Phân loại mây Có nhiều cách để phân loại mây, dựa vào độ cao người ta chia ra thành các tầng mây: – Mây tầng cao (chân mây cao trên 6km): thường là mây băng, như: mây ti, ti tích, ti–tầng. Chúng cấu tạo bằng những tinh thể băng. Đó là những mây mỏng, trong suốt, nhẹ, không có bóng dẫm, màu trắng. – Mây tầng giữa (chân mây cao từ 2 – 6km): thường là mây nước hoặc mây hỗn hợp, như: mây trung tích, mây trung tầng. Mây tầng giữa dày đặc hơn mây tầng cao. Chúng có thể tạo ra những quầng có màu sắc xung quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng. Hiện tượng quầng là do nhiễu xạ ánh sáng qua các giọt nước và tinh thể băng tạo thành mây khi tia sáng Mặt Trời hay Mặt Trăng chiếu qua. - Mây tầng thấp: thường cấu tạo bằng những giọt nước và hoa tuyết li ti, nhưng chúng kết hợp với nhau để tạo thành những giọt lớn hơn, như: mây tầng tích (màu xám đen, chia thành mảnh, khối khá lớn, cho mưa từng đợt hoặc mưa phùn); mây tầng (giống như sương mù, cho mưa bụi hoặc mưa phùn); mây vũ tầng (dày đặc, không có hình dạng đặc biệt, màu tối, gây mưa, dưới thấp gây mưa to). - Mây phát triển theo chiều thẳng đứng hay mây đối lưu hình thành khi không khí bốc lên cao. Có các loại như: mây tích (dày, riêng rẽ thành cụm, đỉnh có hình chỏm cầu, đáy ngang phẳng, nếu mây mỏng là dấu hiệu trời tốt, nếu mây dày phát triển theo chiều cao thì cho mưa rào); mây vũ tích (khối mây lớn, phát triển theo chiều thẳng đứng, độ cao từ 5 – 16km, đỉnh mây hình cái đe, mây cho mưa cực lớn, kèm theo gió và sấm chớp). (Theo Những điều cơ bản của khí tượng học và khí hậu học – S.I. Cốt−xtin, NXB Nha khí tượng, 1963)
Quan sát gió để dự báo sự xuất hiện của bão ở nước ta Gió và nhất là sự đổi hướng đột ngột của nó là một chi tiêu quan trọng được vận dụng để dự báo thời tiết, đặc biệt là sự xuất hiện của bão. Thông thường, gió thổi theo quy luật và theo một hướng nhất định thịnh hành trong mùa. Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ về mùa hè, khoảng tháng 7, tháng 8 thịnh hành hướng gió Đông Nam. Nếu gió đột ngột chuyển hướng Tây, Tây Bắc hay hướng Bắc là dấu hiệu báo có bão kéo tới. Bởi vậy, dân gian có câu: “Gió bấc heo may, chuồn chuồn bay thì bão” Hay “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão” Gió bấc chính là gió Đông Bắc và gió heo may là tên gọi địa phương quen gọi loại gió này. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu mùa hè đột nhiên có gió heo may thổi và thấy chuồn chuồn bay ra nhiều thì là triệu chứng báo có bão. Theo các nhà khí tượng giải thích: bão là một xoáy thuận có cấp gió đạt trên cấp 8 theo cấp gió Bo-pho. Khí áp ở trung tâm bão giảm xuống rất thấp, cho nên trong cơn bão gió thổi xoáy từ ngoài vào trong theo hướng ngược chiều kim đồng hồ ở bán cầu Bắc. Vì vậy ở mỗi địa điểm khác nhau so với tâm bão sẽ có hướng gió khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào vị trí địa phương đó ở phía Bắc hay phía Nam đường đi của bão mà gió có sự thay đổi hướng khác nhau trong quá trình bão đến và đi qua. Nếu vùng bão sắp đổ bộ nằm ở phía Nam đường đi của bão, thì khi bão đến và đi qua gió sẽ đổi hướng ngược chiều kim đồng hồ: lúc bão ở xa gió có hướng Tây, khi bão đến gần gió sẽ chuyển hướng Tây Nam, rồi hướng Đông Nam, khi bão đi qua gió sẽ có hướng Đông Bắc. Còn nếu vùng đó nằm ở phía Bắc đường đi của bão thì đến gần sẽ có hướng Tây Bắc rồi hướng Đông Bắc, khi bão đi qua gió sẽ có hướng gió sẽ đổi hướng cùng chiều kim đồng hồ: lúc bão ở xa gió sẽ có hướng Tây, khi bão Đông Nam. (Nhớ là bão ở đây đổ bộ từ Biển Đông vào nước ta). Như vậy, nếu ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào mùa hè thấy gió đột ngột chuyển hướng Đông Bắc là triệu chứng có bão. Đồng thời với sự thay đổi hướng gió, do không khí tăng ẩm trước khi mưa bão xảy ra nên nếu thấy chuồn chuồn bay ra thì chắc chắn có bão. (Theo Bước đầu tìm hiểu khí tượng dân gian – Hoàng Hữu Triết, NXB Khoa học - Kĩ thuật, 1972)
Gió Tín phong và vĩ độ ngựa “... Trước kia, các thương nhân La Mã lợi dụng những đường đi đều đặn của gió – gió mùa – để trương buồm vượt bể sang Ấn Độ. Ngày nay, các nhà hàng hải đã tìm được những người bạn đường mới: họ biết rằng ở gần đường Xích đạo có gió Tín phong thổi luôn theo hướng từ đông bắc xuống tây nam. Những thuyền Tây Ban Nha kiểu Cri-stốp Cô Lông đã theo con đường đó sang “Đông Ấn Độ” (mà thực chất là sang châu Mĩ). Các thủy thủ trên thuyền rất ngạc nhiên thấy rằng gió luôn luôn đưa họ về phía Tây, đến cả những cây cối ở “Đông Ấn Độ” cũng ngả về phía Tây dường như chỉ đường cho họ. Sau đó không lâu, có một nhà hàng hải Tây Ban Nha hoàn thành một phát kiến kỳ lạ. Ông thấy một “dòng sông” xanh nhợt chảy giữa biển khơi xanh thẫm. “Dòng sông” đó rất dễ nhận, bởi vì màu sắc của sông khác hẳn với màu nước biển và nước lại ấm hơn. “Dòng sông” ấy cũng chảy với tốc độ giống như tốc độ của các sông trên lục địa. Nhưng “sông” rộng hơn nhiều và sâu hơn nhiều. Người ta gọi dòng nước biển đó là dòng Gơn-xtrim có nghĩa là “dòng nước vịnh”. Bởi vì nó chảy từ vịnh Mê-hi-cô ở châu Mỹ về. Gió Tín phong đêm ngày dồn nước vào vịnh, nước đó thành một dòng sông khổng lồ chảy qua eo biển Phlo-ri-đa, eo biển này như dành riêng cho nó dùng vậy. Gió và nước cùng chung một cuộc sống. Gió Tín phong tham dự vào việc buôn bán của người châu Âu. Trách nào người Anh mãi tới ngày nay vẫn gọi gió Tín phong là gió “Mậu dịch”. Và các vĩ độ 30° ở phía gió. (Nguyên nhân là do không khí bị mặt đất đốt nóng ở Xích đạo và bay lên cao rồi dồn về hai cực, đến khu vực vĩ độ 30°-35° không khí đã lạnh hẳn và giáng xuống rất mạnh tạo thành một vùng áp cao luôn luôn lặng gió). Trong thời đại còn dùng thuyền buồm, các nhà hàng hải đã từng phải dừng ở đấy hàng tuần lễ để đợi gió. Những thứ hàng xuất khẩu từ châu Âu, ngoài các vật dụng ra còn có ngựa. Vi khi châu Mỹ mới được phát kiến, ở đó không hề có một con ngựa nào. Thuyền buồm không gặp gió đành phải thả neo. Vì phải đợi gió quá lâu ngày, ngựa không có cỏ tươi nên chết đói, họ đành phải vứt ngựa xuống biển. Vì thế những nơi đó mang cái tên rất kỳ quái là “vĩ độ ngựa”... (Theo Người và thiên nhiên, tập 1 – M. I-lin, NXB Nha khí tượng, 1961)
Những nơi nhiều động đất nhất trên thế giới Động đất chủ yếu tập trung phân bố ở hai dài; dải động đất vòng Thái Bình Dương và dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải. Dải động đất Thái Bình Dương gồm hai phần: ở bờ động Thái Bình Dương kéo dài từ A-lát–ca đi xuống bờ phía Tây của lục địa Bắc Mĩ rồi kéo dàii tới tận Peru và Chi–lê thuộc Nam Mỹ; ở bờ Tây dải động đất này kéo dài từ A-lát-ca hướng về phía nam theo quần đảo A-lêu-tian, quần đảo Nhật Bản đến Đài Loan, lại theo hướng nam qua Phi-líp-pin, In-Đô-Nê-xi-a tới Niu-di-lân. Ven bờ Thái Bình Dương là nơi mà vỏ Trái Đất vận động vô cùng sôi nổi, các mảng thạch quyển chuyển động cọ sát theo phương ngang và phương thẳng đứng nên dễ sinh ra động đất rất dữ dội, phần lớn động đất trên thế giới xảy ra ở đây. Nếu căn cứ vào năng lượng khi động đất giải phóng ra để tính toán thì có tới 76% là do dải động đất này sinh ra. Chi–lê là một trong những nước nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương và là một trong những nước xảy ra nhiều động đất của thế giới. Đất nước này như một cái đai hẹp và dài, phân bố địa lý đi cùng hướng với dãy núi An-đét chạy dài theo bờ phía Tây của Nam Mĩ, khe biển A-ta-ca-ma dựa sát vào dãy núi, nơi sâu nhất tới 6000 – 7000m. Độ nghiêng sâu đặc biệt giữa núi cao và khe sâu là bộ phận nguy hiểm và yếu của Trái Đất, vì thế dễ xảy ra động đất. Như trong hai ngày 22 và 23/5/1960 ở đây đã xảy ra 5 lầ n động đất cấp 7 trở lên, trong đó có 3 lần cấp 8 trở lên, mức độ phá hoại ít thấy trên thế giới. Hay như ở Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 500 trận động đất đáng kể, nghĩa là trung bình mỗi ngày trên đất nước này có 1,5 trận động đất. Những trận động đất lớn là trận động đất năm 1923 ở vùng Can–tô giết chết 140 nghìn người, phá hủy 8226 ngôi nhà; vụ động đất năm 1995 ở Cô-bê làm hơn 6400 người chết, hơn 250.000 ngôi nhà bị phá hủy… Dải động đất ven bờ Thái Bình Dương cũng là vùng “núi lửa sống” phân bố nhiều nhất, sự phân bố của chúng dường như nhất trí chứ không phải là sự trùng hợp khéo, điều đó chứng tỏ đấy là dải đất mà vỏ Trái Đất đang vận động dữ dội. Dải động đất Hy-ma-lay–a – Địa Trung Hải bắt đầu từ Địa Trung Hải và dải gần đó, đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á, miền Bắc Ấn Độ, vùng Tây và Tây Nam Trung Quốc, rồi đi qua Mi-an-ma đến In-đô-nê-xi-a gặp vòng đai động đất Thái Bình Dương. Dải động đất này là dải động đất hiện đại hoạt động sôi nổi, có một số đoạn phân bố núi lửa liên tiếp, hơn nữa một số gò núi còn đang tiếp tục nâng lên. Mấy năm gần đây trong dải động đất này đã xảy ra nhiều trận động đất dữ dội, như năm 1976 ở U-dơ-bê-kix-tan, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, miền Động Thổ Nhĩ Kỳ; năm 1977 ở Ru-ma-ni; còn Iran từ năm 1977 đã liên tục xảy ra 3 lần động đất... gây nên những tai họa khôn g nhỏ. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao – NXB Khoa học và Kỹ thuật, H, 1999)
Những nơi nhiều động đất nhất trên thế giới Động đất chủ yếu tập trung phân bố ở hai dài; dải động đất vòng Thái Bình Dương và dải động đất Hy-ma-lay-a - Địa Trung Hải. Dải động đất Thái Bình Dương gồm hai phần: ở bờ động Thái Bình Dương kéo dài từ A-lát–ca đi xuống bờ phía Tây của lục địa Bắc Mĩ rồi kéo dàii tới tận Peru và Chi–lê thuộc Nam Mỹ; ở bờ Tây dải động đất này kéo dài từ A-lát-ca hướng về phía nam theo quần đảo A-lêu-tian, quần đảo Nhật Bản đến Đài Loan, lại theo hướng nam qua Phi-líp-pin, In-Đô-Nê-xi-a tới Niu-di-lân. Ven bờ Thái Bình Dương là nơi mà vỏ Trái Đất vận động vô cùng sôi nổi, các mảng thạch quyển chuyển động cọ sát theo phương ngang và phương thẳng đứng nên dễ sinh ra động đất rất dữ dội, phần lớn động đất trên thế giới xảy ra ở đây. Nếu căn cứ vào năng lượng khi động đất giải phóng ra để tính toán thì có tới 76% là do dải động đất này sinh ra. Chi–lê là một trong những nước nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương và là một trong những nước xảy ra nhiều động đất của thế giới. Đất nước này như một cái đai hẹp và dài, phân bố địa lý đi cùng hướng với dãy núi An-đét chạy dài theo bờ phía Tây của Nam Mĩ, khe biển A-ta-ca-ma dựa sát vào dãy núi, nơi sâu nhất tới 6000 – 7000m. Độ nghiêng sâu đặc biệt giữa núi cao và khe sâu là bộ phận nguy hiểm và yếu của Trái Đất, vì thế dễ xảy ra động đất. Như trong hai ngày 22 và 23/5/1960 ở đây đã xảy ra 5 lầ n động đất cấp 7 trở lên, trong đó có 3 lần cấp 8 trở lên, mức độ phá hoại ít thấy trên thế giới. Hay như ở Nhật Bản, mỗi năm có khoảng 500 trận động đất đáng kể, nghĩa là trung bình mỗi ngày trên đất nước này có 1,5 trận động đất. Những trận động đất lớn là trận động đất năm 1923 ở vùng Can–tô giết chết 140 nghìn người, phá hủy 8226 ngôi nhà; vụ động đất năm 1995 ở Cô-bê làm hơn 6400 người chết, hơn 250.000 ngôi nhà bị phá hủy… Dải động đất ven bờ Thái Bình Dương cũng là vùng “núi lửa sống” phân bố nhiều nhất, sự phân bố của chúng dường như nhất trí chứ không phải là sự trùng hợp khéo, điều đó chứng tỏ đấy là dải đất mà vỏ Trái Đất đang vận động dữ dội. Dải động đất Hy-ma-lay–a – Địa Trung Hải bắt đầu từ Địa Trung Hải và dải gần đó, đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á, miền Bắc Ấn Độ, vùng Tây và Tây Nam Trung Quốc, rồi đi qua Mi-an-ma đến In-đô-nê-xi-a gặp vòng đai động đất Thái Bình Dương. Dải động đất này là dải động đất hiện đại hoạt động sôi nổi, có một số đoạn phân bố núi lửa liên tiếp, hơn nữa một số gò núi còn đang tiếp tục nâng lên. Mấy năm gần đây trong dải động đất này đã xảy ra nhiều trận động đất dữ dội, như năm 1976 ở U-dơ-bê-kix-tan, tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, miền Động Thổ Nhĩ Kỳ; năm 1977 ở Ru-ma-ni; còn Iran từ năm 1977 đã liên tục xảy ra 3 lần động đất... gây nên những tai họa khôn g nhỏ. (Theo Mười vạn câu hỏi vì sao – NXB Khoa học và Kỹ thuật, H, 1999)
BÀI 9 TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Bài 11 - Ban nâng cao) KIẾN THỨC CƠ BẢN 1 Ngoại lực - Là những lực được sinh ra do nguồn năng lượng ở bên ngoài của lớp vỏ Trái Đất. - Nguyên nhân: Chủ yếu là do nguồn năn g lượng bức xạ Mặt Trời. 2 Tác động của ngoại lực a Quá trình phong hoá - Phong hoá lí học: Đá bị phá huỷ thành các khối vụn, không thay đổi thành phần hoá học. Nguyên nhân do sự thay đổi nhiệt độ, hiện tượng đóng băng... - Phong hoá hoá học: Quá trình phá hủy đá và khoáng vật kèm theo sự biến đổi thành phần hoá học. Nguyên nhân do tác động của nước các chất khí, các chất hoà tan trong nước... - Phong hoá sinh học: Đá bị phá hủy hoặc thay đổi thành phần hoá học. Nguyên nhân do tác động của sinh vật. b Quá trình bóc mòn - Xâm thực: Là quá trình phá hủy và chuyển dời các sản phẩm phong hoá. Do tác động của gió, nước chảy, băng hà... - Thổi mòn: Là tác động bóc mòn do gió xảy ra ở những vùng có khí hậu khô hạn. - Mài mòn: Quá trình bóc mòn các loại đá do nước chảy băng hà. Gió... vận chuyển các vật liệu rắn như cuội, cát... mài vào đá gốc. c Quá trình vận chuyển: Là quá trình di chuyể n vật liệu từ nơi này đến nơi khác. d Quá trình bồi tụ: Là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá huỷ.
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÍ HẬU, SINH VẬT VÀ ĐẤT Điền nội dung thích hợp vào bảng Thảm thực vật Kiểu khí hậu Nhóm đất chính Đài nguyên Cận cực lục địa Đài nguyên Rừng lá kim Ôn đới lục địa lạnh Pốt-dôn Thảo nguyên Ôn đới lục địa nửa khô hạn Đen Cây bụi lá cứng cận nhiệt và rừng Cận nhiệt Địa Trung Hải Đỏ nâu Xavan Nhiệt đới lục địa Đỏ, nâu đỏ Rừng nhiệt đới ẩm Nhiệt đới gió mùa Đỏ vàng (feralit) Câu 2: Nhận xét mối quan hệ giữa khí hậu, thực vật và đất ở Việt Nam. Khí hậu thay đổi theo độ cao kéo theo sự phân bố theo đai cao của thực vật và đất: + Ở độ cao dưới 600 – 700mm: nhiệt độ cao > 20°C, lượng mưa từ 1.500 – 1.800mm, rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá phát triển và đất đỏ vàng. + Lên độ cao 600 - 700m đến 1.600 – 1.700m: nhiệt độ giảm xuống còn 15 – 20°C, lượng mưa tăng lên > 2.000mm, phát triển rừng cận nhiệt ẩm thường xanh trên núi và đất mùn vàng đỏ trên núi. + Ở độ cao từ 1.600 – 1.700m đến 2.600m: nhiệt độ giảm xuống còn < 15°C, lượng mưa lớn > 2.000mm, phát triển rừng rêu cận nhiệt đới mưa mù và đất mùn thô trên núi.
Đất feralit Loại đất này có màu đỏ vàng và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: đất la-tê-rit, fralitic, đất feralit, đất alit, đất la-tô-sol, nhưng thuật ngữ feralit hay được dùng hơn cả. Đất này chiếm 1/5 diện tích các lục địa, phân bố trên những vùng rộng lớn của Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á… Đất hình thành trong điều kiện nhiệt ẩm cao rất thuận lợi cho quá trình phong hóa và hình thàn h đất. Thảm thực vật phát triển mạnh. Rừng mọc rậm rạp, cổ nhiều loài ở nhiều tầng. Sinh khối thực vật trung bình trên 5000 tạ/ha vật chất hữu cơ khô, cung cấp một lượng vật chất hữu cơ lớn nhưng bị phân hủy ngay trong năm đầu khi chúng rơi xuống đất và sự hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật và động vật. Lượng mưa lớn của miền khí hậu nhiệt đới ẩm cũng tăng cường quá trình rửa trôi. Lớp vỏ phong hóa rất dày do điều kiện nhiệt ẩm thuận lợi cho quá trình phong hóa hóa học và sinh học. Quá trình fralit hóa diễn ra như sau: Các đá và khoáng, nhất là nhóm silicat bị phong hóa mạnh mẽ thành các khoáng thứ sinh. Một phần khoáng thứ sinh có thể tiếp tục bị phá hủy tạo nên các oxit sắt, nhôm, silic đơn giản. Cùng với sự phá hủy đó, các chất ba-dơ và một phần oxit silic cũng bị rửa trôi, làm cho tỉ lệ phần trăm của Fe(OH)3 và Al(OH)3 so với các chất khác trong đất tăng lênn. Quá trình tích lũy Fe và Al này được gọi là quá trình Feralit, quá trình này tạo nên các loại đất đỏ vàng miền nhiệt đới ẩm do hàm lượng sắt cao, phần lớn dưới dạng các oxit khác nhau. Đất feralit có những đặc điểm chính như: Có lượng khoáng nguyên sinh thấp; giàu hydroxit sắt, nhôm, mangan; có lượng khoáng sét kaolinit lớn; axit fun-vô-nic chiếm ưu thế trong các axit mùn. Đất feralit thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, cao su, canhkina.... (Theo Địa lí tự nhiên đại cương, tập 3 – Nguyễn Kim Chương (chủ biên), NXB Sư phạm, H., 2004))
Nguồn gốc đất phèn Đất phèn là loại đất trong thành phần khoáng chứa nhiều sunfua (FeS, FeS2,) và sunfat sắt, nhôm (FeSO4, Fe2(SO4)3, Al2(SO4)3) gây chua rất mạnh làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, nhất là lúa và hoa màu. Việt Nam là nước có diện tích đất phèn vào loại lớn nhất thế giới (khoảng 2 triệu ha), chủ yếu phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, ngoại thành TP Hồ Chí Minh và một số ở Đồng bằng sông Hồng. Do có diện tích lớn và gây ảnh hưởng mạnh đến năng suất cây trồng nên việc tìm hiểu nguồn gốc và tính chất của loại đất này để tiện cho việc cải tạo và sử dụng là rất cần thiết. Sự hình thành các vùng đất phèn phần lớn tập trung chủ yếu là vùng bờ biển nhiệt đới có rừng ngập mặn. Quá trình phèn hóa trải qua hai giai đoạn: + Giai đoạn tích lũy lưu huỳnh: các hợp chất hữu cơ chứa nhiều lưu huỳnh do xác thực vật (sú, vẹt, tràm...) bị phân hủy ở điều kiện yếm khí tạo nên các sunfua (chủ yếu là FeS2). + Giai đoạn oxy hóa các sunfua hình thành đất phèn xảy ra vào mùa khô. Mùa khô nhiệt độ cao, nắng gắt, không mưa làm cho đất bị khô hạn, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh, các sunfua bị oxi hóa thành các sunfat và axit sunfuric. Axit này xâm nhập vào keo sét chứa nhôm, sắt tạo nên sunfat nhôm (phèn nhôm) hoặc sunfat sắt (phèn sắt). Để cải tạo và sử dụng tốt đất phèn hiện nay chúng ta dùng biện pháp tổng hợp: dùng thủy lợi dẫn nước ngọt vào rửa phèn kết hợp với dùng nước ém phèn trong mùa khô, lên liếp, dùng giống kháng chịu phèn, dùng vôi để khử chua... (Theo Địa lý trong trường học, tập 1 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên) và Địa lí tự nhiên đại cương, tập 3 – Nguyễn Kim Chương (chủ biên) ), NXB Sư phạm, H, 2004)
Dòng biển lớn nhất trong đại dương thế giới Dòng biển lớn nhất là dòng chảy quanh Châu Nam Cực. Đó là dòng nước lạnh. Hài lưu này chảy quanh Nam Cực theo chiều từ Tây sang Đông. Chiều rộng của nó thay đổi khoảng từ 200 đến 300 km. Phía trên mặt hải lưu này chảy với vận tốc trung bình dưới 1km/h. Nó nhào trộn một lượng nước rất lớn: 270 triệu m3/s ở đoạn cực Nam của châu Mĩ và bán đảo Nam Cực. Hải lưu khổng lồ này chảy được là nhờ sức đẩy của gió Tây ở Nam bán cầu. Những thủy thủ thường gọi là "gió gần thứ 40” vì những ngọn gió này thôi trong khoảng vĩ tuyến 40 – 50° Nam. Trong phần Địa Cầu này có rất ít đảo nhô lên trên mặt biển, vì thế những luồng gió này không gặp bất cứ trở ngại nào cả, chúng thôi với một sức mạnh dữ dội. Vùng này chính là nơi có những cơn bão biển tàn khốc, vô cùng nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại. (Nguồn: Trái Đất này là của chúng mình – Lê Huy Hòa, NXB ĐHQG Hà Nội, 2001)
Nguyên nhân sinh ra các hải lưu. - Nguyên nhân chính quan trọng nhất là do gió. Các loại gió khá mạnh, ổn định (gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch...) làm hình thành các dòng biển quan trọngg. Gió mùa cũng sinh ra các dòng đổi hướng theo mùa. Ngày nay, người ta phân biệt hải lưu gió (khi có gió tác động trực tiếp) và hải lưu trôi (khi không có gió tác động trực tiếp). – Các hải lưu còn sinh ra do sự chênh lệch về mật độ hay tỷ trọng của nước biển mà nguyên nhân sâu xa là sự khác biệt về nhiệ t độ và độ muối trong đại dương, khi đó nước sẽ từ nơi mặn chảy về nơi nhạt hơn và nước từ nơi có nhiệt độ cao chảy về nơi có nhiệt độ thấp... - Các hải lưu còn có thể được tạo thành do sự tích tụ nước gây nên bởi sự khác nhau về áp suất thủy tĩnh tại những nơi khác nhau của đại dương tại cùng một mực nước. Sự tích tụ nước có thể do sự biến thiên mực nước dưới tác dụng thổi dồn của gió hoặc có thể do các dòng nước sông chảy tới... Khi đó mặt nước ở nơi nước bị chuyển đi để tích tụ chỗ khác sẽ thấp hơn mặt nước xung quanh và để bù vào chỗ hạ thấp đó, nước ở nơi khác sẽ chuyển đến bổ sung, tạo thành dòng biển. (Theo Địa lí tự nhiên đại cương, tập 2 – Hoàng Ngọc Oanh (chủ biên), NXB Sư phạm, H, 2004.
Đi vào vùng sâu thẳm của đại dương - 10m: Trong những mét nước đầu tiên dưới bề mặt đại dương, ánh sáng, ôxy và khí cacbonic tràn đầy do tiếp xúc với khí quyển. Đây là vùng nuôi dưỡng của đại dương, nơi mà thực vật phát triển mạnh. Lớp sinh vật nổi có thể sinh sôi nảy nở nhờ một quá trình sinh học trong đó năng lượng Mặt Trời được sử dụng để tạo ra các hợp chất hữu cơ không thể thiếu cho sự sống. Phù du sinh vật được phân bố trên trên nhiều mét độ sâu làm nhiệm vụ một kho dự trữ cho hệ động vật. Làn nước trên mặt này cũng là khu nuôi dưỡng cho nhiều giống loài. - 30m: Vùng ánh sáng nước này là nơi sinh tồn của san hô trong các biển nhiệt đới. Nó tập hợp gần 1/4 tổng số các giống loài của biển đến đây để săn mồi hoặc ẩn náu. Phần lớn cá ở những vùng này có màu sắc đậm để hòa lẫn với môi trường và thoát khỏi các loài săn mồi. Bắt đầu từ –10m những con cá màu đỏ biến đi và chỉ có những con màu xanh lơ, màu lá cây tồn tại ở độ sâu tới -30m, nơi chỉ còn 3% ánh sáng xuyên tới. - 200m: Ánh sáng Mặt Trời xuyên xuống rất khó khăn đó là vùng hoàng hôn kéo sâu xuống tới –1000m, nước trở nên lạnh, không loài thực vật nào sống nổi do thiếu ánh sáng. Những con cá nhà táng giữ kỷ lục về lặn sâu trong vùng nước có ánh sáng mờ ảo này. Trong động vật có vú, cá nhà táng giữ kỷ lục về lặn sâu (ít nhất là 2250m), có thể chịu áp suất lớn gấp 200 lần so với trên mặt nước. Mỗi đêm hàng triệu động vật sống trong vùng nước này bơi ngược lên để ăn thức ăn (đó là những chất hữu cơ được tạo ra từ sự phân hủy xác chết và cặn bã từ trên mặt nước, rơi xuống liên tục). Đó là cuộc di cư hàng ngày lớn nhất thế giới. - 4000m: cuộc sống sinh sôi, nảy nở mạnh trong những suối có độc tố ở đáy đại dương. Đó là vùng tối kéo sâu tới các hẻm vực. Ánh sáng không thể tới và hiếm oxy. Riêng khu vực này có tới 15% giống loài biển có thể sống ở đáy sâu. Dọc theo các sống núi đại dương có những suối nóng phun ra những chất lỏng có nhiệt độ từ 200 – 300°C. Tuy nhiên sự sống vẫn phát triển mạnh quanh các suối đó với một mật độ vật chất sống có khi vượt quá hàng chục kg. Do đó từ nay người ta biết rằng sự sống có thể xuất hiện, tồn tại trong môi trường khắc nghiệt và không có ánh sáng. (Theo Địa lý trong trường học, tập 4 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2005)
Tại sao độ muối ở các đại dương lại thay đổi theo vĩ độ? Trả lời Độ muối ở các đại dương thay đổi theo vĩ độ do sự khác nhau về tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông đổ vào các đại dương: - Dọc Xích đạo độ muối thấp 34,5%%, tuy độ bốc hơi lớn nhưng lượng mưa lớn và lượng nước từ sông ngòi đổ ra đại dương lớn. - Vùng chí tuyến độ muối cao 36,8% do khí hậu khô nóng, độ bốc hơi lớn, mạng lưới sông ngòi ít phát triển. – Gần hai cực độ muối thấp 34% chủ yếu do khí hậu lạnh giá hạn chế sự bốc hơi.
Tại sao nước ở một số hồ lại mặn? Hàm lượng muối cho phép trong các hồ là dưới 20g/1 lít nước. Các hồ có hàm lượng muối cao hơn mức đó gọi là hồ mặn. Bản thân nước biển cũng chứa trung bình từ 35 – 42 gam muối/1 lít nước. Một cái hồ được gọi là siêu mặn khi nó chứa lượng muối 50g/1 lít nước trở lên. Có một số hồ nước mặn có nguồn gốc từ biển, nhưng cũng có một số hồ nước mặn do muối được kết tinh lại ở lớp đất nằm sâu dưới đáy hồ, Người ta có thể phân biệt hai loại hồ mặn lớn: – Loại thứ nhất gồm có những khúc của biển xưa bị tách rời sau những vận động kiến tạo. Biển Cax-pi và A—ran thực tế là những hồ vì chúng không có đường thông ra biển hoặc đại dương. Những hồ mặn khổng lồ đó là những vết tích của một biển xa xưa bị tách rời khỏi đại dương cách đây 5 triệu năm. Một phần tỉ lệ muối cao của chúng còn do tính chất của đất. Biển Chết (Tử Hải) nằm ở biên giới của I-xra-en Giooc-đa-ni, diện tích 1015 km 2 mặt nước thấp hơn mực nước biển 390m đã tách ra khỏi Ấn Độ Dương do vận động kiến tạo. Độ mặn của nước là 300%, cao gấp 10 lần đại dương, tỉ trọng của nước là 1,166 do đó ta có thể nằm trên hồ để đọc sách. Sở dĩ hồ có độ mặn cao như vậy vì đáy có một tầng muối dày 7km. - Loại thứ hai gồm những hồ kín không có lối thoát nước. Chúng được hình thành ở những nơi lòng chảo (như hồ Ây–rơ ở Ôxtrâylia không sâu quá 4m) cũng như trong những vết nứt lục địa. Muối tập trung trong hồ dần dần theo độ bốc hơi của nước. (Theo Địa lý trong trường học, tập 1 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên))
Sự tuần hoàn của nước Nước trong tự nhiên không ngừng chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, hoàn thành những vòng tuần hoàn lớn và nhỏ. Sự bốc hơi của nước trên bề mặt đại dương, sự ngưngg đọng của hơi nước trong khí quyển và sự rơi của nước trên bề mặt đại dương tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ. Nhưng khi hơi nước được các dòng không khí chuyển vào đất nổi, sự tuần hoàn của nước trở thành phức tạp hơn. Một phần nước rơi trên bề mặt đất nổi bị bốc hơi và quay trở lại khí quyển, phần khác theo con đường ở trên bề mặt đất và ở dưới bề mặt đất chảy vào những nơi thấp của địa hình, cung cấp nước cho các con sông và các bồn nước tù. Quá trình bốc hơi của nước và rơi xuống thành mưa trên đất nổi có thể được lặp lại nhiều lần, nhưng cuối cùng hơi nước từ ngoài đại dươn g được chuyển vào đất nổi bởi các dòng không khí, lại quay trở lại đại dương bằng các sông ngòi và các dòng ngầm, đã hoàn thành vòng tuần hoàn lớn của mình. Trong sự tuần hoàn chung của hơi nước, nước khí quyển tỏ ra rất di động. Lượng hơi nước trung bình trong khí quyển vào khoảng gần 13.000km3 nước, nhưng lượng nước mưa hàng năm trên Trái Đất là 519.000 km3, do vậy mà lượng hơi nước trong khí quyển phải quay vòng 40 lần trong một năm nghĩa là cứ 9 ngày đêm phải thay đổi một lần. Phải chi dùng quá 20% năng lượng Mặt Trời đi tới Trái Đất để bốc hơi 519km3 nước, nhưng lượng nhiệt chỉ dùng vào sự bốc hơi (60cal/g) lại được giải phóng lại khi hơi nước ngưng đọng. Như vậy, sự tuần hoàn của hơi nước còn kéo theo sự tuần hoàn của năng lượng nhiệt. (Theo Những quy luật địa lý chung của Trái Đất – X.V. Kalexnik, NXB Khoa học – Kĩ thuật, 1973)
Tốc độ dòngg chảy của sông phụ thuộc vào những nhân tố nào? Trả lời Tốc độ dòng chảy của sông phụ thuộ c vào: - Độ dốc lòng sông (độ chênh mặt nước): độ dốc lòng sông càng nhiều thì tốc độ dòng chảy càng lớn. - Chiều rộng lòng sông: ở khúc sông rộng, nước chảy chậm; đến khúc sông hẹp, nước chảy nhanh hơn.
Nêu một số dẫn chứng cụ thể cho thấy hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Trả lời - Hồ do khúc uốn của sông; Hồ Tây (Hà Nội). - Hồ do băng hà: các hồ ở phía Bắc Canada (hồ Gấu lớn, hồ Nô Lệ lớn, hồ Uynipec...), các hồ ở Phần Lan. - Hồ do vận động kiến tạo: các hồ ở Đông Phi (Tan-ga-ni-ca, Ni-at-xa, Vich-to-ri-a...), hồ Bai-can (LB Nga). - Hồ do gió trong hoang mạc: hồ Sat trong hoang mạc Xa-ha-ra. – Hồ miệng núii lửa: hồ Lắk (Tây Nguyên).
Vì sao nước ngầm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Trả lời Nước ngầm là nguồn nước có trữ lượng lớn và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của con người, nhất là trong các đô thị. Không chỉ vậy nước ngầm còn cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất như nước tưới cho nông nghiệp, nước dùng trong sản xuất công nghiệp, nước khoáng nước nóng phục vụ du lịch... Nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng tăng trong khi nguồn nước mặt nhiều nơi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm... Tất cả điều đó làm cho vai trò của nước ngầm ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội loài người.
Mưa đá Mưa đá là hiện tượng hạt nước đóng thành băng rơi từ khí quyển xuống mặt đất cùng với nước mưa hoặc không kèm nước mưa (tức là mưa đá khô). Trong quá trình hình thành mưa đá thì tốc độ đóng băng phụ thuộc vào nhiệt độ của nước. Thông thường nước đóng băng từ nhiệt độ 0°C và thấp hơn. Hạt mưa đá thường xuất hiện ở độ cao cách mặt đất từ 5km – nơi mà nhiệt độ ngay về mùa hè cũng thấp hơn 0°C. Khi mới hình thành hạt mưa đá còn nhỏ, nó sẽ tiếp tục lớn lên bằng hai cách: thứ nhất là nó sẽ tự lớn lên bởi hơi nước sẽ tiếp tục ngưng bám quanh nó sau mỗi lần được đẩy lên cao; thứ hai là nó kết dính với các hạt mưa đá khác. Các nhà khoa học cho rằng: muốn hình thành mưa đá phải có những luồng khí thăng lên rất mạnh. Muốn giữ một hạt mưa đá trong không khí có đường kính lcm cần phải có một luồng khí thẳng đứng với tốc độ 10m/s, muốn giữ hạt mưa đá có đường kính 5cm, tốc độ luồng không khí đi lên phải bằng 20m/s. Khi luồng không khí đã yếu đi, tốc độ chậm lại không đủ sức mang các hạt nước đá lên cao nữa thì chúng sẽ rơi xuống và tạo thành mưa đá. Bề dày của các đám mây cho mưa đá rất lớn có thể vượt quá 10km. Hạt mưa đá thường chi bằng hạt bắp, trái táo, quả trứng, đôi khi đạt tới 2 – 3kg/hạt. Mặc dù mưa đá là một hiện tượng hiếm thấy nhưng khi xảy ra nó có sức phá hoại mùa màng, hoa màu, gia súc, nhà cửa và cây cối. Ngày nay ở các nước tiên tiến, để tránh tổn thất, người ta đã khống chế được mưa đá bằng cách dự báo trước và phá tan những trận mưa đá trước khi chúng rơi xuống bằng cách phóng tên lửa vào những đám mây tạo mưa đá. Nhờ có cấu tạo đặc biệt khi đi qua những đám mây tên lửa nổ tung và phá tan các giọt mưa đá. (Theo Địa lý trong trường học, tập 4 – Nguyễn Hữu Danh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2005)
Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước trong không khí. Sương mù và mây được hình thành trong những điều kiện như thế nào? Trả lời - Sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí do hai nguyên nhân chính: + Hơi nước ngưng tụ chủ yếu do nhiệt độ không khí giảm, làm cho độ ẩm bão hòa giảm xuống, không khí đạt mức bão hòa lại gặp lạnh, độ ẩm vượt mức bão hòa và hơi nước ngưng kết lại. + Tuy nhiên đó mới là điều kiện cần, hơi nước chỉ ngưng tụ khi có hạt nhân ngưng kết. Hạt nhân ngưng kết là những hạt nhỏ như: tro, bụi, hạt muối biển... do gió đưa vào không khí. - Sương mù được hình thành do sự ngưng tụ của hơi nước ở lớp không khí gần mặt đất, trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng (không có đối lưu) và có gió nhẹ. - Mây được hình thành ở lớp không khí trên cao. Mây hình thành trong điều kiện bốc hơi mạnh mẽ, không khí bị đẩy lên cao, càng lên cao càng lạnh và đạt bão hòa ở một độ cao nào đó, tiếp tục lên cao vượt mức bão hòa, hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ và nhẹ. Các hạt nước tụ lại thành từng đám gọi là mây.