có thể chịu áp suất lớn gấp 200 lần so với trên mặt nước. Mỗi đêm hàng triệu động vật sống trong vùng nước này bơi ngược lên để ăn thức ăn (đó là những chất hữu cơ được tạo ra từ sự phân hủy xác chết và cặn bã từ trên mặt nước, rơi xuống liên tục). Đó là cuộc di cư hàng ngày lớn nhất thế giới. - 4000m: cuộc sống sinh sôi, nảy nở mạnh trong những suối có độc tố ở đáy đại dương. Đó là vùng tối kéo sâu tới các hẻm vực. Ánh sáng không thể tới và hiếm oxy. Riêng khu vực này có tới 15% giống loài biển có thể sống ở đáy sâu. Dọc theo các sống núi đại dương có những suối nóng phun ra những chất lỏng có nhiệt độ từ 200 – 300°C. Tuy nhiên sự sống vẫn phát triển mạnh quanh các suối đó với một mật độ vật chất sống có khi vượt quá hàng chục kg. Do đó từ nay người ta biết rằng sự sống có thể xuất hiện, tồn tại trong môi trường khắc nghiệt và không có ánh sáng. (Theo Địa lý trong trường học, tập 4 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2005)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 26/04/2024 0 bình luận

Tại sao độ muối ở các đại dương lại thay đổi theo vĩ độ? Trả lời Độ muối ở các đại dương thay đổi theo vĩ độ do sự khác nhau về tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông đổ vào các đại dương: - Dọc Xích đạo độ muối thấp 34,5%%, tuy độ bốc hơi lớn nhưng lượng mưa lớn và lượng nước từ sông ngòi đổ ra đại dương lớn. - Vùng chí tuyến độ muối cao 36,8% do khí hậu khô nóng, độ bốc hơi lớn, mạng lưới sông ngòi ít phát triển. – Gần hai cực độ muối thấp 34% chủ yếu do khí hậu lạnh giá hạn chế sự bốc hơi.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

Tại sao nước ở một số hồ lại mặn? Hàm lượng muối cho phép trong các hồ là dưới 20g/1 lít nước. Các hồ có hàm lượng muối cao hơn mức đó gọi là hồ mặn. Bản thân nước biển cũng chứa trung bình từ 35 – 42 gam muối/1 lít nước. Một cái hồ được gọi là siêu mặn khi nó chứa lượng muối 50g/1 lít nước trở lên. Có một số hồ nước mặn có nguồn gốc từ biển, nhưng cũng có một số hồ nước mặn do muối được kết tinh lại ở lớp đất nằm sâu dưới đáy hồ, Người ta có thể phân biệt hai loại hồ mặn lớn: – Loại thứ nhất gồm có những khúc của biển xưa bị tách rời sau những vận động kiến tạo. Biển Cax-pi và A—ran thực tế là những hồ vì chúng không có đường thông ra biển hoặc đại dương. Những hồ mặn khổng lồ đó là những vết tích của một biển xa xưa bị tách rời khỏi đại dương cách đây 5 triệu năm. Một phần tỉ lệ muối cao của chúng còn do tính chất của đất. Biển Chết (Tử Hải) nằm ở biên giới của I-xra-en Giooc-đa-ni, diện tích 1015 km   2 mặt nước thấp hơn mực nước biển 390m đã tách ra khỏi Ấn Độ Dương do vận động kiến tạo. Độ mặn của nước là 300%, cao gấp 10 lần đại dương, tỉ trọng của nước là 1,166 do đó ta có thể nằm trên hồ để đọc sách. Sở dĩ hồ có độ mặn cao như vậy vì đáy có một tầng muối dày 7km. - Loại thứ hai gồm những hồ kín không có lối thoát nước. Chúng được hình thành ở những nơi lòng chảo (như hồ Ây–rơ ở Ôxtrâylia không sâu quá 4m) cũng như trong những vết nứt lục địa. Muối tập trung trong hồ dần dần theo độ bốc hơi của nước. (Theo Địa lý trong trường học, tập 1 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên))      

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 25/04/2024 0 bình luận

                  Sự tuần hoàn của nước                     Nước trong tự nhiên không ngừng chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, hoàn thành những vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. Sự bốc hơi của nước trên bề mặt đại dương, sự ngưngg đọng của hơi nước trong khí quyển và sự rơi của nước trên bề mặt đại dương tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ. Nhưng khi hơi nước được các dòng không khí chuyển vào đất nổi, sự tuần hoàn của nước trở thành phức tạp hơn. Một phần nước rơi trên bề mặt đất nổi bị bốc hơi và quay trở lại khí quyển, phần khác theo con đường ở trên bề mặt đất và ở dưới bề mặt đất chảy vào những nơi thấp của địa hình, cung cấp nước cho các con sông và các bồn nước tù. Quá trình bốc hơi của nước và rơi xuống thành mưa trên đất nổi có thể được lặp lại nhiều lần, nhưng cuối cùng hơi nước từ ngoài đại dươn g được chuyển vào đất nổi bởi các dòng không khí, lại quay trở lại đại dương bằng các sông ngòi và các dòng ngầm, đã hoàn thành vòng tuần hoàn lớn của mình. Trong sự tuần hoàn chung của hơi nước, nước khí quyển tỏ ra rất di động. Lượng hơi nước trung bình trong khí quyển vào khoảng gần 13.000km3 nước, nhưng lượng nước mưa hàng năm trên Trái Đất là 519.000 km3, do vậy mà lượng hơi nước trong khí quyển phải quay vòng 40 lần trong một năm nghĩa là cứ 9 ngày đêm phải thay đổi một lần. Phải chi dùng quá 20% năng lượng Mặt Trời đi tới Trái Đất để bốc hơi 519km3 nước, nhưng lượng nhiệt chỉ dùng vào sự bốc hơi (60cal/g) lại được giải phóng lại khi hơi nước ngưng đọng. Như vậy, sự tuần hoàn của hơi nước còn kéo theo sự tuần hoàn của năng lượng nhiệt. (Theo Những quy luật địa lý chung của Trái Đất – X.V. Kalexnik, NXB Khoa học – Kĩ thuật, 1973)                            

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22