Cách Làm bài đọc hiểu văn bản
1. Văn bản văn học
- Đặc điểm ngôn từ: Ngôn từ trong văn bản mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ để làm bài thêm sống động, cuốn hút và giàu hình tượng.
- Đặc điểm về hình tượng: Hình tượng trong văn học là biểu tượng đời sống, hàm chứa ý nghĩa khái quát do tác giả gửi gắm mà người đọc cần phải nhận ra.
- Đặc điểm về ý nghĩa; Nó là ý nghĩa trong văn bản, thể hiện hiện thực đời sống được nhà văn nắm bắt và gợi lên qua hình tượng. Ý nghĩa của văn bản văn học còn thể hiện qua nhân vật, sự kiện và những chi tiết mà tác giả sử dụng ngôn từ tạo nên.
Những ý nghĩa đó được chia thành các lớp; đề tài, chủ đề, cảm hứng, tính thẩm mỹ, triết lý nhân sinh.
- Đặc điểm về phong cách sáng tạo của nhà văn: Mỗi văn bản văn học ra đời đều mang dấu ấn riêng của tác giả, chính những phong cách đó làm cho văn bản văn học hêm phong phú, mới mẻ.
=> Vì vậy khi đọc hiểu văn bản cần bám sát vào đặc điểm của thể loại, ngôn từ để tìm hiểu hình tượng nghệ thuật mà tác giả khắc họa để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của văn bản. Đồng thời phải so sánh văn bản này với văn bản khác cùng đề tài để thấy được sự độc đáo, mới lạ của nhà văn.
2.Văn bản Nhật dụng
Văn bản nhật dụng là văn bản có tính thời sự, quan trọng, bức thiết đối với cuộc sống hàng ngày của con người, của xã hội như; môi trường, dân số, chiến tranh, ứng dụng công nghệ…các văn bản nhật dụng rất đa dạng về đề tài và thể loại. Vì vậy khi đọc hiểu văn bản nhật dụng cần xác định được chủ đề của văn bản, cách thức triển khai để nâng cao ý thức, trách nhiệm bản thân với các vấn đề đời sống xã hội.