Bởi Học văn cô Hà Huyền | 31/05/2024 0 bình luận

Vì sao nước biển có màu xanh? Nước biển là môi trường không phải trong suốt hoàn toàn, nênn ánh sáng không thể xuyên đến các độ sâu lớn, mà sẽ bị khuếch tán, rồi hấp thụ và phản xạ ngay ở lớp nước bên trên. Những tia cấu tạo nên ánh sáng gồm có: đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh thẫm, chàm, tím bị nước hấp thụ khác nhau. Càng vào sâu trong nước, các tia màu đó lần lượt tắt đi. Trước tiên, tia đỏ và tia da cam tắt ở độ sâu khoảng 100m, tiếp đến tia vàng và tia xanh lá cây ở độ sâu khoảng 300m, sau cùng là tia xanh thẫm tắt ở độ sâu 500 – 600m. Như vậy các tia màu xanh mạnh nhất, xuống sâu nhất, và các tia đơn sắc xanh cũng khuếch tán và phản chiếu dễ dàng nhất. Vì vậy, nước biển càng trong càng sâu thì càng xanh. Tuy nhiên, càng vào gần bờ thì độ trong suốt càng giảm, nước biển chuyển sang màu xanh nhạt hơn. (Theo Địa lý trong trườn g học, tập 4 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2005)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 31/05/2024 0 bình luận

 KHÍ QUYỂN SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT KIẾN THỨC CƠ BẢN 1 Khí quyển là lớp vỏ không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. Thành phần của không khí có: Nitơ (78,1% ôxi (20,43%), hơi nước và các khí khác (1,47%). 2 Cấu trúc của khí quyển   Tầng Giới hạn Đặc điểm Tầng đối lưu Nằm trên bề mặt Trái Đất. Chiều dày ở Xích đạo: 16km, ở cực: 8km. - Không khí chuyển động theo chiều thẳn g đứng. - Tập trung 3/4 hơi nước (từ 4km trở xuống) và các phần tử bụi, khí, vi sinh vật, muối... - Nhiệt độ giảm theo độ cao. Tầng bình lưu Từ giới hạn trên của tầng đối lưu lên đến 50-60 km - Không khí loãng, khô và chuyển động thành luồng ngang. - Tập trung phần lớn khí ôzôn - Nhiệt độ ở đỉnh tầng bình lưu tăng lên +10॰C Tầng giữa Từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên đến 75-80km - Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70॰C đến -80॰C ở đỉnh tầng Tầng ion (tầng nhiệt) Từ 75-80km lên tới độ cao 800-1000m Không khí hết sức loãng chứa nhiều ion Tầng ngoài Từ 800km trở lên - Không khí loãng đến mức khoảng cách giữa các phân tử không khí lên tới 600km - Thành phần chủ yếu: khí heli và khí hiđro   3 Các khối khí - Ở mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: khối khí địa cực (A), khối khí ôn đới (P), khối khí chí tuyến (T), khối khí Xích đạo (E). - Từng khối khí lại phân biệt thành loại hải dương (kí hiệu: m; tính chất ẩm) và lục địa (ký hiệu: c; tính chất khô). Khối khí Xích đạo chỉ có kiểu hải dương (kí hiệu Em) 4 Frông - Frông (F) là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. - Trên mỗi bán cầu có hai frông cơ bản: frông địa cực (kí hiệu: FA) và frôngôn đới (ký hiệu: FP). - Ở khu vực Xích đạo, các khối khí Xích đạo ở bán cầu Nam và bán cầu Bắc tiếp xúc nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau, nên không tạo nên frông, chỉ tạo thành dài hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu (ký hiệu: FIT). 5 Bức xạ và nhiệt độ không khí - Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đấtt là bức xạ Mặt Trời. - Nhiệt cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất đượ c Mặt Trời đốt nóng. - Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời, góc chiếu lớn thì nhiệt lượng lớn và ngược lại. 6 Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất a Phân bố theo vĩ độ địa lý - Từ Xích đạo về cực nhiệt độ giảm dầnn - Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Xích đạo về cực. b Phân bố theo đại dương và lục địa  - Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất đều ở lục địa. - Càng vào sâu lục địa, biên độ nhiệt càng cao c Phân bố theo địa hình - Cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm 5 – 6°C. - Độ dốc và hướng sườn cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 31/05/2024 0 bình luận

Trình bày mối liên hệ giữa sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất, các vùng núi trẻ với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển và giải thích. Trả lời  – Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo, nơi diễn ra sự chuyển dịch của các mảng (xô húc hoặc tách rời nhau): + Khi hai mảng tách rời sẽ hình thành nên sống núi ngầm kèm theo là hiện tượng núi lửa, động đất. Ví dụ: sự tách rời của mảng Bắc Mỹ – Á– Âu, mảng Nam Mỹ– Phi hình thành nên vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương. + Khi hai mảng xô húc vào nhau hình thành nên các dãy núi uốn nếp trẻ, đảo núi lửa, vực sâu, kèm theo đó động đất, núi lửa cũng xảy ra. Ví dụ: sự xô húc của mảng Nam Mỹ và mảng Bắc Mỹ với mảng Thái Bình Dương hình thành nên hệ thống núi trẻ ở rìa phía tây châu Mĩ, theo đó là vành đai núi lửa và động đất...

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 31/05/2024 0 bình luận

Sự hình thành hang động cac-xtơ và dạng địa hình thạch nhũ trong hang động   Thuật ngữ “cac-xtơ” bắt nguồn từ tên một miền thuộc cộng hòa Xlô-vê-ni-a, nơi mà địa hình này được nghiên cứu đầu tiên. Trong các khối đá vôi thường có các khe nứt nằm ngang và thẳng đứng. Nước mưa chảy theo các khe nứt này hòa tan đá vôi, mở rộng thành các hang động. Nước mưa khí quyển có chứa CO, sẽ hòa tan rất mạnh các khoáng vật thuộc nhóm cacbonat, sunfat, chuyển thành canxi bicacbonat (Ca(HCO3)2), theo công thức: H2O + CO2 + CaCO3 → Ca(HCO3)2 Do không ổn định về mặt hóa học, nên dễ bị phân tích thành canxi cacbonat và axit cacbonic, lượng canxi cacbonat thừa này tách ra khỏi dung dịch tạo thành túp vôi và các dạng kết tủa trong hang động. Các hang cac-xtơ thường có dạng hàng lang kéo dài, phình to ra ở một số chỗ và thông với mặt đất bên ngoài bằng một vài cửa nhỏ. Nếu quá trình hòa tan đá vôi không còn diễn ra nữa thì hang đó gọi là hang khô. Trong hang động có nhiều thạch nhũ, dựa vào vị trí của thạch nhũ người ta chia ra: trên trần hang (chuông đá, mảng đá); trên vách hang (rèm đá, thác đá); dạng trên sàn hang (măng đá, cột đá...). Sự hình thành những thạch nhũ diễn ra như sau: khi canxi bicacbonat hòa tan trong nước đi xuống theo các khe nứt, tới trần hang gặp chướn g ngại vật, nhỏ giọt rơi xuống đáy hang. Do tiếp xúc với không khí trong hang có nhiệt độ cao nên bị mất đi một phần axit cacbonic và chuyển thành canxi cacbonat. Canxi cacbonat là chất khó hòa tan nên tách ra khỏi dung dịch và kết tủa lại nơi giọt nước rơi xuống, cứ thế tạo thành các chuôn đá (hay vú đá) trên trần hang có hình nón lộn ngược. Giọt nước từ trần và vú đá rơi xuống vẫn còn chứa canxi cacbonat nên ở chỗ rơi xuống có sự kết tủa canxi và hình thành măng đá. Đôi khi các vú đá phân bố dọc theo các vách hang hoặc khe nứt trên trần, cái nọ gần cái kia và dính kết vào nhau bằng một mảng đá mỏng trông như bức rèm nhiều nếp rủ xuống, được gọi là rèm đá. Trải qua một thời gian dài măng đá và chuông đá có thể dính vào nhau và tạo thành cột đá. (Theo Địa lí tự nhiên đại cương, tập 1 – Nguyễn Trọng Hiếu, Phùng Ngọc Đĩnh, NXB Sư phạm, H, 2004)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 31/05/2024 0 bình luận

Sự khác nhau giữa phong hóa hóa học, phong hóa lí học và phong hóa sinh học? Trả lời     Tác động Tác nhân Phong hóa lí học Phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước nhỏ to khác nhau, không làm biến đổi thành phần. màu sắc và tính chất hóa học của đá, khoáng vật Chủ yếu diễn ra do sự thay đổi nhiệt độ, đóng băng, kết tinh… Phong hóa hóa học Phá hủy đá kèm theo sự biến đổi thành phần và tính chất hóa học của khoáng vật, đá Nước, chất khí, các hợp chất hòa tan trong nước,… Phong hóa sinh học Phá hủy đá cả về mặt hóa học và cơ giới Các loại sinh vật: nấm, vi khuẩn, rễ cây…

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 31/05/2024 0 bình luận

Hi-ma-lay-a - Một ví dụ về sự hội tụ của hai mảng kiểu lục địa. Dãy núi Hi-ma-lay-a tạo thành một vòng cung dài 2700km, làm thành biên giới tự nhiên giữa Ấn Độ và Tây Tạng, cũng như cao nguyên Tây Tạng. Độ cao Gia hệ thổ cao 8848m, là đỉnh núi cao nhất thế giới. Cao nguyên Tây Tạng nằm trong hệ thống Hi-ma-lay-a có độ cao 5km, nó cao hơn bất kì ngọn núi nào ở Bắc Mĩ trừ đỉnh Mac-kin-ley ở A-lat-xca. Dãy Hi-ma-lay-a nằm dọc ranh giới nén ép giữa mảng Âu - Á và tiểu lục địa Ấn Độ, là một bộ phận của mảng Ấn Úc. Ban đầu chúng là những mảnh vỡ của lục địa cổ Gondwana. Một trong những mảnh vỡ ấy là Ấn Độ hiện nay gồm vỏ đại dương và vỏ lục địa, được gọi là mảng Ấn Độ. Mảng này đã di chuyển về phía Bắc vào khoảng 80 triệu năm trước đây. Trong quá trình di chuyển phần đại dương bị hút chìm xuống mảng Âu – Á. Bản chất của sự hội tụ thay đổi khi phần lục địa của màng đến đích. Khối lục địa Ấn Độ có tỷ trọng tương tự như khối lục địa Âu – Á nên nó không thể bị hút chim giống như phần đại dương. Nhưng một phần vỏ lục địa Ấn Độ bị dồn ép xuống phía dưới vỏ Âu – Á. Hậu quả là vỏ lục địa bị nhân đối ở dưới vùng này mà nay ta gọi là cao nguyên Tây Tạng. Ở phía Nam, hiện tượng uốn nếp và đứt gãy diễn ra hết sức mạnh mẽ đã làm cho vỏ Trái Đất của khu vực nhất thế giới. đó dày lên, tạo thành dãy Hi-ma-lay-a. Kết quả đã làm cho vỏ lục địa ở đây dày hơn 70km và dãy Hi-ma-lay-a không chỉ là nơi cao nhất mà còn là nơi có “rễ” sâu nhất thế giới. (Theo Địa chất cơ sở - Huỳnh Thị Minh Hằng (chủ biên), NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 2001)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 31/05/2024 0 bình luận

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT  KIẾN THỨC CƠ BẢN 1 Nội lực - Nội lực là những lực sin h ra ở bên trong Trái Đất. - Nguyên nhân: Nội lực sinh ra do năng lượng của sự phân huỷ các chất; hiện tượng chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo bên trong Trái Đất theo trọng lực; sự ma sát vật chất, năng lượng của các phản ứng hoá học. 2 Tác động của nội lực a Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động theo phương thẳng đứng sinh ra do sự phân dị vật chất trong lòng Trái Đất → hình thành lục địa và đại dương. b Vận động theo phương nằm ngang - Do sự chuyển dịch các mảng lớn của vỏ Trái Đất hình thành các nếp uốn và đứt gãy: +Hiện tượng uốn nếp. Nguyên nhân: Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá có độ dẻo cao. Kết quả: Nếu nén ép yếu: Đá bị sô ép, uốn cong thành nếp uốn; nếu nén ép mạnh: Tạo thành các miền núi uốn nếp. + Hiện tượng đứt gãy. Nguyên nhân: Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá cứng. Kết quả: Khi cường độ yếu: Đá bị chuyển dịch tạo thành các đứt gãy; Khi cường độ mạnh tạo thành địa hào, địa luỹ.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 31/05/2024 0 bình luận

Vỏ Trái Đất Bề dày vỏ Trái Đất sẽ thay đổi từ 5 đến 10km ở đại dương và từ 20 đến 70km ở lục địa, chiếm khoảng 15% thể tích và 1% trọng lượng toàn bộ Trái Đất. Lớp này có tỉ trọng vậtt chất trung bình là 2,8g/cm^3. Vỏ Trái Đất không đồng nhất theo chiều ngang và chiều thẳng đứng . Sự không đồng nhất theo chiều thẳng đứng thể hiện qua độ dày khác nhau ở mỗi khu vực mà chủ yếu là độ dày của lớp granit, theo chiều ngang được thể hiện qua sự không có mặt của lớp granit ở nền đại dương. Căn cứ vào thành phần vật chất và cấu tạo, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu: vỏ đại dương và vỏ lục địa – Vỏ lục địa: Vỏ lục địa phân bố một phần ở dưới mực nước biển có bề dày trung bình 35 – 40km (ở miền núi cao đến 70 – 80km) và các lục địa. Cấu tạo gồm ba lớp: trên cùng là đá trầm tích cổ có bề dày 3 – 5km, tỷ trọng 1,8 – 2,5g/cm^3, tốc độ truyền sóng chấn động là 3 – 5km/s. Lớp granit ở giữa có bề dày 20 – 70km, tỷ trọng 2,5 – 2,7g/cm^3, tốc độ truyền sóng chấn động là 5,5 – 6km/s. Dưới cùng là lớp badan dày trung bình là 20km, tỷ trọng 2,7 – 3,9g/cm^3, tốc độ truyền sóng chấn động là 6,1 – 7km/s. Mặt phân cách giữa lớp granit và lớp bandan là mặt gián đoạn không liên tục (gọi là mặt Conrad). – Vỏ đại dương: Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển và đại dương, bề dày trung bình là từ 5 – 10km. Từ trên xuống dưới có hai lớp chính: trên cùng là lớp trầm tích trẻ có bề dày từ 0m (ở vùng sống núi đại dương) đến vài km, trung bình khoảng 300m, tỷ trọng 1,93 – 2,3g/cm^3, tốc độ truyền sóng là 2km/s. Bên dưới là lớp badan có bề dày từ 1,7 – 0,8km, tốc độ truyền sóng là 4 –.6km/s, tỉ trọng 2,59g/cm^3. Ở vỏ đại dương lớp granit hầu như không tồn tại. (Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cươn g, tập 1 – Nguyễn Trọng Hiếu, Phùng Ngọc Đĩnh, NXB Sư phạm, H, 2003)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Quy luật phân bố của đại dương và lục địa trên Trái Đất Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất có một số quy luật: - Phần lớn diện tích các lục địa nằm ở Bắc bán cầu (diện tích lục địa là 39,4% đại dương là 61,6%), phần lớn diện tích đại dương nằm ở bán cầu Nam (81% diện tích là nước, 19% là đất nổi). Vì vậy, bán cầu Nam được xem là bán cầu đại dương còn bán cầu Bắc được xem là bán cầu lục địa - Các đại dương và lục địa theo vị trí của chúng có tính chất tương phản (có sự phân bố đối xứng nhau qua tâm Trái Đất, hoặc có tính đối chân ngược nhau, nghĩa là nếu ở phía bên này là biển thì phía bên kia đối xứng qua tâm là lục địa). Ví dụ: châu Phi và châu Âu với Thái Bình Dương, lục địa Nam Cực và Bắc Băng Dương, lục địa Bắc Mĩ với Ấn Độ Dương, các lục địa miền Bắc tươn g phản với các đại dương miền Nam (ranh giới của nó là đường nối liền các đuôi phía nam của châu Phi, châu Úc và châu Nam Mỹ)... Nếu lăn một quả Địa Cầu trên mặt bàn thì khi đình quả cầu trùng với đại dương, điểm chạm mặt bàn 19 trong 20 trường hợp là điểm trên đất nổi. - Tất cả các lục địa, trừ Châu Nam Cực nhóm thành từng đôii một (theo hướng kinh tuyến nhưng lục địa phía Nam không phải đoạn kéo dài của lục địa phía Bắc): Bắc Mĩ với Nam Mỹ, châu Âu với châu Phi, châu Á với châu Úc. Mỗi đôi tạo thành một “tia đại lục” và mọi tia đều chụm lại ở cực Bắc tạo thành một ngôi sao lục địa. - Hầu hết các lục địa đều có hình tam giác quay mũi nhọn về phía nam. Dạng hình trái lê (có 3 góc) là đặc tính của Châu Nam Cực. - Đường bờ một số lục địa có hình dạng lồi lõm khớp với nhau. Chẳng hạn, bờ Tây của lục địa Phi với bờ Đông của lục địa Nam Mỹ, bờ Đông Nam của lục địa Á – Âu với các đảo ở Tây Nam Thái Bình Dương… - Các dạng địa hình kéo dài theo kinh tuyến thường có dạng chữ S (các dãy núi dọc bờ Tây châu Mĩ) dải núi ngầm trong Đại Tây Dương, dải quần đảo và bờ biển phía đông châu Á...). (Nguồn: Những quy luật địa lý chung của Trái Đất – XV. Kalexnik, NXB Khoa học – Kĩ thuật, 1973)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Hãy trình bày thuyết Kiến tạo mảng. So sánh kết quả một số kiểu chuyển dịch của các mảng kiến tạo - Thuyết Kiến tạo mảng. + Học thuyết được xây dựng trên "Thuyết trôi dạt lục địa" của Vê-ghê-ne. + Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều địa mảng nằm kề nhau, luôn luôn di chuyển với tốc độ chậm. + Ở ranh giới của các địa mảng thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo như núi lửa, động đất… - Kết quả của một số kiểu chuyển dịch của các mảng. + Khi hai mảng tách rời nhau vật chất nóng chảy ở trong lòng Trái Đất (macma) trào ra ngoài, kết quả là sẽ tạo thành các sống núi ngầm giữa đại dương. + Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau một mản g sẽ luồn xuống sâu dưới mảng kia tạo thành vực sâu, phần vật chất của mảng bị hút xuống bị nóng chảy tạo thành macma và phun lên trên bề mặt Trái Đất theo các khe nứt, kết quả là tạo thành các đảo núi lửa.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Trình bày những nội dung chính của thuyết Kiến tạo mảng. Trả lời  - Theo thuyết Kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mản g kiến tạo. Các mảng kiến tạo bao gồm cả đáy đại dương và bộ phận lục địa . Các mảng này nhẹ và nổi trên lớp vật chất dẻo quánh củ a Manti trên, chúng không đứng yên mà thường xuyên dịch chuyển nhờ hoạt động của các dòng đối lưu vật chất có nhiệt độ cao và dẻo quánh của tầng Manti trên. - Trong khi dịch chuyển các mảng có thể tách rời nhau hình thành nên sông núi ngầm đại dương; có thể chờm lên nhau hoặc xô vào nhau hình thành nên các vực sâu, đảo núi lửa, các núi cao trên lục địa. – Nơi các mảng tiếp xúc có hoạt động kiến tạo xảy ra và đồng thời đó cũng là vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xuyên xảy ra núi lửa, động đất...

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Cấu trúc trái đất Thạch quyển Thuyết kiến tạo mảng 1 Học thuyết về sự hình thành Trái Đất (Dành cho ban nâng cao) - Học thuyết của Căng - La-plat - Học thuyết Ôt-tô Xmít 2 Cấu trúc của Trái Đất   Độ dày Vật chất cấu tạo Đặc điểm Vỏ Trái Đất 5 km - 70 km - Vật chất cứng rắn gồm nhiều loại đá khác nhau: đá trầm tích, đá granit, đá bazan. - Càng xuống sâu nhiệt độ, áp suất tăng - Vai trò quan trọng đối với đời sống con người và  thiên nhiên Manti Dưới vỏ Trái Đất →2900km - Tầng trên quánh dẻo - Tầng dưới rắn - Càng xuống sâu nhiệt độ và áp suất càng lớn Nhân Dày 3470 km - Kim loại nặng như sắt (Fe), Niken (Ni) - Nhiệt độ, áp suất rất lớn - Nhân ngoài: lỏng - Nhân trong: rắn 3 Thuyết Kiến tạo mảng - Lớp vỏ Trái Đất gồm nhiều địa mảng nằm kề nhau, luôn luôn di chuyển với tốc độ chậm. - Ở ranh giới của các địa mảng thường xuyên xảy ra các hoạt động kiến tạo như núi lửa, động đất... 4 Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất (Dành cho ban nâng cao) - Khoáng vật: Là những hợp chất hoặc đơn chất hóa học trong thiên nhiên. - Đá: Là tập hợp có quy luật của một hay nhiều khoáng vật. Về nguồn gốc hình thành đá được chia thành ba loại (đá macma, đá trầm tích, đá biến chất).

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Theo tiếng Nga, pốt-dôn có nghĩa là “tro”. Từ lâu, pốt-dôn trở thành thuật ngữ quốc tế. Đất pốt-dôn phân bố chủ yếu ở Bắc Á, Bắc Âu, Bắc Mỹ trong giới hạn vĩ tuyến 45° đến vĩ tuyến 60 – 65° thuộc vùng ôn đới lạnh, có thực vật rừng lá kim. Đất pốt-dôn chiếm khoảng 9% diện tích các lục địa. Quá trình hình thành đất là quá trình pốt-dôn hóa: đất được hình thành dưới rừng cây lá kim trong điều kiện khí hậu lạnh giá có lượng nước thấm lớn và độ bốc hơi nhỏ . Do lớp thảm mục rừng lá kim nghèo chất kiềm, tro, đồng thời lại chứa các hợp chất khó tan như nhựa, tan- nin, sáp, li-nhin, nên hoạt động phân giải của vi sinh vật bị hạn chế, các sản phẩm phân giải thường có tính axit. Ở điều kiện đủ và thừa ẩm, các hợp chất axit thấm xuống dưới, rửa trôi các hợp chất dễ tan, các phần tử sét và sau đó phá hủy cả các khoáng vật bền vững hơn. Kết quả là hình thành đất pốt-dôn với tính chất chua, càng xuống sâu độ chua càng giảm do việc tích tụ các chất kiềm ở phía dưới. Thành phần cơ giới của tầng trên nhẹ, chứa nhiều SiO2). Do sét bị rửa trôi, đất không có kết cấu, nghèo mùn, các chất dinh dưỡng đều nghèo. Nhìn chung, đất pốt-dôn là loại đất kém phì nhiêu, cần cải tạo mới có thể trở thành đất trồng lúa mì, lúa mạch, đậu, khoai tây, táo... Hiện nay, về mặt kinh tế, đất pốt-dôn chủ yếu tập trung vào việc chăn nuôi gia súc và trồng rừng.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Hãy cho biết: Dọc theo kinh tuyến 80°Đ các đới khí hậu nào? Phân bố ở phạm vi những vĩ tuyế n nào? từ Bắc xuống Nam có những nhóm đất và thảm thực vật ?  Trả lời Sự phân bố các thảm thực vật và nhóm đất dọc kinh tuyến 80°Đ từ Bắc xuống Nam. Thảm thực vật Nhóm đất Đới khí hậu Phạm vi Đài nguyên Đài nguyên Cận cực lục địa 65°-80°B Rừng lá kim Pốt-dôn Ôn đới 30° - 65°B Rừng lá rộng và hỗn hợp Đất nâu, xám Ôn đới 30° - 65°B Thảo nguyên ôn đới Đất đen, đất hạt giẻ Ôn đới 30° - 65°B Hoang mạc và bán hoang mạc Đất xám  bán hoang mạc và hoang mạc  Ôn đới 30° - 65°B Rừng nhiệt đới Đất đỏ vàng Nhiệt đới 12° - 30°B

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Vai trò của đá mẹ trong sự hình thành đấtt Tất cả các loại đất đều được hình thành từ các sản phẩm phong hóa của đá gốc, những sản phẩm phong hóa đó gọi là đá mẹ. Đá mẹ có vai trò quan trọng trong hình thành đất: trước hết, đá mẹ tạo bộ khung của đất thông qua việc cung cấp các khoáng vật cho đất. Chính vì vậy, đá mẹ chi phối tính chất lý hóa của đất. Đất hình thành từ những sản phẩm phong hóa (đá mẹ) của các loại đá chua như: riôlit, granit... thì đất sẽ chua; còn nếu đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của các loại đá kiềm như: badan, điabadơ... thì đất sẽ mang tính kiềm. Vùng biển chứa nhiều natri (Na) nên đất thường bị mặn. Vùng đất mới hình thành từ đá vôi sẽ có lượng canxi cao... Đất hình thành từ những sản phẩm phong hóa của của đá granit hoặc của các loại đá trầm tích cơ học như sa thạch, cuội kết, bột kết thường có tỉ lệ cát cao; còn nếu trên các loại đá vôi, đá diệp thạch... sẽ chứa nhiều sét. Màu sắc của đất cũng được quyết định bởi đá mẹ. Ở Việt Nam, đất hìn h thành trên các sản phẩm phong hóa của đá phiến sét thường có màu nâu tím, đất phát triển trên đá vôi thường có màu đỏ vàng, đất phát triển trên đá cát kết thường có màu vàng nhạt

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Thủy triều - Nguyên nhân hình thành thủy triều là do lực hấp dẫ n của các thiên thể. Có nhiều thuyết khác nhau giải thích hiện tượng thủy triều, trong đó có thuyết về lực hấp dẫn của Niu-tơn. Theo định luật vạn vật hấp dẫn thì lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất bằng Mn/(60R)^2. Trong đó: M là khối lượng Trái Đất, n là khối lượng Mặt Trăng, R là bán kính Trái Đất, 60R là khoảng cách từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trăng. Lực hấp dẫn này không đồng nhất trên khắp Trái Đất mà thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa Mặt Trăng. Mặt khác, mọi điểm trên Trái Đất cũng đều chịu ảnh hưởng của lực ly tâm (sinh ra do Trái Đất quay quanh tâm chung của hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng), đồng nhất ở mọi nơIi và có hướng ngược với hướng của lực hấp dẫn. Như vậy, bất cứ nơi nào trên Trái Đất cũng chịu tác động của lực hấp dẫn và lực ly tâm, hợp lực của chúng sinh ra thủy triều. Ở địa điểm hướng về phía Mặt Trăng, mặt nước đại dương dâng lên cao do lực hấp dẫn lớn hơn lực ly tâm. Ở địa điểm hướng ngược về phía Mặt Trăng, mặt nước đại dương cũng bị dâng lên do lực li tâm lớn hơn lực hấp dẫn. Trong khi đó các địa điểm nằm ở thế vuông góc với các địa điểm nước dâng sẽ có hiện tượng nước triều xuống. Do Trái Đất tự quay nên trong khoảng 24 giờ, ở bất kỳ nơi nào trên các đại dương cũng có hai lần nước lên và hai lần nước xuống. Trái Đất không chỉ chịu sức hút của Mặt Trăng mà còn chịu sức hút của Mặt Trời làm cho thủy triều khi lớn, khi nhỏ. Mặt Trời tuy lớn nhưng ở rất xa Trái Đất và sức hút của nó nhỏ hơn Mặt Trăng 2,17 lần. Những khi Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng ở trên cùng một đường thẳng thì thủy triều lớn nhất (triều cường), còn khi ba thiên thể ở vào thế vuông góc với nhau thì thủy triều nhỏ nhất (triều kém). (Theo Địa lí tự nhiên đại cương, tập 2 – Hoàng Ngọc Oanh (chủ biên), NXB Sư phạm, H, 2004)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng thần, sóng biển. Kể một số tác hạii của sóng thần mà em biết. Trả lời - Nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng biển là gió, gió càng mạnh thì sóng càn g to. - Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc do bão. - Sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Ví dụ trận sóng thần ngày 26 – 12 – 2004 đã làm khoảng hơn 200.000 người của 12 nước thuộc Ấn Độ Dương thiệt mạng, làm hư hại nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

SÓNG, THỦY TRIỀU, DÒNG BIỂN I KIẾN THỨC CƠ BẢN   Sóng Thủy triều Dòng biển Khái niệm Dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng Chuyển động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong biển - đại dương. Những dòng nước chảy trong biển - đại dương giống như những dòng sông trên lục địa. Nguyên nhân Gió Sức hút của Mặt Trăng. - Mặt Trời. Gió. Phân loại - Sóng bạc đầu. - Sóng thần. - Triều cường. - Triều kém. - Nóng. - Lạnh. Quy luật hoạt động Gió càng to, sóng càng mạnh Vị trí của Mặt Trăng - Trái Đất - Mặt Trời  - Bán cầu bắc: chảy cùng chiều kim đồng hồ. - Bán cầu nam: Ngượ c chiều kim đồng hồ. - Vùng gió mùa biến đổi theo mùa. - Các dòng biển nóng - lạnh chảy đối xứng ở hai bờ các đại dương.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

Biển và đại dương có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Trả lời Biển và đại dương có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người: - Cung cấp nguồn hơi nước vô tận để sinh ra mây mưa duy trì sự sống; giữ vai trò điều hòa khí hậu của Trái Đất. - Là kho tài nguyên vô giá: + Chứa đựng nguồn lợi sinh vật lớn: ở biển và đại dương có trên 160.000 loài động vật và 10.000 loài thực vật. + Chứa đựng nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn. + Cung cấp nguồn năng lượng thủy nhiệt, thủy triều vô tận. - Là “chiếc cầu nối liền các lục địa với nhau”, là đường giao thông vận tải rộng lớn và thuận tiện trong giao lưu quốc tế. – Là nơi an dưỡng, nghỉ ngơi và du lịch hấp dẫn.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 30/05/2024 0 bình luận

NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG 1 Một số tính chất của đại dương và nước biển: -  Tỷ trọng và thành phần của nước biển: + Thành phần: Chất muối, khí, chất hữu cơ + Tỷ trọng lớn hơn nước ngọt, độ muối càng cao tỷ trọng càng lớn. - Nhiệt độ của nước biển: Giảm dần theo độ sâu (chỉ đến 3000m), giảm dần từ Xích đạo về cực, thay đổii theo mùa do ảnh hưởng của dòng biển. 2 Vai trò của đại dương và biển đối với đời sống con người: - Nguồn cung cấp hơi nước cho khí quyển. - Tài nguyên: hải sản, khoáng sản, hoá học. - Nguồn năng lượng vô tận, nguồn thuỷ nhiệt. - Giao thông biển. - Du lịch, thể thao, dưỡng bệnh...

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22