Thời gian của hoài niệm, tương lai
Hai bình diện không gian và thời gian nghệ thuật được coi là quan trọng nhất đối với cấu tạo thế giới nghệ thuật. Hai yếu tố này không chỉ gắn bó với nhau mà còn hòa trộn thành chỉnh thể: Không gian là phương tiện biểu hiện thời gian và ngược lại. Như vậy, cùng với hai không gian nghệ thuật: Không gian quá khứ và không gian hiện tại – tương lai thì trong bài thơ “Cây trám chua” ta cũng có cặp thời gian tương tự: Thời gian quá khứ và Thời gian hiện tại – tương lai.
Thời gian của quá khứ hiện lên với những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Đó là “Những ngày chăn trâu trên núi/ Ớt muối xuýt xoa cay/Môi hồng nước mắt chảy”. Thời gian trong bài thơ đã được nhà thơ dồn nén, cô đọng để thể hiện những cái gì hay nhất, tinh túy nhất. Đó chính là tính hư cấu – một đặc trưng nghệ thuật của thời gian nghệ thuật. Khổ đầu nhà thơ kể về cây trám từ thời ông còn chưa sinh ra, và “cây trám đầu bản/ Mởn xanh bốn mùa”. Tới khổ hai thì cây trám đó đã “thành cây cổ thụ” còn “chúng mình vừa sinh”.
Thời gian cứ thế tiếp tục trôi đi, tới khổ sáu, thời gian của hiện tại và tương lai hiện lên rõ nét, nhà thơ đã trưởng thành, còn cây trám vẫn ở đó “Lá trám tỏa cho lòng người bản ta gắn kết/ Cây trám vút cao để người đi biết nhớ đường về”. Ta thấy ở đây có một dòng chảy ngầm của sự sống. Con người từ khi sinh ra đến khi rời khỏi cõi trần đều luôn hướng về quê hương, bản mường. Đó là lí do mà không gian nguồn cội luôn khắc khoải trong thơ Tòng Văn Hân nói riêng và thơ các dân tộc thiểu số nói chùng.
Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Cây trám chua phần 4