Hi-ma-lay-a - Một ví dụ về sự hội tụ của hai mảng kiểu lục địa.
Dãy núi Hi-ma-lay-a tạo thành một vòng cung dài 2700km, làm thành biên giới tự nhiên giữa Ấn Độ và Tây Tạng, cũng như cao nguyên Tây Tạng. Độ cao Gia hệ thổ cao 8848m, là đỉnh núi cao nhất thế giới. Cao nguyên Tây Tạng nằm trong hệ thống Hi-ma-lay-a có độ cao 5km, nó cao hơn bất kì ngọn núi nào ở Bắc Mĩ trừ đỉnh Mac-kin-ley ở A-lat-xca.
Dãy Hi-ma-lay-a nằm dọc ranh giới nén ép giữa mảng Âu - Á và tiểu lục địa Ấn Độ, là một bộ phận của mảng Ấn Úc. Ban đầu chúng là những mảnh vỡ của lục địa cổ Gondwana. Một trong những mảnh vỡ ấy là Ấn Độ hiện nay gồm vỏ đại dương và vỏ lục địa, được gọi là mảng Ấn Độ. Mảng này đã di chuyển về phía Bắc vào khoảng 80 triệu năm trước đây. Trong quá trình di chuyển phần đại dương bị hút chìm xuống mảng Âu – Á. Bản chất của sự hội tụ thay đổi khi phần lục địa của màng đến đích. Khối lục địa Ấn Độ có tỷ trọng tương tự như khối lục địa Âu – Á nên nó không thể bị hút chim giống như phần đại dương. Nhưng một phần vỏ lục địa Ấn Độ bị dồn ép xuống phía dưới vỏ Âu – Á. Hậu quả là vỏ lục địa bị nhân đối ở dưới vùng này mà nay ta gọi là cao nguyên Tây Tạng. Ở phía Nam, hiện tượng uốn nếp và đứt gãy diễn ra hết sức mạnh mẽ đã làm cho vỏ Trái Đất của khu vực nhất thế giới. đó dày lên, tạo thành dãy Hi-ma-lay-a. Kết quả đã làm cho vỏ lục địa ở đây dày hơn 70km và dãy Hi-ma-lay-a không chỉ là nơi cao nhất mà còn là nơi có “rễ” sâu nhất thế giới.
(Theo Địa chất cơ sở - Huỳnh Thị Minh Hằng (chủ biên), NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, 2001)