Văn học Việt Nam Giai đoạn 1945 đến 1975
1.Bối cảnh
Khai sinh nước VN Dân chủ Cộng hòa 1945; toàn quốc kháng chiến chống Pháp 9 năm (1946-1954); chia cắt hai miền Nam – Bắc (1954-1975),kháng chiến chống Mỹ, tiến tới thống nhất đất nước (1964 - 1975)
2. Lực lượng sáng tác
Bao gồm: văn nghệ sĩ,trí thức: gia nhập Đảng, tham gia kháng chiến; nhà văn hóa,giáo dục
3. Khuynh hướng cảm hứng
- Miền Bắc: cảm hứng lãng mạn công dân, tuyên truyền kháng chiến cứu nước 1945-1954; cuộc đấu tranh tư tưởng giữa khuynh hướng “tự do hóa văn nghệ” và “đảng cộng sản lãnh đạo, vào quỹ đạo VH XHCN” 1956-1964; khuynh hướng sử thi và lãng mạn 1965-1975
- Miền Nam: 1955-1975: đề cao chủ nghĩa quốc gia; thể hiện tinh thần phản kháng; tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc; tái hiện thân phận con người; văn học đại chúng;
Đây là thành tựu của hiện đại hóa
4. Thể loại, ngôn ngữ
Ở gia đoạn này thể loại chủ yếu là thơ, trường ca, ký, tùy bút, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết. Một số tác phẩn tiêu biểu như: Vợ chồng A Phủ, Đòng Chí, Lặng lẽ Sa Pa, Đất nước…
5. Tác giả tiêu biểu
- Văn học kháng chiến chống Pháp: Quang Dũng 1921-1988, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Trần Đăng; Hoàng Trung Thông, Chính Hữu, Nguyễn Thành Long
- Văn học chống Mỹ: Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Dương Thị Xuân Quý; Tố Hữu, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ, Việt Phương; Dương Hương Ly, Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Sáng, Phan Tứ, Nguyên Ngọc, Thu Bồn, Anh Đức, Chu Văn, Nguyễn Tuân
Văn học Việt Nam Giai đoạn 1945 đến 1975
Bởi Học văn cô Hà Huyền
31/08/2023