Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ Tà- ôi trong bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm Đề bài mang ý nghĩa thâu tóm toàn bộ kiến thức đã học trong toàn bài, đề theo hướng mở đòi hỏi người viết biết cảm nhận khái quát và bám vào chủ đề, nội dung, tư tưởng của bài thơ. Hình ảnh người mẹ Tà- ôi qua những ý sau Mở bài: Giỡi thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và hình ảnh người mẹ Tà- ôi Thân bài: Hình ảnh người mẹ Tà- ôi qua những ý sau: a. Ngay từ nhan đề nhà thơ đã chuyển đến người đọc âm điệu của bài thơ khúc hát ru của người mẹ Tà- ôi Tiết tấu, giai thoại của bài thơ được điệp lại ba lần,cả ba lần đều được mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơii/ Em ngủ cho ngoann đừng rời lưng mẹ” như một lời gọi, lời dặn dò trìu mến, tha thiết với em cu Tai và kết thúc trực tiếp bằng lời của mẹ: Ngủ ngoan a- Kay ơi, ngủ ngoan a -kay hỡi Ở mỗi lời ru trực tiếp này, nhịp thơ được ngắt đều đặn đã tạo nên âm điệu bài bài hát, lời ru dìu dắt vấn vương của người mẹ ngày một thêm tha thiết, sâu nặng. Tình cảm tha thiết đó không chỉ với đứa con mà còn với quê hương, đất nước. b. Hình ảnh người mẹ Tà - ôi gắn liền với công việc qua các hoàn cảnh cụ thể: người mẹ địu con làm côngg việc của người dân chiến khu -việc nhà, việc nước, việc kháng chiến. - Ở lời ru thứ nhất, mẹ địu con giã gạo góp phần nuôii bộ đội kháng chiến: Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ độii Nhịp chày nghiêng, giấy ngủ em nghiêngg Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổii Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gốii Lưng đưa nôi và tim hát thành lờii, + Công việc vất vả, nhưng tình yêu mẹ dành cho con thì vô cùngg sâu sắc + Hai mẹ con cùng chung một nhịp - nhịp chày giã gạo, nhịp lao độngg của mẹ. + Tấm thân của mẹ dành trọn cho con: đôi vai gầy làm gối, tấm lưngg làm nôi đưa và tim hát thành lời ru. - Trong lời hát ru của bà mẹ bao giờ cũng gửi gắm hoàn cảnhh, tâm trạng và ước mong vào đó. Và lời hát ru của người mẹ Tà- ôi cất lên từ trong trái tim sâu thẳm của mìnhh. Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡii Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ độii Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnn Mai sau con lớn vung chày lún sân… Cả đoạn thơ là lời ru, lời yêu thương của mẹ dành cho con, dành cho bộ đội. Con ngủ ngoan để mơ cho mẹ những hạt gạo trắng ngần, những hạt gạo đó nuôi bộ bộ nuôi con lớn khôn để giúp mẹ làm công việc ý nghĩa đó “vung chày lún sân” - Lời ru thứ hai, là hình ảnhh người mẹ địu con tỉa bắp trên núi Ka-lưi, mẹ đang làm công việc lao động sản xuấtt của người dân chiến khu: Mẹ đan g tỉa bắp trên núi Ka- lưi Lưng núii thì to mà lưng mẹ thi nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏii Mặt trời của bắp thì nằm trênn đồi Mặt trời của mẹ rm nằm trên lưngg. + Hình ảnh tương phản “Lưng núi thì to mà lưngg mẹ nhỏ” làm nổi bật sự gian khổ, chịu đựng của người mẹ giữaa núi rừng mênh mông, nổi bật sự kiên cường, bền bỉ của mẹ trong công việc vất vả, nhọc nhằn. + Sáng tạo hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả tình mẹ yêu thươngg con: “Mặt trời của bắp” là hình ảnh thực, là nguồn sángg quý giá nhấtt trong vũ trụ, đem lại sự sống cho muôn vậtt, giúp cho bắp lên đều, hạt mẩy. Giống như mặt trời ấy, em cu Tai là “mặt trời của mẹ” - là lẽ sống, là nguồn hạnh phúcc ấm áp,vừaa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ, góp phần sửa ấm lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cuộc sống. - Với hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ cho thấy con là sự sống, là ánh sáng, là hy vọngg của đời mẹ.Bên cạnh đó ý thơ còn bộc lộ rõ sự yêu thương conn, yêu quê hương đất nước và căm thù giặc Mĩ đến khiến hình ảnh người mẹ càn g kì vĩ và rộng lớn như trái núi to. - Ở đoạn thơ thứ tư, tình thương của người mẹ mở rộng hơn: thương làng đói +Mẹ thương làn g đói nên gửi gắm ước mơ qua con thơ: Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đềuu Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi… Mẹ mong con lớn để nối tiếp công việc của mẹ, để phục vụ bộ đội và phát triển đấtt nước. - Lời ru thứ ba là lời ru cuối: Hình ảnh người mẹ địu con tham gia chiến đấu Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừngg Thằng Mĩ đuôẻi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng chị gái cầm chôngg Mẹ địu em đi để giành trận cuốii Từ trên lưng mẹ em đến chiến trườngg Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn. Giặc Mĩ càn đến, mẹ phải “đạp rừng”,”chuyển lán” để di chuyển lực lượng; mẹ phải cùng với các anh traii, chị gáii tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ. “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”, mẹ xông pha vào chiến trường, mẹ vào tận Trườngg Sơn. Hai chữ “trận cuối” cả một niềm tin vào thắng lợi cuối cùngg. Trong lời ru mẹ gửi gắm tình yêu thương con và tình yêu quê hương, đất nướcc Mẹ thương a- kay, mẹ thươn g đất nướcc Con mơ cho mẹ đượcc thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự doo Như vậy, tình yêu thương của mẹ không chỉ là con, là bộ đội là làng mà tinh yêu thương còn phát triển rộng hơn, cao hơn là tình yêuu đất nước. Ước mơ của mẹ cũng lớn đần trong mỗi công việcc. Từ mai sau con lớn vung chày lún sân đến “phát mười Ka- lưi” và giờ đây “được thấy Bác Hồ”, “làm người Tự do”. Điều mẹ ước lớn lên từng ngày tuy giản dị, mộc mạc nhưng nói lên được ước mở của nhiều người và cả dân tộc. -> Qua ba lời ru, qua những hoàn cảnh và công việc cụ thể, người đọc nhận ra tấm lòng người mẹ trên chiến khu. Người mẹ ấy lặng lẽ, bền bỉ, quyết tâm trong công việc kháng chiến, từ công việc lao động sản xuất đến công việc chiến đấu. Người mẹ ấy đằm thắm yêu con, gắn bó với buôn làng, quê hương, cách mạng, khát khao đất nước được độc lập, tự do. => Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ dân tộc Ta-ôi - người phụ nữ trung hậu, đảm đang, nuôi con thơ mà vẫn góp phần cho thắng lợi chung của cách mạng, của đất nước. Đó là một người phụ nữ lao động nhọc nhằnn mà vẫn luôn có một niềm tin son sắt vào tương lai của dân tộc. Người mẹ ấy chính là biểu tượng đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ gian khổ mà hào hùngg. Kết bài: Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa thành công bức tượng đài bằngg ngôn ngữ về người mẹ Việt Nam bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Qua hình tượng người mẹ Tà -ôi, nhà thơ còn thể hiện tình yêu quê hươngg, đất nước, khát vọng tự do giải phóng dân tộc của đồng bào cả nước trong khángg chiến chống Mĩ cứu nước.
Vì sao Thanh Hải đặt tên bài thơ là mùa xuân nho nhỏ? Bài thơ ‘Mùa xuân nho nhỏ”được tác giả sáng tác khi đất nước vừa thống nhất, độc lập được ít năm. Cả nước đang bước vào cuộc sống đầy phấn khởi, tự hào nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Thanh Hải lúc này đang bệnh nặng, sự sống chỉ còn từng ngày nhưng ông vẫn lạc quan mong muốn sống, sống đẹp để cống hiến cho xã hội. Tâm nguyện của tác giả là mong muốn được cống hiến thật nhiền cho đời góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho mùa xuân lớn của đất nước. Lấy cảm hứng từ tâm nguyện của mình nên xuyên suốt bài thơ là lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên đất nước.
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy hay nhất Mở bài: Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng như người bạn tri âm với người tù cộng sản trong bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã làm phong phú thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc với con người từ ngàn đời nay. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian để bộc lộ những tâm sự của tác giả trước sự đổi thay của cuộc sống. Thân bài: Luận điểm 1: Mở đầu bài thơ là tình cảm của con người với ánh trăng trong kí ức Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại vùng quê, nhớ đến trăng là nhớ đến không gian bao la, rộng lớn. Ngay ở những câu thơ đầu tác giả đã nhắc đến vùng không gian quen thuộc như; “đồng, sông, bể” để gợi đến nơi cất giữ bao kỉ niệm của một thời thơ ấu. Cũng chính nơi đó ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng hiền hoàn, dịu mát. Khi vào chiến trường, trăng luôn sát cánh bên người lính, họ cùng nhau ra mặt trận và cùng nhau vượt qua những đau thương, khốc liệt bom đạn của kè thù. Trải qua những tháng ngày gần gũi, thân thiết bên nhau và họ đã trở thành “tri kỉ”. Một người bạn thân thiết, hiểu nhau và sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi cùng nhau gắn bó, keo sơn. Con người khi đó sống giản dị, chân thật trong sự hòa hợp với thiên nhiên coi thiên nhiên (vầng trăng) là một phần không thể thiếu của bản thân mình. Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa “Trần trụi, hồn nhiên” là vẻ đẹp bình dị, hiền hòa và vô tư một vẻ đẹp không cần tô son điểm phấn. Hình ảnh so sánh ngang bằng mà tác giả sử dụng đã nhấn mạnh sức quyễn rũ, ngây thơ của ánh trăng. Cái vầng trăng giản dị, mộc mạc ấy chính là những tâm hồn cao đẹp của con người vùng quê, những con người của đồng, của sông và của bể cùng người lính chân chất. Chính vẻ đẹp hồn thiên đó đã khiến nhân vật trữ tình phải thốt lên: “ngỡ không bao giờ quên; cái vầng trăng tình nghĩa”. Câu thơ như một lời cam kết, một lời khẳng định về “tình nghĩa” giữa người và trăng, một mối quan hệ dường như mãi mãi không bao giờ phai nhạt. Trăng vẫn vậy, vẫn một tình cảm thủy chung, tình nghĩa. Thế nhưng, khi con người về thành phố, cuộc sống đã đổi thay thì tình cảm con người cũng thay đổi. Luận điểm 2: “Từ hồi về thành phố” tình cảm con người với trăng đã đổi thay. Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường “Thành phố” là không gian trái ngược với núi rừng, nơi đó có “ánh điện, cửa gương” tượng trưng cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc và có phần xa hoa của người lính sau khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh.Và rồi, chính cuộc sống sung túc đó đã khiến con người quên đi bạn “tri kỉ” của mình để khi “vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường. Tác giả sử dụng phép nhân hóa rất sáng tạo khiến người đọc hình dung vầng trăng trong câu thơ như người đồng chí, đồng đội chất chứa nghĩa tình. Nhận xét -> Nhưng hai tiếng “người dưng” như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc bao đau đớn, xót xa bởi tình cảm keo sơn, thiêng liêng dường như đã chấm hết. Bình luận -> Phải chăng những công việc mưu sinh bộn bề với vật chất nơi phồn hoa đô thị đã khiến con người quên đi giá trị tinh thần, quên đi quá khứ và quay lưng với bạn tri khỉ đã gắn bó với mình suốt một thời thơ ấu? Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói lóa của ánh điện, cửa gương đã làm lu mở ánh sáng dịu mát của vầng trăng- ánh sáng của tình nghĩa? Sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng “như người dưng” trong hiện tại đã diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Nhận xét, đánh giá nghệ thuật -> Giọng thơ như trầm xuống mang nét lạnh lùng, nhức nhối, xót xa để nhấn mạnh một điều bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống đời thường. Liên hê -> Bởi vậy mà trong thơ Tố Hữu lên tiếng hỏi: Thuyền về có nhớ bến chăng?/ bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Luận điểm 3: Khi “đèn điện tắt” cũng là lúc con người nhận ra vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng Thình lình đèn điện tắt phòng buyn- đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Sự xuất hiện của vầng trăng thật đột ngột và đúng thời điểm mà không ai ngờ tới. Tình huống mất điện thình lình trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, cửa gương nay không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng hiện đại. “Đèn điện tắt” vừa mang ý nghĩa tả thực là mất đi ánh sáng do con người tạo nên vừa mang ý nghĩa ẩn dụ đó là diễn tả một biến cố, một khó khăn bất ngờ ập đến với con người. Lúc này con người bỗng phải đối diện với thực tại mù mịt, tăm tối. Trong lúc đèn điện tắt và căn phòng buyn- đinh tối om thì con người có phản xạ rất nhanh “vội bật tung” cửa sổ để tìm thấy ánh sáng. Hình ảnh vầng trăng tròn đã xuất hiện tình cờ và tự nhiên, đột ngột hiện ra giữa bầu trời trong vắt rồi chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang nhìn trời, nhìn trăng. Tình huống gặp lại trăng tạo bước ngoặt mạnh mẽ trong tình cảm của nhân vật trữ tình, ánh trăng đã đánh thức sự lãng quên của con người mà bấy lâu nay đã phụ tình phụ nghĩa. Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế chủ động, mặt đối mặt, lúc này con người có cảm xúc rưng rưng bộc lộ tâm trạng xúc động, xao xuyến khi gặp lại người bạn tri kỉ của mình. Lời bộc bạch của nhân vật trữ tình lúc này là nước mắt và đôi hàng mi đã ướt, một cảm giác khó nói lên thành lời mà con người muốn gửi đến trăng bởi trăng vẫn một tấm lòng chân thành, thủy chung và đầy bao dung, độ lượng. Và rồi, quá khứ đã ùa về trong tâm trí như một thước phim quay chậm, quá khứ thân thuộc gắn bó ấy có “đồng”, “sông và bể” với vẻ đẹp nguyên sơ, trong sáng. Những thứ mà con người khi ra thành phố tưởng chừng sẽ không gặp lại. Bình luận ->Với chất thơ mộc mạc cùng ngôn ngữ giản dị và hình ảnh rất thực đoạn thơ như một câu chuyện nhỏ phản ánh thực tại cuộc sống con người trong xã hội, câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ về sự thay đổi trong cuộc sống. Luận điểm 4: Vầng trăng trong khổ thơ cuối như một triết lí nhân văn sâu sắc Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Hình ảnh “trăng tròn vành vạnh” là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, vầng trăng viên mãn và tượng trưng cho một quá khứ thuỷ chung son sắt mà vẫn vẹn nguyên không so đo, tính toán mặc cho con người đã đổi thay theo guồng quay của vật chất. Trăng chỉ “im phăng phắc”, trăng không nói gì, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người “giật mình” và bừng tỉnh. Bình luận-> Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” như một sự nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai đã vội vàng quên đi cội nguồn, quên đi quá khứ đặc biệt là quá khứ khó khăn mà có người cùng đồng cam cộng khổ. Cái “giật mình” kết thúc bài thơ khiến cho tất cả chúng ta muôn trùng suy ngẫm. Phải chăng đó là cái “giật mình” trước tấm lòng bao dung, độ lượng và sự tình nghĩa của vầng trăng? Hay là cái “giật mình” trước sự vô tình, bạc bẽo của mình trong cách sống? Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương phản chiếu để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ quên trong quá khứ. Nhận xét nghệ thuật ->Cái độc đáo và khác biệt là cả bài thơ chi có duy nhất một dấu chấm ở cuối bài và chỉ viết hoa chữ đầu mỗi khổ. Bài thơ đang chảy theo dòng cảm xúc thời gian và câu chuyện thực tế của nhân vật trữ tình. Kết bài: Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy tuy không khai thác vẻ đẹp của vầng trăng nhưng ánh trăng trong thơ đã để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc về triết lí sống. Đó là lời nhắn nhủ không chỉ dành riêng cho người lính chống Mĩ mà nó còn ý nghĩa với tất cả mọi người, mọi thời đại - trong đó có chúng ta về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Vẻ đẹp ấy mới chính là vẻ đẹp trong văn chương vì thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn “dạy” ta cách học làm người và những điều nhân văn trong cuộc sống.
Mở bài. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm Bếp lửa. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Bếp lửa là tác phẩm nổi tiếng của đời thơ Bằng Việt, một trong những bài thơ đi cùng năm tháng với nhiều thế hệ người Việt đặc biệt những ai có thời thơ ấu bên bà như tác giả. Bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, gợi những kỉ niệm về người bà, về tuổi thơ và tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài thơ “Bếp lửa” của ông. Thân bài. Cần đạt được các nội dung sau: * Mạch cảm xúc và hình ảnh bếp lửa Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi Bằng Việt đang du học ở Liên Xô. Bài thơ là lời của tác giả nhớ về bà với những năm tháng thơ ấu đầy kỉ niệm bên bà. Với mạch cảm xúc rất tự nhiên, đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Hình ảnh bà bên bếp lửaa với bao vất vả, gian khó nhưng bà đã dành cho cháu tất cả tình yêu thươn g trìu mến. Nay cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà lớn lao, cao quý của bà. Cuối cùng cháu muốn gửi về bà, về quê hương, đất nước lòng kín h yêu, trân trọng và biết ơn sâu sắc. *Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh bà Một bếp lửa chờn vờn sương sớmm Một bếp lửa ấp iu nồng đượmm Cháu thương bà biết mấy nắng m ưa. - Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần đã trở thành điệp khúc mở đầu cho bài thơ. Với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” là dấu ấn không bao giờ phai trong tâm trí tác giả. Hình ảnh bếp lửa ấm áp giữa cái lành lạnh của sương sớm, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm” của bà kính yêu. Hơi ấm của ngọn lửa “chờn vờn” quyện hòa với hơi ấm của tình bà khiến đứa cháu xa nhà không thể nguôi ngoai nỗi niềm nhớ bà và xúc động mỗi khi hình ảnh bếp lửa hiện về trong tâm tưởng: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Sự nhớ thương về bà được người cháu bộc lộ trực tiếp và giản dị, đằng sau sự giản dị ấy là tất cả tấm lòng một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn lam lũ của bà. - Từ hình ảnh bếp lửa và người bà tảo tần, lam lũ bỗng làm sống lại cả một thời thơ ấu trong lòng Bằng Việt: Lên bốn tuổi cháu đã que n mùi khói Năm ấy là năm đói mò n đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhè m mắt cháu. Nghĩ lại đến giờ sống mũi vẫn ca y. - Cái nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã khiến hơn hai triệu người dân Việt Nam phải chết vì chính sách cai trị man rợ, tàn độc của bọn giặc Nhật, Pháp. (đói mòn đói mỏi) Tuổi thơ của tác giả đã nhuốm bóng đen ghê rợn của nạn đói mà có lẽ cả cuộc đời tác giả không bao giờ quên được. Cảnh nghèo đói đã ám ảnh trong văn chương Việt Nam một thời đến nỗi nhà thơ Chế Lan Viên đã từng tổng kết trong một câu thơ đầy đau đớn: “Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ” - Hình ảnh “khô rạc ngựa gầy” cũng phần nào diễn tả được hoàn cảnh khốn khổ, thiếu thốn của gia đình tác giả trong bối cảnh 1945. -Ấn tượng nhất đối với cháu trong những ngày tháng đói khổ là mùi khói bếp của bà- mùi khói hun nhèm mắt cháu, mà “nghĩ lại sống mũi vẫn còn cay”. Cái cay vì khói bếp khi cháu bốn tuổi là cái cay bởi xúc động khi cháu nhớ về người bà kính yêu. Quá khứ và hiện tại đồng hiện trên những dòng thơ cho thấy, mùi khói bếp của bà đã làm lay động cả thế chất và tâm hồn cháu. - Nhớ về kỉ niệm là nhớ về bếp lửa “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” tám năm cháu nhận được sự yêu thương, bao bọc, nuôi dưỡng trong vòng tay ấm áp của bà, tám năm ấy khó khăn, vất vả nhưng cháu luôn nhận được sự chở che của bà. Nhớ nhất là hình ảnh bà bên bếp lửa mỗi sớm mỗi chiều: “Nhóm bếp lửa nghĩ thươngg bà khó nhọc”. Một mình bà ở nhà bao gian khó lo toan, bà vừa đảm nhiệm làm cha, vừa làm mẹ vừa làm bà nhưng bà vẫn vững lòng và làm trọn những vai đó cho người cháu bé nhỏ của mình: “bà bảo cháu nghe - Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Bên bếp lửa bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, truyền thống hiếu học và những đau thương mất mát của toàn dân tộc. - Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là nơi sưởi ấm trái tim người cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú khi gọi hè: Tiếng tu hú saoo mà tha thiết thế! Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng b à Kêu chi hoài trên những cánh đồng x a? Tiếng chim tu hú trong những câu thơ của Bằng Việt là tiếng chim quen thuộc gợi nhớ về người bà, những năm tháng mà tác giả được sống trong sự yêu thương của bà. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người cháu trỗi dậy những hòa niệm, nhớ mong về tuổi thơ. Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?. Câu hỏi không có câu trả lời đã tạo nên sự xót xa, vắng vẻ, côi cút khi cháu nghĩ về người bà kính yêu của mình. => Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm màu thương nhớ về những hoài niệm ấm áp mà bà đã dành cho tác giả. Mặc dù khổ cực, khó khăn bởi bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ “làng bị giặc đốt, cháy tàn cháy lụi” nhưng người bà vẫn vững lòng, kiên cường và dặn dò cháu, lời dặn của bà giản dị thể hiện tấm lòng cao cả, đầy sự hi sinh: “Bố ở chiến khu, bố cònn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể n ọ Cứ bảo nhà vẫn được bìnhh yên” - Bà là chỗ dựa cho cháu, là điểm tựa cho các con yên tâm công tác hơn thế bà là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến và góp phần không nhỏ vào cuôc kháng chiến cho cả dân tộc. Tình cảm của bà cháu hòa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc. -Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở đoạn trên, tác giả đã chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa luôn ủ sẵn và không bao giờ tắt: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenn Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳn g… - Bếp lửa trong thơ Bằng Việt không chỉ được nhóm bằng củi, bằng rơm mà còn được nhóm bằng lòng yêu thương “ấp ủ” sức sống mãnh liệt và niềm tin dai dẳng, bất diệt.Ngọn lửa là những kỉ niệm mà thời thơ ấu của cháu quấn quýt bên bà, ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương mà bà dành cho cháu. - Cùng với hình ảnh “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian: “ sớm- chiều”, các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống kiên định của bà. Tác giả sử dụng điệp ngữ - ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động và tự hào. =>Từ hình ảnh bếp lửa đến ngọn lửa với ý nghĩa khái quát, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ mai sau. * Suy nghĩ của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa - Tảo tần, chịu thương, chịu khó, bà hi sinh cả một đời cho con cho cháu: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm. - Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều kì diệu và thiêng liêng từ ngọn lửa từ bàn tay bà với bao yêu thương trìu mến “ấp iu nồng đượm” đã nuôi lớn cháu đến ngày hôm nay. -Các từ chỉ thời gian “đời bà”, “mấy chục năm” và từ láy tượng hình “lận đận” cùng hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” đã cho thấy sự gian nan, vất vả, đức hi sinh và sự chịu thương chịu khó của bà. Tình thương yêu mà tác giả dành cho bà giản dị, chân thành đến từng câu chữ được thật sâu sắc và trìu mến biết bao! -Suốt đời bà luôn chăm sóc, lo lắng cho con cho cháu cả về vật chất lẫn tinh thần để cháu lớn lên. - Điệp từ nhóm được nhắc đi nhắc lại đã gợi nhiều liên tưởng, bà nhóm lên tình yêu thương, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm và nhóm lên những hi vọng, sự ấm áp cho cuộc đời thơ bé của tác giả. Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bù i Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuii Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏo Ôi, kì lạ và thiêng liêng – bếp lửaa! Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày: nhóm bếp lửa mỗi sớm mai và bà nhóm lửa cho hôm qua, hôm nay và cả ngày mai; cho con cho cháu và cho tất cả mọi người. Bếp lửa vì thế mà trở nên thiêng liêng, lạ kì! * Nỗi nhớ bà,nhớ quê hương khôn nguôi và da diết - Đứa cháu năm xưa được dưỡng nuôi từ ngọn lửa tảo tần, từ tình thương khoai sắn ngọt bùi của bà nay đã lớn khôn, trưởng thành, chắp cánh bay xa tới những khung trời rộng lớn; Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tà u, Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ng ả, Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc n hở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chư a ? Dù ở đâu, làm gì, bây giờ và mãi mãi mai sau cháu không thể quên bà và hình ảnh bếp lửa. Ngọn lửa và bà đã sưởi cháu trong cái buốt giá của nước Nga khi cháu xa nhà. “Khói trăm tàu, lửa trăm nhà” sẽ nhắc nhở cháu luôn nhớ về quê hương, tổ quốc và quá khứ dù đó là những ngày vất vả, gian lao. c. Kết bài Đọc xong bài thơ, nhắm mắt lại chúng ta sẽ thấy ngay hình ảnh người bà bên bếp lửa hồng với dáng bà lặng lẽ, tần tảo, chịu thương chịu khó. Hình ảnh bếp lửa- ngọn lửa trong bà là biểu tượng cho gia đình, quê hương và đất nước, hình ảnh luôn động viên, tiếp sức cho con cháu trên mọi chặng đường cho dù đó là con đường gian khó nhất. Qua đây, Bằng Việt không chỉ khơi dậy kỉ niệm tuổi thơ cho bất cứ ai được sống trong vòng tay của bà mà còn gửi gắm thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn cho thế hệ mai sau.
Cho câu “Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa”. trong bếp lửa của Bằng Việt. Lấy câu văn trên là câu mở đoạn, em hãy viết tiếp 10-12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo phương thức tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về người bà trong bài thơ. Đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán, gạch chân câu cảm thán đó. Học sinh cần viết theo dung lượng và yêu cầu của đề bài là đoạn văn, viết theo phương thức tổng phân hợp và có sử dụng câu cảm thán. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp để đem lại một bầu trời tuổi thơ yên bình cho cháu. Tất cả tình cảm ấy đều là những điều thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ, nó thật cảm đông biết bao!. Ngọn lửa bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trườn g tồn, bất diệt. Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn n hờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờ n sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượ m”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Nhưng quan trọng hơn tất cả là cảm xúc chân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kín h yêu của mình. Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa tron g bài thơ “Bếp lửa”, chúng ta thấy yêu hơn, trân trọng hơn “ngọn lửa” trong gia đình và những người thân yêu bên cạnh chúng ta.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Bếp lửa Bếp lửa là cái tên mang đề tài của bài thơ, hàm chứa chủ đề tư tưởng trong toàn tác phẩm. Bếp lửa là hình ảnh thực gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu, về tuổi thơ của nhân vật trong tác phẩm, ngoài ra bếp lửa còn mang ý nghĩa biểu tượng mang ý nghĩa lớn lao về cội nguồn về người nhóm lửa, giữa lửa và truyền lửa, ngọn lửa của sự ấm áp và niềm tin cho thế hệ mai sau. Đó là lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc của người cháu đối với bà với gia đình, quê hương và đất nước
Cảm nhận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận hay nhất Mở bài: Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào của ông và mang những nét đẹp riêng. Sau cách mạng thơ của Huy Cận tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống và mang hơi thở của sự phát triển xã hội chủ nghĩa. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được ông sáng tác ở Quảng Ninh năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài ngày. Bài thơ là một bức tranh đẹp đẽ là bản hùng ca ca ngợi người dân lao động khi đất nước chuyển mình. Thân bài: Mở đầu bài thơ là khung cảnh vô cùng huy hoàng, tráng lệ là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn buông xuống; Mặt trời xuốn g biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đán h cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùn g gió khơi. Hai câu đầu tác giả khái quát thời điểm xuất phát của đoàn thuyền đánh cá bằng những hình ảnh đẹp và tráng lệ của thiên nhiên. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt mà nó như hòn lửa rực đỏ khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả, vũ trụ bao la như nồng ấm lên và như một ngôi nhà khổng lồ của người dân đánh cá. Biển lúc này được ví như con người biết tắt lửa, cài then, sập cửa. Tác giả đã sử dụng đồng thời ba biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ để tô lên vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ và đầy sức sống của biển cả mênh mông chứ không đìu hiu, ảm đạm như lối thơ cổ. Màn đêm như tấm cửa khổng lồ đóng lại để chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng ở đây thì không, đối với người dân chài lại là lúc họ ra khơi đánh cá, cất tiếng hát và căng buồm cùng gió, thiên nhiên vũ trụ là phông nền cho con người xuất hiện. Đoàn thuyền đánh cá lạ i ra khơi Câu hát căng buồm cùn g gió khơi. Đoàn thuyền lại ra khơi theo tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc và hoạt động hàng ngày, thường xuyên của những ngư dân vùng biển. Mỗi chuyến đi là niềm vui sự hào hứng và tràn đầy hy vọng. Họ vui vì ra khơi mang theo câu hát, tiếng hát khỏe khoắn, bay cao, bay xa hòa cùng gió trời, gió biển, thổi căng cánh buồm.Tiếng hát, gió khơi, buồm căng là ba chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng của biện pháp ẩn dụ diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế của người dân vùng biển khi ra khơi, chinh phục biển cả. Bốn câu thơ tiếp theo là tiếng hát phấn khởi làm nổi bật tâm hồn của con người dân chài, tiếng hát cất lên cầu mong cho những điều may mắn, thuận lợi: “ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồn g sáng, Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!” Như bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, mỗi khi đi đánh cá là người dân lại mong ước trời yên, biển lặng để có một ngày bội thu thì trong tác phẩm này, tác giả cũng nói lên niềm mong ước ấy để thể hiện tấm lòng hồn hậu của ngư dân chất phác, thật thà nơi vùng biển. Giọng thơ ngọt ngào, trong trẻo ngân dài và vang xa: "Cá bạc", "đoàn thoi", "dệt biển", "luồng sáng", "dệt lưới" là những hình ảnh so sánh ẩn dụ rất sáng tạo đem đến cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị về vẻ đẹp thơ ca viết về người dân lao động của Huy Cận. Khác với hồn thơ của Huy Cận trước Cách mạng là vũ trụ bao la, rợn ngợp trong “nỗi sầu trăm ngả” thì nay lại hết sức gần gũi, thơ mộng. Tác giả đã nhìn đoàn thuyền như một bộ phận của vũ trụ bao la nơi biển cả: “Thuyền ta lái gió với buồm trăn g Lướt giữa mây cao với biển bằng” Con thuyền vốn nhỏ bé nhưng qua lắng kính của nhà thơ thì thuyền trở nên lớn lao và kì vĩ. Hình ảnh con thuyền được đặt song song và hài hòa với thiên nhiên như gió, trăng, trời, biển. Hơn thế, con thuyền lại lái gió với buồm trăng đang lướt đi trên biển và như bay trên tầng không gian, trên thì có mây cao dưới thì có “biển bằng” mênh mông sông nước. Con thuyền đó đang lướt sóng giữa không gian bao la vô tận của vu trụ để chinh phục biển cả, chinh phục thiên nhiên. Thật ra, đây là cách nói đảo ngược của tác giả, thưc tế là gió lái thuyền và làm cho cánh buồm căng gió còn ánh trăng chiếu vào cánh buồm nhìn xa xa như là “buồm trăng”. Những hình đó mà nhà thơ tạo nên qua góc nhìn của mình đã cho người đọc thấy một hinh ảnh về con thuyền đẹp đẽ- vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống là hiện thân cho con người lao động vùng biển Quảng Ninh. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăn g” Giữa bát ngát trăng sao, trời biển con người không hề nhỏ bé, ngược lại họ hiện lên là những con người ngang tầm với thiên nhiên với tư thế của người chiến thắng, họ ra dặm xa dò bụng biển để bủa lưới vây giăng. Họ làm việc bằng sự hăng say và lòng dũng cảm cùng một tâm hồn phơi phới trước sóng nước mênh mông. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, người lao động đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Những hình ảnh đó tạo nên một bức tranh giữa con người và thiên nhiên tươi tuyệt dẹp và đầy sức sống. Ở khổ thơ tiếp theo, Huy Cận đã tô điểm thêm bức tranh thiên nhiên cùng với hình ảnh chân thật nhưng đầy bất ngờ, độc đáo: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” Tác giả sử dụng thủ pháp liệt kê với sự phối hợp màu sắc hài hòa, uyển chuyển như “đen hồng, vàng chóe” đã tạo nên một bức tranh biển đầy sắc màu và ánh sáng. Mỗi loại cá có kiểu dáng, màu sắc khác nhau làm nên sự đa dạng và giàu đẹp của biển cả quê hương. Cái đuôi em quẫy dưới ánh trăng đã làm cảnh biển thêm sống động và rực rỡ lên, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống mà không mất đi vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Đặc biệt, tác giả gọi cá bằng em, một cách gọi trìu mến, cá không còn là dối tượng đánh bắt mà trở nên thân gũi với ngư dân. Nhìn bầy cá bơi lội với những sắc màu phong phú, đa dạng nhà thơ đã lắng nghe tiếng sóng rì rầm với ánh mắt nhìn về xa. Câu thơ tiếp theo huyền ảo, lung linh: “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long” như đưa người đọc vào thế giới thần tiên trong truyện cổ tích. Bằng nghệ thuật ẩn dụ và nhân hóa tác giả đã biến biển cả bao la như một thực thể sống, tiếng sóng vỗ rì rầm được ví như nhịp thở trong đêm của biển. “Đêm thở, sao lùa” là hình ảnh độc đáo, sáng tạo và mới lạ trong nghệ thuật của Huy Cận. Có thể thể nói, tác giả phải có một tình yêu biển sâu nặng mới viết lên những vần thơ tuyệt bút và thơ mộng đến như vậy. Với bút pháp lãng mạn và trí tưởng tượng sáng tạo, Huy Cận đã tạo nên những hình ảnh đẹp về vũ trụ bao la khiến công việc lao động nặng nhọc của người dân chài trở thành bài ca đầy niềm vui và sự tự hào. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăn g cao. Biển cho ta cá như lòn g mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Hành động “gõ thuyền” là công việc thực của người đánh cá nhưng cái hay ở đây là trăng được tác giả nhân hóa như con người tham gia lao động và hòa cùng sóng biển. "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao". Hơn thế tác giả đã so sánh ngang bằng biển như lòng mẹ dể nói lên sự bao dung, độ lượng và sự cần thiết, quan trọng của biển cả đối với người dân chài, đồng thời thể hiện lòng tự hào, lời cám ơn đối với quê hương nơi đã nuôi ta lớn. Một đêm trôi qua với tinh thần lao động hào hứng, hăng say thì trên bầu trời sao đã thưa và mờ dần chỉ còn lại cảnh kéo lưới là vẫn đông vui, tấp nập. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Lưới xếp buồn lên đón nắng hồng” Đây là chi tiết cụ thể về hình ảnh con người lao động hiện lên trong sớm mai thật đẹp, đó là hình ảnh khỏe mạnh, tươi tắn mà người dân làm trong lúc gặt hái được thành quả. “Kéo xoăn tay” là hành động mạnh, dồn hết sức lực để kéo cá từ biển lên với những chùm cá trĩu nặng. Thành quả mà ngư dân thu được là “vẩy bạc, đuôi vàng” trong sớm mai là hình ảnh vừa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, những con cá được ẩn dụ quí giá như vàng, như bạc mà biển cả bao la dành tặng cho người dân. Và rồi những khoang thuyền đầy ắp cá cũng là lúc bình minh vừa chớm nắng hồng, ánh nắng làm cho cảnh biển thêm đẹp và nhiều khởi sắc cho một ngày tươi mới, tràn đầy sức sống. Đọc tiếp : Nhân vật Vũ Nương Trình tự theo thời gian đã được Huy Cận miêu tả rất tài tình và nhiều đặc sắc, ở khổ cuối là cảnh đoàn thuyền trở về với khí thế vui mừng và hoành tráng: Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặ m phơi. Ở khổ đầu là câu hát căng buồn cùng gió khơi để đưa thuyền ra biển lớn, còn khổ 5 là tiếng hát gọi cá vào thì ở khổ này vẫn là tiếng hát nhưng đây là tiếng hát trở về với sự bội thu, thắng lợi và sức mạnh bởi họ đã thu được những khoang cá đầy ắp thuyền mà biển cả đã dành tặng. Đoàn thuyền trở về đất liền với tư thế nhanh, gấp gáp “chạy đua cùng mặt trời” tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa và nói quá để diễn tả cuộc đua giữa con người và thiên nhiên, cuộc đua không cân sức nhưng con người đã chiến thắng và đáp chân xuống đất liền khi mặt trời vừa nhô khỏi biển. Một màu của bình minh, màu của sức sống đã tạo nên một bức tranh biển kì vĩ, bao la nhưng chứa đựng nhiều nét thơ mộng. Ở câu thơ cuối “Mắt cá huy hoàng“ là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cuộc sống tươi mới, nhưng ngày tốt đẹp đang đón chờ ngư dân và con người trong thời kì đất nước chuyển mình. Đó là một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên mà tác giả muốn gửi gắm trong câu thơ của mình. Kết bài: Qua thơ Huy Cận chúng ta như đươc sống những đêm trăng đẹp trên biển Quảng Ninh cùng ngư dân làng chài. Cảnh đánh cá được miêu tả với cảm hứng lãng mạn cùng sự hăng say và niềm tự hào đã cho chúng ta những bài học về sự hi sinh, đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người nông dân. Thật vậy, bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ hay đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng độc giả về con người và vũ trụ bao la rộng lớn.
Đọc và trả lời câu hỏi từ câu a đến d Không có kính, rồi xe kh ông có đèn Không có mui xe, thù ng xe có xước Xe vẫn chạy vì m iền Nam phía trước: Chỉ cần tron g xe có một trái tim. Câu hỏi: a . Hai câu đầu tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng? b Qua hình ảnh chiếc xe trong khổ thơ đã nói lên h iện thực của cuộc kháng chiến chống Mĩ như thế nào? c. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở câu thơ cuối c ủa khổ thơ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? d.Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phươ ng thức quy nạp nêu cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Hướng dẫn trả lời: a. Trong hai câu thơ đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật điệp ngữ: Không có và liệt kê: không có kính, không có đèn, không có mui xe. Tác dụng: Gợi lên hình ảnh chiếc xe không đầy đủ, thiếu thốn đủ thứ nhằm nhấn mạnh sự biến dạng, hư hỏng nặng nề của những chiếc xe do bom đạn của Mĩ tàn phá. Ngoài ra xét toàn khổ thơ điệp ngữ “không có” còn đối sánh với “có” (một trái tim) giữa sự thiếu thốn khó khăn về điều kiện nhưng tinh thần và ý chí luôn đầy ắp trong tim. b.Hiện thực của chiến tranh lúc bấy giờ rất khốc liệt, dữ dội bom đạm làm cho những chiếc xe của quân đội ta biến dạng không còn nguyên vẹn. Sự khó khăn chồng chất khó khăn nhưng những người lính lái xe vẫn không lùi bước mà vẫn một lòng vì Miền Nam ruôt thịt. c. - Câu thơ cuối sử dụng biện pháp hoán dụ: từ “trái tim” được dùng theo nghĩa chuyển trái tim thay thế cho tất cả những thiếu thốn, khó khăn trên xe, trái tim áy là sự lạc quan, yêu đời và tinh thần anh dũng của chiến sĩ lái xe không sự hiểm nguy. Ngoài ra trái tim còn hiểu theo nghĩa ẩn dụ: trái tim tượng trưng cho tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. - Trái tim chứa đựng ý chí, bản lĩnh và tinh thần yêu nước tất cả vì miền Nam ruột thịt vì sự thống nhất của dân tộc. - Trái tim trở thành nhãn tự cho toàn bài thơ, hội tụ tất cả vẻ đẹp của tinh thần, ý chí của người lính lái xe cũng như để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc. d. Học sinh đạt yêu cầu về dung lượng và hình thức đoạn văn theo phương pháp qui nạp, câu chủ đề nằm ở cuối đoạn - Khổ thơ cuối thể hiện ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường trường Sơn. Bài thơ khép lại bằng hình ảnh thể hiện ý chí kiên cường vì Tổ quốc, đó là sức mạnh phi thường của người lính để vượt lên tất cả, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt, tàn phá của đế quốc Mĩ + Biện pháp liệt kê, điệp ngữ được sử dụng nhằm nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh và sự thiếu thốn, mất mát ngày càng lớn. Mọi thứ trên xe bị bom đạn tàn phá không còn nguyên vẹn nhưng các chiến sĩ vẫn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời - Điều kì diệu và đặc biệt đó là không gì cản trở, làm lùi bước được ý chí của những chiến sĩ “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Đó chính là sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên mọi gian khổ, ác liệt của chiến tranh và đó còn là sức mạnh của tinh thần yêu nước. - Đối lập với những cái “không có” ở trên là một cái “có”, đó là sức m ạnh từ trái tim có thể chiến thắng bom đạn kẻ thù. Những chiếc xe vận tải chạy b ằng sức mạnh của trái tim, sức mạnh của ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. - Trái tim là hình ảnh hoán dụ cũng là hình ảnh ẩn dụ nói vẻ đẹp về tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe. Trái tim nhiệt huyết một lẽ sống cao đẹp: vì miền Nam, vì sự thống nhất đất nước. Hình ảnh những người lính chiến đấu với lý tưởng độc lập, tự do giải phóng đất nước gắn với chủ nghĩa xã hội đã t hể hiện thế hệ anh hùng, mạnh mẽ, hiên ngang mà thế hệ hôm nay, mai sau còn khắc ghi mãi mãi.
Phân tích nhân vật Vũ Nương Người phụ nữ là đề tài quen thuộc mà nhiều nhà văn, nhà thơ lấy đó làm chủ đề cho mạch cảm xúc của mình, dặc biệt là trong văn học thời trung đại. Hồ Xuân Hương đã thành công với bài thơ “Bánh trôi nước”. Với Nguyễn Dữ thành công đó là tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Qua nhân vật trong tác phẩm ông đã tô cáo, lên án xã hội phong kiến đầy bất công nhất là với những người phụ nữ phẩm hạnh nhưng khổ đau, oan trái. Chuyện người con gái Nam Xương được trích trong truyền kì mạn lục, ghi chép tản mạn những câu chuyện có thật và đưa yếu tố kì ảo vào tác phẩm. Văn bản này có nguồn gốc từ câu chuyện “Vợ chàng Trương” cả hai tác phẩm đều nói về người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến. Mở đầu tác phẩm đã giới thiệu rất rõ về ngoại hình cũng như phẩm chất của nhân vật Vũ Nương “Tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” đây là câu giới thiệu hàm ẩn mọi tố chất của người phu nữ, công- dung- ngôn-hạnh. Nhưng phẩm chất tốt đẹp bao nhiêu thì lại oan nghiệt bấy nhiêu. Ngay ở đoạn đầu tác giả đã cho ta thấy rất rõ một cuộc hôn nhân bất bình đẳng của nàng. Nàng xuất thân con nhà nghèo nhưng vì Trương Sinh mến dung hạnh nên xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Nhân vật Trương Sinh được tác giả giới thiệu hoàn toàn trái ngược với Vũ Nương, Trương Sinh xuất thân con nhà hào phúng nhưng ít học, tính hay đa nghi và đề phòng vợ quá mức. Chứng tỏ một điều rằng sự bất công về con người trong xã hội càng hiện lên rõ nét. Xét về góc độ khách quan thì một người phụ nữ xinh đẹp,tài giỏi như Vũ Nương thì xứng đáng được một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn nhưng ở câu chuyện này thì hoàn toàn khác, nàng không được tự do yêu thương, không được quyền chọn lựa. Trương Sinh lấy nàng về như một hình thức mua bán mà chính Trương Sinh cũng không yêu thương gì nàng mà chỉ lấy nàng vì “mến”. Mặc dù vậy nhưng Vũ Nương hết lòng yêu thương chồng, biết chồng đa nghi nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để gia đình phải thất hòa. Cuộc sống bên chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Nàng bịn rịn tiễn dặn chồng và khoogn mong muốn gì ngoài sự “bình yên” của chồng. Bên cạnh đó nàng còn thấu hiểu nỗi vất vả của chồng sắp phải chịu. Những chi tiết đó đã chứng tỏ nàng là người phụ nữ vì gia đình “nghi gia nghi thất” phẩm hanh ấy càng được bộc lộ rõ hơn khi ở với mẹ chồng. Sau khi chàng đi được một tuần thì nàng sinh con, đặt tên là bé Đản. Vì nhớ con trai nên mẹ chồng đã sinh ốm. Lúc này, nàng vừa làm con, vừa làm mẹ, vừa làm cha, một mình nàng gánh vác mọi công việc của gia đình chồng. Đối với mẹ chồng, Vũ Nương là người con hiếu thảo, ngoan hiền. Trong lúc chồng đi xa, nàng vừa chăm sóc mẹ già đau ốm vừa nuôi con nhỏ. “Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật mà lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơi”. Phẩm chất ấy của nàng đã được chính người mẹ chồng đánh giá cao khi bà ở phút lâm chung. Đó là sự đánh giá xác đáng và khách quan. Khi mẹ chồng mất, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình”. Nàng làm tất cả những việc đó không chỉ vì trách nhiệm của một nàng dâu mà còn thể hiện tình yêu thương hết lòng đối với chồng ngoài mặt trận. Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật sự yêu mến,trân trọng qua từng hành động,cử chỉ qua đó khắc họa rõ nét phẩm chất người phụ nữ. Đối với đứa con bé bỏng của mình thì nàng hết mực yêu thương và tìm cách lấp đi cái thiếu thốn phải xa cha mà con mình đã chịu thiệt thòi. Nàng đã lấy “cái bóng” của mình để dỗ dành con, nói với con đó là cha để làm vơi bớt nỗi nhớ chồng và xoa dịu sự thiếu thốn khi vắng cha của bé Đản. Và rồi “cái bóng” đã trở thành người cha trong tâm trí của một đứa trẻ ngây thơ mới 3 tuổi. Sau ba năm xa cách, khi trở về cứ nghĩ rằng Trương Sinh sẽ mang lại hạnh phúc cho gia đình thì cũng lại là lúc tai họa ập đến cuộc đời Vũ Nương. Chỉ vì lời nói ngây ngô của trẻ con: “Ô hay! Ông cũng là cha tôi ư? Cha tôi đêm nào cũng đến.., làm cho Trương Sinh ngờ vực, hiểu lầm vợ thất tiết. Dù Vũ Nương có hết lời phân trần, có tha thiết giãi bày để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Dù họ hàng làng xóm có hết lòng khuyên can, biện hộ cho nàng thì Trương Sinh cũng không hề đếm xỉa mà chỉ một mực nghi oan cho vợ. Chính chi tiết, và phân đoạn này càng cho chúng ta thất rõ sự vô học của Trương Sinh. Nếu Trương Sinh có học thức thì sẽ không xử lý như vậy. Rồi từ chỗ “la um lên cho hả giận”, Trương Sinh đã mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Phải chăng, xã hội phong kiến với chế độ nam quyền độc đoán, với thói “trọng nam khinh nữ” bám chặt vào tế bào mỗi cá nhân đã dung túng, cho phép người đàn ông được quyền coi thường, rẻ rúng và đối xử thô bạo với người phụ nữ? Thương nhớ chồng là thế, lại bị chồng ruồng rẫy, gạt bỏ. Giữ gìn khuôn phép, rất mực thủy chung lại bị coi là thất tiết, chịu tiếng nhuốc nhơ... Nàng không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc và đuổi đi, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho. Như vậy một lần nữa cái quyền tự bảo vệ mình và được người khác bảo vệ cũng không có. Hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng đã tan vỡ tình yêu không còn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rủ trong ao, liễu tàn trước gió”, cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hóa đá trước đây, cũng không còn có thể có lại được nữa. Thất vọng đến tột cùng, cuộc hôn nhân đã không có cách nào hàn gắn nổi, Vũ Nương đành mượn sông Hoàng Giang rửa sạch nỗi oan nhục, giãi bỏ tấm lòng trong trắng của mình. Một hành động tưởng chừng như ngu xuẩn nhưng đặt ở vị trí ngày đó, xã hội đó, người chồng đó thì không có cách nào khác là phải tìm đến cái chết. Chúng ta đặt ra một gỉa thiết; Nếu Vũ Nương không chết thì biết đâu đó chính Trương Sinh cũng hành hạ nàng đến chết, khi này nàng sống trong đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần mà nỗi oan ức không được giãi bày?Lời than của nàng như lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và đức hạnh của nàng: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Và rồi, một hôm bé Đản gọi bóng Trương Sinh là cha, lúc này Trương Sinh mới biết mình nghi oan cho vơ. Chàng đã lập đàn giải oan nhưng Vũ Nương chỉ hiện về trong chốc lát rồi biến mất. Qua tác phẩm ta thấy Vũ Nương đã nhiều lần phải trải qua khó khăn, cực nhọc trong cuộc sống nhưng vẫn vượt lên số phận nhưng càng cố gắng thì sự oan nghiệt càng đến gần, nàng vẫn là nạn nhân của chế độ nam quyền đầy bất công và thối nát. Nàng chính là nạn nhân của xã hội phong kiến cũng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa. Qua văn bản này Nguyễn Dữ đã ca ngơi người phụ nữ dung hạnh nhưng đầy bất hạnh.Dồng thời cũng tố cáo, lên án xã hội đầy bất công thời phong kiến, một xã hội bất bình đẳng, chà đạp lên tinh thần và thể xác người phụ nữ. Đọc tác phẩm ta càng thấy ngòi bút sắc bén của tác giả và những giá trị nhân văn sâu sắc mà ông muốn gửi gắm cho bạn đọc.
Tính đến thời điểm hiện tại, bên cạnh sắn, ngô, khoai thì cây lúa nước là một trong những thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên đất nước hình chữ S ta, Là một trong những những nguồn thu nhập chính của nhà nông và là giống cây dễ chăm sóc và dễ trồng nhất. Cây lúa, và phổ biến nhất là lúa nước xuất hiện nhiều nhất ở Đông Nam Á khoảng cách đây hơn 10000 năm về trước và được con người nơi đây thuần hóa đem về canh tác và dần lúa nước trở thành nguồn thu nhập chính của họ. Như vâỵ có thể nói, Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước đầu tiên và là trung tâm phát triển ngành nông nghiệp lúa nước lớn trên thế giới. Lúa vốn là một loài cây hoang dã, tổ tiên của nó là một loài cây dại thuộc chi Oryza trên siêu lục địa Gondwana cách đây khoảng 130 triệu năm về trước, sau bởi vì quá trình phân tách lục địa mà loài này bị trôi dạt về các vùng đất khác nhau, quá trình tiến hóa đã cho ra nhiều giống lúa có cấu tạo khác biệt. Và lúa nước của Việt Nam có tên khoa học là Oryza Sativa thuộc họ lúa Poaece vẫn thường được gợi với cái tên quen thuộc là lúa hoặc lúa nước, được trồng chủ yếu ở hai đồng bằng lớn sông Hồng và sông Cửu Long, ngoài ra còn được canh tác ở nhiều đồng bằng nhỏ vùng duyên hải miền Trung nước ta, hoặc trên các vùng núi Tây Bắc, hình ảnh những ruộng bậc thang đầy sức sáng tạo của người dân trên những ngọn đồi, ngọn núi cao sừng sững đã trở thành một trong những hình ảnh, kỉ niệm đáng nhớ cho những vị khách du lịch đến đây chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên và con người. Lúa nước được chia ra làm hai loại dựa vào hàm tính amilopectic (hàm lượng quyết định tính dẻo) trong hạt gạo. Gạo tẻ có hàm lượng amilopectic chiếm khoảng 80% còn của gạo nếp thì cao hơn khoảng 90% vì vậy gạo nếp ăn dẻo và dín hơn. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu và lai tạo giống, người ta còn dựa và hình dáng, đặc điểm mà chia ra làm nhiều giống lúa khá nhau. Còn về ý nghĩa, trong những năm khoảng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hình ảnh cây lúa được gắn với hình ảnh hậu phương vững chắc à hình ảnh của công cuộc xây dựng nước nhà, lấy gốc là nông nghiệp, của Đảng và nhà nước. Ngoài ra, khi nhắc đến cây lúa nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh người nông dân cần cù, siêng năng, một nắng hai sương trên cánh đồng lúa xanh bát ngát thẳng cánh cò bay là đại diện cho sự ấm no, đủ đầy cho mọi nhà. Hay trong những ngày lễ lớn, xôi – một món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt ta từ xưa đến nay. Hoặc trong những ngày tết cổ truyền hình ảnh cả gia đình ngồi luộc bánh trưng, bánh giày cũng là một kỉ niệm khó quên của những người con xa quê hương. Hay ngược về thời xa xưa, hình ảnh chàng hoàng tử lang luu sử dụng gạo để làm bánh trưng, bành giày cúng bái trời đất, dâng lên vua Hùng, qua đó ta có thể thấy được sự quan trọng của hoa gạo, cây lúa trong đời sống thường ngày xung quanh ta. Bình dị, giản dị cả trong đời sống vật chất và tinh thần, cây lúa là người bạn của nông dân là nguồn thu nhập nông nghiệp chính của nước tavaf là hậu phương vững chắc của ta trong những năm kháng chiến đầy khó khăn.
PHẦN I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1. Tác giả Tác giả Xéc-van-tét (1547-1616) là nhà văn người Tây Ban Nha. Ông vốn là binh sĩ bị thương năm 1571 trong một cuộc huỷ chiến và bị bắt giam ở An- giê từ năm 1575 đến năm 1580. Trở về Tây Ban Nha, ông sống một cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến lúc công bố tiểu thuyết Đôn- ki-hô-tê. 2. Tóm tắt nhân vật Văn bản đánh nhau với cối xay gió trích trong tiểu thuyết ấy. Tác phẩm Đôn-ki-hô-tê, một lão quí tộc nghèo sống với cháu gái và bà quản gia vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ han gỉ của tổ tiên để trang bị cho mình, phong cho con ngựa còm của lão là chiến mã Rô-xi-nan- te còn bản thân lão lão là Đôn-ki-hô- tê xứ Man- cha. Còn người phụ nữ lão thầm yêu thì được lao ban cho cái tên công nương Duyn-xi-nê-a.Cuối lần ra đi thứ nhất Đôn-ki-hô-tê vốn đã nhắm bác nông dân ở cạnh nhà, nghèo và đông con, lương thiện, "nhưng phải mỗi tội là kém thông minh". Đôn-ki-hô-tê bảo bác hãy đi theo chàng vì có thể trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm nào đó, chàng sẽ chiếm được một hòn đảo và sẽ trao cho bác cai trị. Bị những lời hứa hẹn tốt đẹp cám dỗ, Sancho Panza (tên bác thợ cày) bỏ cả vợ con, nhà cửa, đi làm giám mã cho ông láng giềng Cuộc hành trình trừ lũ gian tà, cứu người lương thiện đã diễn ra và sau nhiều phen thất bại ê chề, cuối cùng ốm nặng. Dôn-ki-hô- tê mới nhận ra tác hại của truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc và qua đời. PHẦN II.PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VÀ CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA HAI NHÂN VẬT 1. Phân tích và so sanh hai nhật vật Ở đoạn trích Đôn-ki- hô- tê đánh nhau với cối xay gió có rất nhiều chi tiết hay và ý nghĩa đặc biệt là cuộc đối thoại và sự tương phản giữa hai nhật vât Đôn-ki-hô-tê và San-cho Pan xa, vậy nét đặc sắc mà tác giả đã xây dựng qua đoạn trích này là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu. Ngay trong đoạn trích, ta thấy hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và San-cha Pan- xa đã có nhiều nét khác nhau về tất cả mọi mặt, từ ngoại hình cho đến tính cách. Đối với nhân vật Đôn-ki-hô-tê được xuất thân trong gia đình quý tộc nghèo, cái tên của ông là do chính ông đặt ra thể hiện vị thế của mình trong xã hội. Còn với San- cha Pan xa ông là người nông dân hiền lành, chất phác. Về hình dáng San cha Pan- xa vừa béo, vừa thấp cưỡi trên lưng con lừa, với bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng thức ăn, thuốc cao và những vật dụng thiết thực khác, ngược lại Đôn-ki-hô-tê thì cao lênh khênh, ngồi trên lưng con ngựa. Con ngựa hiện thân của năng lực, may mắn, hạnh phúc và quyền thếđồng thời con ngựa cũng thể hiện nghị lực, sáng tạo và sức sống mãnh liệt. Còn con lừa thì biểu tượng cho sự khiêm nhường, hiền lành, hòa bình. Hay nói cách khác, con lừa chỉ biết làm việc nặng nhọc dưới sự chỉ bảo của ông chủ mà không cần suy nghĩ hay trí thông minh. Tác giả xây dựng mặt đối lập này nhằm cho người đọc nhận thức điểm mạnh và điểm yếu của nhân vật trong câu chuyện. Sự đối lập ấy hết sức khéo léo và tài tình. Về tính cách của hai nhân vật cũng khác nhau hoàn toàn, Đôn-ki-hô-tê hì dũng mãnh, trọng danh dự và luôn nghĩ đến việ chung còn San- cha Pan xa thật thà, nghĩ đến cuộc sống của riêng mình. Trong suy nghĩ của Đô-ki-hô- tê thì có nhiều ảo tưởng, hão huyền và thiếu thực tế, ngược lại giám mã thì lại hết sức tỉnh táo và thực tế dẫn đến thực dụng. Tất cả những sự khác biệt đó cũng dẫn đến mục đích của hai nhân vật khác nhau, đối với Đôn-ki-hô-tê thì muốn trở thành hiệp sĩ lang thang trừ gian trừ tà và giúp người lương thiện, đó là mục đích cao cả mà lão mong muốn thực hiện được. Còn giám mã chỉ mong hưởng chiến lợi phẩm những thứ tầm thường trong cuộc sống Qua cách xây dựng nhân vật ở hai mặt đối lập, ta thấy tác giả đang muốn khắc họa sâu hơn về thực tế đời sống lúc bấy giờ, nhằm cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về cái tầm thường và cái cao cả trong thời kỳ Phục Hưng. Vậy cái cao cả và tầm thường đó là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu đoạn đối thoại của hai nhân vật và những tình tiết bất ngờ. 2. Trận chiến và kết thúc Khi đến cánh đồng, Đôn-ki-hô- tê “chợt” thấy những chiếc cối xay gió, đây là yếu tố bất ngờ cộng thêm số lượng những chiếc cối xay gió “ba bốn chục chiếc” phần nào giải thích hoang tưởng chợt xuất hiện trong đầu Đôn- ki-hô- tê bởi trong các tiểu thuyết lão đọc thì những trận chiến thường xảy ra bất ngờ với số lượng lớn của kẻ địch. Chàng muốn chia sẻ hoang tưởng của mình cho giám mã và muốn nhấn mạnh những điều mà giám mã quan tâm nhất đó là “chiến lợi phẩm, giàu sang phú quí, chính đáng, phụng sự Chúa” Lúc này, San cho Pan xa hỏi lại, những tên khổng lồ nào cơ Đôn- ki-hô- tê trả lời: Những tên mà anh nhìn thấy ở trước mặt kia kìa. Cánh tay chúng rất dài, có cái tới gần hai dặm Nhưng giám mã lại rất tỉnh táo trả lời và cảnh báo ông chủ: Xin ngài coi chừng, đó chỉ là những cối xay gió, cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt… Vì mục đích cao cả và sự quyết tâm, chàng hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê quyết tâm kết liễu “những tên khổng lồ, hung tợn” “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi Trái Đất” mặc cho giám mã có lời khuyên. Hơn nữa, lão cùng trách giám mã “chẳng hiểu gì” Hắn xông lên và trong đầu đinh ninh phía trước có những tên khổng lồ. Như vậy trong đầu hắn luôn nghĩ đến kẻ xấu xa và những thứ tầm thường cần phải xóa khỏi Trái Đất, hắn không hề nghĩ đến sự tồn tại hữu hình của nó trong hiện tại. Đôn- ki- hô- tê hiện thân của một chàng hiệp sĩ thực hiện cái cao cả, ở chi tiết : “Lũ….kia, không được chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ, một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây” Ở câu này đã thấy rõ sự quân tử từ Đôn-ki-hô-tê, chàng hiệp sĩ vì lý tưởng tốt đẹp, “một thương một mã” là đấu tay bo, đấu không cần nhiều bọn mà chiến đấu đúng nghĩa quân tử như các hiệp sĩ mà lão đã đọc trong tiểu thuyết. Chàng thể hiện lòng dũng cảm và niềm tin chiến thắng của mình, chàng thúc ngựa lên với với lòng quyết tâm, dũng cảm, chống kẻ thù quyết liệt. Nhưng kết cục trận chiến trong chóng vánh chỉ để lại thương tích cho hiệp sĩ. ‘ngọn giáo gãy tan tành, cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất” “Đôn-ki-hô- tê nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng” Mặc dù thấy trận đấu gây ra tiếng cười bởi lý tưởng cao cả nhưng không thực tế của chàng nhưng chúng ta vẫn khâm phục tinh thần sự hào hùng đó. Lúc này, giám mã thúc lừa tới và buông lời trách móc nhưng chàng hiệp sĩ vẫn kiên quyết không tin vào những cái “ai cũng biết” . Và chàng đã thuyết phục được giám mã qua tình tiết đầy lạc quan về ông pháp sư, như vậy ta thấy ngoài đấu tranh với thực tại thì chàng còn đấu tranh với cả thế giới siêu nhiên đầy pháp thuật đó là tên pháp sư. Và rồi hai thầy trò tiếp tục cuộc hành trình về nơi đông người, ở chi tiết này cho ta thấy rõ hơn mục đích cuối cùng của chàng hiệp sĩ là “bênh vực kẻ yếu” .Điều đáng chú ý, cho dù đau đớn về thể xác nhưng chàng vẫn không kêu lên và vẫn phản đối giám mã San- cho Pan- xa. Vết thương không đáng lo ngại, điều mà chàng lo lắng đó là vũ khí, chàng liền nghĩ đến trong tiểu thuyết có hình ảnh “ nhổ cây” làm vũ khí một lần nữa đã được sự đồng tình từ giám mã 3. Bức tranh sinh hoạt tinh thần và vật chất Chàng Đôn-ki-hô-tê chằng buồn ăn, hắn chỉ nghĩ đế tinh thần là chủ yếu còn tên giám mã thì “ngồi một cách rất thoải mái trên lưng lừa, lấy cái ăn ở trong cái túi hai ngăn” ở chi tiết này cho thấy bác giám mã hết sức bình tĩnh và nghĩ về vật chất còn tinh thần bác giám mã không hề nghĩ đến. Điều này càng được thể hiện rõ nét hơn ở đoạn sau: Sancho Panza “vừa đi theo chủ vừa ăn một cách khoái trá, thỉnh thoảng nghiêng bầu rượu tu một hơi ngon lành khiến tay chủ quán rượu sành sỏi nhất ở Malaga cũng phải phát ghen”. Sancho Panza hết sức thoải mái trong thế giới vật chất. Chính đây là lúc bác có thể suy nghĩ, hay đúng hơn là “cảm nhận” cuộc sống: “Vừa đi vừa nhắm rượu, Sancho quên cả những lời hứa hẹn của chủ; bác cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm những chuyện phiêu lưu này tuy có nguy hiểm song không đến nỗi vất vả”. Sancho Panza vốn ra đi vì “hòn đảo” giàu sang phú quí mà chủ bác hứa cho khi lập được chiến công, vậy mà giờ đây “quên cả lời hứa hẹn của chủ”. Lời hứa hẹn ấy quá xa vời, nhất là trong khi vừa trải qua một thất bại! Đối với Sancho Panza, cả “nguy hiểm” đã qua và sẽ đến cũng không thật quan trọng. Trong khi ăn uống, Sancho Panza chỉ nhìn thấy cái trước mắt, trước mắt là có cái mà ăn uống và “không đến nỗi vất vả”. Như vậy là bác giám mã hài lòng. Còn đối với Đôn-ki-hô-tê lúc ngủ chàng cũng nghĩ đến vũ khí của mình “bẻ một cành khô” cho dù không có cây sồi và cũng không đủ khả năng để nhổ cây, một cành khô là đủ, cái gì thiếu đã có trí tưởng tượng của chàng hiệp sĩ. Quan trọng là tinh sẵn sàng chiến đấu và khát vọng lập chiến công. Tinh thần ấy của Đôn-ki-hô-tê được cũng cố thêm rất nhiều nhờ hướng tới người tình nương lý tưởng, chàng không ngủ cả ở thế giới thực tế. Còn giám mã thì ngược lại “Sau khi đánh chén no say, bác làm một giấc đến sáng, và nếu như chủ không gọi, chắc bác cũng chưa buồn dậy, mặc cho ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, mặc những tiếng chim hót líu lo đến mừng một ngày mới” Tuy nhiên, thức dậy khỏi giấc ngủ chưa phải là đã tỉnh ngay: “Vừa mở mắt, Sancho Panza đã vớ ngay bầu rượu, bác hơi buồn vì thấy nó nhẹ hơn hôm trước mà xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra rượu để đổ vào cho đầy”. Vẫn những toan tính vật chất tầm thường ấy! Còn chàng hiệp sĩ thì cũng đâu đã tỉnh khi “không ăn sáng vì, như ta thường nói, nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi”. Vẫn cái tinh thần phi vật chất ấy! Qua đoạn trích này tác giả dã cho chúng ta thấy hai nhân vật là hai tư tưởng đối lập nhau nhưng bổ sung cho nhau. Một người thì hướng đến tinh thần, nghĩ đến cái cao cả tốt đẹp. Còn một người thì nghĩ đến cái giản dị, tầm thường trong cuộc sống đó là vật chất. Nếu tổ hợp hai yếu tố này trong cùng một người thì sẽ trở thành một người hoàn mĩ nhưng ở mỗi cá nhân, có điểm này lại mất điểm kia. Chính vì vậy tác giả muốn cho người đọc thấy được sự biện chứng giữa vật chất với tinh thần, tất cả phải hài hòa thì mới tạo nên môt cá nhân hoàn chỉnh. Nếu thiên về tinh thần nhiều quá thì sẽ trở thành nhân vật Đôn-ki-hô-tê ảo tưởng quá sức, một gã gầy còm cao lênh khênh. Còn thiên về vật chất lại trở thành kẻ tầm thường như Sancho Panza, mập mạp và không có trí tưởng tượng. 4. Tư tưởng chủ đạo mà tác giả muốn gửi gắm Ở phân đoạn này ta thấy sự tưởng tượng của Đô-ki-hô-tê đã lên cao cho dù những chiếc cối xay gió đó không có gì lạ lẫm với người dân Tây Ban Nha đặc biệt với một quí tộc nghèo như chàng. Vậy tại sao chàng lại có hành động như vậy? Câu trả lời đơn giản là vì Đôn-ki-hô-tê bị ảo tưởng quá sức, trong tâm trí chỉ mong thực hiện những nhiệm vụ cao cả, và lấy sức mình để bảo vệ kẻ yếu. Nhưng sự ảo tưởng đó đã gây nên tiếng cười cho bạn đọc, chàng đã trở thành kẻ điên rồ. Nhưng may mắn thay, mặc dù hoang tưởng, nhưng Đôn Ki-hô-tê lại là người có lối suy nghĩ nhân văn, tích cực. Những chiếc cối xay gió chính là những thứ tầm thường trong cuộc sống nên chàng muốn tiêu diệt chúngTrong đầu óc nhà quý tộc, hễ cứ gặp ai, cũng hình dung họ như là những nhân vật trong sách kiếm hiệp. Đến nỗi, một cô gái mà ai cũng biết xấu xí, nhưng Đôn Ki-hô-tê lại cho rằng rất đẹp, là tình nương. Ai bị đánh thua trận, bắt buộc phải về gặp tình nương kể lể. Nhưng cũng thông qua nhân vật , tác giả đã lên án bất công, cần sự công bằng, tự do cho con người. Đồng thời chế giễu thói hư danh, sống theo trào lưu tầm thường, mà đánh mất đi chính mình. Trong tác phẩm này kẻ thù tầm thường về tư tưởng chính là cha sứ, kẻ luôn ngăn cản cái cao đẹp, nhân văn. Cũng chính nhân vật Đôn-ki-hô-tê đã cho ta thấy chế độ nhân quyền được đề cao , con người được xem là chúa tể của vu trụ chứ không như xã hội trước đó chủ yếu coi trọng thần quyền. Tác giả muốn gửi gắm sự nhân văn, con người được coi trọng, bình đẳng, nhân ái giữa con người với con người. Chủ nghĩa nhân văn khẳng định đời sống thực tế, ca ngợi niềm vui và hạnh phúc trần thế, khẳng định tình yêu là cao đẹp, con người có quyền theo đuổi danh vọng và của cải, khẳng định địa vị, phẩm giá con người qua nhân cách, bất cứ xuất thân như thế nào. Nhân vậy Đôn-ki-hô- tê đại diện cho con người mang lý tưởng nhân văn cao đẹp đầy tài năng và trí tuệ như những kì quan của thiên nhiên. Cho dù thất bại trong đau đớn nhưng vẫn không bỏ cuộc. Một lần nữa ta khẳng định đây chính là chủ đề xuyên suốt nhân văn thời lỳ Phục Hưng mà con người hướng đế. Đôn-ki-hô-tê thực hiện lý tưởng phi thực tế, còn Sancho Pan xa thực hiện thực tế phi lý tưởng.
Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Những câu thơ quen thuộc ấy chắc hẳn đã khắc sâu trong tâm trí của chúng ta. Bạn biết về cây lúa này nhưng đã bao giờ tìm hiểu kĩ về nó chưa? Nếu chưa chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu nhé. Lúa là một loại cây trồng có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu người trên Trái Đất từ xa xưa đến nay. Và Lúa là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và Châu Á nói riêng. Lúa là cây có một lá mầm, dễ chùm. Có hai vụ lúa: chiêm, mùa. Như chúng ta đã biết cách trồng lúa phải trải qua rất nhiều giai đoạn nhưng đã bao giờ thử hỏi nó như nào hay chưa? Bắt đầu từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ, rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng, ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân, ruộng phải sâm sấp nước, khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm cỏ, bón phân diệt sâu bọ.(…) Cuối cùng là người nông dân về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành gạo. Ngày nay, nước ta đã tạo được hơn 30 giống lúa được công nhân là giống lúa quốc gia. Cũng chính vì gạo, lúa đã đưa Việt Nam ta từ một nước đói nghèo trở thành một nước đứng thứ hai sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Qủa thật là rất tuyệt vời, giá trị sử dụng lúa là lương thực, thực phẩm thiết yếu hàng ngày của người dân, nó là thành phần của nhiều thực phẩm món ăn hàng ngày: phở bột mì,... Lúa còn là nguồn lợi nhuận của người trồng thương mại hóa. Về giá trị tinh thần Lúa đã gắn bó hơn vạn năm với người dân Việt Nam ta. Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt. Như vậy, ta thấy rằng cây lúa chiếm giữ một phần lớn quan trọng trong đời sống của người dân chúng ta. Dù đã qua nhiều năm nhưng lúa vẫn không hề thay đổi. Cây lúa không chỉ đáp ứng nhu cầu sống của chúng ta mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thân của người Việt.
Văn học Việt Nam Giai đoạn 1945 đến 1975 1.Bối cảnh Khai sinh nước VN Dân chủ Cộng hòa 1945; toàn quốc kháng chiến chống Pháp 9 năm (1946-1954); chia cắt hai miền Nam – Bắc (1954-1975),kháng chiến chống Mỹ, tiến tới thống nhất đất nước (1964 - 1975) 2. Lực lượng sáng tác Bao gồm: văn nghệ sĩ,trí thức: gia nhập Đảng, tham gia kháng chiến; nhà văn hóa,giáo dục 3. Khuynh hướng cảm hứng - Miền Bắc: cảm hứng lãng mạn công dân, tuyên truyền kháng chiến cứu nước 1945-1954; cuộc đấu tranh tư tưởng giữa khuynh hướng “tự do hóa văn nghệ” và “đảng cộng sản lãnh đạo, vào quỹ đạo VH XHCN” 1956-1964; khuynh hướng sử thi và lãng mạn 1965-1975 - Miền Nam: 1955-1975: đề cao chủ nghĩa quốc gia; thể hiện tinh thần phản kháng; tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc; tái hiện thân phận con người; văn học đại chúng; Đây là thành tựu của hiện đại hóa 4. Thể loại, ngôn ngữ Ở gia đoạn này thể loại chủ yếu là thơ, trường ca, ký, tùy bút, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết. Một số tác phẩn tiêu biểu như: Vợ chồng A Phủ, Đòng Chí, Lặng lẽ Sa Pa, Đất nước… 5. Tác giả tiêu biểu - Văn học kháng chiến chống Pháp: Quang Dũng 1921-1988, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Trần Đăng; Hoàng Trung Thông, Chính Hữu, Nguyễn Thành Long - Văn học chống Mỹ: Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Dương Thị Xuân Quý; Tố Hữu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Việt Phương; Dương Hương Ly, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Phan Tứ, Nguyên Ngọc, Thu Bồn, Anh Đức, Chu Văn, Nguyễn Tuân
Giai đoạn hình thành văn học hiện đại 1. Bối cảnh lịch sử Nước ta phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ hai cuộc khai thác thuộc địa; tiếp xúc kéo dài với văn hóa phương Tây, nền giáo dục quốc ngữ có bước phát triển → hình thành “văn đoàn” lớn, xung đột: dân tộc, giai cấp, văn hóa 2. Lực lượng sáng tác Bao gồm: Trí thức Tây học, công-nông-binh, một bộ phận tác giả tham gia cách mạng/bí mật, một bộ phận tác giả hợp pháp/công khai 3. Khuynh hướng cảm hứng - Khuynh hướng lãng mạn: văn xuôi lãng mạn, Thơ mới - Khuynh hướng hiện thực: phóng sự, truyện ngắn trào phúng, tiểu thuyết (trào phúng) - Khuynh hướng yêu nước, cách mạng: thơ ca, hò, vè, phóng sự… 4. Thể loại, ngôn ngữ - Thơ: ba dòng: (ảnh hưởng) thơ Pháp, Đường thi, thuần Việt; đa “xóm thơ”: sông Thương, Tự lực, Phương Đông, Huế, Bình Định, Hà Tiên… - Văn xuôi: phóng sự, truyện ngắn (trào phúng), tiểu thuyết (trào phúng), - Kịch thơ - Khảo cứu, dịch thuật - Phê bình văn học 5. Tác giả tiêu biểu -Thơ mới: 1932-35: Thế Lữ, Phạm Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên; 1936-39: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên - Kịch thơ: Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Yến Lan, Vũ Trọng Can, Vũ Hoàng Chương, Phan Khắc Khoan… - Tự lực văn đoàn: Nhất Linh 1906-1963, Khái Hưng 1896-1947, Thạch Lam 1910-1942, Tú Mỡ 1900-1976… Xem thêm: Tiến trình văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII- XIX
Tiến trình văn học Việt Nam Giai đoạn 3: Từ thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX 1. Bối cảnh lịch sử “Khởi nghĩa nhân dân” bùng nổ ,triều đại Tây Sơn thống nhất đất nước (ngắn ngủi), kết liễu Lê – Trịnh và Nguyễn chúa; đánh tan ngoại xâm phương Nam, phương Bắc, nội chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, nhà Nguyễn trị vì, thống nhất một dải giang sơn rộng lớn từ Bắc tới Nam 2. Lực lượng sáng tác Nhà nho (đa dạng: tài tử, bình dân…),vua, chúa, quan, Thiền sư,…Dòng văn, thi xã phát triển mạnh, thời kì này văn học Đàng Trong nở rộ 3. Quan niệm văn học Thiên về đề cao chức năng thẩm mỹ (“văn học chủ Tình”, “quý Chân” ), VHNT ở trung tâm 4.Khuynh hướng cảm hứng Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa - quan tâm đến con người bình thường, đánh dấu đòi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi. Đó là tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà các tác giả hướng đến, điều này được thể hiện qua nhiều khía cạnh: tinh thần yêu nước, tinh thần tôn giáo, tình yêu thiên nhiên, những quan niệm về đời sống hiện thực...Bên cạnh đó là các Khảo cứu (Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ…) 5.Thể loại ngôn ngữ Văn học chữ Hán: +Văn học chức năng: hịch, chiếu, văn tế, kệ/thi kệ… +Văn học nghệ thuật: Thơ: đa dạng thể- thất ngôn, ngũ ngôn, trường thiên, cổ phong…; Truyện truyền kì, Kí, Tự/Bạt, Tiểu thuyết chương hồi… - Văn học chữ Nôm: thơ Đường luật Nôm, văn tế Nôm, Phú Nôm, Truyện (thơ) Nôm; Ngâm khúc, Hát nói, … Đỉnh cao là văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc 6.Tác giả tiêu biểu Đặng Trần Côn (1710-1745): Chinh phụ ngâm Đoàn Thị Điểm (1705-1748): Chinh phụ ngâm ( bản dịch ) Nguyễn Gia Thiều (1741-1798): Cung oán ngâm khúc Ngô gia văn phái: Ngô Thì Sĩ 1726-1780, Ngô Thì Nhậm 1746-1803, Ngô Thì Chí 1753-1788, Ngô Thì Trí, Ngô Thì Hương, Ngô Giáp Đậu 1853-?; Ngô Thì Đạo 1732-1802, Ngô Thì Du 1772-1840… (tiêu biểu là tác phẩm Hoàng Lê nhất thống trí) Dòng văn Phan Huy: Phan Huy Ích 1750-1822, Phan Huy Thực 1778-1846, Phan Huy Chú 1782-1840, Phan Huy Vịnh 1800-1870 Dòng văn Nguyễn Huy: Nguyễn Huy Oánh 1713-1789, - Nguyễn Du (1765-1820): Đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du - Phạm Thái (1777-1813): Chiến tụng Tây hồ phú - Bà Huyện Thanh Quan (đầu XIX): Qua Đèo Ngang - Hồ Xuân Hương: Bánh trôi nước, Tự tình (I,II,III) - Vũ Trinh 1759-1828: Cung oán thi tập - Phạm Đình Hổ 1768 - 1839: Vũ Trung tùy bút - Nguyễn Công Trứ 1778-1858: nổi bật là ca trù ( Bỡn nhân tình) Tham khảo thêm: Tiến trình Văn học Việt Nam từ thế kỉ X- thế kỉ XVIi
Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X- XIV 1.Bối cảnh lịch sử Kết thúc thời Bắc thuộc, kiến tạo và bảo vệ thành công các triều đại quân chủ độc lập (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần): chiến thắng ngoại xâm phương Bắc; mở đầu công cuộc “Nam tiến” Giai đoạn này đặt nền văn hóa đa tôn giáo hòa đồng 2. Lực lượng sáng tác - Thiền sư, vua, quan/tướng, tôn thất, nhà nho (hành đạo, ẩn dật)… thi xã Bích Động. Ở giai đoạn này lực lượng sáng tác không có nhân dân bởi lực lực nông dân không được đi học chỉ có thiền sư, vưa, nhà nho mới được học chữ. 3. Quan nhiệm văn học Thiên về đề cao chức năng giáo huấn; văn học chức năng (VHCN) ở trung tâm 4. Khuynh hướng cảm hứng: Chủ dề xuyên suốt là yêu nước, tôn giáo,thiên nhiên, thế sự (manh nha), nhân đạo 5. Thể loại: - Văn học chữ Hán: +Văn học chức năng: chiếu, hịch, văn khắc/văn bia, văn chép sử - sử kí, thần phả/thần tích, truyện tôn giáo, kệ/thi kệ, Tự/Bạt … +Văn học nghệ thuật: manh nha Truyện truyền kì LNCQL; thơ lục ngôn (Trần Ngạc); thơ thất ngôn, ngũ ngôn, cổ phong; Phú… - Văn học chữ Nôm: thơ thất ngôn tứ tuyệt (Hà Ô Lôi, Điểm Bích); Phú Nôm Giai đoạn này đặt nền móng cho văn học nước nhà 6. Tác giả tiêu biểu - Trần Nhân Tông: Trần Nhân Tông thi tập, Thạch Thất mỵ ngữ... - Tác giả Thiền sư: Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Mãn Giác, Huyền Quang/Lý Đạo Tái… - Tôn thất: Trần Quốc Tuấn, Trần Tung, Trần Quang Khải, Trần Quang Triều, Trần Nguyên Đán… - Tg quan/tướng: Lí Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Đặng Dung Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV- XVII 1. Bối cảnh lịch sử Kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, mở ra triều đại Lê sơ (Hậu Lê),100 năm thịnh trị của quốc gia quân chủ (độc tôn) Nho giáo (1428-1527),gần 200 năm cát cứ phân tranh: Nam Bắc triều, Trịnh – Nguyễn (Lê trung hưng, Đàng Ngoài – Đàng Trong) 2. Lực lượng sáng tác Lực lượng sáng tác văn học ở thời kì này khá đông đảo, bao gồm: Nhà nho ( hành đạo, ẩn dật),vua,chúa,quan, Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn. Đặc biệt vào khoảng thế kỉ thứ XVII, nền văn học có thêm sự xuất hiện của văn học Đàng Trong (Đào Duy Từ, Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Hữu Hào...). Quan niệm văn học Chức năng thẩm mỹ dần được coi trọng; VHNT đi dần vào trung tâm 4. Khuynh hướng cảm hứng Hầu hết các tác phẩm văn học trong thời kì này là sự kết tinh của tinh thần yêu nước, tình yêu thiên nhiên, những suy nghĩ về đạo lí, thế sự của các tác giả. Ẩn sâu trong các tác phẩm đó là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà các tác giả muốn gửi vào sự đời. 5. Thể loại ngôn ngữ Văn học chữ Hán: +Văn học chức năng: cáo, chiếu, biểu, tấu, văn bia, thư, văn chép sử, … +Văn học nghệ thuật: Thơ các thể thất ngôn, ngũ ngôn, trường thiên; Truyện truyền kì; Tự/Bạt; manh nha Kí, … - Văn học chữ Nôm: Thơ Đường luật Nôm, diễn ca lịch sử với thơ STLB và LB; Phú Nôm; Truyện thơ Nôm (Đường luật), Khúc vịnh, Hát nói, … Ở giại đoạn này được phát triển mạnh mẽ 6. Tác giả tiêu biểu - Nguyễn Trãi và “văn học Lam Sơn”: Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập, Bình Ngô Đại Cáo,... - Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn: Hồng Đức quốc âm thi tập - Nguyễn Bỉnh Khiêm: Dại Khôn, Cảnh Nhàn,... - Nguyễn Dữ: Truyền kì mạn lục - Nguyễn Húc: Phong vũ thán, Hàn dạ độc lập,... - Thái Thuận: Lữ đường thi - Nguyễn Bảo: Châu Khê thi tập - Đặng Minh Khiêm:Giang Tây khúc thuyền thi tập - Trịnh Căn, [Trịnh Cương, Trịnh Doanh] …:Khâm Định Thăng Bình Bách Vịnh Tập Xem thêm: Tiến trình Văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIIi- XIX
Đã có người từng nói: “Kiến trúc là vũ khúc của đá, vũ đạo là âm nhạc cơ thể, âm nhạc là kiến trúc của âm thanh, hội họa là khúc biến tấu của màu sắc. Một tác phẩm văn học được coi là bàn yến tiệc của ngôn từ và cảm xúc. Để có một bàn yến tiệc thịnh soạn đầy đủ dư vị của cảm xúc của tác giả Nguyễn Minh Châu đã bày sẵn chờ người đọc thưởng thức với tất cả say mê đó là tác phảm Chiếc thuyền ngoài xa. Nổi bật trong đó là hình ảnh của người đàn bà làng chài và thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc. Nguyễn Minh Châu là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Năm hai mươi tuổi nhà văn gia nhập quân đội cho đến năm 1962 thì chuyển sang con đường sáng tác văn học. Trước thập kỷ 80 ngòi bút của Minh Châu thiên về tính sử thi hào hùng, lãng mạn, tập trung ca ngợi chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm thời kì này là những người chiến sỹ, thanh niên xung phong mang vẻ đẹp lý tưởng. Cho đến năm 1975 về sau, Nguyễn Minh Châu tập trung nghiên cứu sáng tác về cuộc sống của người dân lao động, những tác phẩm của ông đều lấy cảm hứng từ các vấn đề đạo đức và triết lý nhân sinh mà tâm điểm khám phá nghệ thuật ở thời kì này là hình ảnh con người bình thường trong cuộc sống mưu sinh vất vả, trong hành trang nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và thể hiện nhân cách, tiêu biểu là tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”. Tác phẩm được nhà văn sáng tác năm 1987, kể về chuyến đi công tác của nhiếp ảnh gia, những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về cái đẹp và cuộc đời. Đồng thời thể hiện tư tưởng của nhà văn, hướng tiếp cận mới của ông về góc độ đời tư thế sự và phong cách triết lý nhân sinh. Qua đó, tác phẩm đã làm sáng tỏ nhận định của nhà văn Nguyên Ngọc về Nguyễn Minh Châu: “nhà văn mở đường tinh anh cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới”. Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm văn học có tình huống truyện vô cùng độc đáo, cuốn hút người đọc ngay từ những câu văn đầu tiên. Bàn về tình huống truyện, có ý kiến cho rằng: “tình huống truyện chính là chiếc chìa khoá để vận hành cả cốt truyện”, “là điểm tựa để người đọc khám phá trọn vẹn một tác phẩm văn xuôi”. Tình huống truyện chính là những sự kiện bất ngờ, mới lạ, éo le…đó chính là những điểm nhấn then chốt hấp dẫn người đọc. Tình huống truyện cũng là khoảnh khắc mà ở đó nhận vật có thể bộc lộ rõ bản chất, tính cách của mình để từ đó chủ đề tư tưởng của truyện được thắp sáng. Bằng phong cách nghệ thuật và tài năng của mình, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện nhận thức vô cùng bất ngờ và chứa đựng những nghịch lý cuộc đời, đặc biệt là câu chuyện của người đàn bà tại tòa án huyện. Người đàn bà hàng chài là nhân vật trung tâm của tác phẩm- một người phụ nữ vô danh như bao số phận khốn khổ khác ở vùng eo biển miền Trung và dọc dải đất hình chữ S thời hậu chiến. Mới đầu, Phùng- người kể chuyện gọi chị ta là “mụ”, “người đàn bà” để tỏ lòng thương hại, có khi gọi là “chị ta” để thể hiện sự trân trọng một cách ngượng ngùng. Không đặt tên cho nhân vật không phải là do nhà văn thiếu thốn ngôn từ mà đó là dụ ý của tác giả, điều đó gợi cho chúng ta nhớ tới nhân vật “thị” trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” của nhà văn Nam cao. Dù không cùng giai đoạn sáng tác nhưng hai nhân vật cùng có cuộc đời giống nhau: đều là nạn nhân của cái đói, cái nghèo, đến một cái tên để xác định danh tính của một con người cũng không có bởi lẽ, số phận và cuộc đời của họ tiêu biểu cho những con người nhỏ bé, bình thường khác trong xã hội. Như vậy, thông qua một cảnh đời cụ thể tác giả đã nói hộ tâm sự của bao người đàn bà vô danh với những giọt nước mắt đau thương, tủi hờn. Hiện thực không hề đơn giản, một chiều mà luôn luôn tồn tại với nhiều mảng màu sắc đối lập chẳng thể giải đáp. Nghịch lý không dừng lại ở những phát hiện trước đó mà tiếp tục được tác giả đi sâu vào khai thác trong nhân vật người đàn bà hàng chài. Đây là một người phụ nữ đã trạc ngoài bốn mươi, dáng người đặc trưng của người miền biển, cao lớn với những “đường nét thô kệch”.Vẻ ngoài xấu xí, mặt chằng chịt những vết rỗ sau một bận lên đậu mùa, sắc mặt tái bệch đi sau một đêm dài thức trắng. Xuất thân trong một gia đình khá giả, nhưng vì xấu nên không ai lấy. Lúc đầu khi mới được chánh án Đẩu mời lên toà án, người đàn bà còn sợ sệt, lúng túng tìm đến một chỗ để ngồi. Khi được chánh án khuyên bỏ chồng, bà ta sợ hãi và lo lắng vô cùng mà cất lên lời van xin toà: “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Thật là kỳ lạ, một gã chồng vũ phu suốt ngày đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” thì có gì đáng để bà ta phải lưu luyến mà không bỏ quách đi. Một người chồng một khi dám xuống tay đánh vợ và chửi rủa như thế, thì còn thiết tha hạnh phúc gì nữa, vậy mà người đàn bà giàu lòng vị tha, bao dung, độ lượng ấy nhất định không chịu bỏ chồng, không oán hận chồng mà còn bênh vực, thấu hiểu cho nỗi khổ của người chồng. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào những gì đang hiện ra ở trước mắt, thì người phụ nữ này quả thật là vô cùng đáng trách, trách vì sự kém cỏi hèn nhát của bản thân, trách vì đã để bản thân mình chịu nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Thế nhưng không, cuộc đời vốn dĩ chẳng phơi bày ra trước mắt ta những nghiệt ngã, uẩn khúc. Đằng sau vẻ nhút nhát của người đàn bà ấy là sự hy sinh cao cả vì đàn con, vì mái ấm gia đình, người đàn bà thấu hiểu được nỗi khổ của người chồng. Qua lời kể của chị, người chồng khi còn trẻ tuy cục tính nhưng hiền lành, chị mang ơn người đàn ông ấy vì đã cứu lấy danh dự mình, vẫn cưới dù biết chị có mang với người đàn ông khác. Hoàn cảnh vốn dĩ chẳng được khá giả đã thế lại còn đông con, gánh nặng cơm áo như đè nặng hết lên vai người chồng. Những ngày trời đổ giông bão cả nhà chỉ ăn “cây xương rồng luộc chấm muối”, chị chép miệng như đang “nhìn suốt cả đời mình”, chị nhận hết lỗi về mình “giá tôi đẻ ít đi”...Mọi lý lẽ chị dùng để bao biện, bào chữa cũng không thể che lấp đi những hành vi đáng lên án của người chồng vũ phu nhưng cuộc đời vốn luôn tồn tại những nghịch lý, những ngang trái. Kẻ bị bạo hành kiên quyết bảo vệ kẻ tội đồ, kẻ tội đồ cũng là nạn nhân của số phận và chính mình. Đằng sau lí lẽ “khó hiểu” ấy là tình yêu chồng, là sự nhân hậu và bao dung của một người đàn bà thấu suốt, nghĩa tình. Chị hiểu người đàn ông đi đến bước đường này một phần cũng là do chị, rẳng người đàn ông kia cũng không muốn thế, rằng với chị, người đàn ông ấy từng có ơn. Suy cho cùng, ta có quyền đồng ý hoặc không đồng ý với lí lẽ của người đàn bà, nhưng ta cần phải tôn trọng sự lựa chọn và hy sinh vì gia đình, vì chồng của chị. Có lẽ,tình nghĩa vợ chồng và những kỉ niệm quá khứ khiến chị tình nguyện ở lại bên người đàn ông khốn khổ, chính sự bao dung của người phụ nữ khiến chị tìm đủ mọi cách để bảo vệ người chồng xấu xa, độc ác. Qua đó, vẻ đẹp khuất lấp khiến người đàn bà hàng chài trở thành một người phụ nữ rất đời, như bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia. Người đàn bà thâm trầm, sâu sắc, chị hiểu thiện trí của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng khi khuyên mình bỏ chồng vũ phu, tàn bạo. Xong chị càng hiểu hơn cuộc sống trên sông nước: quanh năm lênh đênh trên biển - nguồn sống duy nhất của cả gia đình từng ấy miệng ăn, chị thấu hiểu lẽ đời và luôn phải nhẫn nhục chịu đựng vì thương con bởi chúng còn thơ dại nếu không có bàn tay chăm sóc của người mẹ sẽ ra sao? Liệu người đàn ông thô bạo, khô khan ấy có dạy dỗ, bảo ban, quan tâm và săn sóc được chúng? Ở làng chài, những người phụ nữ cần có người đàn ông chèo lái con thuyền mỗi khi trời đổ phong ba, họ sức yếu vai mềm không thể một mình chống đỡ lại với bão táp ngoài biển khơi được. Trên vùng đầm phá mênh mông, quê hương cả mấy cây số song nước, biết bao hiểm nguy rình rập, con người, nhất là người phụ nữ lại quá nhỏ bé, yếu đuối. Trong cuộc sống, đâu phải lúc nào ta cũng có thể làm những điều ta muốn, đôi khi thay vì đấu tranh để hi sinh thì ta cần phải hòa hoãn, thỏa hiệp và chấp nhận để tồn tại.Chân lý ấy thật xa lạ với những quan niệm cứng nhắc, giản đơn của Đẩu và những lí lẽ nhân văn được tô màu đẹp đẽ của người nghệ sĩ lãng mạn Phùng.Dù khó chấp nhận, dù bất thường nhưng đó là thực tế, ta buộc phải chấp nhận dù đau đớn. Câu chuyện cuộc đời giản đơn của người đàn bà đã khai mở trong Đẩu, đặc biệt là Phùng những suy nghĩ về số phận con người, khiến họ nhận ra sự đơn giản, hời hợt, ngây thơ trong cách nhìn cuộc sống. Cũng trong lời giãi bày thật tình của một người đàn bà ít học, ta thấy cháy lên ánh sáng lấp lánh của trí tuệ nhân dân và sức sống kiên cường của người lao động. Những con người ấy sẵn sàng lao vào phong ba, bão táp để tìm đường sống, sẵn sàng hy sinh và thỏa hiệp để tiến lên. Những vẻ đẹp khuất lấp đó nếu không đến gần, không lắng nghe, không thấu cảm thì con người, nhất là người nghệ sĩ sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu được.Như vậy, cái Đẩu và Phùng thấy chỉ là biểu hiện bên ngoài còn cái người đàn bà thấy là bản chất bên trong. Trong hoàn cảnh ấy, sự công chính của luật pháp, lòng tốt và chính nghĩa là chưa đủ để lí giải bài toán phức tạp về nỗi khổ của con người. Bằng cái nhìn sâu sắc, thấu suốt của người trải qua bao giông tố, người đàn bà hiểu nguyên nhân của mọi sự: đói nghèo sinh ra bạo lực, bạo lực nối tiếp bạo lực lại là nơi bắt đầu của những đói nghèo. Trong cái vòng luẩn quẩn ấy, con người buộc phải chấp nhận cái sự “lạc hậu” để mà tồn tại. Cũng như bao người phụ nữ khác, người đàn bà hàng chài cũng chỉ là một người mẹ giàu đức hi sinh, giàu lòng yêu thương con cái, một người vợ tình nghĩa, thủy chung giữa cuộc đời cơ cực, luôn chắt chiu những giọt hạnh phúc đời thường để khóa lấp nỗi đau và sự cô đơn. Trong cuộc đời đầy bóng tối và nỗi đau của chị, những giọt hạnh phúc có thể chỉ đếm hết bằng những đầu ngón tay- nó ít ỏi, nhỏ bé và mong manh. Thế nhưng đó lại là những ngày chị được theo anh xuống thuyền, thực hiện thiên chức của người vợ, người mẹ, đó là những giây phút hiếm hoi nhìn đàn con được ăn no sau cả tháng ngày lấp đầy bụng bằng “xương rồng luộc chấm muối”. Ta cảm nhận được ánh mắt ấm áp, nụ cười hiền từ của người mẹ khi nghĩ về những giây phút hạnh phúc ấy sau câu hỏi của Phùng : “ Có khi nào chị thật sự hạnh phúc không?” Có thể với nhiều người, những giây phút ấy chẳng có lí gì, mà nó lại quá ít ỏi và mong manh, nhưng đối với người đàn bà can đảm ấy thì những giây phút hiếm hoi đó lại là tài sản vô giá, là nguồn vui, là động lực.Chỉ cần bấy nhiêu thôi, người mẹ ấy có thể vì con mà chống lại cả thế giới. Vì tình thương con, vì gia đình, một người mẹ bình thường có thể trở nên vĩ đại mà lý lẽ đơn giản ấy Phùng và Đẩu không thể hiểu được. Càng trải qua đau khổ, càng qua nhiều going bão, người mẹ càng trân quý hơn hạnh phúc đời thường. Như vậy, nhân vật người mẹ làng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu là một minh chứng tiêu biểu cho ngạn ngữ phương Tây: “ Người xem con là mục đích đầu tiên cũng là mục đích cuối cùng của đời mình”. Qua đó, nhân vật người đàn bà hàng chài không tên, khốn khổ và vô danh giữa cuộc đời trong “ chiếc thuyền ngoài xa” trở thành biểu tượng đẹp đẽ của người mẹ, người vợ truyền thống, đó cũng là hình ảnh đại diện cho sức sống tiềm tàng, bền bỉ, thách thức số phận của con người. Cuộc đời người đàn bà như cuộc đời của một con trai biển, bị vùi lấp dưới tầng sâu bùn đất, chịu nép sau hốc đá, thân phủ kín rêu nhưng vẫn kiên trì bám trụ, nhẫn nại cố gắng, chịu đựng đớn đau mà bao phủ lấy hạt cát trong mình, dùng tình yêu biến hạt cát biến thành viên ngọc trai sáng lấp lánh. Với cái nhìn nhân ái và thấu cảm, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tìm ra những viên ngọc quý giá ấy, trân trọng, nâng niu mà đem phơi nó dưới ánh sáng của sự thật. Qua hình ảnh người đàn bà hàng chài, Minh Châu đã gửi gắm những khám phá, phát hiện sâu sắc, đa diện về cuộc sống và con người, đồng thời là minh chứng rõ nét trong quan điểm sáng tác của nhà văn: “ nghệ thuật và đời sống phải là những đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Qua đoạn trích, Nguyễn Minh Châu đã thành công trong việc xử dụng nghệ thuật đối lập. Một bên là người đàn bà phi thẩm mĩ và xấu xí, một bên là vẻ đáng thương và phẩm chất bên trong của con người đáng trân trọng. Người đàn bà làng chài ấy là người có cốt cách bên trong: thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, thương chồng và thương đàn con nheo nhóc, sẵn sàng hi sinh bản thân về hạnh phúc, no ấm cho chồng, cho con. Qua hình ảnh người đàn bà làng chài chúng ta thấy người phụ nữ Việt Nam cho dù trong hoàn cảnh nào thì vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Dù vẻ ngoài không được xinh đẹp nhưng trong họ luôn chúa đựng những phẩm chất cao quý. Luôn nghĩ tới gia đình của mình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để giữ gìn và chăm sóc gia đình hạnh phúc. Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”đã mang đến cho chúng ta một bài học quý giá và đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: cần có cách nhìn đa diện, nhiều chiều, khám phá đúng bản chất chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bềngoài của nó, đồng thời thể hiện niềm tin và sự trân trọng vẻ đẹp tâm hồn con người. Qua đó, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện nhận thức sâu sắc, hình ảnh biểu trưng “chiếc thuyền ngoài xa” đó là vẻ đẹp lãng mạn của nghệ thuật, là ẩn dụ cho kiếp người đơn độc, lênh đênh trên biển lớn cuộc đời. Ngôn ngữ truyện chân thực, triết lý, thể hiện rõ tính cách nhân vật. Hình ảnh sáng tạo, chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa. Giọng điệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn người đọc. Sê-khốp từng cho rằng: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong tủy cốt”. Ý kiến trên khẳng định rằng trong thế giới văn chương đa sắc màu, vị trí của một nhà văn không chỉ được xác lập bởi tài năng mà còn bởi những nỗi niềm trắc ẩn sâu sắc của “người cầm bút” với cuộc đời và con người. Giá trị nhân đạo được hiểu là một trong những giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hoàn cảnh nào.Thông qua nhân vật “người đàn bà hàng chài” trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, người nghệ sĩchân chính –Minh Châu đã lắng nghe những vang vọng đời sống để lắng đọng, để cảm nhận, để trân trọng và thấu hiểu. Đó là sự đồng cảm của nhà văn đối với cuộc đời người lao động sau chiến tranh, Minh Châu cảm thương cho số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài, đồng thời thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con người. Nhà văn lên án thói bạo hành trong cuộc sống gia đình đang diễn ra trong xã hội, phê phán, lên án hành động vũ phu thô bạo của người chồng trong cách đối xử với vợ, con. Bên cạnh đó, tác giả ngợi ca vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của chị.Đó là vẻ đẹp của lòng vị tha, sự thấu hiểu lẽ đời và tình mẫu tử sâu nặng. Như vậy, Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm văn học xuất sắc của Nguyễn Minh Châu, để lại cho chúng ta những bài học quý giá về triết lý nhân sinh của cuộc đời, biết đồng cảm, sẽ chia với những mảnh đời khốn khó. Từ tình huống truyện có ý nghĩa như một nút thắt để người đọc khám phá về sự thật cuộc đời.Nhà văn cũng như “thư ký của thời đại”, phải có trách nhiệm tái hiện cuộc sống trong ngòi bút nghệ thuật của mình. Lê Đạt từng nhận xét: “Mỗi con người có một dạng vân tay Mỗi nhà văn có một dạng vân chữ không trộn lẫn” Ý kiến trên khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo và riêng biệt của nhà văn trong nền văn chương muôn màu sắc. Với tư cách là một nhà văn, Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy “một dạng vân chữ không trộn lẫn đó” thông qua giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”, đặc biệt là trong cách xây dựng tình huống truyện khéo léo, lời văn trần thuật giàu xúc cảm, giàu chất tạo hình của người người đàn bà vị tha, độ lượng, thấu hiểu lẽ đời, giàu đức hi sinh và tình yêu thương con tại tòa án huyện.
Dàn bài chí tiết về đức hi sinh Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận đó là đức hi sinh Thân đoạn: Giải quyết vấn đề - Khái niệm: Đức hi sinh là gì? Là sự chấp nhận, nhường nhịn chịu thiệt thòi về bản thân và vì lợi ích của người khác - Biểu hiện của đức hi sinh: + Luôn suy nghị về người khác + sẵn sàng giúp đỡ người khác + đặt lợi ích của người khác trên lợi ích của mình Ví dụ: Những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì dân tộc Việt Nam - Ý nghĩa của đức hi sinh + Mang đến cơ hội tốt đẹp cho người khác + Nhận được sự tôn trọng, yếu quý từ những người xung quanh - Phản đề: + Nhiều người ích kỷ, vô cảm trước nỗi đau của người khác + Có người sẵn sàng hi sinh lợi ích của người khác để đạt được lợi ích tầm thường của mình -Kết đoạn: Bài học: Cần trân trọng những cá nhân có đức hi sinh + Mỗi chúng ta biết rèn luyện, tu dưỡng để có những phẩm chất đạo đức tốt. Bài văn mẫu ngắn nhất về đức hi sinh Trong cuộc sống, đức hi sinh là một phẩm chất đẹp, cao quý của con người. Vậy đức hi sinh là gì? Đức hi sinh là sự chấp nhận nhường nhịn, chịu thiệt thòi về bản thân vì lợi ích của người khác. Những người có đức hi sinh thường sẵn sàng giúp đỡ người khác và đặt lợi ích người khác trên lợi ích của mình. Như chúng ta thấy, ở thời chiến, các anh hùng liệt sĩ đã quên mình hi sinh vì dân vì nước vì độc lập dân tộc. Đức hi sinh ấy mang đến cơ hội tốt đẹp cho người khác nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Những người có phẩm chất này luôn được mọi người tôn trọng, yêu quý. Bên cạnh những tấm gương có đức hi sinh thì vẫn còn những kẻ ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, có những kẻ còn sẵn sàng hi sinh lợi ích của người khác để đạt được mục đích tầm thường của mình. Từ những luận bàn trên, chúng ta cần trân trọng những người có đức hi sinh và lên án những kẻ ích kỷ, vô cảm để xã hội thêm tốt đẹp. Là một học sinh, ngay hôm nay chúng ta cần biết rèn luyện, tu dưỡng để có những phẩm chất đạo đức tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi.
Bài văn mẫu hay nhất về lòng khiêm tốn Một trong những đức tính tốt đẹp của con người đó là khiêm tốn. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người, luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng học tập và rèn luyện.Nếu trong xã hội ai cũng có lòng khiêm tốn và ý chí vươn lên thì xã hội ngày càng tốt đẹp và phát tiển hơn. Đức tính khiêm tốn được thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, cử chỉ hành động và cách ứng xử của mỗi người. Người có nhân cách, có phẩm chất, có lòng tự trọng thì sẽ khiêm tốn. Như chúng ta thấy Bác Hồ là một tấm gương điển hình về lòng khiêm tốn, Bác không nhận mình là nhà thơ giỏi, Bác chỉ nhận mình là người yêu thơ. Bên cạnh những tấm gương về lòng khiêm tốn thì vẫn tồn tại một số cá nhân kiêu ngạo, kiêu căng, coi trời bằng vung và coi thường mọi người, những người này cần phê phán để họ hiểu được giá trị của lòng khiêm tốn. Khi có lòng khiêm tốn sẽ giúp con người luôn luôn phấn đấu, rèn luyện, không ngừng học hỏi để phát triển bản thân, giúp họ nhanh chóng chạm đến vinh quang mà họ mong muốn. Qua đây, mỗi học sinh chúng ta cần rèn luyện đức tính khiêm tốn để hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng mối quan hệ bền vững trong xã hội, sớm chạm dến thành công trong cuộc sống.
Cách học giỏi văn? Dưới đây mà một số mẹo học giỏi văn mà các em cần biết 1.Đọc nhiều: Hãy đọc rất nhiều tác phẩm văn học, báo chí, tiểu thuyết và thơ để mở rộng vốn từ vựng và nắm vững các cấu trúc ngữ pháp. Đọc nhiều cũng giúp bạn nắm bắt được phong cách và cách diễn đạt của các tác giả 2. Phân tích và tóm tắt: Khi đọc một tác phẩm, hãy cố gắng hiểu ý nghĩa và mục đích của tác giả. Hãy phân tích các yếu tố văn học như cốt truyện, nhân vật, phong cách viết, ý đồ tác giả, và thông điệp mà tác phẩm muốn truyền tải. Tóm tắt lại nội dung và ý nghĩa chính của tác phẩm để củng cố kiến thức 3. Học từ vựng: Tăng cường vốn từ vựng của bạn bằng cách đọc từ điển, học các từ mới và sử dụng chúng trong câu văn. Hãy chú trọng đến các từ ngữ đặc biệt và thuật ngữ trong lĩnh vực ngữ văn 4. Viết nhiều: Luyện viết là một cách tốt để rèn kỹ năng ngữ văn của bạn. Hãy viết các bài luận, văn bản phân tích và tóm tắt, và đánh giá các tác phẩm văn học. Nhớ kiểm tra lại và sửa chữa các lỗi chính tả và ngữ pháp. 5. Làm bài tập: Tìm các bài tập ngữ văn trên sách giáo trình hoặc trên Internet và làm chúng để rèn kỹ năng đọc hiểu và phân tích văn bản 6. Tham gia vào các nhóm thảo luận: Tham gia vào các nhóm thảo luận trực tuyến hoặc ngoại khóa để thảo luận về các tác phẩm văn học, chia sẻ ý kiến và học hỏi từ những người khác 8. Xem các bài giảng và tài liệu học trực tuyến: Internet cung cấp nhiều tài liệu học trực tuyến miễn phí về môn ngữ văn. Xem các bài giảng, đọc các bài viết và tham gia vào các khóa học trực tuyến để mở rộng kiến thức của mình. Trên đây là mốt số kinh nghiệm mà cô Huyền muốn chia sẻ đến các em, chúc các em học tốt.