Thơ hiện đại Việt Nam
STT |
Tên văn bản |
Tác giả |
Nội dung |
Nghệ thuật |
1 |
Đồng chí (1948) |
Chính Hữu, tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007), quê ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh - 1947, ông bắt đầu sáng tác thơ và thơ ông chủ yếu viết về chiến tranh và người lính với ngôn ngữ cô đọng, cảm xúc dồn nén |
Thể hiện tình đồng chí cao đẹp của những người lính dựa trên cở sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thât tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh. Góp phần tạo nên sức mạnh vè vẻ đẹp tinh thần người cách mạng. |
Những hình ảnh, chi tiết, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Biện pháp đối ngữ, sóng đôi được sử dụng rất thành công. |
2 |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969) |
Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Thơ của ông thể hiện thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng người lính |
Khắc họa nổii bật hình ảnh những người lính lái xe trên đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ với tinh thần dũng cảm, tư thế hiên ngang và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. |
Hình ảnh độc đáo, giọng điệu khỏe khoắn, tự nhiên. Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ làm giọng thơ sinh động. |
3 |
Đoàn thuyền đánh cá (1958) |
Huy Cận (1919- 2005) tên là Cù Huy Cận, quê Hà Tĩnh. Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập "Lửa thiêng". Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đạ i Việt Nam |
Bài thở là bức tranh rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động trên biển cả. Nhà thơ bộc lộ cảm xúc, niềm vui, niềm tự hào trước cuộc sồng mới |
Nhiều hình ảnh sáng tạo và có sự liên tưởng, tưởng tượng Âm thanh khỏe khoắn, lạc quan |
4 |
Bếp lửa (1963) |
Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, Hà Tây. Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ |
Những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành về những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng với gia đình, quê hương, đất nước |
-Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả và bình luận -Giọng điệu tâm tình, thiết tha, chân thành, tự nhiên. -Hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng |
5 |
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971) |
Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, trong một gia đình trí thức cách mạng, quê xã Thủy An, thành phố Huế. Ông thuộc nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc |
Tình yêu thương con của người mẹ dân tộc Tà- ôi gắn liền với tinh yêu nước và tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên. |
-Giọng thơ tha thiết, ngọt ngào, trìu mến Bố cục được đan xe thơ và lời hát ru tạo khúc hát ru tâm tình, sâu lắng |
6 |
Ánh trăng (1978) |
Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh 1948, quê ở tỉnh Thanh Hóa. Ông là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thờ i chống Mĩ cứu nước. |
Lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Nhắc nhở độc giả về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” |
Giọng điệu tự nhiên, tâm tình, hình ảnh giàu tính biểu cảm |
7 |
Con cò (1962) |
Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ, Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định. Ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam ở thế kỷ XX |
Bài thơ khai thác hình tượng con cò trong những lời hát ru, nhà thơ ca ngợi tinh mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống. |
Vận dụng ca dao vào bài thơ rất sáng tạo. Câu thơ mang tính cô đúc mang triết lí sâu sắc |
8 |
Mùa xuân nho nhỏ (1980) |
Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. |
Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành được góp mùa xuân nho nhỏ cua mình vào mùa xuân lớn của dân tộc |
Lời thơ trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp giản dị, gợi cảm những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. |
9 |
Viếng lăng Bác (1976) |
Viễn Phương (1928-2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước. |
Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra thăm lăng Bác |
Giọng thơ trang trọng và tha thiết nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, ngôn ngữ bình dị và cô đúc. |
10 |
Sang thu (1977) |
Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. |
Cảm nhận của nhà trước sự chuyển mình của thiên nhiên cuối hạ sang thu |
Thể thơ năm chữ giàu sắc thái trữ tình, tự sự. Sử dụng phép nhân hóa, ẩn dụ tăng sức gợi cảm cho bài thơ |
11 |
Nói với con (sau 1975) |
Y Phương (1948-2022) tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày; quê ở Trùng Khánh, Cao Bằng |
Bài thơ thể hiện tình cảm ấm cúng gia đình, ca ngợi truyền hống quê hương, dân tộc, gợi nhắc tình cảm gắn bó và ý chí vươn lên trong cuộc sống. |
Ngôn ngữ mang sắc thái của người dân tộc vừa cụ thể, giàu hình ảnh, mang tính gợi cảm vừa giàu ý nghĩa sâu xa. |