Thủy triều

Thủy triều

Bởi Học văn cô Hà Huyền 30/05/2024

Thủy triều

- Nguyên nhân hình thành thủy triều là do lực hấp dẫ n của các thiên thể. Có nhiều thuyết khác nhau giải thích hiện tượng thủy triều, trong đó có thuyết về lực hấp dẫn của Niu-tơn.

Theo định luật vạn vật hấp dẫn thì lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất bằng Mn/(60R)^2. Trong đó: M là khối lượng Trái Đất, n là khối lượng Mặt Trăng, R là bán kính Trái Đất, 60R là khoảng cách từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trăng. Lực hấp dẫn này không đồng nhất trên khắp Trái Đất mà thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa Mặt Trăng. Mặt khác, mọi điểm trên Trái Đất cũng đều chịu ảnh hưởng của lực ly tâm (sinh ra do Trái Đất quay quanh tâm chung của hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng), đồng nhất ở mọi nơIi và có hướng ngược với hướng của lực hấp dẫn. Như vậy, bất cứ nơi nào trên Trái Đất cũng chịu tác động của lực hấp dẫn và lực ly tâm, hợp lực của chúng sinh ra thủy triều. Ở địa điểm hướng về phía Mặt Trăng, mặt nước đại dương dâng lên cao do lực hấp dẫn lớn hơn lực ly tâm. Ở địa điểm hướng ngược về phía Mặt Trăng, mặt nước đại dương cũng bị dâng lên do lực li tâm lớn hơn lực hấp dẫn. Trong khi đó các địa điểm nằm ở thế vuông góc với các địa điểm nước dâng sẽ có hiện tượng nước triều xuống. Do Trái Đất tự quay nên trong khoảng 24 giờ, ở bất kỳ nơi nào trên các đại dương cũng có hai lần nước lên và hai lần nước xuống.

Trái Đất không chỉ chịu sức hút của Mặt Trăng mà còn chịu sức hút của Mặt Trời làm cho thủy triều khi lớn, khi nhỏ. Mặt Trời tuy lớn nhưng ở rất xa Trái Đất và sức hút của nó nhỏ hơn Mặt Trăng 2,17 lần. Những khi Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng ở trên cùng một đường thẳng thì thủy triều lớn nhất (triều cường), còn khi ba thiên thể ở vào thế vuông góc với nhau thì thủy triều nhỏ nhất (triều kém).

(Theo Địa lí tự nhiên đại cương, tập 2 – Hoàng Ngọc Oanh (chủ biên), NXB Sư phạm, H, 2004)

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22