Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X- XIV
1.Bối cảnh lịch sử
Kết thúc thời Bắc thuộc, kiến tạo và bảo vệ thành công các triều đại quân chủ độc lập (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần): chiến thắng ngoại xâm phương Bắc; mở đầu công cuộc “Nam tiến”
Giai đoạn này đặt nền văn hóa đa tôn giáo hòa đồng
2. Lực lượng sáng tác
- Thiền sư, vua, quan/tướng, tôn thất, nhà nho (hành đạo, ẩn dật)… thi xã Bích Động. Ở giai đoạn này lực lượng sáng tác không có nhân dân bởi lực lực nông dân không được đi học chỉ có thiền sư, vưa, nhà nho mới được học chữ.
3. Quan nhiệm văn học
Thiên về đề cao chức năng giáo huấn; văn học chức năng (VHCN) ở trung tâm
4. Khuynh hướng cảm hứng:
Chủ dề xuyên suốt là yêu nước, tôn giáo,thiên nhiên, thế sự (manh nha), nhân đạo
5. Thể loại: -
Văn học chữ Hán:
+Văn học chức năng: chiếu, hịch, văn khắc/văn bia, văn chép sử - sử kí, thần phả/thần tích, truyện tôn giáo, kệ/thi kệ, Tự/Bạt …
+Văn học nghệ thuật: manh nha Truyện truyền kì LNCQL; thơ lục ngôn (Trần Ngạc); thơ thất ngôn, ngũ ngôn, cổ phong; Phú…
- Văn học chữ Nôm: thơ thất ngôn tứ tuyệt (Hà Ô Lôi, Điểm Bích); Phú Nôm
Giai đoạn này đặt nền móng cho văn học nước nhà
6. Tác giả tiêu biểu
- Trần Nhân Tông: Trần Nhân Tông thi tập, Thạch Thất mỵ ngữ...
- Tác giả Thiền sư: Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Mãn Giác, Huyền Quang/Lý Đạo Tái…
- Tôn thất: Trần Quốc Tuấn, Trần Tung, Trần Quang Khải, Trần Quang Triều, Trần Nguyên Đán…
- Tg quan/tướng: Lí Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Đặng Dung
Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV- XVII
1. Bối cảnh lịch sử
Kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, mở ra triều đại Lê sơ (Hậu Lê),100 năm thịnh trị của quốc gia quân chủ (độc tôn) Nho giáo (1428-1527),gần 200 năm cát cứ phân tranh: Nam Bắc triều, Trịnh – Nguyễn (Lê trung hưng, Đàng Ngoài – Đàng Trong)
2. Lực lượng sáng tác
Lực lượng sáng tác văn học ở thời kì này khá đông đảo, bao gồm: Nhà nho ( hành đạo, ẩn dật),vua,chúa,quan, Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn. Đặc biệt vào khoảng thế kỉ thứ XVII, nền văn học có thêm sự xuất hiện của văn học Đàng Trong (Đào Duy Từ, Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Hữu Hào...).
- Quan niệm văn học
Chức năng thẩm mỹ dần được coi trọng; VHNT đi dần vào trung tâm
4. Khuynh hướng cảm hứng
Hầu hết các tác phẩm văn học trong thời kì này là sự kết tinh của tinh thần yêu nước, tình yêu thiên nhiên, những suy nghĩ về đạo lí, thế sự của các tác giả. Ẩn sâu trong các tác phẩm đó là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà các tác giả muốn gửi vào sự đời.
5. Thể loại ngôn ngữ
Văn học chữ Hán:
+Văn học chức năng: cáo, chiếu, biểu, tấu, văn bia, thư, văn chép sử, …
+Văn học nghệ thuật: Thơ các thể thất ngôn, ngũ ngôn, trường thiên; Truyện truyền kì; Tự/Bạt; manh nha Kí, …
- Văn học chữ Nôm:
Thơ Đường luật Nôm, diễn ca lịch sử với thơ STLB và LB; Phú Nôm; Truyện thơ Nôm (Đường luật), Khúc vịnh, Hát nói, …
Ở giại đoạn này được phát triển mạnh mẽ
6. Tác giả tiêu biểu
- Nguyễn Trãi và “văn học Lam Sơn”: Quốc âm thi tập, Ức trai thi tập, Bình Ngô Đại Cáo,...
- Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn: Hồng Đức quốc âm thi tập
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: Dại Khôn, Cảnh Nhàn,...
- Nguyễn Dữ: Truyền kì mạn lục
- Nguyễn Húc: Phong vũ thán, Hàn dạ độc lập,...
- Thái Thuận: Lữ đường thi
- Nguyễn Bảo: Châu Khê thi tập
- Đặng Minh Khiêm:Giang Tây khúc thuyền thi tập
- Trịnh Căn, [Trịnh Cương, Trịnh Doanh] …:Khâm Định Thăng Bình Bách Vịnh Tập
Xem thêm: Tiến trình Văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIIi- XIX