Không gian thời gian nghệ thuật trong Cây trám chua phần 2

Không gian thời gian nghệ thuật trong Cây trám chua phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 08/11/2024

Nội dung

Không gian của nguồn cội bản mường

Đọc Cây trám chua” của Tòng Văn Hân, gồm 6 khổ thơ, ta thấy hình ảnh miêu tả không gian và thời gian bao trùm toàn bài thơ là hình ảnh cây trám: Cây trám đầu bản (Khổ 1); Trám thành cây cổ thụ (Khổ 2); Chúng mình lớn theo từng mùa hoa trám; Cũng đơn giản như hình thù quả trám (Khổ 3); Quả trám nhọn hai đầu (Khổ 5); Quả trám chua cho lòng người ngọt/ Quả trám chát cho lòng người thơm/ Lá trám toả cho lòng người bản ta gắn kết/ Cây trám vút cao để người đi biết nhớ đường về (Khổ 6).

Bài thơ có sự xuất hiện của hai cặp không gian: Không gian quá khứ và không gian hiện tại – tương lai. Trong không gian quá khứ lại có không của bản mường và núi đồi.

Trước hết, về không gian quá khứ trong Cây trám chua”. Ở khổ thơ đầu tiên, Tòng Văn Hân đã dẫn dắt người đọc đi từ không gian bản mường thủa sơ khai của lịch sử con người. Khi mà sự sống của con người chưa sôi nổi trên Trái đất này thì cây trám đã có mặt và vị trí của nó được tác giả giới thiệu là “đầu bản”:

Sinh ra từ thủa

Đất chưa chật tiếng chân

Rừng chưa thưa tiếng thú

Cây trám đầu bản

Mởn xanh bốn mùa

Ở khổ thơ ba và khổ thơ bốn, ta còn thấy sự xuất hiện không gian của núi rừng - không gian nghệ thuật căn bản trong thơ các dân tộc thiểu số và miền núi:

Chúng mình lớn theo từng mùa hoa trám

Mộc mạc như cây trên núi trên rừng

Những ngày chăn trâu trên núi

Ớt muối xuýt xoa cay

Trong thơ các dân tộc thiểu số không gian miền núi luôn là cái nền của cảm xúcbao giờ cũng chứa đựng cuộc sống con người. Cảm xúc chủ đạo trong thơ các dân tộc thiểu số là cảm xúc hướng về cội nguồn, không gian cuộc sống, không gian văn hoá của các dân tộc thiểu số. Tòng Văn Hân cũng tiếp thu cái nền đó để khơi gợi cảm xúc được nảy sinh từ hoài niệm về quá khứ thân thương gắn với hình ảnh cây trám đầu làng.

Tiếp đó, ta tìm hiểu không gian của hiện tại và tương lai. Tuy vẫn là không gian của bản mường gắn với hình ảnh cây trám nhưng ở đây có một sự thay đổi trong chính nhà thơ. Nếu không gian trong quá khứ là những kỉ niệm với cây trám khi nhà thơ còn là một cậu bé “chăn trâu trên núi”, thì tới hai khổ thơ cuối nhà thơ đã trưởng thành và không gian bản mường càng được tô đậm bằng lời nhắn nhủ: “Cây trám vút cao để người đi biết nhớ đường về”. Đó là cảm xúc về những dự cảm về một ngày mai - một tương lai tươi sáng. Con người miền núi từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, dù đi đâu về đâu vẫn luôn luôn nhớ về cội nguồn. Đó là “nơi chôn rau cắt rốn, là nơi tắm mình từ dòng nước đầu nguồn, là nơi nuôi mình từ củ sắn bắp ngô nứt ra từ hốc đá.”

Khi lớn lên, ta rời xa quê hương đi kiếm sống, hình ảnh con đường cũng là một kí hiệu về không gian nghệ thuật. Con người ta khi bước ra khỏi làng có thể sẽ đối mặt với nhiều gian nguy, thử thách chứ không còn cuộc sống bình yên khi ở trong làng. Đây là một quan niệm về nghệ thuật: Cái đẹp, cái bình yên chỉ có trong làng, còn khi bước ra khỏi làng thì sẽ bị mất phương hướng. Tòng Văn Hân đã nói hộ mọi người cái lòng yêu mảnh đất quê hương Điện Biên. Cái tâm tình khiến con người ta dù đi đâu xa vẫn không quên nhớ về nguồn cội:

Quả trám chua cho lòng người ngọt

Quả trám chát cho lòng người thơm

Lá trám toả cho lòng người bản ta gắn kết

 Cây trám vút cao để người đi biết nhớ đường về.”

Đọc tiếp:  Không gian thời gian nghệ thuật trong Cây trám chua phần 3

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22