Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
Hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp là đề tài được nhiều thi nhân và văn nhân quan tâm. Đó là những anh hùng áo vải, sẵn sàng hi sinh tính mạng cho sự nghiệp của Tổ quốc. Trong những thi nhân đó ta phải kể đến nhà thơ Chính Hữu với tác phẩm nổi tiếng là Đồng Chí. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về đề tài người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc
Thân bài:
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác vào đầu năm 1948 - thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị để giới thiệu về xuất thân của người lính, họ hiện lên là những người có chung hoàn cảnh vất vả, khó khăn.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn que n nhau
Chính Hữu tuy không chỉ đích danh, quê quán nơi cư trú từng người, song ta bắt gặp thành ngữ quen thuộc “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” thể hiện rõ nhất xuất thân của người lính, câu thơ cũng giống như lời giãi bày tâm sự. Họ là những người đến từ mọi miền tổ quốc từ đồng bằng ven biển ngập mặn cho đến vùng trung du miền núi với đất đá khô cằn. Quê hương xa cách nhau mỗi người một nơi nhưng cùng chung một cái nghèo, cái lam lũ, khó nhọc của người dân thời kháng chiến. Những nét tương đồng đó đã khiến họ từ xa lạ đã gắn kết, xích lại gần nhau, họ đã trở thành bạn bè thân thiết và cùng hàng ngũ cách mạng có chung lí tưởng.
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” được tác giả sử dụng điệp từ và hoán dụ đã diển tả đầy đủ và trọn vẹn sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ. Hình ảnh “súng bên súng” đã diễn tả những người lính có cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ cách mạng vì sự nghiệp giải phóng cho quê hương, dất nước. Còn hình ảnh “đầu bên đầu” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho sự gắn bó, kề vai sát cánh, sống chết có nhau. Khi màn đêm buông xuống cái rét của đêm rừng Việt Bắc đã cho thấy sự sẻ chia, đồng cảm của tình đồng đội, họ cùng đắp một tấm chăn mỏng để xoa đi cái lạnh buốt giá, cái khó khăn, gian khổ của núi rừng. Tấm chăn mỏng đã sưởi ấm tinh bạn, tình đồng chí và họ đã trở thành tri kỉ. Đồng chí! Một câu kết thúc đoạn rất đặc biệt cùng với dấu chấm cảm như một lời khẳng định tình đồng chí thật thiêng liêng và cao quí. Và tất cả sự sẻ chia, đặc biệt ấy là cơ sở cho tình đồng đội, đồng chí của toàn bài thơ, đồng thời nó có sức vang dội và ngân nga mãi trong lòng người đọc.
Những câu thơ tiếp theo tác giả đã tiếp tục mở ra những biểu hiện cụ thể và cảm động về tình đồng chí giữa những người lính trong hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh, từ đồng cảnh họ thành đồng cảm.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Nếu chiến tranh không xảy ra thì họ vẫn là nhũng người nông dân “chân lấm tay bùn” nhưng khi đất nước bị xâm lăng, tinh thần dân tộc thôi thúc, họ lên đường theo tiếng gọi của non sông và họ đã trở thành người cách mạng. Ruộng nương, nhà cửa gửi lại hậu phương là những người bạn ở nhà. Hình ảnh “gian nhà không mặc kệ gió lung lay” gây xúc động đến nao lòng. Nhà trống, không tài sản, xiêu vẹo bởi gió lung lay gợi ra hoàn cảnh nghèo khó đến tận cùng của người lính. Từ “mặc kệ” mộc mạc như cách nói của người dân quê chất phác vang lên, ẩn chứa một thái độ ra đi kiên quyết, mạnh mẽ, dứt khoát vào chốn sa trường vì họ hiểu rằng: nước nhà chưa yên, thì gia đình, cuộc sống ở chốn làng quê cũng không thể yên được. Bỏ lại chuyện riêng tư như người trí thức thành thị “xếp bút nghiên lên đường”, họ sẵn sàng ra đường hi sinh cho dân tộc.
Họ lên đường vì nghĩa lớn nhưng quê hương luôn khiến họ trào dâng nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Nói quê hương nhớ người lính là hình ảnh nhân hóa nhưng thực chất là người đi lính nhớ nhà, nhất là gốc đa, giếng nước, mái đình, nơi hò hẹn mỗi mùa trăng về, nơi chứng kiến cuộc chia ly buổi lên đường... những kỉ niệm ấy luôn neo đậu trong tâm tư và họ sẻ chia cho nhau, đồng cảm niềm vui, nỗi buồn.
Đọc tiếp: Phân tích bài thơ Đồng chí phần 2