Vì sao Trái Đất lơ lửng trong không trung mà không bị rơi xuống?
Bất kì vật gì tồn tại xung quanh chúng ta cũng đều được vật khác đỡ, ngay cả máy bay, con chim trên trời cũng được không khí đỡ. Nhưng Trái Đất lơ lửng trong không trung thì được vật nào đỡ.
Mấy nghìn năm trước đây con người đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau: người Trung Hoa cổ cho rằng con rùa đội mặt đất; người Nhật cổ cho rằng mặt đất được đặt trên lưng ba con cá voi lớn nổi giữa biển; người Ấn Độ cổ cho rằng loài voi là “đại lực sĩ” trong thế giới động vật và mặt đất được đặt trên lưng bốn con voi lớn; còn người Babilon cổ cho rằng mặt cất giống như một miếng gỗ nổi trên mặt biển.
Tất cả những giả thiết trê n đều không đúng. Đáp án chính xác phải đợi đến khi nhà vật lý người Anh là Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Newton đã phát hiện ra rằng mọi vật đều hút lẫn nhau. Vật nào có khối lượng càng lớn thì sức hút của nó với vật khác càng mạnh. Theo tính toán, Mặt Trời và Trái Đất có sức hút lẫn nhau là 35 × 107 tấn.
Vậy tại sao Trái Đất không bị hút về phía Mặt Trời. Nguyên nhân là do Trái Đất quay quanh Mặt Trời với tốc độ rất nhanh (khoảng 30km/s), nhờ vậy sinh ra lực ly tâm rất lớn cân bằng với lực hút của Mặt Trời. Bởi vậy, Trái Đất cứ “lơ lửng” trong không gian mà không bao giờ bị “rơi”.
(Nguồn: Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao, thiên văn học – Chu Công Phùng, NXB Khoa học - Kĩ thuật, H, 1999)