Giai đoạn hình thành văn học hiện đại
1. Bối cảnh lịch sử
Nước ta phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ hai cuộc khai thác thuộc địa; tiếp xúc kéo dài với văn hóa phương Tây, nền giáo dục quốc ngữ có bước phát triển → hình thành “văn đoàn” lớn, xung đột: dân tộc, giai cấp, văn hóa
2. Lực lượng sáng tác
Bao gồm: Trí thức Tây học, công-nông-binh, một bộ phận tác giả tham gia cách mạng/bí mật, một bộ phận tác giả hợp pháp/công khai
3. Khuynh hướng cảm hứng
- Khuynh hướng lãng mạn: văn xuôi lãng mạn, Thơ mới
- Khuynh hướng hiện thực: phóng sự, truyện ngắn trào phúng, tiểu thuyết (trào phúng)
- Khuynh hướng yêu nước, cách mạng: thơ ca, hò, vè, phóng sự…
4. Thể loại, ngôn ngữ
- Thơ: ba dòng: (ảnh hưởng) thơ Pháp, Đường thi, thuần Việt; đa “xóm thơ”: sông Thương, Tự lực, Phương Đông, Huế, Bình Định, Hà Tiên…
- Văn xuôi: phóng sự, truyện ngắn (trào phúng), tiểu thuyết (trào phúng),
- Kịch thơ
- Khảo cứu, dịch thuật
- Phê bình văn học
5. Tác giả tiêu biểu
-Thơ mới: 1932-35: Thế Lữ, Phạm Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên; 1936-39: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên
- Kịch thơ: Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Yến Lan, Vũ Trọng Can, Vũ Hoàng Chương, Phan Khắc Khoan…
- Tự lực văn đoàn: Nhất Linh 1906-1963, Khái Hưng 1896-1947, Thạch Lam 1910-1942, Tú Mỡ 1900-1976…
Xem thêm: Tiến trình văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII- XIX