Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/04/2024 0 bình luận

Thành quả của hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được ứng dụng trong sản xuất và đời sống như thế nào? Thành quả của GIS được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống con người: - Các nhà khoa học về môi trường dùng GIS để theo dõi và quản lý trạng thái môi trường. - Các nhà quy hoạch dùng GIS để đưa ra phương án quy hoạch hợp lý, điều chỉnh phương án quy hoạch nhanh chóng. - Các nhà kinh doanh dùng GIS để quản lí hệ thống sản xuấ, quản lí khách hàng, dịch vụ của mình. - Trong giáo dục GIS được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu và học tập, nhất là trong lĩnh vực địa lý.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/04/2024 0 bình luận

Khả năng phản ánh của kí hiệu bản đồ Kí hiệu bản đồ gồm có: kí hiệu điểm (biểu hiện các đối tượng phân bố theo điểm; loại kí hiệu này thường có dạng hình học, dạng chữ hoặc dạng tượng hình), kí hiệu tuyến (thể hiện các đối tượng dạng tuyến như: địa giới, giao thông, sông ngòi, đường dây tải điện...) và kí hiệu diện tích (thể hiện các đối tượng phân bố theo diện như: đất trồng, rừng, đồng cỏ chăn nuôi...). Trong đó các dạng kí hiệu được sử dụng rất đa dạng với nhiều đặc tính khác nhau nhằm phản ánh những đặc tính chất lượng và số lượng của hiện tượng. Các đặc tính đó là: dạng kí hiệu, kích thước kí hiệu, cấu trúc kí hiệu, độ sáng, màu sắc kí hiệu… Thông qua một ký hiệu, ta nhận biết được vị trí của hiện tượng, loại hiện tượng, quy mô của nó: kích thước của kí hiệu cho ta biết đặc tính số lượng của hiện tượng. Có thể biết được cấp phân vị của hiện tượng qua cấu trúc bên trong của kí hiệu, theo độ sáng hay màu sắc. Có thể vẽ thêm một nét phụ theo dạng chung (một nét, nét đứt quãng, hai nét kề nhau hay thay đổi độ đậm của nét vẽ) ta có thể biểu hiện cả tính thời gian của hiện tượng (xảy ra trên 100 năm, 50 năm trở lại hoặc đang tồn tại, đang hủy diệt hoặc đã mất hẳn...).

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 07/04/2024 0 bình luận

 Phép chiếu bản đồ, lưới bản đồ và sai số trên bản đồ. - Muốn vẽ bản đồ địa lí trước hết phải có lưới địa lí (kinh tuyến, vĩ tuyến) trên bản vẽ, sau đó dựa vào dạng lưới để chuyển các nội dung cần thiết. Phương pháp chiếu hình kinh tuyến và vĩ tuyến lên mặt phẳng gọi là phép chiếu bản đồ. Nhiệm vụ của phép chiếu bản đồ là tìm ra mối quan hệ giữa mặt chiếu quả Địa Cầu với mặt biểu hiện là mặt phẳng, tức là giữa tọa độ địa lí của quả Địa Cầu và tọa độ vuông góc của mặt phẳng. Biểu hiện của lưới kinh tuyến và vĩ tuyến đó trên bản đồ theo một phép chiếu nào đó được gọi là lưới chiếu bản đồ hay lưới bản đồ. Lưới bản đồ là những đường tọa độ cho phép xác định vị trí của một điểm bất kì trên bản đồ. - Trái Đất có dạng hình cầu, không thể bổ dọc (hay bổ ngang) mặt cầu rồi trải thành mặt phẳng mà không có chỗ hở. Nếu bổ dọc theo kinh tuyến thành từng múi một rồi lấy đường Xích đạo làm trục ngang ghép các múi lại với nhau theo trình tự trên mặt phẳng thì từ Xích đạo về hai cực ta thấy độ hở cứ lớn dần. Còn nếu bổ theo đại vĩ tuyến, rồi dọc theo một kinh tuyến nào đó làm trục đứng, ta ghép các đại đó lên mặt phẳng cũng theo trình tự kề nhau, ta thấy rằng từ kinh tuyến về hai phía độ hở cũng lớn dần dọc theo các vĩ tuyến. Việc biểu hiện các đối tượng và hiện tượng địa lí, kể cả các kinh, vĩ tuyến trên bản đồ đòi hỏi phải liên tục, không có chỗ hở, không có chỗ chồng lên nhau. Muốn đạt điều đó rõ ràng là phải kéo căng các múi hoặc đai và ghép liền nhau lại. Chính vì vậy ở những chỗ kéo căng ra đều có sai số trong biểu hiện. (Nguồn: Bản đồ học – Ngô Đạt Tam, NXB Giáo dục, 1986)

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/08/2023 0 bình luận

Trả lời - Bản đồ được phân loại thành những nhóm chính theo: + Tỉ lệ bản đồ + Nội dung bản đồ + Mục đích sử dụng bản đồ + Lãnh thổ biên vẽ… - Theo mục đích sử dụng, người ta chia thành các loại bản đồ như: + Bản đồ tra cứu + Bản đồ giáo khoa: Atlat Địa lý, bản đồ câm, bản đồ trong SGK, bản đồ treo tường, mô hình giáo khoa.. + Bản đồ quân sự Bản đồ quân sự thể hiện các quân khu của nước Việt Nam. + Bản đồ hàng hải…  

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/08/2023 0 bình luận

Trả lời - Phép chiếu phương vị đứng: khu vực chính xác là vùng cực (khu vực trung tâm bản đồ), càng xa trung tâm độ chính xác càng giảm. Ví dụ: Bản đồ Châu Nam Cực biên vẽ bằng phép chiếu phương vị đứng, khu vực trung tâm của Châu Nam Cực là khu vực chính xác, càng xa trung tâm về phía bắc càng kém chính xác. - Phép chiếu phương vị ngang: khu vực Xích đạo tương đối chính xác, càng xa Xích đạo mức độ chính xác càng giảm. Ví dụ: Trên bản đồ bán cầu Đông, các khu vực có đường Xích đạo chạy qua tương đối chính xác, càng về phía hai cực mức độ chính xác càng giảm. - Phép chiếu phương vị nghiêng: khu vực tương đối chính xác là nơi tiếp xúc, càng xa nới tiếp xúc càng kém chính xác. Ví dụ: Bản đồ Bắc Mĩ biên vẽ bằng phép chiếu phương vị nghiêng thì nơi tiếp xúc của mặt chiếu với khu vực Bắc Mĩ là tương đối chính xác, còn xa nơi tiếp xúc về hai bên đại dương càng kém chính xác.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 08/08/2023 0 bình luận

- Khi vẽ bản đồ phải dùng phép chiếu bản đồ vì: phép chiếu bản đồ cho phép biểu diễn bề mặt cong của Trái Đất lên lên mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng bản đồ, khi đó mới có thể vẽ bản đồ được. - Phải sử dụng nhiều phép chiếu khác nhau vì: + Do bề mặt Trái Đất cong nên khi dùng một phép chiếu hình thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau, trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau. + Mỗi phép chiếu lại có mục đích sử dụng khác nhau: giữ góc, hướng, diện tích… Vì vậy tùy theo lãnh thổ cần biên vẽ, yêu cầu sử dụng khác nhau mà người ta dùng các phép chiếu hình khác nhau.  

Đọc tiếp
Bởi Lê Huệ | 22/07/2022 0 bình luận

Địa lý không phải là môn học quá khó khăn đối với học sinh lớp 12. Tuy nhiên rất nhiều học sinh vẫn có kết quả không tốt do học sai cách. Để khắc phục vấn đề này, Trung tâm gia sư cô Hà Huyền  đã tổng hợp lại 06 cách học giỏi môn Địa lý lớp 12 cho các sĩ tử cùng tham khảo! Xem thêm: Cách học giỏi môn lịch sử lớp 12 Cách học giỏi môn sinh lớp 12 Hiểu bài ngay tại lớp Cách học giỏi môn Địa lý lớp 12 đầu tiên là bạn nên học và hiểu bài ngay tại lớp. Cũng liên quan tới những con số, tuy nhiên khác với toán học, Địa lý không phải là một môn học cần giải quá nhiều bài tập tư duy logic. Địa lý khác toán ở chỗ số lượng kiến thức cần học thuộc nhiều hơn và kiến thức Địa lý giống như những định nghĩa, không cần học sinh phải suy luận nhiều nhưng buộc phải thuộc bài. Việc hiểu bài ngay khi cô giáo giảng không phải là một việc khó. Học sinh chỉ cần chú ý và tránh làm bài tập môn khác trong giờ học. Hiểu bài ngay tại lớp Việc nhiều học sinh suy nghĩ rằng Địa lý chỉ là môn phụ nên không để tâm học hành dẫn đến không thể nắm bắt được kiến thức. Từ đó lại cho rằng Địa lý là môn học khó là hoàn toàn sai lầm. So với môn chính và một số môn phụ khác, Địa lý đơn giản hơn rất nhiều và bạn hoàn toàn có thể hiểu bài nếu tập trung theo dõi lời giảng của giáo viên. Ôn tập theo từng chủ đề Kiến thức Địa lý lớp 12 chia thành 4 phần chính:  Địa lý tự nhiên; Địa lý dân cư; Địa lý kinh tế; Địa lý vùng kinh tế. Mỗi phần đều có mối liên hệ quan lại với nhau. Sau khi hệ thống chủ đề lớn cần phân tích những nội dung nhỏ hơn và bôi đậm những nội dung quan trọng mà giáo viên đặc biệt nhấn mạnh. Các phần trong môn Địa lý có mối liên hệ chặt chẽ. Nếu nắm chắc kiến thức một phần thì việc học những phần còn lại trở nên vô cùng đơn giản. Ngoài những chủ đề chính trong sách giáo khoa, bạn nên lưu tâm tới những vấn đề mang tính thời sự nóng hổi như biển đảo, kinh tế qua truyền hình, sách báo, Internet để có thể lấy thêm những dẫn chứng trong học tập và làm bài kiểm tra Hệ thống kiến thức thông qua sơ đồ tư duy Hệ thống kiến thức qua sơ đồ tư duy Sử dụng sơ đồ tư duy cũng là một tips hay trong những cách học giỏi môn Địa lý lớp 12. Sơ đồ tư duy là công cụ giúp quá trình hệ thống hóa kiến thức của bạn trở nên đơn giản hơn. Những ý chính sẽ được chia bằng những ý nhỏ hơn thông qua những hình vẽ ngộ nghĩnh và màu sắc. Việc sử dụng sơ đồ tư duy cũng giúp bạn dễ nhớ kiến thức tổng hợp hơn so với hình thức ghi nhớ thông thường.  Và nếu bạn lỡ quên kiến thức mình vừa học thì đừng lo, sơ đồ tư duy sẽ gợi nhớ tất cả. Tất cả kiến thức chỉ gói gọn và tổng hợp trong một trang giấy Học cách sử dụng Atlat Atlat có vai trò rất quan trọng trong việc học môn Địa lý. Atlat thông thường được mang vào phòng thi nên nếu bạn biết tận dụng nó thì bài làm của bạn sẽ rất hiệu quả. Atlat là phương tiện ghi nhớ kiến thức giúp học sinh giảm bớt khối lượng thông tin cần học thuộc. Đừng chỉ học thuộc kiến thức lý thuyết xuông, bạn nên kết hợp chúng với những hình ảnh, biểu đồ, bản đồ trong Atlat. Như vậy sẽ tăng khả năng tiếp nhận thông tin và ghi nhớ thông tin của não bộ. Rèn luyện kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ Rèn luyện kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ Biểu đồ là một trong những phần quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ bài thi môn Địa lý nào. Vì vậy cách để học giỏi Địa lý lớp 12 là bạn phải thành thạo kỹ năng vẽ biểu đồ. Vẽ biểu đồ tốt có nghĩa là bạn đã hoàn thành 50% con đường trở thành học sinh giỏi Địa lý. Bạn nên tập vẽ thành thạo các dạng biểu đồ: biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ miền và biểu đồ kết hợp. Bên cạnh đó cần rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu để có thể lấy trọn 3 điểm của bài tập biểu đồ. Tạo niềm yêu thích môn học Và tất nhiên, sẽ dễ dàng để học giỏi Địa lý hơn rất nhiều nếu bạn thật sự yêu thích và có khát khao chinh phục môn học này. Bạn cần phải có niềm yêu thích, có như vậy bạn mới chịu khó tìm hiểu và học hỏi. Tuy nhiên, để có thể thật sự thích môn học này, bạn phải hiểu được bản chất của môn học đó, liên hệ môn học với những điều mà bạn cảm thấy thích thú. Từ đó tăng sự kích thích và hứng thú của bạn đối với môn học. Xem thêm:  Cách học giỏi môn vật lý lớp 12 Các phương pháp học môn tiếng anh hiệu quả Trên đây là 06 cách học giỏi môn địa lý lớp 12. Rất mong những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp quá trình trở thành học sinh giỏi môn Địa của bạn trở nên dễ dàng hơn!

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22