Đọc và trả lời câu hỏi từ câu a đến d
Không có kính, rồi xe kh ông có đèn
Không có mui xe, thù ng xe có xước
Xe vẫn chạy vì m iền Nam phía trước:
Chỉ cần tron g xe có một trái tim.
Câu hỏi:
a . Hai câu đầu tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
b Qua hình ảnh chiếc xe trong khổ thơ đã nói lên h iện thực của cuộc kháng chiến chống Mĩ như thế nào?
c. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở câu thơ cuối c ủa khổ thơ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
d.Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phươ ng thức quy nạp nêu cảm nhận về khổ thơ cuối bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
Hướng dẫn trả lời:
a. Trong hai câu thơ đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật điệp ngữ: Không có và liệt kê: không có kính, không có đèn, không có mui xe.
Tác dụng: Gợi lên hình ảnh chiếc xe không đầy đủ, thiếu thốn đủ thứ nhằm nhấn mạnh sự biến dạng, hư hỏng nặng nề của những chiếc xe do bom đạn của Mĩ tàn phá.
Ngoài ra xét toàn khổ thơ điệp ngữ “không có” còn đối sánh với “có” (một trái tim) giữa sự thiếu thốn khó khăn về điều kiện nhưng tinh thần và ý chí luôn đầy ắp trong tim.
b.Hiện thực của chiến tranh lúc bấy giờ rất khốc liệt, dữ dội bom đạm làm cho những chiếc xe của quân đội ta biến dạng không còn nguyên vẹn. Sự khó khăn chồng chất khó khăn nhưng những người lính lái xe vẫn không lùi bước mà vẫn một lòng vì Miền Nam ruôt thịt.
c. - Câu thơ cuối sử dụng biện pháp hoán dụ: từ “trái tim” được dùng theo nghĩa chuyển trái tim thay thế cho tất cả những thiếu thốn, khó khăn trên xe, trái tim áy là sự lạc quan, yêu đời và tinh thần anh dũng của chiến sĩ lái xe không sự hiểm nguy.
Ngoài ra trái tim còn hiểu theo nghĩa ẩn dụ: trái tim tượng trưng cho tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe.
- Trái tim chứa đựng ý chí, bản lĩnh và tinh thần yêu nước tất cả vì miền Nam ruột thịt vì sự thống nhất của dân tộc.
- Trái tim trở thành nhãn tự cho toàn bài thơ, hội tụ tất cả vẻ đẹp của tinh thần, ý chí của
người lính lái xe cũng như để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.
d. Học sinh đạt yêu cầu về dung lượng và hình thức đoạn văn theo phương pháp qui nạp, câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
- Khổ thơ cuối thể hiện ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường trường Sơn.
Bài thơ khép lại bằng hình ảnh thể hiện ý chí kiên cường vì Tổ quốc, đó là sức mạnh phi thường của người lính để vượt lên tất cả, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt, tàn phá của đế quốc Mĩ
+ Biện pháp liệt kê, điệp ngữ được sử dụng nhằm nhấn mạnh sự ác liệt của chiến
tranh và sự thiếu thốn, mất mát ngày càng lớn.
Mọi thứ trên xe bị bom đạn tàn phá không còn nguyên vẹn nhưng các chiến sĩ vẫn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời
- Điều kì diệu và đặc biệt đó là không gì cản trở, làm lùi bước được ý chí của những chiến sĩ “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.
Đó chính là sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên mọi gian khổ, ác liệt của chiến tranh và đó còn là sức mạnh của tinh thần yêu nước.
- Đối lập với những cái “không có” ở trên là một cái “có”, đó là sức m ạnh từ trái tim có thể chiến thắng bom đạn kẻ thù. Những chiếc xe vận tải chạy b ằng sức mạnh của trái tim, sức mạnh của ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- Trái tim là hình ảnh hoán dụ cũng là hình ảnh ẩn dụ nói vẻ đẹp về tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe. Trái tim nhiệt huyết một lẽ sống cao đẹp: vì miền Nam, vì sự thống nhất đất nước.
Hình ảnh những người lính chiến đấu với lý tưởng độc lập, tự do giải phóng đất nước gắn với chủ nghĩa xã hội đã t hể hiện thế hệ anh hùng, mạnh mẽ, hiên ngang mà thế hệ hôm nay, mai sau còn khắc ghi mãi mãi.