KHÍ QUYỂN SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Khí quyển là lớp vỏ không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. Thành phần của không khí có: Nitơ (78,1% ôxi (20,43%), hơi nước và các khí khác (1,47%).
2 Cấu trúc của khí quyển
Tầng |
Giới hạn |
Đặc điểm |
Tầng đối lưu |
Nằm trên bề mặt Trái Đất. Chiều dày ở Xích đạo: 16km, ở cực: 8km. |
- Không khí chuyển động theo chiều thẳn g đứng. - Tập trung 3/4 hơi nước (từ 4km trở xuống) và các phần tử bụi, khí, vi sinh vật, muối... - Nhiệt độ giảm theo độ cao. |
Tầng bình lưu |
Từ giới hạn trên của tầng đối lưu lên đến 50-60 km |
- Không khí loãng, khô và chuyển động thành luồng ngang. - Tập trung phần lớn khí ôzôn - Nhiệt độ ở đỉnh tầng bình lưu tăng lên +10॰C |
Tầng giữa |
Từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên đến 75-80km |
- Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70॰C đến -80॰C ở đỉnh tầng |
Tầng ion (tầng nhiệt) |
Từ 75-80km lên tới độ cao 800-1000m |
Không khí hết sức loãng chứa nhiều ion |
Tầng ngoài |
Từ 800km trở lên |
- Không khí loãng đến mức khoảng cách giữa các phân tử không khí lên tới 600km - Thành phần chủ yếu: khí heli và khí hiđro |
3 Các khối khí
- Ở mỗi bán cầu có 4 khối khí chính: khối khí địa cực (A), khối khí ôn đới (P), khối khí chí tuyến (T), khối khí Xích đạo (E).
- Từng khối khí lại phân biệt thành loại hải dương (kí hiệu: m; tính chất ẩm) và lục địa (ký hiệu: c; tính chất khô). Khối khí Xích đạo chỉ có kiểu hải dương (kí hiệu Em)
4 Frông
- Frông (F) là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
- Trên mỗi bán cầu có hai frông cơ bản: frông địa cực (kí hiệu: FA) và frôngôn đới (ký hiệu: FP).
- Ở khu vực Xích đạo, các khối khí Xích đạo ở bán cầu Nam và bán cầu Bắc tiếp xúc nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau, nên không tạo nên frông, chỉ tạo thành dài hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu (ký hiệu: FIT).
5 Bức xạ và nhiệt độ không khí
- Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đấtt là bức xạ Mặt Trời.
- Nhiệt cung cấp cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất đượ c Mặt Trời đốt nóng.
- Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời, góc chiếu lớn thì nhiệt lượng lớn và ngược lại.
6 Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
a Phân bố theo vĩ độ địa lý
- Từ Xích đạo về cực nhiệt độ giảm dầnn
- Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Xích đạo về cực.
b Phân bố theo đại dương và lục địa
- Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất đều ở lục địa.
- Càng vào sâu lục địa, biên độ nhiệt càng cao
c Phân bố theo địa hình
- Cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm 5 – 6°C.
- Độ dốc và hướng sườn cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ.