Nguồn gốc đất phèn
Đất phèn là loại đất trong thành phần khoáng chứa nhiều sunfua (FeS, Fe
Việt Nam là nước có diện tích đất phèn vào loại lớn nhất thế giới (khoảng 2 triệu ha), chủ yếu phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, ngoại thành TP Hồ Chí Minh và một số ở Đồng bằng sông Hồng. Do có diện tích lớn và gây ảnh hưởng mạnh đến năng suất cây trồng nên việc tìm hiểu nguồn gốc và tính chất của loại đất này để tiện cho việc cải tạo và sử dụng là rất cần thiết.
Sự hình thành các vùng đất phèn phần lớn tập trung chủ yếu là vùng bờ biển nhiệt đới có rừng ngập mặn. Quá trình phèn hóa trải qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn tích lũy lưu huỳnh: các hợp chất hữu cơ chứa nhiều lưu huỳnh do xác thực vật (sú, vẹt, tràm...) bị phân hủy ở điều kiện yếm khí tạo nên các sunfua (chủ yếu là FeS2).
+ Giai đoạn oxy hóa các sunfua hình thành đất phèn xảy ra vào mùa khô. Mùa khô nhiệt độ cao, nắng gắt, không mưa làm cho đất bị khô hạn, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh, các sunfua bị oxi hóa thành các sunfat và axit sunfuric. Axit này xâm nhập vào keo sét chứa nhôm, sắt tạo nên sunfat nhôm (phèn nhôm) hoặc sunfat sắt (phèn sắt).
Để cải tạo và sử dụng tốt đất phèn hiện nay chúng ta dùng biện pháp tổng hợp: dùng thủy lợi dẫn nước ngọt vào rửa phèn kết hợp với dùng nước ém phèn trong mùa khô, lên liếp, dùng giống kháng chịu phèn, dùng vôi để khử chua...
(Theo Địa lý trong trường học, tập 1 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên) và Địa lí tự nhiên đại cương, tập 3 – Nguyễn Kim Chương (chủ biên) ), NXB Sư phạm, H, 2004)