Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội Lý thuyết Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Thuật ngữ có tính chính xác, tính quốc tế, tính hệ thống, tính dân tộc. - Một thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại một khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. - Thuật ngữ không có tính biểu cảm Ví dụ: Nước là chất lỏng không màu không mùi, không vị, có ở sông, hồ… Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được sử dụng trong nhóm đối tượng hoặc phạm vi nào đó. Ví du; Mô. Giăng là từ địa phương Từ phao được dùng trong thi cử của học sinh, sinh viên Thực hành Bài 1 Bằng kiến thức đã học, em hãy điền các từ sau vào chỗ trống: Núi, Nội lực, Giải phẫu a … là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất b …là dạng địa hình có độ cao tương đối trên 200m so với địa hình mặt bằng xung quanh c …là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu cấu trúc và chức năng của cơ thể con người và các sinh vật khác Bài 2 Đặt 5 câu có chứa biệt ngữ xã hội Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 a Nội lực b Núi c Giải phẫu Bài 2 Học sinh tự làm
Thành ngữ Lý Thuyết Thành ngữ là một loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một số ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường suy ra từ nghĩa đen của các từ tạo nên thông qua các biện pháp tư từ như ẩn dụ, so sánh… Thành ngữ có thể thay thế cho từ trong câu Trường hợp đặc biệt thàng ngữ có cấu tạo là một câu, một số trường hợp có biến đổi trong quá trình sử dụng. Thực hành Bài 1 Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau: a Rau nào sâu ấy b Một nắng hai sương c Chó treo mèo đậy d Nhắm mắt làm ngơ Bài 2 Tìm 5 thành ngữ và đặt câu với thành ngữ đó. Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 Chỉ về nhân cách của một người, sống ở môi trường nào thì tạo ra con người ấy. a Môi trường giáo dục tốt sẽ tạo nên con người tốt và ngược lại. b Chỉ sự khó khăn, vất vả, gian lao, tần tảo của người làm nông c Đề phòng mọi thứ, ứng phó với từng trường hợp d Sự chủ động lảng tránh một vấn đề nào đó, coi như nó chưa xảy ra Bài 2 Học sinh tự làm
Trường từ vựng Lý thuyết Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩaa Ví dụ; Trường từ vựng chỉ giới tính: nam, nữ, trai gái, đàn ông, đàn bà. Nghề nghiệp: nhà báo, luật sư, công nhân… Một trường từ vựng có thể chia thành các trường từ vựng nhỏ hơn, gọi là các miền trong trường từ vựng Ví dụ: Trường từ vựng về bộ phận con người thì chia thành các miền từ vựng như; tay, chân, mắt, mũi… Thực hành Bài 1: Tìm các trường từ vựng chỉ người trong đoạn trích sau. Nếu tác dụng? Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè nặng nề, trông đến xấ u. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và măt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nống sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi. (Dế mèn phưu lưu ký- Tô Hoài) Bài 2 Phân tích cái hay trong cách dùng từ trong đoạn văn sau: “Mặt lão dột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nítt. Lão hu hu khóc” (Lão Hạc, Nam Cao) Bài 3 Lấy ví dụ về trường từ vựng: Động vật, cây cối, hoa quả Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 Các trường từ vựng chỉ người: Gầy gò, dài lêu nghêu, gã nghiện thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, người cởi trần, áo gi-lê, râu ria, mặt mũi, ngẩn ngẩn ngơ ngơ, tính nết, ốm đau Ý nghĩa khi dùng trường từ vựng chỉ người; Nhân hóa nhân vật Dế Mèn, biến loài vật trở nên sinh động như một người. Tăng thêm cảm xúc gần gũi, thân quen đồng thời khiến người đọc thêm yêu loài vật hơn. Bài 2 Nhận biết các từ ngữ cùng trường, chú ý đến trường bộ phận chỉ hành động, trạng thái - Trường chỉ bộ phận con người; Mặt, đầu miệng - Trường từ ngữ chỉ cử chỉ, trạng thái: Co rúm, xô lại, ép, chảy ra, ngoẹo, mếu, hu hu, khóc. Tác dụng: Cả hai trường này đều có mối quan hệ với nhau làm nổi bật nỗi đau đớn về tinh thần của lão Hạc. Lão cảm thấy buồn, thiếu vắng, lương tâm day dứt và lão tự trách mình. Tác giả khéo léo sử dụng trường từ vựng miêu tả ngoại hình, cử chỉ, trạng thái để bộc lộ rõ tâm trạng đau khổ của nhân vật Bài 3 - Động vật: Chó mèo, voi, sư tử, ngựa, trâu, bò - Cây cối: Cây đa, cây tre, cây thông, cây sồi - Hoa quả: Táo, cam, lê quýt…
Từ trái nghĩa Lý thuyết Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngượcc nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ; cao- thấp. đẹp- xấu Việc sử các từ trái nghĩa đúng chỗ sẽ làm cho cách diễn đạt thêm hấp dẫn, ấn tượng và đạt hiệu quả cao. Thực hành Bài 1 Chỉ ra các căp từ trái nghĩa trong các câu sau: a Khôn nhà dại chợ b Thương cho roi, ghét cho ngọt c Giặc muốn ta nô lệ lại hóa ta anh hùng Bài 2 Điền các từ trái nghĩa vào chỗ trống: a … (1) phù du mà … (2) đã phù sa b Xưa bay đi mà nay không trôi mất Cho đến được lúa vàng đất mật Phải trên lòng bao trận gió mưa qu a Nước non lận đận một mình, Thân cò… (1) thác… (2) ghềnh bấy nay. c Ai làm cho bẻ kia … (1) Cho ao kia … (2) cho gầy cò con? (Nay đã phù sa, Chế Lan Viên) Bài 3 Chỉ ra các cặp của từ trái nghĩa và nêu tác dụng? Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạ o (Tuổi 25, Tố Hữu) Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 a Khôn-dại b Thương- ghét c Nô lệ- anh hùng Bài 2 a Xưa- nay b lên- xuống c Đầy-cạn Bài 3 Cặp từ trái nghĩa Thiếu – Giàu Sống - chết Cúi đầu - ung dung Nô lệ - anh hùng Nhân nghĩa - cường bạo Tác dụng: Các cặp từ trái nghĩa diễn tả ấn tượng về sự anh dũng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước những âm mưu, thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù. Chúng muốn dân tộc ta phải cúi đầu làm nô lệ nhưng với lòng yêu nước và tinh thần bất khuất, hiên ngang, anh dũng của nhân dân Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng quân thù
Từ đồng nghĩa Lý thuyết Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nha u Ví dụ: Bố - Ba - Cha Một từ có thể có nhiều nghĩa nên có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau. Nếu biết cách sử dụng từ đồng nghĩa đúng chỗ sẽ giúp cách diễn đạt trôi chảy và không lặp từ. Thực hành Bài 1 Tìm các từ đồng nghĩa với các từ sa u a cho b ngã c uống Bài 2 Hai từ in đậm dưới đây có gì giống nhau? Việc sử dụng hai từ ấy có tác dụng gì? a Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời (Tố Hữu) b Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Nguyễn Khuyến) Bài 3 Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm sau a Nhanh trí, nhanh nhẹn, nhanh nhẩu b Thông minh, khôn, sáng suốt Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 a Cho, tặng, biếu: Những từ này chỉ hành động đưa vật nào đó cho người khác một cách chủ động b Ngã, té, trượt: Chỉ hành động mất thăng bằng, không giữ được ở một vị trí cố định c Uống, tu, nốc: Chỉ hành động đưa chất lỏng vào miệng để uống nhưng ở mức độ khác nhau Bài 2 Hai từ đi, thôi đều chỉ về cái chết, mất mát, việc chấm hơi thở Tác dụng sử dụng hai từ ấy có ý nghĩa nói giảm, nói tránh những mất mát đau thương Bài 3 a Nhanh trí chỉ khả năng suy nghĩ của một người thường có ý tưởng nhanh chóng Nhanh nhẹn chỉ thao tác của một người linh loạt, chính xác Nhanh nhẩu được miêu tả về tốc độ, nhanh chóng trong hành động hoặc phản ứng trong tinh huống nào đó Những từ này đều chỉ tốc độ và tính cách con người có phản xạ nhanh trong mọi tình huống b Thông minh là từ miêu tả chỉ khả năng hiểu nhanh, giải quyết vấn đề nhanh chóng Khôn chỉ trí thông minh sắc bén, khả năng suy nghĩ tốt, đánh giá và giải quyết vấn đề hiệu quả Sáng suốt là khả năng nhận thức, suy đoán đánh giá tình huống một cách chính xác.Những từ này đều liên quan đến trí thông minh, khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
Từ đồng âm Lý thuyết Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa, không liên quan gì đến nhau. Muốn xác định được từ đồng âm thì phải dựa vào ngữ cảnh Ví dụ: Trên đường (1) đi học về tôi mua cho mẹ 1 kg đường (2) Thực hành Bài 1 Giải thích các từ đồng âm sau đây: a Con ngựa đá (1) con ngựa đá (2) b Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi (2) nhưng răng chẳng còn (Ca dao) Bài 2 Lấy hai ví dụ từ đồng âm với từ Bàn Bài 3 Điền các từ sau vào chỗ chấm: Chung quy, chung nhau, chung chung. …(1) Có nghĩa là khái quát, không rõ ràng còn mơ hồ …(2) Có nghĩa là điểm kết thúc hoặc quyết định của một việc gì đó …(3) Có nghĩa là cùng hướng đến một mục tiêu cùng, tang cường mối quan hệ gắn kết Hướng dẫn giải bài tâp Bài 1 a Đá (1) động từ chỉ hành động của con ngựa thật Đá (2) danh từ chỉ con ngựa bằng đá Lợi (1) chỉ ích lợi, phúc lợi, được lợi Lợi (2) chỉ bộ phận của con người, phần thịt chỗ mọc răng ở hàm Bài 2 - Họ đang bàn việc trên bàn mới mua - Quả bóng bàn lăn trên bàn Bài 3 (1) Chung chung, (2) chung quy, (3) chung nhau
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Lý thuyết Từ nhiều nghĩa là từ có nhiều nghĩa khác nhau Ví dụ: Bàn, quần, áo, tay, chân… Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng làm thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển, Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hình thành nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Ví dụ: Lưng núi thì to, mà lưng mẹ thì nhỏ Từ lưng trong lưng núi là nghĩa chuyển (phần giữa hơi thoải của núi, từ lưng trong lưng mẹ dùng với nghĩa gốc (lưng bộ phận trên cơ thể người) Thực hành Bài 1 Em hãy cho biết từ Xuân trong câu thơ dưới đây đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển. Việc sử dụng từ xuân trong câu thứ 2 có ý nghĩa gì? Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh) Bài 2 Trong câu sau đây, từ “Quạt” là từ nhiều nghĩa hay chuyển nghĩa của từ? Vì sao? Quạt nan mỏng dính Quạt gió rất dày (Gió từ tay mẹ- Vương Trọng) Bài 3 Giải thích nghĩa của từ báo trong câu sau: a Ở vườn thú có Báo b Tôi vừa nhận được thông báo c Tôi từng học Báo chí Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 Xuân trong từ mùa Xuân là nghĩa gốc, chỉ mùa của năm theo chu kỳ của Trái Đất, mùa xuân dánh dấu sự tái sinh, phục hồi của thiên nhiên sau mùa đông lạnh giá. Xuân trong từ càng xuân là nghĩa chuyển (ẩn dụ) chỉ tinh thần lạc quan, hy vọng và khởi đầu mới cho đất nước tươi trẻ, năng động và phát triển hơn. Ý nghĩa của việc sử dụng từ xuân trong câu thứ 2: Đây là phép ẩn dụ giúp thể hiện ý nghĩa cao đẹp của sự phát triển và tiến bộ, tạo nên hình ảnh rõ nét về sự phát triển của đất nước. Làm cho câu thơ tăng sức hấp dẫn và giàu sức gợi cảm Bài 2 Quạt là từ nhiều nghĩa Quạt trong câu 1 chỉ danh từ cái quat, nó thuộc đồ vật được con người tạo ra Quạt trong câu 2 chỉ quạt tự nhiên, quạt này phải có tác động của gió tự nhiên, về mặt bản chất nó mát hơn quạt nan quạt bầng tay. Bài 3 a Báo là con vật b Báo là sự thông báo thông tin nào đó cho người khác c Báo chỉ nghề làm báo, chuyên ngành báo
Nghĩa của từ Lý thuyết Nghĩa của từ là nội dung, tính chất, hoat động, quan hệ mà từ đó biểu thị. Hiểu đơn giản, nghĩa của từ là phần nội dung mà từ biểu thị giúp chúng ta hiểu được nội dung của từ đó. Ví dụ: Mẹ là người phụ nữ có con Mệt là cảm giác mệt mỏi, mệt nhọc không còn đủ năng lượng để hoạt động Thực hành Bài 1 Giải thích nghĩa của các từ sau: Mù mịt, háo hức, tổng kết, múa Bài 2 Điền các từ sau vào chỗ trống sao cho thích hợp: Chung quy, chung kết, chung thành (1) ... Là điểm cuối cùng quan trọng của một chương trình, một dự án hoặc một quá trình nào đó (2) … là tinh thần đoàn kết, tin tưởng lòng thành với một cá nhân hay tập thể (3) …là điểm cuối cùng hoặc kết quả của cuộc tranh luận, thương thảo Bài 3 Điền các từ sau vào chỗ trống sao cho thích hợp; Rạo rực, hồng hồng, man mác, mùa xuân, đùng đục, mướt xanh, siêng năng, trong trong, trời Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu (1) … nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng riêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không (2) …như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương (3) … Thường thường, vào khoảng đó (4) … đã hết nồm, mưa xuân bát đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nên trời (5) … như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy (6) …có niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong (7) … đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền tròi (8) … có những làn sáng (9) … rung dộng như cánh con ve sầu mới lột. (Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai) Hướng dẫn giải bài tập Bài 1 Mù mịt tức là không rõ ràng, không rõ nét, ám chỉ sự thiếu tầm nhìn, mơ hồ không rõ rang trong tầm nhìn hoặc trong suy nghĩ Hát là hoạt động phát ra âm thanh theo tiết tấu hoặc nhịp điệu để truyền đạt một thông điệp hoặc mang tính giải trí Háo hức là trạng thái diễn tả cảm xúc phấn khích trước một hoạt động hay tình huống sắp diễn ra Tổng kết là tổng hợp lại một loạt các thông tin dữ liệu, sự kiện để tạo ra một cái nhìn tổng thể hoặc đánh giá chung về một chủ đề, một quá trình nào đó. Bài 2 (1) Chung kết (2) Chung thành (3) Chung quy Bài 3 (1) Mùa Xuân (2) mướt xanh (3) man mát (4) trời (5) đùng đục (6) rạo rực (7) siêng năng, (8) trong trong (9) hồng hồng.
Phân biệt giữa từ ghép và từ láy + Từ ghép có thể đảo ngược các yếu tố trong từ, còn từ láy thì không, bởi từ láy thường có yếu tố gốc như long lanh, bấp bênh… Còn những từ sau: thẫn thờ, tha thiết, thì thầm… là từ ghép. Bên cạnh đó có những từ không thể đảo ngược về trật tự nhưng xét về nghĩa của các yếu tố thì từ đó vẫn được gọi là từ ghép: Đất đai, thành thực, đu đưa, đình đốn, ruộng rẫy… Có những trường hợp đặc biệt thì từ láy vẫn có thể đảo ngược được ví dụ: Khắt khe- khe khắt, lừng lẫy- lẫy lừng + Từ láy là từ không đảo được các yếu tố trong hai yếu tố (tiếng) có một yếu tố có ý nghĩa (gốc) Ví dụ: loanh quanh, om sòm… + Các từ Hán Việt trùng lặp về ngữ âm nhưng chỉ là từ ghép mà không phải là từ láy: Vĩnh viễn, liên miên, tham lam, nhũng nhiễu, nhã nhặn, hải hà, linh tinh, khao khát… 1.2 Thực hành Bài 1. Tìm các từ láy trong đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Tố Hữu) Bài 2. Đâu là từ láy, đâu là từ ghép trong những từ sau: Mấp mô, vùng vẫy, đả đảo, tấp nập, loanh quanh, xinh xinh, tha thiết, lao xao, thăm thẳm, mù mịt, náo nức, lênh khênh, tỉ mỉ, trong trắng. Bài 3. Sắp xếp các từ láy sau vào ba nhóm khác nhau, đặt tên cho mỗi nhóm: lom khom, lù dù, tập tễnh, lọ mọ, lao xao, bâng khuâng, bồn chồn, háo hức, rì rầm, tí tách, ríu rít Bài 4. Điền thêm các tiếng vào các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ: Xe..., máy…., bàn…., áo..., bút…. Bài 5. Điền các từ láy sau vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây sao cho thích hợp: Nghiêng nghiêng, rong ruổi, vun vút, ngại ngùng, khát khao, xinh xinh, Những con đường ngút ngàn xa thẳm bỗng như dài ra, tự dãn ra làm (1)…những bước chân (2) ... Mong sao có những bóng da bóng bang những mái quán (3) … Bên bờ cỏ ấy, để bước chân dặm trường ghé vào uống bát nước chè xanh, ăn món bánh đúc riêu cua đầy vị quê hương đang chìm lấp. Hình như nhạc sĩ ve sầu không thích đậu vào cây lúa. Có khi là phải có những chiếc lá xanh to bản bắt nhịp thì nhạc ve mới thành giai diệu du dương? Những dòng sông đào (4) … nhỏ bé, những măt ao đầy bèo tấm, bèo ong là nỗi (5) …thèm thuồng của bao hành khách ngồi bó gối trong xe trên đường ngắn đường dài (6) … gần xa. (Băng Sơn, Mùa lên đường) 1.3 Hướng dẫn giải bài tập Bài 1: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh Bài 2: Từ láy; loanh quanh, xinh xinh, tha thiết, lao xao, lênh khênh, Từ ghép: Mấp mô, vùng vẫy, đả đảo, tấp nập, trong trắng, tỉ mỉ, thăm thẳm, náo nức, mù mịt Bài 3: Để phân nhóm đúng cần hiểu kỹ ý nghĩa của từ láy Nhóm 1: Gợi tả âm thanh: lao xao, rì rầm, tí tách, ríu rít Nhóm 2; Gợi tả dáng vẻ, hình dáng: lom khom, lù dù, tập tễnh, lọ mọ Nhóm 3: Gợi tả tâm trạng: bồn chồn, háo hức, bâng khuâng Bài 4: (1) ngại ngùng, 2 rong ruổi, 3 nghiêng nghiêng, 4 xinh xinh, 5 khát khao, 6 vun vút
Từ đồng nghĩa 4.1 Lý thuyết Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau Ví dụ: Bố- Ba- Cha Một từ có thể có nhiều nghĩa nên có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau. Nếu biết cách sử dụng từ đồng nghĩa đúng chỗ sẽ giúp cách diễn đạt trôi chảy và không lặp từ. 4.2 Thực hành Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa với các từ sau: a. cho b. ngã c.uống Bài 2: Hai từ in đậm dưới đây có gì giống nhau? Việc sử dụng hai từ ấy có tác dụng gì? a. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời (Tố Hữu) b. Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Nguyễn Khuyến) Bài 3: Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm sau a. Nhanh trí, nhanh nhẹn, nhanh nhẩu b. Thông minh, khôn, sáng suốt 4.3 Hướng dẫn giải bài tập Bài 1: a. Cho, tặng, biếu: Những từ này chỉ hành động đưa vật nào đó cho người khác một cách chủ động b. Ngã, té, trượt: Chỉ hành động mất thăng bằng, không giữ được ở một vị trí cố định c. Uống, tu, nốc: Chỉ hành động đưa chất lỏng vào miệng để uống nhưng ở mức độ khác nhau Bài 2: Hai từ đi, thôi đều chỉ về cái chết, mất mát, việc chấm hơi thở Tác dụng sử dụng hai từ ấy có ý nghĩa nói giảm, nói tránh những mất mát đau thương Bài 3: a. Nhanh trí chỉ khả năng suy nghĩ của một người thường có ý tưởng nhanh chóng Nhanh nhẹn chỉ thao tác của một người linh loạt, chính xác Nhanh nhẩu được miêu tả về tốc độ, nhanh chóng trong hành động hoặc phản ứng trong tinh huống nào đó Những từ này đều chỉ tốc độ và tính cách con người có phản xạ nhanh trong mọi tình huống b. Thông minh là từ miêu tả chỉ khả năng hiểu nhanh, giải quyết vấn đề nhanh chóng Khôn chỉ trí thông minh sắc bén, khả năng suy nghĩ tốt, đánh giá và giải quyết vấn đề hiệu quả Sáng suốt là khả năng nhận thức, suy đoán đánh giá tình huống một cách chính xác.Những từ này đều liên quan đến trí thông minh, khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
Bài 1. Tìm các từ láy trong đoạn thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Tố Hữu) Bài 2. Đâu là từ láy, đâu là từ ghép trong những từ sau: Mấp mô, vùng vẫy, đả đảo, tấp nập, loanh quanh, xinh xinh, tha thiết, lao xao, thăm thẳm, mù mịt, náo nức, lênh khênh, tỉ mỉ, trong trắng. Bài 3. Sắp xếp các từ láy sau vào ba nhóm khác nhau, đặt tên cho mỗi nhóm: lom khom, lù dù, tập tễnh, lọ mọ, lao xao, bâng khuâng, bồn chồn, háo hức, rì rầm, tí tách, ríu rít Bài 4. Điền thêm các tiếng vào các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ: Xe..., máy…., bàn…., áo..., bút…. Bài 5. Tìm các từ láy trong đoạn văn sau. Những con đường ngút ngàn xa thẳm bỗng như dài ra, tự dãn ra làm ngại ngùng những bước chân rong ruổi. Mong sao có những bóng da bóng bàng, những mái quán nghiêng nghiêng bên bờ cỏ ấy, để bước chân dặm trường ghé vào uống bát nước chè xanh, ăn món bánh đúc riêu cua đầy vị quê hương đang chìm lấp. Hình như nhạc sĩ ve sầu không thích đậu vào cây lúa. Có khi là phải có những chiếc lá xanh to bản bắt nhịp thì nhạc ve mới thành giai điệu du dương? Những dòng sông đào xinh xinh nhỏ bé, những mặt ao đầy bèo tấm, bèo ong là nỗi khát khao thèm thuồng của bao hành khách ngồi bó gối trong xe trên đường ngắn đường dài vun vút gần xa. 1.3 Hướng dẫn giải bài tập Bài 1: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh Bài 2: Từ láy; loanh quanh, xinh xinh, tha thiết, lao xao, lênh khênh, Từ ghép: Mấp mô, vùng vẫy, đả đảo, tấp nập, trong trắng, tỉ mỉ, thăm thẳm, náo nức, mù mịt Bài 3: Để phân nhóm đúng cần hiểu kỹ ý nghĩa của từ láy Nhóm 1: Gợi tả âm thanh: lao xao, rì rầm, tí tách, ríu rít Nhóm 2; Gợi tả dáng vẻ, hình dáng: lom khom, lù dù, tập tễnh, lọ mọ Nhóm 3: Gợi tả tâm trạng: bồn chồn, háo hức, bâng khuâng Bài 5: 1 ngại ngùng, 2 rong ruổi, 3 nghiêng nghiêng, 4 xinh xinh, 5 khát khao, 6 vun vút
Phương pháp làm bài đọc hiểu Yêu cầu của phần đọc hiểu phải đảm bảo được mức độ: Nhận biết- Thông hiểu-Vận dụng a. Nhận biết: Các câu hỏi được lấy từ văn bản với những yêu cầu thường đi kèm cụm từ “nêu ra, chỉ ra, xác định đối với các nội dung + Nêu phương thức biểu đạt + Nêu nội dung đoạn trích + Nêu thể loại văn bản + Nếu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác… + Xác định kiểu câu + Xác định từ loại, cụm từ, biện pháp tu từ + Xác định phương thức biểu đạt + Xác định, giải thích nội dung của câu thơ, đoạn thơ + Xác dịnh nhân vật và phân tích đặc điểm của nhân vật + Xác định thông tin được thể hiện, phẩn ánh trực tiếp trong văn bản + Chỉ ra tính liên kết của đoạn văn + Chỉ ra điểm chung và điểm khác biệt về nội dungg b. Thông hiểu: Các yêu cầu thường đi kèm cụm từ: “Vì sao, tại sao, lý giải, giải thích…” như: + Giải thích ý nghĩa nhan đề + Giải thích cụm từ… + Rút ra bài học hoặc thông điệp có ý nghĩaa… c. Vận dụng: Đây là phần yêu cầu có sự tư duy và tính sáng tạo, học sinh phải biết vận dụng những kiến thức từ đoạn trích, ngữ liệu để giải thích các vấn đề và biết nêu lên quan điểm bản thân. Các yêu cầu thường đi kèm cụm từ: “Cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá…”
Cách Làm bài đọc hiểu văn bản 1. Văn bản văn học - Đặc điểm ngôn từ: Ngôn từ trong văn bản mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ để làm bài thêm sống động, cuốn hút và giàu hình tượng. - Đặc điểm về hình tượng: Hình tượng trong văn học là biểu tượng đời sống, hàm chứa ý nghĩa khái quát do tác giả gửi gắm mà người đọc cần phải nhận ra. - Đặc điểm về ý nghĩa; Nó là ý nghĩa trong văn bản, thể hiện hiện thực đời sống được nhà văn nắm bắt và gợi lên qua hình tượng. Ý nghĩa của văn bản văn học còn thể hiện qua nhân vật, sự kiện và những chi tiết mà tác giả sử dụng ngôn từ tạo nên. Những ý nghĩa đó được chia thành các lớp; đề tài, chủ đề, cảm hứng, tính thẩm mỹ, triết lý nhân sinh. - Đặc điểm về phong cách sáng tạo của nhà văn: Mỗi văn bản văn học ra đời đều mang dấu ấn riêng của tác giả, chính những phong cách đó làm cho văn bản văn học hêm phong phú, mới mẻ. => Vì vậy khi đọc hiểu văn bản cần bám sát vào đặc điểm của thể loại, ngôn từ để tìm hiểu hình tượng nghệ thuật mà tác giả khắc họa để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của văn bản. Đồng thời phải so sánh văn bản này với văn bản khác cùng đề tài để thấy được sự độc đáo, mới lạ của nhà văn. 2.Văn bản Nhật dụng Văn bản nhật dụng là văn bản có tính thời sự, quan trọng, bức thiết đối với cuộc sống hàng ngày của con người, của xã hội như; môi trường, dân số, chiến tranh, ứng dụng công nghệ…các văn bản nhật dụng rất đa dạng về đề tài và thể loại. Vì vậy khi đọc hiểu văn bản nhật dụng cần xác định được chủ đề của văn bản, cách thức triển khai để nâng cao ý thức, trách nhiệm bản thân với các vấn đề đời sống xã hội.
Tóm tắt tâm lí nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc Nhân vật ông Hai trong bài văn thể hiện một tâm trạng đau đớn, uất ức và xấu hổ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Mô hình phân tích nhân vật dưới đây giúp đi sâu vào tâm trạng và suy nghĩ của ông Hai trong hoàn cảnh khó khăn này. Tâm trạng sững sờ và xấu hổ Ông Hai trải qua một biến cố lớn từ niềm vui và niềm tin cao quý đột nhiên chuyển thành sự sững sờ, xấu hổ khi nghe làng theo giặc. Tâm trạng của ông lão được miêu tả qua cảm xúc đau lòng, "cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân." Điều này thể hiện sự gián đoạn đau đớn, như một cú sốc tinh thần. Mất niềm tin và uất ức Ông Hai trải qua sự mất mát lớn không chỉ về niềm tự hào của làng mà còn về hạnh phúc cá nhân. Niềm tin, niềm tự hào về làng đột ngột sụp đổ khi ông phải đối mặt với sự thật đau lòng. Sự uất ức và hụt hẫng đẩy ông vào tâm trạng tuyệt vọng. Nỗi ám ảnh và tình trạng bế tắc Tin đồn và nghi ngờ làm ông Hai trở nên ám ảnh. Ông sống trong sự bế tắc, không biết phải làm gì và không có hướng đi rõ ràng. Ông quanh quẩn ở nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài nhưng cảm giác lo lắng và e sợ. Tìm kiếm sự yên bình và quyết đinh khó khăn Ông Hai tìm kiếm sự yên bình và tránh xa khỏi ánh sáng công bố làng. Cuộc sống bình yên của ông bị đảo lộn, và ông trở nên như một người bị tống giam trong chính ngôi nhà của mình, không dám đối diện với thế giới bên ngoài. Lựa chọn giữa ở lại và về quê âm trạng khó khăn và đau đớn của ông được thể hiện qua quá trình ông phải đối mặt với quyết định khó khăn giữa ở lại và về quê. Ông Hai, mặc dù đau khổ, nhưng cuối cùng quyết định ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh và kháng chiến, đặt niềm tin của mình vào sự giải phóng và độc lập của đất nước. Tâm hồn thủy chung và sâu sắc Cuộc trò chuyện của ông với con trai thể hiện lòng thủy chung sâu sắc với làng Chợ Dầu và tình yêu với quê hương. Dù đau đớn, ông vẫn giữ vững niềm tin vào kháng chiến và lòng yêu nước, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam. Trong tất cả, nhân vật ông Hai trong bối cảnh khó khăn này đặt ra những thách thức lớn về tâm trạng và quyết định, nhưng cũng thể hiện sự mạnh mẽ và lòng thủy chung của một người nông dân Việt Nam trước thách thức phải đối mặt.
Đề bài; Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”. Trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề trên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một triết lý quan trọng: "Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân." Ý chí và nghị lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cá nhân và xã hội. Ý chí là khả năng quyết tâm, chấp nhận thách thức và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Nó không chỉ là sức mạnh cá nhân mà còn là động lực lớn để thay đổi xã hội. Người có ý chí mạnh mẽ thường có tầm nhìn xa, dám đối mặt với khó khăn và không bao giờ từ bỏ trước thử thách.Nghị lực là nguồn động viên, là sức mạnh bên trong giúp con người vượt qua mọi khó khăn. Đó là niềm tin vững chắc và lòng quyết tâm không lùi bước trước những khó khăn. Người có nghị lực mạnh mẽ thường có khả năng phục hồi sau thất bại, tự tin đối mặt với những thách thức lớn. Người có nghị lực sẽ thể hiện sự kiên nhẫn và bền bỉ trong việc đối mặt với những khó khăn, thử thách. Họ không dễ bị làm chán nản hay từ bỏ trước những khó khăn. Nghị lực thường đi kèm với lòng tự tin và tinh thần lạc quan. Những người có nghị lực sẽ nhìn nhận vấn đề từ góc độ tích cực, tìm kiếm giải pháp thay vì chìm đắm trong sự tiêu cực.Nghị lực không phải là việc tránh xa thất bại mà là khả năng đối mặt và học từ thất bại. Những người có nghị lực sẽ sử dụng mọi thất bại như là bước đệm để tiến lên. Trong xã hội ngày nay, ý chí và nghị lực đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp. Những người trẻ hiểu rõ giá trị của ý chí và nghị lực sẽ trở thành những nhà lãnh đạo, những người định hình và đưa đất nước phát triển. Chúng ta có thể thấy rõ sức mạnh của ý chí và nghị lực trong những tấm gương như Chủ tịch Hồ Chí Minh hay Stephen Hawking. Họ đã vượt qua mọi khó khăn, từ những hoàn cảnh khó khăn nhất để trở thành những người nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Vì vậy, chúng ta cần khuyến khích và phát triển ý chí, nghị lực ở mỗi cá nhân và đặt chúng vào vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục. Bằng cách này, chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội mạnh mẽ, đầy năng lượng tích cực và có tương lai tươi sáng.
Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ bàn về Bản lĩnh. Bản lĩnh, khía cạnh tinh thần quan trọng nhất của con người, đóng vai trò to lớn trong việc định hình cuộc sống và đạt đến thành công. Bản lĩnh không chỉ là sự kiên trì và gan dạ để đương đầu với khó khăn, mà còn là khả năng tự lập và quyết định đúng đắn đối với những tình huống phức tạp. Điều này mang lại cho mỗi người một tinh thần độc lập, không dễ dàng biến đổi dưới áp lực bên ngoài. Trong cuộc sống, một con người bản lĩnh không ngần ngại đối mặt với những thử thách khó khăn và không bao giờ từ bỏ trách nhiệm cá nhân. Họ dám nghĩ, dám làm, và từ đó, họ xây dựng lên cho mình một tâm hồn bất khuất, kiên định trước mọi khó khăn. Bản lĩnh giúp họ vượt qua những gian khó, đưa họ đến những đỉnh cao không tưởng. Oprah Winfrey là một minh chứng sống cho sức mạnh của bản lĩnh. Từ môi trường khó khăn, bị xã hội đặt đánh giá thấp, bà đã kiên cường vượt qua mọi khó khăn, từng bước trở thành một tỉ phú và nguồn cảm hứng cho hàng triệu người. Tuy nhiên, đối diện với sự hiện diện của những người thiếu bản lĩnh trong xã hội, người ta thấy rõ sự ngần ngại trước khó khăn, sự ngại khổ và xu hướng đổ lỗi cho số phận. Những người này thường không dám đối mặt với thách thức, và do đó, không thể vươn tới ngưỡng cửa thành công. Vì vậy, mỗi cá nhân cần hiểu rõ giá trị của bản lĩnh và hướng tới việc xây dựng một tâm hồn mạnh mẽ thông qua việc không ngừng trau dồi tri thức, kỹ năng sống, và phát triển nhân cách. Quan trọng hơn cả, đừng lẫn lộn bản lĩnh với sự tự phụ hay bảo thủ. Bản lĩnh là sự hợp nhất của kinh nghiệm, trí tuệ, và đam mê, không phải là sự tự mãn hay đánh mất khả năng học hỏi. Nói một cách đơn giản, bản lĩnh giúp con người tự tin, độc lập, và kiên định trước mọi khó khăn, từ đó tạo nên những cá nhân tích cực đóng góp cho xã hội và xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ.
Nêu cảm hứng bao trùm và mạch cảm xúc của bài thơ Viếng Lăng Bác *Cảm hứng bao trùm Bài thờ là niềm xúc động thiêng liêng và thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót thương của nhà thơ khi lần đầu ra thăm Lăng Bác. Cảm hứng đó đã bao trùm toàn bộ bài thơ với giọng điệu thành kính, nghiêm trang phù hợp với không khí thiêng liêng ở Lăng Bác. *Mạch cảm xúc: -Theo trình tự không gian và thờii gian. Cảm xúc đầu tiên chi phối tác giả là khung cảnh xung quanh lăng Bác (nhìn từ xa), ấn tượng nhất là hàng tre bát ngát trong sương. -Tiếp theo là cảnh trước lăng Bác và đoàn người nối nhau như bất tận, ngày ngày vào viếng lăng Bác. -Cảm xúc khi vào lăng, di hài của Bác gợi những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng; mặt trời, trời xanh. - Cuối cùng là cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam =>Mạch cảm xúc đã tạo nên bố cục của bài thơ rõ ràng, mạch lạc và hơp lí.
Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ Tà- ôi trong bài thơ khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm Đề bài mang ý nghĩa thâu tóm toàn bộ kiến thức đã học trong toàn bài, đề theo hướng mở đòi hỏi người viết biết cảm nhận khái quát và bám vào chủ đề, nội dung, tư tưởng của bài thơ. Hình ảnh người mẹ Tà- ôi qua những ý sau Mở bài: Giỡi thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và hình ảnh người mẹ Tà- ôi Thân bài: Hình ảnh người mẹ Tà- ôi qua những ý sau: a. Ngay từ nhan đề nhà thơ đã chuyển đến người đọc âm điệu của bài thơ khúc hát ru của người mẹ Tà- ôi Tiết tấu, giai thoại của bài thơ được điệp lại ba lần,cả ba lần đều được mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơii/ Em ngủ cho ngoann đừng rời lưng mẹ” như một lời gọi, lời dặn dò trìu mến, tha thiết với em cu Tai và kết thúc trực tiếp bằng lời của mẹ: Ngủ ngoan a- Kay ơi, ngủ ngoan a -kay hỡi Ở mỗi lời ru trực tiếp này, nhịp thơ được ngắt đều đặn đã tạo nên âm điệu bài bài hát, lời ru dìu dắt vấn vương của người mẹ ngày một thêm tha thiết, sâu nặng. Tình cảm tha thiết đó không chỉ với đứa con mà còn với quê hương, đất nước. b. Hình ảnh người mẹ Tà - ôi gắn liền với công việc qua các hoàn cảnh cụ thể: người mẹ địu con làm côngg việc của người dân chiến khu -việc nhà, việc nước, việc kháng chiến. - Ở lời ru thứ nhất, mẹ địu con giã gạo góp phần nuôii bộ đội kháng chiến: Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ độii Nhịp chày nghiêng, giấy ngủ em nghiêngg Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổii Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gốii Lưng đưa nôi và tim hát thành lờii, + Công việc vất vả, nhưng tình yêu mẹ dành cho con thì vô cùngg sâu sắc + Hai mẹ con cùng chung một nhịp - nhịp chày giã gạo, nhịp lao độngg của mẹ. + Tấm thân của mẹ dành trọn cho con: đôi vai gầy làm gối, tấm lưngg làm nôi đưa và tim hát thành lời ru. - Trong lời hát ru của bà mẹ bao giờ cũng gửi gắm hoàn cảnhh, tâm trạng và ước mong vào đó. Và lời hát ru của người mẹ Tà- ôi cất lên từ trong trái tim sâu thẳm của mìnhh. Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡii Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ độii Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnn Mai sau con lớn vung chày lún sân… Cả đoạn thơ là lời ru, lời yêu thương của mẹ dành cho con, dành cho bộ đội. Con ngủ ngoan để mơ cho mẹ những hạt gạo trắng ngần, những hạt gạo đó nuôi bộ bộ nuôi con lớn khôn để giúp mẹ làm công việc ý nghĩa đó “vung chày lún sân” - Lời ru thứ hai, là hình ảnhh người mẹ địu con tỉa bắp trên núi Ka-lưi, mẹ đang làm công việc lao động sản xuấtt của người dân chiến khu: Mẹ đan g tỉa bắp trên núi Ka- lưi Lưng núii thì to mà lưng mẹ thi nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏii Mặt trời của bắp thì nằm trênn đồi Mặt trời của mẹ rm nằm trên lưngg. + Hình ảnh tương phản “Lưng núi thì to mà lưngg mẹ nhỏ” làm nổi bật sự gian khổ, chịu đựng của người mẹ giữaa núi rừng mênh mông, nổi bật sự kiên cường, bền bỉ của mẹ trong công việc vất vả, nhọc nhằn. + Sáng tạo hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả tình mẹ yêu thươngg con: “Mặt trời của bắp” là hình ảnh thực, là nguồn sángg quý giá nhấtt trong vũ trụ, đem lại sự sống cho muôn vậtt, giúp cho bắp lên đều, hạt mẩy. Giống như mặt trời ấy, em cu Tai là “mặt trời của mẹ” - là lẽ sống, là nguồn hạnh phúcc ấm áp,vừaa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ, góp phần sửa ấm lòng tin yêu và ý chí của mẹ trong cuộc sống. - Với hình ảnh ẩn dụ này, nhà thơ cho thấy con là sự sống, là ánh sáng, là hy vọngg của đời mẹ.Bên cạnh đó ý thơ còn bộc lộ rõ sự yêu thương conn, yêu quê hương đất nước và căm thù giặc Mĩ đến khiến hình ảnh người mẹ càn g kì vĩ và rộng lớn như trái núi to. - Ở đoạn thơ thứ tư, tình thương của người mẹ mở rộng hơn: thương làng đói +Mẹ thương làn g đói nên gửi gắm ước mơ qua con thơ: Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đềuu Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi… Mẹ mong con lớn để nối tiếp công việc của mẹ, để phục vụ bộ đội và phát triển đấtt nước. - Lời ru thứ ba là lời ru cuối: Hình ảnh người mẹ địu con tham gia chiến đấu Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừngg Thằng Mĩ đuôẻi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng chị gái cầm chôngg Mẹ địu em đi để giành trận cuốii Từ trên lưng mẹ em đến chiến trườngg Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn. Giặc Mĩ càn đến, mẹ phải “đạp rừng”,”chuyển lán” để di chuyển lực lượng; mẹ phải cùng với các anh traii, chị gáii tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ. “Mẹ địu em đi để giành trận cuối”, mẹ xông pha vào chiến trường, mẹ vào tận Trườngg Sơn. Hai chữ “trận cuối” cả một niềm tin vào thắng lợi cuối cùngg. Trong lời ru mẹ gửi gắm tình yêu thương con và tình yêu quê hương, đất nướcc Mẹ thương a- kay, mẹ thươn g đất nướcc Con mơ cho mẹ đượcc thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người tự doo Như vậy, tình yêu thương của mẹ không chỉ là con, là bộ đội là làng mà tinh yêu thương còn phát triển rộng hơn, cao hơn là tình yêuu đất nước. Ước mơ của mẹ cũng lớn đần trong mỗi công việcc. Từ mai sau con lớn vung chày lún sân đến “phát mười Ka- lưi” và giờ đây “được thấy Bác Hồ”, “làm người Tự do”. Điều mẹ ước lớn lên từng ngày tuy giản dị, mộc mạc nhưng nói lên được ước mở của nhiều người và cả dân tộc. -> Qua ba lời ru, qua những hoàn cảnh và công việc cụ thể, người đọc nhận ra tấm lòng người mẹ trên chiến khu. Người mẹ ấy lặng lẽ, bền bỉ, quyết tâm trong công việc kháng chiến, từ công việc lao động sản xuất đến công việc chiến đấu. Người mẹ ấy đằm thắm yêu con, gắn bó với buôn làng, quê hương, cách mạng, khát khao đất nước được độc lập, tự do. => Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ dân tộc Ta-ôi - người phụ nữ trung hậu, đảm đang, nuôi con thơ mà vẫn góp phần cho thắng lợi chung của cách mạng, của đất nước. Đó là một người phụ nữ lao động nhọc nhằnn mà vẫn luôn có một niềm tin son sắt vào tương lai của dân tộc. Người mẹ ấy chính là biểu tượng đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ gian khổ mà hào hùngg. Kết bài: Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa thành công bức tượng đài bằngg ngôn ngữ về người mẹ Việt Nam bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc. Qua hình tượng người mẹ Tà -ôi, nhà thơ còn thể hiện tình yêu quê hươngg, đất nước, khát vọng tự do giải phóng dân tộc của đồng bào cả nước trong khángg chiến chống Mĩ cứu nước.
Vì sao Thanh Hải đặt tên bài thơ là mùa xuân nho nhỏ? Bài thơ ‘Mùa xuân nho nhỏ”được tác giả sáng tác khi đất nước vừa thống nhất, độc lập được ít năm. Cả nước đang bước vào cuộc sống đầy phấn khởi, tự hào nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Thanh Hải lúc này đang bệnh nặng, sự sống chỉ còn từng ngày nhưng ông vẫn lạc quan mong muốn sống, sống đẹp để cống hiến cho xã hội. Tâm nguyện của tác giả là mong muốn được cống hiến thật nhiền cho đời góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình cho mùa xuân lớn của đất nước. Lấy cảm hứng từ tâm nguyện của mình nên xuyên suốt bài thơ là lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên đất nước.
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy hay nhất Mở bài: Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng như người bạn tri âm với người tù cộng sản trong bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Đến với bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã làm phong phú thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc với con người từ ngàn đời nay. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian để bộc lộ những tâm sự của tác giả trước sự đổi thay của cuộc sống. Thân bài: Luận điểm 1: Mở đầu bài thơ là tình cảm của con người với ánh trăng trong kí ức Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại vùng quê, nhớ đến trăng là nhớ đến không gian bao la, rộng lớn. Ngay ở những câu thơ đầu tác giả đã nhắc đến vùng không gian quen thuộc như; “đồng, sông, bể” để gợi đến nơi cất giữ bao kỉ niệm của một thời thơ ấu. Cũng chính nơi đó ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng hiền hoàn, dịu mát. Khi vào chiến trường, trăng luôn sát cánh bên người lính, họ cùng nhau ra mặt trận và cùng nhau vượt qua những đau thương, khốc liệt bom đạn của kè thù. Trải qua những tháng ngày gần gũi, thân thiết bên nhau và họ đã trở thành “tri kỉ”. Một người bạn thân thiết, hiểu nhau và sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi cùng nhau gắn bó, keo sơn. Con người khi đó sống giản dị, chân thật trong sự hòa hợp với thiên nhiên coi thiên nhiên (vầng trăng) là một phần không thể thiếu của bản thân mình. Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa “Trần trụi, hồn nhiên” là vẻ đẹp bình dị, hiền hòa và vô tư một vẻ đẹp không cần tô son điểm phấn. Hình ảnh so sánh ngang bằng mà tác giả sử dụng đã nhấn mạnh sức quyễn rũ, ngây thơ của ánh trăng. Cái vầng trăng giản dị, mộc mạc ấy chính là những tâm hồn cao đẹp của con người vùng quê, những con người của đồng, của sông và của bể cùng người lính chân chất. Chính vẻ đẹp hồn thiên đó đã khiến nhân vật trữ tình phải thốt lên: “ngỡ không bao giờ quên; cái vầng trăng tình nghĩa”. Câu thơ như một lời cam kết, một lời khẳng định về “tình nghĩa” giữa người và trăng, một mối quan hệ dường như mãi mãi không bao giờ phai nhạt. Trăng vẫn vậy, vẫn một tình cảm thủy chung, tình nghĩa. Thế nhưng, khi con người về thành phố, cuộc sống đã đổi thay thì tình cảm con người cũng thay đổi. Luận điểm 2: “Từ hồi về thành phố” tình cảm con người với trăng đã đổi thay. Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường “Thành phố” là không gian trái ngược với núi rừng, nơi đó có “ánh điện, cửa gương” tượng trưng cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc và có phần xa hoa của người lính sau khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh.Và rồi, chính cuộc sống sung túc đó đã khiến con người quên đi bạn “tri kỉ” của mình để khi “vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường. Tác giả sử dụng phép nhân hóa rất sáng tạo khiến người đọc hình dung vầng trăng trong câu thơ như người đồng chí, đồng đội chất chứa nghĩa tình. Nhận xét -> Nhưng hai tiếng “người dưng” như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc bao đau đớn, xót xa bởi tình cảm keo sơn, thiêng liêng dường như đã chấm hết. Bình luận -> Phải chăng những công việc mưu sinh bộn bề với vật chất nơi phồn hoa đô thị đã khiến con người quên đi giá trị tinh thần, quên đi quá khứ và quay lưng với bạn tri khỉ đã gắn bó với mình suốt một thời thơ ấu? Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói lóa của ánh điện, cửa gương đã làm lu mở ánh sáng dịu mát của vầng trăng- ánh sáng của tình nghĩa? Sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng “như người dưng” trong hiện tại đã diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Nhận xét, đánh giá nghệ thuật -> Giọng thơ như trầm xuống mang nét lạnh lùng, nhức nhối, xót xa để nhấn mạnh một điều bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống đời thường. Liên hê -> Bởi vậy mà trong thơ Tố Hữu lên tiếng hỏi: Thuyền về có nhớ bến chăng?/ bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Luận điểm 3: Khi “đèn điện tắt” cũng là lúc con người nhận ra vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng Thình lình đèn điện tắt phòng buyn- đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Sự xuất hiện của vầng trăng thật đột ngột và đúng thời điểm mà không ai ngờ tới. Tình huống mất điện thình lình trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, cửa gương nay không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng hiện đại. “Đèn điện tắt” vừa mang ý nghĩa tả thực là mất đi ánh sáng do con người tạo nên vừa mang ý nghĩa ẩn dụ đó là diễn tả một biến cố, một khó khăn bất ngờ ập đến với con người. Lúc này con người bỗng phải đối diện với thực tại mù mịt, tăm tối. Trong lúc đèn điện tắt và căn phòng buyn- đinh tối om thì con người có phản xạ rất nhanh “vội bật tung” cửa sổ để tìm thấy ánh sáng. Hình ảnh vầng trăng tròn đã xuất hiện tình cờ và tự nhiên, đột ngột hiện ra giữa bầu trời trong vắt rồi chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang nhìn trời, nhìn trăng. Tình huống gặp lại trăng tạo bước ngoặt mạnh mẽ trong tình cảm của nhân vật trữ tình, ánh trăng đã đánh thức sự lãng quên của con người mà bấy lâu nay đã phụ tình phụ nghĩa. Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế chủ động, mặt đối mặt, lúc này con người có cảm xúc rưng rưng bộc lộ tâm trạng xúc động, xao xuyến khi gặp lại người bạn tri kỉ của mình. Lời bộc bạch của nhân vật trữ tình lúc này là nước mắt và đôi hàng mi đã ướt, một cảm giác khó nói lên thành lời mà con người muốn gửi đến trăng bởi trăng vẫn một tấm lòng chân thành, thủy chung và đầy bao dung, độ lượng. Và rồi, quá khứ đã ùa về trong tâm trí như một thước phim quay chậm, quá khứ thân thuộc gắn bó ấy có “đồng”, “sông và bể” với vẻ đẹp nguyên sơ, trong sáng. Những thứ mà con người khi ra thành phố tưởng chừng sẽ không gặp lại. Bình luận ->Với chất thơ mộc mạc cùng ngôn ngữ giản dị và hình ảnh rất thực đoạn thơ như một câu chuyện nhỏ phản ánh thực tại cuộc sống con người trong xã hội, câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ về sự thay đổi trong cuộc sống. Luận điểm 4: Vầng trăng trong khổ thơ cuối như một triết lí nhân văn sâu sắc Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Hình ảnh “trăng tròn vành vạnh” là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, vầng trăng viên mãn và tượng trưng cho một quá khứ thuỷ chung son sắt mà vẫn vẹn nguyên không so đo, tính toán mặc cho con người đã đổi thay theo guồng quay của vật chất. Trăng chỉ “im phăng phắc”, trăng không nói gì, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người “giật mình” và bừng tỉnh. Bình luận-> Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” như một sự nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai đã vội vàng quên đi cội nguồn, quên đi quá khứ đặc biệt là quá khứ khó khăn mà có người cùng đồng cam cộng khổ. Cái “giật mình” kết thúc bài thơ khiến cho tất cả chúng ta muôn trùng suy ngẫm. Phải chăng đó là cái “giật mình” trước tấm lòng bao dung, độ lượng và sự tình nghĩa của vầng trăng? Hay là cái “giật mình” trước sự vô tình, bạc bẽo của mình trong cách sống? Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương phản chiếu để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ quên trong quá khứ. Nhận xét nghệ thuật ->Cái độc đáo và khác biệt là cả bài thơ chi có duy nhất một dấu chấm ở cuối bài và chỉ viết hoa chữ đầu mỗi khổ. Bài thơ đang chảy theo dòng cảm xúc thời gian và câu chuyện thực tế của nhân vật trữ tình. Kết bài: Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy tuy không khai thác vẻ đẹp của vầng trăng nhưng ánh trăng trong thơ đã để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc về triết lí sống. Đó là lời nhắn nhủ không chỉ dành riêng cho người lính chống Mĩ mà nó còn ý nghĩa với tất cả mọi người, mọi thời đại - trong đó có chúng ta về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Vẻ đẹp ấy mới chính là vẻ đẹp trong văn chương vì thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà còn “dạy” ta cách học làm người và những điều nhân văn trong cuộc sống.