Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Những cách tân của Nguyễn Nhược Pháp trong nghệ thuật Thơ mới:       "Với vài ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa. Thơ ông đậm đà những nét phong tục xưa, những nếp văn hoá truyền thống được thể hiện qua những nét tinh tế mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nhưng không thể thấy dấu tích một nhà thơ xưa nào. Người mất năm 24 tuổi, tấm lòng trắng trong như hồi còn thơ" - Hoài Chân. Bằng những phác họa giản đơn, tác giả đã làm sống lại một thời xưa đậm đặc vẻ đẹp văn hóa truyền thống. Thơ ông không mang dấu tích thi pháp của bất kỳ nhà thơ nào trong quá khứ. Bằng ngôn ngữ thơ hiện đại, thể thơ tự do mới lạ, ông lại để lại cho người đọc một tấm lòng trắng trong như chính nghệ thuật thơ mới còn non trẻ. Về thể loại:      Trong số các sáng tác thơ của Nguyễn Nhược Pháp, đa phần các bài thơ được ông sáng tác theo thể thơ tự do năm chữ. Thể thơ của bài thơ “chùa Hương” cũng thuộc thể thơ này. Do đó, hình thức thơ trong thơ Nguyễn Nhược Pháp không còn bị gò bó như trong thơ ca Việt Nam trung đại. Bên cạnh những hình ảnh, cấu tứ truyền thống, những ý tứ hiện đại cũng được tác giả đưa vào bài thơ một cách tự nhiên, có trình tự hợp lý. Mạch thơ nhờ vậy được mở rộng, tứ thơ bay bổng, giàu tình ý thiết tha, trong sáng, góp phần tao nên hồn thơ mới thanh khiết, tươi mới nhưng cũng đầy rạo rực, sâu sắc, say mê.      Với những sáng tạo mới mẻ, Nguyễn Nhược Pháp đã góp những nền móng quan trọng, tích cực vào diện mạo của thơ ca Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX trên phương diện thể loại. Bằng những thay đổi mới lạ trong việc phá vỡ hình thức câu thơ, vần luật không gò bó như hình thức thơ truyền thống để tạo cho thơ mới một sức sống, một linh hồn mới giàu tính nhạc, thơ mộng; là cầu nối vừa mang âm hưởng truyền thống, vừa hiện đại. Tài năng và sự sáng tạo của ông đã góp phần tạo nên đăc trưng của Thơ mới. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Nhận diện hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương: Hình tượng Nguyễn Nhược Pháp trong cái tôi lãng mạn, trữ tình, nhạy cảm  và tinh tế của bài thơ:       Khi đọc bài thơ, người đọc sẽ thấy toàn bộ nội dung bài thơ nói về tập chung miêu tả về hai nhân vật trữ tình:            Ngay từ đoạn thơ đầu tiên, Nguyễn Nhược Pháp đã tả về nhân vật trữ tình thứ nhất là một cô gái trẻ tinh khôi, thanh tao và đằm thắm, tạo cho người đọc một cảm giác thanh tịnh, yên bình. Hình ảnh của Chùa Hương và hoa cỏ mờ hơi sương làm tăng thêm vẻ đẹp của nhân vật, tạo nên một không gian lãng mạn và thơ mộng.       Đến đoạn thơ thứ hai, tác giả miêu tả về nhân vật trữ tình là một chàng trai trẻ nhạy cảm và tinh tế trong cách thể hiện tình cảm của mình. Sự nồng nàn và chân thành trong tình yêu của chàng trai được diễn tả rất chân thật và cảm động, tạo cho người đọc một cả m giác sâu lắng và tình cảm. Nhân vật chàng trai này khi mang đối chiếu với giai thoại về hoàn cảnh ra đời của bài thơ phải chăng đó chính là hình ảnh của thi sĩ trẻ tuổi Nguyễn Nhược Pháp? Ông đã mượn bài thơ để nói, để miêu tả tình cảm của mình đối với cô gái 15 tuổi.       Trong bài thơ Chùa Hương, chân dung người thiếu nữ hiện lên không chỉ đằm thắm mà còn rất trang nhã, không uỷ mị nhưng vẫn rất nồng nàn, và trữ tình nhưng rất tinh tế. Tất cả những phẩm chất tinh tế này đã làm cho thực tại và tâm hồn hài hoà với nhau, tạo nên một vị trí đáng kể cho bài thơ Chùa Hương trong thế giới văn chương.       Ngay ở đoạn thơ đầu tiên trong bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp đã tạo cho người đọc cảm giác rất sâu lắng và thiện cảm  khi miêu tả về nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình được nhắc đến tả là một cô gái trẻ thanh tao, tinh khôi và đằm thắm, khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của một thiếu nữ đang trong giai đoạn tuổi trưởng thành: “Hôm nay đi chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy Em vấn đầu soi gương. Khăn nhỏ, đuôi gà cao Em đeo dải yếm đào Quần lĩnh, áo the mới Tay cầm nón quai thao”…      Hình ảnh tươi sáng và yên bình của một ngày mới bắt đầu tại Chùa Hương mở ra cuộc hành trình đến với thế giới tâm linh của cả hai nhân vật chàng trai vài cô gái. Sự rực rỡ của hoa cỏ và ánh sáng của sương tạo ra một không khí trong lành và tươi mới. Hình ảnh nhân vật nữ trữ tình “soi gương tỉ mỉ” cho thấy sự chuẩn bị tinh tế trước khi bước vào một ngày mới và tạo nên một cảm giác về sự chăm chỉ và nỗ lực để hoàn thành một dự định.      Cô gái hiện lên duyên dáng trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc, với sự tinh tế và trang trọng. Các chi tiết như “đuôi gà cao”, “giải yếm đào” và “nón quai thao” cho thấy sự quan tâm của tác giả đến các chi tiết nhỏ trong trang phục. Các từ ngữ được sử dụng rất chi tiết và tinh tế, cho phép người đọc hình dung được hình ảnh xinh đẹp, thanh tao của cô gái và trang phục của cô ấy. Cảm giác tự hào và truyền thống của Việt Nam cũng được thể hiện trong đoạn thơ này.      Trong những đoạn thơ sau, bóng dáng của nhân vật trữ tình là một chàng trai trẻ bảnh bao, lịch thiệp và tao nhã được tác giả miêu tả xen kẽ, song song cùng với những hoạt động của cô gái. Nhân vật này được miêu tả là tinh tế và nhạy cảm trong cách thể hiện tình cảm của mình đối với cô gái trẻ. Sự xuất hiện song song, không quá gần gũi nhưng cũng không xa vời, hời hợt đã minh chứng cho sự tinh tế, lịch thiệp của chàng trai. Chàng luôn quan tâm, dõi theo nàng nhưng vẫn giữ đúng khoảng cách, tôn trọng cô gái theo đúng lễ nghi truyền thống. Điều đó làm cho người đọc cảm thấy sự chân thành và nồng nàn trong tình yêu của chàng trai, tình cảm trong sáng ấy được diễn tả rất chân thực và cảm động.         Nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tươi sáng, hướng đến tương lai là cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Nhược Pháp. Nếu như các nhà thơ cùng thời lấy cảm hứng từ cái tôi sầu mộng, nặng lòng yêu dấu, buồn sầu bởi lòng yêu thương chắc ẩn và cảm xúc hết sức nhân bản thì ở Nguyễn Nhược Pháp lại trái ngược. Thơ ông là thế giới hiện thực đẹp như mộng được nhìn qua lăng kính nhìn đời tươi mới của tuổi trẻ, tuy nhiên cái nhìn của tác giả lại không ảo mộng mà sâu sắc, lưu giữ nét đẹp truyền thống. Vì vậy, hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Nhược Pháp luôn trong trẻo tươi vui, lãng mạn và có những suy tư sâu lắng, tinh tế đã làm nên chất riêng trong thơ Nguyễn Nhược Pháp. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Vị trí và vai trò góp sức hình thành ý thức nghệ thuật cho phong trào Thơ mới của Nguyễn Nhược Pháp:        Nguyễn Nhược Pháp là một trong số những nhà thơ thuộc thế hệ đầu tiên khởi xướng trào lưu đổi mới văn học Việt Nam trước năm 1945. Số lượng sáng tác không nhiều nhưng những tiếng vang lớn như bài thơ “Chùa Hương”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”…đã làm cho tên tuổi của Nguyễn Nhược Pháp nổi lên như một tài năng, một hiện tượng mới lạ trong thi đàn Việt vốn vẫn đang còn theo lối mòn đặc trưng của thơ ca truyền thống. Không thể dễ dàng hoặc ngẫu nhiên thơ Nguyễn Nhược Pháp được Hoài Thanh đánh giá đầy trân trọng, trong niềm yêu quý, hân hoan, ngạc nhiên đến vậy: “Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp” (Trích Thi Nhân Việt Nam).        Bài thơ “Chùa Hương” in trong tập thơ “Ngày xưa” được xuất bản năm 1935, bằng giọng điệu trong trẻo, mộc mạc, có phần thực thà lẫn trong chất thông minh, hóm hỉnh của cậu thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Nhược Pháp đánh dấu tài năng, sự thành công của một nhà thơ theo trào lưu thơ ca lãng mạn, mới mẻ; ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ và góp phần làm thay đổi quan niệm của họ về thơ mới. Dòng thơ ảnh hưởng bởi phong cách văn học phương Tây với bạn đọc thời điểm đó không còn là những gì xa lạ, khó hiểu, trái với khuôn khổ niêm luật truyền thống, ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục nữa mà nó hoàn toàn gần gũi với cuộc sống, chân thực, sống động, đầy sức hấp dẫn và phản ánh đúng xu thế xã hôi đương thời.        Những sáng tác thơ ban đầu chỉ mang tính thử nghiệm, chưa có chủ đích của Nguyễn Nhược Pháp được người đoc hâm mộ đón nhận đã góp phần khẳng định rằng: Thơ ca theo phong cách mới hoàn toàn có thể tiếp nối vẻ đẹp của thơ ca truyền thống mà vẫn phát triển, tiến kịp với sự vận động và phát triển của thơ ca thế giới hiện đại. Quan niệm tân tiến về cái đẹp, cái thẩm mĩ của Nguyễn Nhược Pháp được xây dựng dựa trên tình yêu, điểm nhìn tươi sáng về những giá trị văn hóa đặc sắc truyền thống, ý thức phải bảo tồn chúng; đồng thời kết hợp với những quan điểm thẩm mĩ, nhân văn mới mẻ của xã hội hiện đại.       Năm 18 tuổi, Nguyễn Nhược Pháp bắt đầu làm thơ. Tập thơ “Ngày xưa” là tập thơ duy nhất của ông và sau tập thơ này, chỉ trong một thời gian ngắn, ông còn sáng tác thêm khoảng mười tác phẩm, thuộc những thể loai văn học khác nhau như truyện ngắn, kịch,… và cả những bài nghiên cứu nhỏ dưới dạng tiểu luận phê bình văn học đã cho thấy rằng quan điểm của Nguyễn Nhược Pháp đối với Thơ mới nói riêng, trào lưu văn học mới nói riêng rất cấp tiến. Số lượng tác phẩm mà ông để lại cho văn học giai đoạn này không nhiều nhưng bài bản, phong phú đã thể hiện vai trò đóng góp tích cực trong việc hình thành ý thức nghệ thuật của phong trào Thơ mới. Nếu như tạo hóa không thử thách và lấy đi mất thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp lúc ông 24 tuổi thì có lẽ ông sẽ là một tay bút đắc lực, sẽ còn làm được nhiều điều lớn lao hơn nữa cho Văn học Việt Nam cận hiện đại cùng những tên tuổi lớn như: Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Huy Cận… Phong trào Thơ mới nói riêng cũng sẽ có thêm những mảng màu đăc sắc mới, lãng mạn, lạc quan khác biệt trong bức tranh phát triển đương thời. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Ý thức nghệ thuật và vị trí của Nguyễn Nhược Pháp trong phong trào Thơ mới:  Ảnh hưởng của Nguyễn Nhược Pháp trong phong trào Thơ mới:        Sự ra đời của phong trào Thơ mới xuất phát từ nhu cầu nội tại của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ 20. Khi làn sóng văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam, việc thơ ca cách tân ra đời là điều tất yếu, cũng là một trong những nhu cầu tiến bộ cấp thiết và là sản phẩm của sự thay đổi thời thế trong quá trình văn hóa phương Đông tiếp xúc, tiếp thu dung nạp, bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây.       Hàng loạt các tác phẩm mới ghi dấu tên tuổi của các tác giả mới ra đời như: “Nhớ rừng” của Thế Lữ, “ông Đồ” của Vũ Đình Liên, “Chùa Hương” và Mị Châu Trọng Thủy của Nguyễn Nhược Pháp, chùm các sáng tác của Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính …đã phản ánh đời sống tinh thần dân tộc mang tầm thời đại, mang tính lịch sử. Đó là sản phẩm kết tinh từ trí tuệ, tài năng và tâm hồn của một thế hệ lịch sử vàng son của văn học Việt Nam nói chung.       Văn hoc Việt Nam từ đây rẽ sang một hướng mới, mang trong mình âm hưởng hiện đại theo quỹ đạo phát triển chung của thế giới và là khởi đầu mang tính bước đệm quyết định sự phát triển của thơ ca dân tộc giai đoạn sau năm 1945.       Nguyễn Nhược Pháp thuộc thế hệ nhà văn, nhà thơ xuất sắc ấy. Ông được sinh ra trong một gia đình trí thức có tiếng ở Hà Nội, là con trai của văn hào Nguyễn Vĩnh. Nhờ vậy mà ông có cơ hội tiếp xúc với văn học phương Tây từ sớm, lại được đào tạo bài bản từ nền giáo dục Tây học cho nên con đường đến với văn chương của Nguyễn Nhược Pháp tới một cách tư nhiên, thuận lợi, không gập ghềnh sóng gió như bao nhà văn đương thời khác.      Tuổi thơ của Nguyễn Nhược Pháp đau buồn khi mất mẹ từ nhỏ nhưng điều may mắn là ông được mẹ cả (tức vợ cả của văn hào Nguyễn Vĩnh) dày công yêu thương, chăm sóc và tạo điều kiện cho học hành như con đẻ của bà. Vì vậy, nỗi buồn tiếu thốn tình cảm của ông cũng được bù đắp phần nào. Có thể nói, nhờ có mẹ cả mới có một Nguyễn Nhược Pháp trưởng thành, hào hoa, lịch thiệp với nội tâm sâu sắc, tinh tế đến vậy. Kí ức thời thơ ấu của Nguyễn Nhược Pháp là cả gia tài về tình yêu văn hóa gia đình và thừa hưởng trái tim đầy trắc ẩn từ mẹ; là lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc và ý thức muốn đổi mới, làm cho đất nước tiến bộ từ cha; là những năm tháng thăm trầm, lăn lộn dấn thân vào văn học của tuổi trẻ trong xã hội đầy biến chuyển, biến động. Tất cả góp phần hun đúc lên hồn thơ, hình tượng Nguyễn Nhược Pháp với vẻ bề ngoài lãng mạn, tươi sáng, hóm hỉnh, khí chất tao nhã nhưng bên trong lại đầy lắng đọng, suy tư. Đọc thơ ông, người đọc nhận ra bóng dáng Nhược Pháp hiện hữu đâu đó, lúc thì hư hư thực thực, hào hoa đẹp như mộng; lúc lại trăn trở, suy ngẫm buồn vui thế sự nhân gian, truyền thống dân tộc trong guồng xoáy xã hội đa chiều. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

MỞ ĐẦU         Phong trào Thơ mới xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đã tạo nên bước biến chuyển lớn trong hệ thống quan niệm sáng tác nghệ thuật của thơ ca Việt Nam.         Trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam, đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đưa ra các bài viết về phong trào Thơ mới. Có thể điểm tên một số tác giả xuất sắc nổi tiếng, với những sáng tác được coi là đỉnh cao của phong trào Thơ mới như: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Thông… Tuy nhiên, có một tác giả xuất sắc thời kì này được rất ít nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, một phần bởi cuộc đời hoạt động thơ ca, nghê thuật của ông ngắn ngủi; phần nữa do số lượng tác phẩm để lại không nhiều. Thế nhưng những sáng tác của ông lại có sức sống lâu bền, khiến người đọc yêu mến thơ nhiều hơn; thơ ra ít nhưng nhiều độc giả còn cho rằng khó ai có thể sáng tác qua được Nguyễn Nhược Pháp.         Các tác phẩm thơ mà Nguyễn Nhược Pháp đóng góp cho sự hình thành và phát triển Thơ mới tuy rất ít nhưng những sáng tác của ông lại mang những điểm nhấn sáng tạo, mới mẻ, mang tính quyết định cho phong trào cải tiến thơ cũ.        Bạn đọc không mến mộ tài năng của Nguyễn Nhược Pháp sao được khi chỉ bằng vài nét thơ mộc mạc, ông đã khơi dậy cả một thời xưa xa vắng trong tâm tưởng người đọc. Thời gian xưa ấy độc đáo bởi nó không được gợi lại bằng những cảm xúc khổ đau, hoài niệm hay mơ màng, mộng ước mà là không gian - thời gian xưa trở về trong kí ức với màu sắc tươi vui, chân thực, tưởng chừng ngộ nghĩnh, nông nổi mà lại sâu sắc, chính chắn lạ kì. Do vậy, trong số các tác giả nổi tiếng của Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX ta không thể không nhắc tới Nguyễn Nhược Pháp như là một hiện tượng, một ngôi sao sáng trên bầu trời thi ca và đó là ngôi sao luôn tiên phong trong các loại hình sáng tác, ông không chỉ sáng tác thơ trữ tình mà còn cả truyện ngắn, những nghiên cứu về văn học, những quan điểm sáng tác mới thuyết phục, khẳng định hướng đi mới đầy hi vọng cho phong trào Thơ mới.        Nói đến Nguyễn Nhược Pháp, người đọc luôn nhớ thương về một nhà thơ tài hoa mà bạc mệnh; một tác giả xuất sắc được coi là một hiện tượng trong phong trào Thơ mới với tập thơ “Ngày xưa” (1935) để lại dấu ấn ấn tượng trên thi đàn. Chẳng hề ngẫu nhiên hay xuất phát từ cảm tính cá nhân mà nhà nghiên cứu Hoài Thanh – Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã nhận xét về Nguyễn Nhược Pháp rằng: “… Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp.... Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoáng thấy bóng một người đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của Nguyễn Nhược Pháp khác xa những lối bông lơn, khó chịu của các ông tú, từ Tú Suất, Tú Xương, đến Tú Mỡ. Nó hiền lành và thanh tao. Nội chừng ấy có lẽ cũng đủ cho nó có một địa vị trên thi đàn…” (Trích “Thi nhân Việt Nam”, Nxb Văn học, 2022 -  “đoạn 1” trang 297, “đoạn 2” trang 299).        Trào lưu văn học mới ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ XX là mảnh đất màu mỡ giúp ươm mầm và nuôi dưỡng văn thơ Nguyễn Nhược Pháp. Các sáng tác và cuộc đời ông gắn bó chặt chẽ trong giai đoạn đầu hình thành phong trào Thơ mới. Tác phẩm được đánh giá thành công, được khán giả yêu mến nhất và cũng mang dáng dấp, nụ cười, tâm hồn tươi đẹp hóm hỉnh của Nguyễn Nhược Pháp nhiều nhất chính là bài thơ “Chùa Hương”. Do đó, để đưa ra những nhận xét toàn diện và nét đặc sắc trong nghiên cứu về “hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp”, ta không thể nào không đặt tác giả - tác phẩm này trong bình diện bức tranh toàn cảnh của phong trào Thơ mới. Đây cũng chính là lí do khiến em chọn chủ đề hình tượng nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương để nghiên cứu, tìm hiểu. Đọc tiếp: Hình tượng tác giả Nguyễn Nhược Pháp qua bài thơ Chùa Hương phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Loài vật trong truyện ngắn Muối của rừng Bên cạnh nhân vật là ông Diểu – chủ thể tác động tới tự nhiên, Nguyễn Huy Thiệp còn xây dựng thế giới loài vật là đại diện cho thiên nhiên vốn có – đối tượng bị tác động bởi con người. Gia đình của con khỉ đầu đàn vừa là mục tiêu săn bắt cho lòng tham đê tiện của con người nhưng đồng thời cũng là lí do trực tiếp khiến cho gã thợ săn thức tỉnh. Trước sự truy đuổi và săn lùng của ông Diểu, con khỉ cái dù sợ hãi nhưng không vì thế mà chạy trốn. Khác với những gì ông Diểu nghĩ, việc con khỉ đầu đàn bị thương lại chính là mồi lửa để làm rực cháy lên tinh thần bảo vệ đồng loại, bảo vệ gia đình của lũ khỉ. Điều này khiến cho ông Diểu nhận ra sự khác biệt giữa thế giới con người mà ông đang sống với thế giới tự nhiên mà ông từng trải qua. Không chỉ có khỉ cái, đến ngay cả con khỉ con cũng khiến ông bất ngờ và sửng sốt khi sẵn sàng liều mạng để ngăn ông khỏi việc đi săn. Chính những loài vật đó khiến cho ông nhận ra những giá trị đạo đức cốt lõi mà dường như đã bị lãng quên. Xây dựng nhân vật là các loài vật, Nguyễn Huy Thiệp đã dùng hàng loạt những diễn biến hành động của chúng để từng bước thức tỉnh một con người u mê, lạc lối trong thú vui tàn nhẫn. Ở chúng không có miêu tả suy nghĩ, không có những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, mọi thứ chúng làm đều tuân theo là bản năng cấu kết cộng đồng – điều mà có sẵn từ tự nhiên. Thế nhưng đó cũng là điều đang mất dần do sự du nhập của văn hóa văn minh hiện đại. Loài vật trong truyện ngắn Muối của rừng không chỉ là đối tượng chịu sự tác động của con người mà ngược lại, chính nó cũng tác động lên con người. Con người và loài vật trong truyện vừa có sự đối lập nhưng cũng có sự tương tác qua lại lẫn nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau. Lũ khỉ chính là hình ảnh của thiên nhiên, hay cụ thể hơn chính là hình ảnh của con người nguyên thủy sơ khai, khi còn sống trong sự hòa nhập với tự nhiên, sống theo những giá trị nguyên bản vốn có. Thế giới nhân vật trong tác phẩm chỉ gồm con người là ông Diểu và loài vật là gia đình con khỉ đầu đàn nhưng cũng đủ để người đọc có thể nhận ra được lời cảnh tỉnh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Bởi không cần số lượng nhân vật đồ sộ nhưng với cách chọn lựa nhân vật tinh tế, truyện ngắn cũng khiến cho người đọc phải suy ngẫm. Kết luận Qua việc nghiên cứu tác phẩm truyện ngắn Muối của rừng từ góc độ thi pháp thể loại, có thể nhận thấy một số đặc điểm như sau: về kết cấu, nổi bật ở truyện là kết cấu đối lập, xây dựng các nhân vật trong sự đối nghịch, mâu thuẫn nhưng lại có sự tác động tới nhau để hoàn thành một quá trình tự nhận thức của nhân vật. Bên cạnh đó, Nguyễn Huy Thiệp cũng khéo léo đặt điểm nhìn từ bên ngoài khiến cho truyện trở nên khách quan, đa chiều, cảnh tỉnh con người trước hiện trạng đối xử với thiên nhiên, đồng thời gửi gắm mối quan tâm tới sinh thái tự nhiên. Với cách tạo dựng không – thời gian ngắn, hẹp tiêu biểu của truyện ngắn, tất cả chỉ xoay quanh một chuyến đi săn trong khu rừng đầy chân thực, nhà văn vẫn khiến người đọc phải trăn trở, suy nghĩ. Nhìn chung, những thành công trên đã góp phần làm nên tính đặc trưng cho thể loại truyện ngắn trong Muối của rừng, giúp đặt ra một vấn đề nhức nhối trong thực tại: con người trong quan hệ với tự nhiên. Đọc tiếp: Muối của rừng dưới góc độ thi pháp thể loại truyện ngắn phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Nhân vật trong truyên ngắn Muối của rừng Con người trong truyện ngắn Muối của rừng “Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật mang cốt cách của con người được xây bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ” [2;77]. Nói cách khác, nhân vật chính là cách thức thể hiện rõ ràng nhất cho quan niệm của nhà văn về con người. Trong tác phẩm Muối của rừng, ông Diểu là một điển hình cho sự tác động tới thiên nhiên và chống lại tự nhiên. Ông Diểu là một thợ săn lành nghề, ông đã có kinh nghiệm trong việc săn bắt dù đó chỉ là một thú vui trong cuộc sống của ông. Người kể không giới thiệu về nguồn gốc hay hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, thế nhưng người đọc vẫn có thể nhận thấy được sự điêu luyện của nhân vật thông qua việc chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi săn đến mức thành thạo “Ông nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cổ. Để cho cẩn thận, ông còn mang theo cả nắm xôi nếp”. Đây không phải là chuyến đi săn đầu tiên của ông bởi mọi sự chuẩn bị cho thấy ông đã quá quen với “thú vui đê tiện” này. Thậm chí, ông còn cẩn thận chọn đường đi và lựa loài để săn một cách chuyên nghiệp khi quyết định không bắn những con chim xanh vì “phí đạn” mà đi săn khỉ bởi cho rằng nó “Chắc ăn hơn mà đỡ tốn sức”. Bên cạnh việc chuẩn bị cho chuyến đi săn, trong từng suy nghĩ và hành động cũng cho thấy với ông Diểu, việc đi săn thật sự đem lại cảm giác lí thú. Nhắm được mục tiêu phải săn bằng được con khỉ đầu đàn, ông liền lên kế hoạch và “ngồi im đến nửa giờ” chỉ để đợi nó xuất hiện. Để là một thợ săn chuyên nghiệp đến vậy, ông Diểu hoàn toàn có đủ kiến thức và sự hiểu biết về đặc tính của loài cũng như quy luật của thiên nhiên. Đôi lúc, con người ấy cũng dành cho tự nhiên một sự thán phục, ngưỡng mộ. Ông thán phục vì sự dẻo dai, nhanh nhẹn của con khỉ đầu đàn nhưng lại lấy chính điều đó làm lí do để bao biện cho sự ích kỉ của bản thân mình. Một điều nghịch lí là chính con người hiểu rõ về tự nhiên ấy lại cũng là người muốn phá hủy, tác động tới tự nhiên nhiều nhất, thiên nhiên không còn là môi trường sống tươi đẹp hay bạn với con người mà nó đã trở thành một nguồn lợi để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Điều xót xa hơn hết chính bởi việc đi săn của ông Diểu không xuất phát từ nhu cầu sinh tồn bản năng mà nó lại đến từ mong muốn giải trí cá nhân, lấy việc tước đi sự sống của sinh vật khác để làm trò vui tiêu khiển nhân dịp “thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng”. Trong con mắt của kẻ đi săn, thiên nhiên ấy không còn là nguyên bản mà nó trở thành một xã hội thu nhỏ, được soi chiếu dưới lăng kính của con người, nơi mà một người như ông Diểu có thể cảm thấy được thành tựu khi tự gán lên con vật vô tội những cái danh như “Cái thằng bố ô trọc ấy! Đồ phong tình phóng đãng! Vị gia trưởng cộc cằn! Nhà lập pháp bẩn thỉu! Tên bạo chúa khốn nạn!” và cho mình quyền xử tội những kẻ đó. Mặt khác, ông Diểu và những kẻ đi săn để mua vui ấy đem toàn bộ sự phẫn nộ và bất lực trút lên thiên nhiên vô tội chỉ để thỏa mãn cho chính mình, để thấy mình như một bậc đế vương, nắm trong tay quyền sinh quyền sát với muôn thú. Bên cạnh sự chán ghét, khinh bỉ những kẻ đứng đầu, ông còn nghi ngờ những giá trị đạo đức trong cuộc sống văn minh và tự nhận định rằng thế giới tự nhiên cũng vậy. Ông không còn tin vào cái gọi là sự cao thượng từ hành đồng của con khỉ cái bởi với ông, một người đã thiếu đi niềm tin vào những giá trị nhân đạo, đó chỉ là sự giả tạo đáng căm ghét. Dù tiếp cận với nền văn minh hiện đại, với cuộc sống tân tiến nhưng trong suy nghĩ của nhân vật vẫn mang những định kiến xưa cũ khi cho rằng “giống cái bao giờ cũng dễ phân tâm … Với giống cái thì thân thể mình là quan trọng nhất”. Đó không chỉ là cái nhìn phiến diện, áp đặt lên khỉ cái mà hơn thế, đó chính là tư tưởng coi thường người phụ nữ đã có từ lâu trong xã hội phong kiến, khó mà thay đổi. Nhưng rồi cũng chính ông là người đã cứu lấy con khỉ và cho nó trở về với rừng, đó là giây phút ông tỉnh ngộ và nhận ra vị trí của bản thân trước thiên nhiên. Nguyễn Huy Thiệp đã thành công khắc họa người thợ săn ấy trong quá trình đấu tranh đầy phức tạp để nhận ra được giá trị của thiên nhiên, để nhận thấy thế giới tự nhiên không thể đồng nhất với xã hội loài người. Thoạt đầu, khi cầm súng đi săn, nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp được khắc họa trong tư thế đối đầu trực diện với thiên nhiên. Nhưng nhân vật ấy hay chính là con người vẫn luôn có sự lựa chọn để thay đổi hành động với thiên nhiên, đó chính là vứt đi khẩu súng, cứu và thả con mồi. Ngay giây phút đó, con người đã rời bỏ suy nghĩ thượng đẳng, coi mình là “bậc đế vương” để dần trở về gần hơn với thiên nhiên – nơi nuôi dưỡng nên con người. Và chỉ khi bỏ đi những văn hóa đổi mới mà con người cho văn minh hiện đại, “trần truồng” trở về với giá trị nguyên bản, con người mới nhận thức được những giá trị đẹp đẽ mà thế giới tự nhiên mang lại và hòa nhập vào thế giới ấy. Nhìn chung, con người trong truyện ngắn Muối của rừng là con người trong mối quan hệ với tự nhiên. Con người ấy đã hoàn thành chặng hành trình của mình: từ lúc bắt đầu chuyến đi săn trong tư thế đối đầu và kết thúc quá trình nhận thức khi trở về với trạng thái hòa làm một với thiên nhiên trong cơn mưa rừng, nhận ra vẻ đẹp của “hoa tử huyền”. Chỉ khi con người thay đổi suy nghĩ, thay đổi cách đối xử của mình với thiên nhiên, từ bỏ sự trịch thượng thì mới có thể tìm thấy thiên nhiên trong mình và mình trong tự nhiên. Đọc tiếp: Muối của rừng dưới góc độ thi pháp thể loại truyện ngắn phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Không gian và thời gian trong truyện ngắn Muối của rừng Không gian trong truyện ngắn Muối của rừng Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nó là một hiện tượng nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan niệm về thế giới. Khác với trong các thể loại văn xuôi tự sự khác, nếu ở tiểu thuyết hay truyện dài thường có sự thay đổi đa dạng trong không gian thì ở truyện ngắn, nhà văn thường tập trung trong một vùng không gian có ý nghĩa với nhân vật. Trong Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dựng nên một không gian xuyên suốt toàn truyện, đó là không gian của khu rừng. Toàn bộ cuộc đuổi bắt, truy lùng và cứu rỗi đều được diễn ra trong phạm vi khu rừng ấy. Không gian trong truyện được mở ra với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp “Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm”. Đó cũng chính là không gian của tự nhiên, tách biệt hoàn toàn với những sự đổi thay văn minh của con người ở bên ngoài. Trong không gian thuần hậu đó, con người được trở về với chính mình, sống với những bản năng vốn có và cũng chỉ khi trở về với trạng thái nguyên bản, con người mới có thể hòa nhập và tận hưởng vẻ đẹp của nó. Không gian trong truyện không đơn thuần chỉ là nơi diễn ra sự việc mà nó luôn mang một ý nghĩa hàm chứa trong đó. Ở đây, khu rừng là khởi nguồn của tự nhiên, đồng thời nó cũng chính là nơi kéo con người về với những giá trị gốc. Mặt khác, nó là nguồn cội và cũng là nơi để con người tìm về khi rũ bỏ được những ảo tưởng nhất thời mà xã hội văn minh đem lại.   Thời gian trong truyện ngắn Muối của rừng Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng là một sáng tạo của người nghệ sĩ. Thời gian nghệ thuật là phạm trù nghệ thuật, là một hình tượng nghệ thuật, là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Thời gian trong truyện ngắn không có sự trải dài mà chỉ tập trung trong một khoảnh khắc có ý nghĩa với nhân vật. Ta không bắt gặp trong truyện cuộc đời của ông Diểu hay nguồn gốc của cái “thú vui đê tiện” mà ông có. Tất cả những gì tác giả xoay quanh và xoáy sâu chỉ là một khoảnh khắc nhỏ trong cuộc đời của nhân vật. Thời gian trong tác phẩm là một cuộc đi săn đầu năm của nhân vật Diểu. Mặt khác, diễn tiến cuộc đi săn đó cũng chính là quá trình nhận thức của con người về vị trí, cách đối xử của mình trong mối quan hệ với thiên nhiên. Truyện bắt đầu với lí do ông Diểu quyết định đi săn, để chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi đó ông đã sắm đồ cẩn thận và lên đường tìm đến khu rừng quen thuộc. Toàn bộ truyện được trải dài theo quá trình từ lúc ông đi tìm mục tiêu, tới khi tìm thấy con khỉ đầu đàn, bắn trúng nó, chứng kiến sự bảo vệ của gia đình khỉ, truy lùng chúng và kết thúc bằng việc trở về tay trắng. Cả chuyến đi đó thực tế chỉ diễn ra trong vòng một ngày, khi cơn mưa xuân vẫn còn đó, song, đọc tác phẩm, ta thấy thời gian không còn nằm ở phương diện vật lí mà trở thành thời gian tâm lí. Nó trở nên dài hơn bởi những giây phút tĩnh lặng khi săn mồi, hay do những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc cứu hay bắt miếng mồi ngon trước mắt. Đặc biệt, có thể thấy cuộc đi săn được miêu tả một cách rất gấp gáp với liên tiếp các hoạt động diễn ra không ngừng nghỉ, thế nhưng trong giây phút khi con người tận hưởng thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên, thời gian như ngưng đọng “Ông Diểu ngồi im dễ đến nửa giờ … Sự tĩnh lặng bình thản của rừng xuyên suốt qua ông”. Đọc tiếp: Muối của rừng dưới góc độ thi pháp thể loại truyện ngắn phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

  Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Muối của rừng Ngôn ngữ trần thuật được xem là một trong những yếu tố cơ bản nhất để thể hiện phong cách của nhà văn. Trong truyện ngắn Muối của rừng, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không có những lời đối thoại mà chỉ tập trung vào những lời độc thoại nội tâm và miêu tả hành động của nhân vật. Toàn bộ quá trình đi săn và nhận thức của nhân vật được tạo nên thông qua những lớp từ ngữ miêu tả hành động song song của ông Diểu và gia đình con khỉ đầu đàn. Có thể nhận thấy, trong tác phẩm, chủ yếu là lời tả của người kể chuyện khi miêu tả hành động, trạng thái của con người và loài vật trong một cuộc truy đuổi đầy kịch tính. Lần lượt từng bước từng bước tiếp cận con mồi trong quá trình đi săn của ông Diểu đều được ghi lại vô cùng chân thực “Ông ngồi đấy lặng lẽ quan sát … Ông Diểu tính toán rồi luồn theo hướng ngược gió với con khỉ cái canh gác … Tuy nghĩ vậy nhưng mà ông Diểu vẫn cứ tiếp cận đàn khỉ một cách thận trọng …” Ở phía ngược lại, con khỉ cũng được miêu tả với sự dè chừng tương tự “Con khỉ cái tiến đến gần con khỉ đực một cách thận trọng, nó nhìn ngó xung quanh”. Dù cùng một hành động, cùng một trạng thái nhưng ở hai cực đối lập – giữa người đi săn và kẻ bị săn – lại có ý nghĩa khác nhau rõ rệt. Đối với con người, sự thận trọng ấy là để trục lợi cho bản thân, để thỏa mãn thú vui của mình, để thể hiện sự trịch thượng của con người trước tự nhiên. Còn với kẻ bị săn, đó là sự thận trọng khi đứng trước sự sống đang bị đe dọa, sự thận trọng đầy lo sợ. Liên tục miêu tả những hành động của con người song song với loài vật, nhà văn còn khéo léo thể hiện sự thay đổi trong vị thế của hai đối tượng: con người và tự nhiên. Với ngôn ngữ miêu tả đầy tinh tế, người kể chuyện đã khẳng định con người không thể tiêu diệt tự nhiên và cũng không có quyền cải tạo, trục lợi từ thiên nhiên. Bên cạnh ngôn ngữ miêu tả của người kể chuyện, một hình thức ngôn ngữ làm nên dấu ấn trong Muối của rừng đó là độc thoại nội tâm thông qua những suy nghĩ của ông Diểu. Suy nghĩ của ông Diểu trong từng sự việc lại có sự khác nhau tạo nên sự thay đổi trong nhận thức. Khi ông đang còn mang trong mình quyết tâm phải săn bằng được con khỉ đầu đàn, ông nhìn chúng giống như những con người xấu xa trong xã hội, lấy chúng ra để dồn toàn bộ sự phẫn nộ và khinh bỉ của mình. Đứng trước sự gắn kết của khỉ đầu đàn, khỉ cái và khỉ con, ông không khỏi hoang mang và nghi ngờ. Đến đây, trong nhân vật đã dần có sự chuyển biến trong suy nghĩ, ngờ vực về chính những suy nghĩ phiến diện mà mình áp đặt từ xã hội con người sang tự nhiên. Và cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt nhất trong suy nghĩ của kẻ đi săn là giữa việc cứu hay giết con mồi. Đây cũng là cuộc đấu tranh giữa tình cảm và lí trí, giữa cái tốt đẹp và cái đê tiện. Quyết định cứu con khỉ và trả nó về với tự nhiên là một sự thành công trong đấu tranh nội tâm của nhân vật, ông Diển từ một kẻ đối đầu với tự nhiên trở thành một người cứu rỗi. Giọng điệu trong Muối của rừng có sự thay đổi linh hoạt. Khác với những truyện trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp luôn mang giọng điệu thờ ơ, dửng dung, lạnh lùng; ở truyện ngắn này, khi nói tới tự nhiên, giọng điệu của tác giả có phần thương cảm, xót thương. Ngược lại, khi miêu tả con người với mong muốn đối chọi với thiên nhiên, người kể lại dành một giọng điệu phê phán, lạnh nhạt. Thiên nhiên được gợi nên đẹp đẽ, gắn kết bao nhiêu thì đối nghịch với nó, con người lại càng xấu xí, cô độc, lẻ loi bấy nhiêu. Đọc tiếp: Muối của rừng dưới góc độ thi pháp thể loại truyện ngắn phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Nội dung Kết cấu đối lập trong truyện ngắn Muối của rừng Kết cấu truyện ngắn thường được cấu thành từ số lượng sự kiện tương đối hạn chế, thay vì có sự đan xen, chồng chéo các sự kiện, truyện ngắn chọn cho mình một cấu trúc đơn giản đó là cốt truyện hạt nhân. Trong truyện ngắn, người đọc dễ dàng có thể tìm ra được một sự kiện cốt lõi làm nên cốt truyện, và để hạn chế sự nhàm chán trong cách tổ chức truyện, các nhà văn có xu hướng triển khai tác phẩm của mình theo hai hướng: theo lối hồi tưởng hoặc theo lối đối lập. Trong truyện ngắn Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp hướng tác phẩm của mình theo lối kết cấu đối lập. Nổi bật trong tác phẩm là sự đối lập giữa vị trí, tâm trạng, hành động của nhân vật. Ông Diểu là người đi săn, được sắm những trang thiết bị hiện đại là kết quả của nền văn minh xã hội, là con người với nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc về thế giới thực tại. Đối lập hoàn toàn với ông là những mục tiêu bị săn như bầy chim xanh, đôi gà rừng hay lũ khỉ. Chúng là những loài sinh vật từ tự nhiên, sống tách biệt với xã hội văn minh loài người, hành động và tồn tại nhờ vào bản năng vốn có. Với vị thế vượt trội hơn, ông vào rừng với tư thế của một kẻ mạnh, một kẻ chống lại tự nhiên và tự cho mình quyền lực để tác động, biến đổi thế giới tự nhiên ấy. Kẻ yếu trong trạng thái bị động là bầy khỉ, là thiên nhiên luôn nỗ lực tự bảo vệ sự sống của mình khi đứng trước nguy cơ bị đe dọa bởi những kẻ được cho là có nhận thức. Sự đối lập còn thể hiện qua tâm trạng, hành động của hai bên nhân vật. Ông Diểu luôn trong trạng thái phấn khởi, nóng lòng khi bắt đầu chuyến đi săn còn ngược lại, bầy khỉ lại mang tâm trạng lo lắng, sợ hãi, hoang mang bởi phát đạn từ cây súng của con người. Bởi mang tâm thế của kẻ đi săn nên ông Diểu luôn trong quá trình đi săn lùng, truy tìm và đuổi theo lũ khỉ khiến chúng phải không ngừng tìm cách chạy trốn. Tuy nhiên, toàn bộ vị trí, tâm trạng và hành động của hai bên nhân vật được đảo ngược ở nửa sau truyện. Từ người chủ động, ông Diểu rơi vào thế bị động, bị con khỉ cái theo đuôi và phải trả con khỉ đực trở về với khu rừng, ông cũng thất bại trong chuyến đi săn, ra về tay trắng thậm chí mất toàn bộ những gì đem theo. Đó là cái giá ông phải trả cho lòng tham của bản thân. Bên cạnh đó, truyện còn khắc họa sự đối lập trong từng chi tiết nhỏ như rừng núi nguyên sơ, cheo leo là nơi lũ khỉ ẩn nấp để chống lại những trang bị hiện đại, tân tiến của ông Diển; sự gắn kết đồng loại đối lập với sự cô đơn, lạc loài của con người trong không gian núi rừng rộng lớn; sự tĩnh tại, bình yên của thiên nhiên với sự vận động không ngừng nghỉ và âm thanh chết chóc mà con người mang tới; … Từ sự đối lập đó, truyện ngắn Muối của rừng đặt ra vấn đề về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và đi tới khẳng định con người không thể tồn tại nếu không có thiên nhiên, những kẻ mang tâm lí đối địch hay trục lợi từ tự nhiên sẽ mất tất cả. Và chỉ khi con người thoát khỏi những ràng buộc của xã hội tân tiến, trở về với bản chất đơn sơ nguyên thủy nhất, con người mới có thể hòa vào với tự nhiên để cảm nhận những điều tốt đẹp. Điểm nhìn và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Muối của rừng Điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Muối của rừng Truyện Muối của rừng được kể theo ngôi thứ ba mang lại sự khách quan cho người đọc. Người kể chuyện không tham gia vào tác phẩm giúp cho câu chuyện được nhìn nhận một cách đa chiều hơn. Qua lời của người kể chuyện, ta có thể thấy được câu chuyện về một chuyến đi săn khiến cho nhân vật Diển – một người thợ săn vì thú vui – thay đổi hoàn toàn nhận thức của mình về cách đối xử với thiên nhiên. Ông Diển xuất phát với niềm vui háo hức bởi sẽ được đem súng ống mà đứa con mới mua, một sản phẩm của văn minh để đi kiếm một con mồi béo bở. Ngay từ đầu, ông luôn trong tâm thế của một kẻ muốn chinh phạt thiên nhiên, đối đầu với tự nhiên. Thế nhưng khi đứng trước những tình cảm bản năng của loài vật, khi trở về với sự trần trụi sơ khai, tách biệt với nền văn minh bên ngoài kia, ông chợt nhận ra sự hòa hợp của mình với thiên nhiên, cảm nhận được những vẻ đẹp vốn có của tự nhiên. Qua ngôi kể thứ ba, nhân vật được tái hiện một cách chân thực với chiều sâu tâm lí và hành động. Với ngôi kể thứ ba, điểm nhìn xuyên suốt tác phẩm là điểm nhìn từ bên ngoài. Dù vẫn đi sâu miêu tả tâm lí, suy nghĩ của nhân vật nhưng chủ yếu nhân vật được khắc họa thông qua những hành động. Đọc tiếp: Muối của rừng dưới góc độ thi pháp thể loại truyện ngắn phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Tóm tắt: Soi chiếu truyện ngắn dưới lăng kính thể loại giúp làm nổi bật những đặc trưng về kết cấu, ngôn từ, không gian – thời gian và nhân vật trong tác phẩm. Từ những phương diện của truyện kể, tác phẩm Muối của rừng là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Huy Thiệp khi ông luôn đề cập tới những vấn đề mang tính thời sự chỉ thông qua một khoảnh khắc trong cuộc sống. Mở đầu Xem xét một tác phẩm văn học dưới góc nhìn thi pháp học thể loại là một phạm vi được nghiên cứu tương đối phổ biến và giúp tạo ra một cách thức mới trong việc tiếp cận văn học. Với phương thức tiếp cận này, các tác phẩm được soi chiếu một cách toàn diện và tập trung vào những đặc trưng thể loại, từ đó thấy được giá trị bề nổi và bề sâu của tác phẩm. Truyện ngắn Muối của rừng được coi là một tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Huy Thiệp, tuy nhiên, mới chỉ được khai thác chủ yếu qua sự liên hệ với sinh thái học. Ở trong bài viết này, truyện Muối của rừng được khai thác chủ yếu thông qua các đặc trưng của thể loại như kết cấu đối lập, ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt, không – thời gian giới hạn và nhân vật mang tính chất tiêu biểu. Từ đó, truyện được khám phá một cách có hệ thống, giúp tác phẩm được nhìn nhận một cách sâu sắc hơn. Đọc tiếp: Muối của rừng dưới góc độ thi pháp thể loại truyện ngắn phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Kết luận: Giọng kể của Higashino Keigo có sự hài hước, chân thành, giản dị song vẫn gay cấn, khéo léo kết nối không gian và thời gian trong câu chuyện thành một trật tự đầy logic, không làm người đọc cảm thấy khó hiểu mà vẫn rất lôi cuốn. Cách kết cấu truyện trong truyện, lớp lang, móc xích: 5 chương truyện là năm câu chuyện về số phận khác nhau, tác giả khéo léo lồng ghép các câu chuyện tưởng chừng không liên quan gì tới nhau lại liên kết một cách đầy logic, cho dù thời gian, không gian và mạch truyện hoàn toàn khác hẳn nhau. Đề tài truyện được khai thác dưới góc độ đa điểm nhìn, đa bút pháp, đa phương thức thể hiện. Câu chuyện được tác giả tạo dựng trên nền hiện thực huyền ảo, thực - ảo đan xen nhưng tới khi ông “giải thiêng” yếu tố “ảo”, thì cốt lõi câu chuyện vẫn là thực tại cuộc đời. Truyện mang cấu trúc hết sức hoàn chỉnh trên khía cạnh chính nó hay trên khía cạnh tổng thể tác phẩm. Hoàn chỉnh về cách thức triển khai cốt truyện làm mỗi câu chuyện cô đọng trong tình tiết truyện ngắn như một lát cắt đời sống. Và những lát cắt ấy, tổng hòa tại một tập truyện “như một lăng kính vạn hoa ma quái”, tựa cuốn tiểu thuyết tái hiện văn hóa, con người mảnh đất Phù Tang vậy. Tập hợp câu chuyện của những kiếp người khác nhau nhưng lại đầy duyên nợ, qua những hình ảnh không gian trở đi trở lại: tiệm tạp hóa Namiya và trại trẻ mồ côi Marumitsu. Để rồi, khi lớp vỏ bí ẩn dần gỡ xuống, bao điều ngỡ rằng ngẫu nhiên, thực chất lại là mối lương duyên do tạo hóa an bài. Thế nhưng đây không phải là một cuốn sách hồi hộp kỳ ảo đọc xong rồi quên. Có rất nhiều điều khiến con người ta ngộ ra: Vốn dĩ những khúc mắc trong cuộc sống chỉ có chúng ta mới có thể gỡ rối, chứ không phải một ai khác. “Khi đối mặt với hai sự lựa chọn, hãy tung đồng xu lên… không phải ta chọn sấp hay ngửa… mà là trong lúc nó rơi xuống, ta mới biết bản thân mình đang hi vọng điều gì” Và đặc biệt nhất là đọc đến những dòng văn cuối cùng của cuốn sách, bất cứ độc giả nào rồi cũng sẽ phải bất ngờ .Từ đó, mỗi cá nhân lại nhận ra, không có sự tồn tại nào là vô nghĩa. Về sự kỳ diệu của nhân duyên .Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya đã giúp mỗi người nhận ra được làm người tốt, được nhìn nhận như một người tốt là nhu cầu của mọi người. Chúng ta chẳng thể nào biết được rằng những năng lượng tích cực, tiêu cực của mình sẽ được lan tỏa đến đâu và gây ảnh hưởng đến mức như nào. Khi gấp trang sách lại, là sự day dứt, về những câu hỏi mãi là trăn trở của cuộc đời: Ta là ai, ta sinh ra để làm gì, ta tồn tại trên đời vì mục đích gì và với những người xung quanh, ta có ý nghĩa với họ? Cuốn sách cũng như 1 bức thư dài gửi đến những cõi lòng hay trăn trở, những trái tim ưa vội vã. Cầm cuốn sách lên, ta gần như mê mị với bầu không khí kì diệu, những con sóng dồn dập trong ta dần dịu lại sau những khoảnh khắc chờ đợi thực sự. Ta phát hiện ra chính mình cũng đang trở lại những ngày tháng xa xưa với những thổn thức. Phải chăng những con người ở quá khứ – có cả chúng ta ở quá khứ – cũng đã nhận được thông điệp từ tương lai? Chính những kiến tạo trong quá khứ, dựa trên niềm tin vào một tương lai đầy phép màu, đã cho chúng ta những tấm bản đồ tỉ mỉ ở hiện tại, để ta không còn sợ bị lạc đường. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

 Thời gian hỗn loạn hiện tại, quá khứ Cuốn tiểu thuyết lấy mốc thời gian là ngày 13 tháng 9 năm 2012 làm sự kiện mở đầu cho toàn bộ câu chuyện. Đây cũng đồng thời là ngày giỗ thứ 32 của ông chủ tiệm Namiya, chỉ từ đêm đến rạng sáng ngày hôm ấy, bao nhiêu câu chuyện kì bí đã được hé mở qua những bức thư gửi đến tiệm. Thời gian kì ảo trong truyện chỉ tồn tại duy nhất ở không gian tiệm tạp hóa Namiya, cánh cửa sau nhà chính là cửa ngõ giữa thời gian thực bên ngoài và thời gian ngưng đọng trong tiệm tạp hóa. Nếu cánh cửa đóng lại, thời gian sẽ không trôi đi. Ba cậu trai vào tiệm lúc 2h26 phút đêm và khi lần đầu ra ngoài kiểm tra hộp nhận sữa thời gian vẫn là 2h26 phút. Vài ngày trong tiệm tạp hóa mà chỉ như vài phút bên ngoài. Ngoài ra, chính người con trai của chủ tiệm Namiya cũng nhận xét: thời gian như ngừng lại với bố cậu, dù mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng sau đêm từ tiệm tạp hóa trở về ông sống nhẹ nhàng, thanh thản, duy trì được hơn 1 năm mới mất. Thời gian câu truyện mang chất bí ẩn, lẫn chút màu sắc trinh thám như những bộ truyện trước của Keigo. Cũng vẫn là hệ thống nhân vật dày đặc, những thủ pháp nhảy cóc về mặt thời gian và điểm nhìn quen thuộc, truyện như một bộ tranh xếp hình nghìn miếng thách thức độc giả phải lắp ráp, suy luận những sự kiện để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Nhưng kết thúc của câu truyện lại tươi sáng và ấm áp khác hẳn cảm giác lạnh lẽo trong những tác phẩm “chào sân” khi trước. Thời gian hiện tại (trong câu chuyện của 3 tên trộm ở trong cửa hàng; của những người nhờ tư vấn sau 32 năm) và thời gian quá khứ (trong câu chuyện của ông Namiya và những người gửi thư) xen kẽ nhau và có sự nhảy cóc, thay đổi liên tục không báo trước đưa người đọc từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Mở đầu bằng thời gian thực tại và kết thúc cũng ở thời gian ấy với những thay đổi kì diệu trong tâm hồn của 3 tên trộm đã khái quát lên cái nhìn của Keigo với cuộc đời. Đó là niềm tin, hi vọng vào những điều tử tế và tốt đẹp luôn tồn tại, ươm mầm sâu trong tâm hồn mỗi người chỉ chờ được vun đắp là đâm chồi nảy lộc. Ba chàng trai đã sử dụng đêm màu nhiệm duy nhất của cửa tiệm Namiya để trả lời khá nhiều thư. Nhưng họ lại quên mất chính mình cũng đang đứng trước những biến động và cần câu trả lời. Và ông chủ tiệm tạp hóa Namiya đã giải đáp cho họ: “Bản đồ của bạn vẫn còn là tờ giấy trắn g… Vì còn là giấy trắng nên bạn có thể vẽ nên bất kỳ bản đồ nào.” Đó cũng là bức thư cuối cùng của ông chủ tiệm, bức thư đã khiến cho thời gian của ba chàng trai như ngừng lại để rồi họ có thêm can đảm khi mở tung cánh cửa vào lúc thờii gian trở lại nhịp độ bình thường. Vị phúc thần ấy đã rời xa thế giới 32 năm nhưng vẫn đem về thứ năng lượng tâm linh để gắn kết mọi trái tim. Hình ảnh cuối cùng trước khi gấp lại cuốn sách là ba đôi mắt ướt đẫm của ba chàng trai trước lá thư. Mạch truyện còn đưa chúng ta trở lại thế giới quá khứ. Đó là nước Nhật ở những thập niên 60, 70 và 80. Từng thân phận con người xuất hiện với những khó khăn riêng, và tất cả cùng tìm đến với tiệm tạp hóa Namiya để mong có được kim chỉ nam cho con đường phía trước. Độc giả sẽ cảm nhận được một thứ màu bàng bạc, hoài cổ, ấm áp của một thời xa xưa với Thế Vận Hội Moscow năm 1980, nhạc Beatles và nhất là những lá thư tay nồng hậu. Cuốn sách đưa ta về cái thời người ta hồi hộp từng ngày từng giờ để được đón nhận tin tức của những người ở xa. Người đọc cũng không ngừng bồn chồn khi chờ để được biết số phận của từng nhân vật ở đoạn sau. Tiểu thuyết còn ưa tái hiện 2 khoảng thời gian trong ngày: đêm tối và rạng sáng. Đêm tối là khoảng thời gian để các nhân vật suy tư, trằn trọc, đối diện với chính số phận, cuộc đời của mình đồng thời lắng nghe, cố gắng cứu rỗi một tâm hồn đang buồn đau, lạc lối bằng những bức thư hồi âm đầy chân thành. Còn rạng sáng là thời gian các nhân vật gửi thư đi lấy bức thư trả lời của chủ tiệm với những mong mỏi, chờ mong về một giải pháp, hướng đi cho cuộc đời. Để rồi tất cả đều nhận ra: vốn dĩ những khúc mắc trong cuộc sống chỉ có chúng ta mới có thể gỡ rối, chứ không phải một ai khác. Như ông chủ tiệm tạp hóa Namiya đã nói. “Đa số các trường hợp người nhờ tư vấn đã có sẵn câu trả lời. Họ nhờ tư vấn chẳng qua chỉ muốn xác nhận điều đó là đúng mà thôi. Vì thế có những người sau khi đọc thư hồi âm thì lại gửi thư đến tiếp. Có lẽ vì nội dung thư hồi âm khác với những gì họ đang nghĩ “. Ông cũng trăn trở: “Câu trả lời của bố có tác dụng là bởi ý chí của bản thân người đó chứ không phải vì thứ gì khác. Nếu bản thân họ không muốn sống tốt, sống hết mình thì dù có nhận được câu trả lời nào cũng thế thôi” Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Ngoài tiệm tạp hóa Namiya, câu chuyện còn được liên kết hết sức mạch lạc, logic thông qua không gian trại trẻ mồ côi Marumitsu. “Trong tòa nhà bốn tầng bê tông cốt thép nằm giữa lưng chừng đồi, ngoài các phòng ngủ còn có nhà ăn, nhà tắm để bọn trẻ từ ẵm ngửa cho tới lứa thanh niên mười tám cùng nhau chung sống”. Đây là không gian cưu mang, nuôi dưỡng cả về thể xác lẫn tâm hồn của những đứa trẻ cơ nhỡ. Thật tình cờ là hầu như tất cả các nhân vật trong câu chuyện này đều có những kỉ niệm với trại trẻ Marumitsu: Shota, Koukei, Atsuya, Haruko (một trong những cô gái viết thư cho cửa tiệm) và Kousuke (Cậu bé có gia đình phá sản, phải trốn chạy đã từng viết thư cho cửa tiệm) đều lớn lên ở đây. Đồng thời, trại trẻ mồ côi này cũng là nơi Katsuro – chàng trai trẻ với ước mơ cháy bỏng theo đuổi con đường âm nhạc đã ra đi khi cố cứu sống một bé trai trong đám cháy. Để rồi sau này, chính người chị của cậu bé năm xưa đã viết tiếp giấc mơ của anh, đưa bài hát “Tái sinh” của anh đến khắp mọi ngóch ngách của đất nước. Thủ pháp quen thuộc trong cuốn sách là sự nhảy cóc, dịch chuyển không gian để đưa người đọc đến với những câu chuyện của các nhân vật tưởng chừng hoàn toàn chẳng có mối quan hệ với nhau: không gian căn nhà nhỏ hẹp kiêm cửa hàng bán cá của gia đình chàng nghệ sĩ Katsuro; ngôi nhà rộng lớn, giàu có với dàn loa xịn của cậu bé Kousuke; chiếc xe Civic chật hẹp của cậu con trai ông Namiya;… Cái khéo léo, tài tình của Keigo là đã để các nhân vật tình cờ gặp gỡ ở thị trấn yên ả này, liên hệ với nhau bằng những bức thư và kết thúc bằng nụ cười hay giọt nước mắt hạnh phúc, tỉnh ngộ hay tình yêu thương vô bờ bến. Ví như khi Atsuya thả bức thư trắng tinh vào khe cửa, ông Namiya đã coi bức thư ấy như tái hiện bản đồ cuộc đời của cậu – tờ giấy trắng. “Nhưng bạn hãy thử thay đổi cách nhìn. Vì còn là giấy trắng nên bạn có thể vẽ bất kì bản đồ nào. Tất cả là tùy ở bạn. Mọi thứ đều tự do, khả năng là vô tận. Điều này thật tuyệt. Tôi mong bạn hãy tin vào bản thân và cháy hết mình với cuộc đời.” Kiểu không gian nửa thực nửa ảo đan xen trong “Điều kì diệu ở tiệm tạp hóa Namiya” cũng rất phổ biến với các cuốn tiểu thuyết hiện đại những năm đầu thế kỉ XXI. Tác phẩm không đi sâu vào xây dựng một thế giới giả tưởng đồ sộ như The Giver Series, Fallen hay Twilight cũng không đào sâu vào thế giới kinh dị như Raven Pass mà kiến tạo cái cốt lõi của cuộc sống đời thường, tối giản từ đó bộc bạch hết những đau đớn, cô đơn, giằng xé trong nội tâm con người và chữa lành chúng, hướng con người đến cái thiện.   Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Không gian bình dị, thực ảo đan xen trong tác phẩm Đến với Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya, ta như lạc vào một thế giới đa chiều bí ẩn, đan xen giữa thực và ảo, lẫn chút màu sắc trinh thám. Tác phẩm là một bước ngoặt lớn, khiến độc giả phải thay đổi cái nhìn về tầm viết của Keigo Higashino. Không gian trong tiểu thuyết của Keigo không trải dài, rộng lớn, hùng vĩ mà chỉ chọn lọc những không gian nhỏ bé, chật hẹp, bình dị, quen thuộc với đời sống của người dân Nhật. Cả cuốn sách chỉ vỏn vẹn 5 chương, chủ yếu xoay quanh không gian thị trấn yên bình; cửa tiệm tạp hóa Namiya nhỏ bé, cũ kĩ; trại trẻ mồ côi Marumitsu hay ngôi nhà kiêm hàng cá của gia đình Katsuro,… Nhưng cái tài của nhà văn là đã tạo ra một sợi dây gắn kết tất cả các nhân vật cùng những địa điểm tưởng chừng chẳng hề liên quan đến nhau ấy lại. Trước hết, tìm hiểu về không gian đã xuất hiện trong nhan đề và là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mạch truyện – Tiệm tạp hóa Namiya. Địa điểm này xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian hiện tại (của tác phẩm) – năm 2012 như một “căn nhà hoang”, nơi trú ẩn cho 3 tên trộm: Atsuya, Shota và Koukei sau vụ đột nhập lấy cắp tài sản ở một nhà giàu có. Đây là “một căn nhà kiêm cửa hàng không to lắm. Phần nhà ở có kiến trúc nhà gỗ kiểu Nhật, phần cửa hàng với mặt tiền rộng chừng 3,64m đang đóng.” Trên cánh cửa cuốn chỉ có một khe nhét thư, cánh cửa đằng sau có một hộp nhỏ đựng sữa, biển hiệu đã cũ đến mức khó đọc được chữ. Quay ngược thời gian về quá khứ 32 năm trước (1980), đây là cửa tiệm nhỏ bán những món đồ văn phòng phẩm và nổi tiếng với dịch vụ gỡ rối tơ lòng qua những bức thư hồi âm của ông Namiya Yūji – một ông lão hiền hậu, hóm hỉnh, thông thái, luôn nghiêm túc trả lời tất cả thư mọi người gửi đến, kể cả 30 bức thư trêu đùa của một cậu ngỗ nghịch nào đó. Đây vừa là một không gian quen thuộc, gần gũi với tuổi thơ của những nhân vật trong câu chuyện, cũng như của người dân xứ sở Phù Tang vừa là không gian kì ảo, được bao trùm bởi sự bí ẩn, mầu nhiệm. Như một phép màu, những bức thư từ 32 năm trước được gửi đến tay của 3 cậu trai đã vô tình vào cửa tiệm. Như lời nhân vật Shota đã nói: “Khe nhận thư ở cửa cuốn và hộp nhận sữa kết nối với quá khứ. Nếu ai đó ở quá khứ thả bức thư vào tiệm tạp hóa Namiya của thời đó, lập tức bức thư sẽ được gửi đến tiệm của hiện tại. Khi trả thư hồi âm vào hộp nhận sữa ở phía sau nhà, thư được mang về quá khứ.” Khi đóng cánh cửa sau của tiệm tạp hóa thì thời gian dường như dừng lại, chỉ khi để mở cánh cửa thời gian mới trôi đi như bình thường. Và không gian này cũng chỉ tồn tại vào đúng đêm ngày 13 tháng chín, tức ngày giỗ thứ 32 của chủ tiệm tạp hóa. Chính cách xây dựng không gian nghệ thuật này đã tạo nên điểm đặc biệt hấp dẫn độc giả của câu chuyện. Cái kì ảo trong không gian nghệ thuật là cây cầu để mở ra số phận, cuộc đời cùng những tâm tư, trăn trở của toàn bộ nhân vật trong câu chuyện. Nhờ tiệm tạp hóa Namiya cùng những bức thư hồi âm đến từ tương lai mà cô gái trẻ 19 tuổi Muto Haruko đã vượt qua gánh nặng kinh tế, từ bỏ cám dỗ trở thành tình nhân của một người đàn ông đã có vợ và sống một cuộc đời có ích. Cũng tại cửa tiệm này, ông Namiya vượt qua nỗi đau mất vợ, sự cô đơn, lạc lõng cùng căn bệnh ung thư gan để sống trọn vẹn, nhiệt huyết, say sưa với công việc lắng nghe, giải đáp khúc mắc của những người gửi thư. Đồng thời, chỉ một đêm tình cờ nghỉ lại nơi đây đã gieo vào lòng 3 tên trộm những hạt giống tươi đẹp của lòng tốt, tình yêu thương và niềm tin rằng họ cũng là những con người có ích. Bởi vậy, ta có thể hiểu, đây là không gian nghệ thuật mang tính chữa lành, gột rửa căn bệnh tinh thần cho con người. Những con người nhận thư hay gửi thư cũng đều mang nỗi đau sâu kín trong tâm hồn, giống như nhân vật Atsuya luôn luôn tỏ vẻ thờ ơ, không quan tâm, thậm chí cáu kỉnh, viết thư hồi đáp cục cằn, thậm chí dùng lời lẽ châm biếm, gay gắt, mắng mỏ nhưng ẩn sâu bên trong là một cậu bé nhạy cảm, đau đớn vì tuổi thơ bất hạnh có người mẹ là một cô gái tiếp viên, bị đánh đập bởi rất nhiều người đàn ông và bị đưa vào trại trẻ mồ côi ít lâu sau đó. Nhưng chính trong thời gian ở tiệm tạp hóa, cậu đã sẵn sàng dang tay cứu giúp một cô gái trẻ đang trong hoàn cảnh lầm đường, lạc lối giống mẹ cậu ngày trước. Cuối cùng, cậu quyết định trả lại tài sản đã lấy cắp và ra đầu thú. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

NỘI DUNG:  Mở đầu Higashino Keigo (4/2/1958) là một tác giả người Nhật Bản nổi tiếng với dòng văn bí ẩn đậm chất xã hội, đặc biệt thành công với thể loại truyện trinh thám. Ông hiện đang là một trong những nhà văn bán chạy nhất của Nhật Bản với kho tàng lên đến hơn 50 bộ phim chuyển thể, trên 80 tác phẩm và không ít giải thưởng.  Vào năm 1999, ông đã thắng Giải thưởng Văn học Trinh thám Nhật Bản với tiểu thuyết Bí mật của Naoko. Năm 2006, ông giành giải Naoki lần thứ 134 với Phía sau nghi can X (Yōgisha X no Kenshin), giải thưởng mà ông đã từn g năm lần được đề cử. Tiểu thuyết này đồng thời cũng thắng tại giải Honkaku lần thứ 6 và được xếp đầu tiên trong danh sách Kono Mystery ga Sugoi! 2006 và Honkaku Mystery Best 10, danh sách các tiểu thuyết trinh thám được xuất bản tại Nhật Bản hàng năm. Ông từng là Chủ tịch thứ 13 của Hội nhà văn Trinh thám Nhật Bản từ năm 2009 đến năm 2013. Không chỉ viết tiểu thuyết trinh thám mà Higashino Keigo còn viết cả tiểu luận văn học cũng như tác phẩm dành cho thiếu nhi. Mỗi tác phẩm của ông đều có phong cách khác nhau, nhưng nhìn chung ông thường hiếm khi đưa quá nhiều nhân vật vào một tác phẩm mà thường đào sâu vào tâm lý nhân vật. Những tác phẩm của ông đến với Việt Nam không đột ngột gây tiếng vang ngay từ đầu như Murakami Haruki, nhưng Keigo Higashino đang ngày càng trở thành cái tên lớn mạnh trong lòng bạn đọc Việt. Bởi lẽ, Keigo Higashino là một nhà văn đầy sáng tạo với những cốt chuyện mới lạ, táo bạo khi dám động chạm đến nhiều đề tài khó. Vốn là kỹ sư chế tạo máy, những tác phẩm của Higashino thường mang yếu tố khoa học công nghệ, chất tỉnh táo, logic và lắt léo. Tuy nhiên biệt tài của ông không phải là tạo ra một vụ án hay tình tiết biến ảo ly kỳ, mà là làm giằng xé tâm can độc giả. Ông không quan tâm đến chuyện đưa những vụ án ra ngoài ánh sáng hay kết thúc những tác phẩm của mình một cách toàn vẹn. Ông cũng không trả lời cho những câu hỏi chính mình đã đặt ra, không phán xét cách xử lý vấn đề của nhân vật là sai hay đúng. Thứ đọng lại trong lòng độc giả khi gấp lại cuốn sách là mọi ngọt bùi đắng cay nhân vật đã phải trải qua. “Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya” ra mắt độc giả vào năm 2012 và đã để lại những ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Ngắn gọn, “Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya” là câu chuyện xoay quanh một hòm thư tư vấn. Vào năm 1980, tiệm tạp hóa Namiya trở nên quen thuộc với cư dân trong vùng sau khi chủ tiệm Namiya Yūji mở một dịch vụ “gỡ rối tơ lòng” miễn phí cho tất cả mọi người (do một trò đùa từ những đứa trẻ con đã đọc trật tên cửa tiệm thành ”Nayami” – đồng âm với “Namiya”, có nghĩa là phiền muộn, lo lắng). Khi cửa tiệm đóng cửa, khách hàng có thể nhét thư qua khe trên cửa cuốn của tiệm, có vai trò như một hộp thư. Sáng hôm sau họ sẽ nhận được thư trả lời viết tay của chủ tiệm để ở thùng nhận sữa bên ngoài tiệm. Vào năm 2012, ba cậu con trai Atsuya, Shota và Kouhei sau khi đột nhập bất hợp pháp vào một ngôi nhà nhằm mục đích trộm cắp tài sản đã tình cờ chạy trốn vào cửa tiệm nay đã bỏ hoang. Trong thời gian ở tiệm đêm đó, ba cậu nhận được những bức thư nhờ tư vấn được gửi qua khe cửa cuốn mặc dù không hề có ai ở bên ngoài. Những bức thư này theo truyền thống được người gửi hỏi ý kiến về những lo lắng băn khoăn của mình. Các cậu đọc thư và nhận ra chúng được viết vào thời điểm 32 năm trước đó là năm 1980. Khi Kouhei quyết định trả lời, điều kỳ diệu đã xảy ra khi những lá thư trả lời của họ vượt không gian và thời gian để đến được người nhận, thay đổi cuộc đời của họ và trở thành những phép màu đan xen cuộc đời của những nhân vật dường như không có sự liên quan. Năm chương truyện là năm câu chuyện khác nhau, xen kẽ giữa tương lai và hiện tại. Đầu tiên là câu chuyện về một vận động viên đấu kiếm không biết có nên tiếp tục tập luyện để có thể tham gia thi đấu theo nguyệ n vọng của người yêu cũng như chính cô hay dừng lại để dành thời gian bên cạnh người mình yêu khi anh bệnh nặng chuẩn bị qua đời. Tiếp đó là chàng nghệ sĩ vô danh phải đứng giữa sự lựa chọn giữa nên tiếp quản cửa hàng của gia đình hay tiếp tục ước mơ âm nhạc với tương lai mông lung đã khiến anh bỏ học để theo đuổi. Chương ba là câu chuyện một người tên Green River – người mang trong mình đứa con với một người đàn ông đã có vợ cùng với việc ông Namiya muốn trở lại tiệm tạp hóa yêu quý của mình để đọc những lá thư hồi đáp từ tương lai. Hai chương cuối kể về Kousuke – một cậu bé con nhà giàu nhưng phải đi trốn cùng bố mẹ vì gia đình phá sản và một cô gái đang phân vân giữa các ngã rẽ cuộc đời. Hai người đều ở trại trẻ Marumitsu, đều được tiệm Namiya tư vấn chỉ khác là một người được ông Namiya tư vấn còn một người được ba cậu con trai tư vấn. Kết thúc tác phẩm, Atsuya thử gửi một tờ giấy trắng để xem ông Namiya sẽ trả lời ra sao. Sau khi nhận được thư trả lời từ ông Namiya, khuyên nhủ nên trở thành người tốt, ba cậu đã quay lại ngôi nhà đột nhập để đầu thú với cảnh sát. Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

TÓM TẮT:           Không gian nghệ thuật trong văn học là một dạng thái hình tượng nghệ thuật, là một bìn h diện biểu hiện hình thức bên trong của tác phẩm, góp phần thể hiện tính xác định và tính chỉnh thể của tác phẩm. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống, thể hiện nhà văn nhìn nhận và phản ánh sự vật, con người trong những khoảng cách, góc nhìn và kênh thẩm mỹ nào đó. Vì vậy, không có nhân vật nào, hình tượng nghệ thuật nào không có một không gian nghệ thuật.Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hìn h tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự trần thuật, miêu tả trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Do đó, để tìm hiểu sâu rộng hơn các bình diện của tác phẩm ta cần đào sâu vào không – thời gian nghệ thuật của tác phẩm. “Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya” ra đời vào những năm đầu thế kỉ XXI, là minh chứng rõ rằng cho tầm viết cũng như xây dựng không thời gian nghệ thuật trong các sáng tác văn xuôi gần đây. Không tạo dựng không gian sử thi chiến trận hùng vĩ, cuốn tiểu thuyết thuyết phục người đọc bằng những câu chuyện bình dị, đời tư, ngắn gọn cùng những trăn trở thường nhật của con người hiện đại được xây dựng qua không – thời gian xoay chiều, nhảy cóc, thực -ảo đan xen liên tục. Từ khóa: Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya Đọc tiếp: Không gian thời gian nghệ thuật trong Điều kì diệu của tiệm tạp hóa Namiya phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Đặc điểm không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư Không gian đời tư Điểm đặc sắc trong không gian nghệ thuật tản văn của Nguyễn Ngọc Tư là ở chỗ: Chị xây dựng được trong tác phẩm của mình không gian vừa riêng biệt, cá nhân, mang ý nghĩa tả thực, vừa truyền tải tư tưởng của bản thân về đời sống. Trong những tản văn của mình, Nguyễn Ngọc Tư không ngần ngại đưa vào khai thác những không gian từ nhỏ bé, riêng tư nhất như căn phòng, ngôi nhà cho đến những túp lều, gợi ra sự gần gũi, thân mật, gắn bó và khơi gợi cảm xúc chân thành trong lòng người đọc. Trong “Trăm năm thắp lửa bên lề”, hình ảnh vách nhà treo hình cô Vẹn được tái hiện thật chân thực. Đó là bức chân dung hồi cô hai mươi sáu tuổi, tay cắp nách một đứa con còn một đứa khác đứng bên chân, tay níu ống quần mẹ. Đó còn là hình ảnh của tiệm bánh mì cô Vẹn vẫn đứng vững dẫu bao nhiêu mùa bàng thay lá, bao biến cố ngoài đời lẫn trong nhà, từ việc đứa con trai đi du học mọc rễ bên Tây, rồi đến vụ việc đứa con gái thất tình tự tử may sao không chết, thậm chí cả khi ông chồng lén vét tiền vàng đi vượt biên cùng nhân tình, biệt tích. Rồi đến không gian vườn cây của Ngoại trong nhà cậu Năm trong tản văn “Neo lại bóng mình”. Chính từ vườn cây ấy, hình ảnh một người đàn bà cứ thế cả đời ẩn hiện trong bếp, ngoài vườn và trên mảnh ruộng của mình, đến lúc về với đất mẹ lại không để lại gì ngoài tấm ảnh thờ và mấy cây ăn trái trong vườn”. Không gian ấy ảnh hưởng cả đến nếp sống sinh hoạt và thói quen của những người còn ở lại, của những thế hệ sau. Dường như hình ảnh “mấy góc nhà giắt đầy túi ni-lon mục rã, suốt từ hàng ba tới bếp là những thứ đồ dùng sứt sẹo” trở thành những món đồ thân quen, khiến Năm – đứa con trai của Ngoại - cũng không nhận ra rằng chính mình là một bản sao hoàn hảo khi lặp lại việc tái hiện không gian căn nhà mình y như vậy, và cũng khiến cho người ra đi chưa bao giờ bị quên lãng trong hồi ức của người ở lại. Như vậy, những câu chuyện có phần “riêng tư” như vậy lần lượt được tái hiện để tạo nên không gian đời tư của các nhân vật, qua đó truyền tải tư tưởng của nhà văn về cuộc sống. Đó là một cuộc sống khi con người được tự do thể hiện những gì là mình nhất bằng tất cả sự chân thành. Không gian sinh hoạt văn hoá truyền thống Nam Bộ Trong tản văn Nguyễn Ngoc̣ Tư, những nếp sống sinh hoạt, lao động quen thuộc của người dâ n Nam Bộ đã được tái hiện một cách độc đáo. Những vấn đề trong cuộc sống người dân Nam Bộ được tái hiện đi từ truyền thống đến hiện đại, đậm chất nhân văn. Đọc tản văn Nguyễn Ngọc Tư, người đọc như chìm đắm trong không gian văn hoá đậm đà bản sắc với những phong tục, lề thói, nề nếp đặc trưng của người dân Nam Bộ. Trước hết, không gian sinh hoạt văn hoá mở ra với những món ăn truyền thống từ những đôi bàn tay khéo léo của con người Nam Bộ. Đến với tản văn “Trăm năm thắp lửa bên lề” là đến với một tiệm bánh mì kẹp thịt mà tiếng ngon đồn xa đến tận quận Mười Ba: “Ngay từ đầu tiệm đã không có bảng hiệu gì, sáu mươi bốn năm sau cũng không một chữ, nhưng người ta vẫn tìm được bánh mì cô Vẹn ở góc ngã ba Cây Bàng, vì khách xúm đông”. Lại có một cách định vị khác, “thấy tiệm nào có bà già tóc trắng như đội bông bắc cái ghế ngồi đằng trước, cứ ghé là ngay chóc”… Cách xác định không gian thật đặc biệt: Không gian văn hoá ẩm thực được định vị bằng đặc trưng của những con người đã tạo nên không gian đó. Người đọc còn không khỏi bất ngờ khi được chứng kiến một bức tranh phong tục tập quán đậm đà bản sắc người dân Nam Bộ trong một đám cưới đặc biệt: “Đám cưới rừng”. Đám cưới đấy khiến khách không nhiṇ đươc̣ trầm trồ bởi một đám cưới ở giữa khu rừng, nhưng vẫn đầy đủ, huyên náo y chang ngoài chơ,̣ có khi khoa trương, ồn ào gấp bội. Đám cưới ấy phảng phất hơi thở thơm phức mùi hương của rừ ng, xuyê n qua những vaṭ tràm, lan rộng khắp nơi như gió chướng. Trong cái không gian trong đaị của đời người ấy, đôi vợ chồng thằng Moṭ cũng đươc̣ đắm mình trong những thứ sặ c sỡ nhất của hoa cỏ núi rừng, gần như không có khoảng cách giữa chợvà quê , giàu và nghèo. Không gian sinh hoạt văn hoá trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư còn là không gian gợi dẫn, không gian của những khoảng không rộng mở. Ta được chứng kiến trong văn Nguyễn Ngọc Tư biết bao con người Nam Bộ đôn hậu, chân thành và nơi ăn chốn ở của họ thể hiện rất rõ phẩm chất này. Có lẫn, Nguyễn Ngọc Tư và những người bạn đã vượt cả quãng đường dài đến mười bảy hải lí chỉ để chứng thực cảnh tượng những “gian nhà không cánh” ngay gành Chướng: “Cửa khép như chơi, bạn có thể bước vào bất cứ căn nhà nào mà không bị mấy con chó lườm nguýt.” (Trích “Gió qua cõi tạm”). Đó là nét đẹp trong không gian sinh hoạt văn hoá hàng ngày của con người Nam Bộ: luôn cởi mở, thân tình, đằm thắm và hiếu khách. Bên cạnh đó, chính vì thiên nhiên dữ tợn, hung bạo của vùng đất Nam Bộ, con người Nam Bộ dường như sát lại cùng nhau để vượt qua hoàn cảnh, tạo nên không gian sinh hoạt gắn kết. Người đọc ấn tượng hình ảnh của những người dân cùng chung tay, góp sức vực dậy tinh thần của nhau vượt qua cơn bão lớn trong “Mưa mai là mưa khác”: “Ngày ba bữa, đám người mắc kẹt có dịp gặp nhau, chào nhau bằng mỗi câu: “Không biết chừng nào mưa mới ngớt” nhưng chẳng một giông bão nào ngăn cản được hình ảnh con người vẫn ra ngoài bến chơi giỡn với những con sóng cao ngang đầu người, quất cái ngọn ngầu bọt vào thềm đá”. Không gian dữ tợn ấy được khắc hoạ đối lập với hành động của con người, càng tô đậm tinh thần và ý chí nghị lực kiên cường của người dân Nam Bộ. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Vận dụng đặc trưng thi pháp học về không gian nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư để dạy học Đọc - hiểu tản văn Nguyễn Ngọc Tư trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Nhận thấy được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cũng như những đóng góp của tản văn Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, các tác giả của nhiều bộ sách đã lựa chọn các tác phẩm của chị để đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Trong bối cảnh người viết sách được tự do chọn lựa tác phẩm (trừ các tác phẩm bắt buộc đã được quy định trong chương trình tổng thể), truyện của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện trong tất cả các bộ sách ngay từ chương trình khối Trung học cơ sở. Đọc hiểu thể loại tản văn là một trong những yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 7. Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 05/2023), có đến 2/3 bộ sách đều lựa chọn tản văn của Nguyễn Ngọc Tư làm ngữ liệu giảng dạy cho học sinh, cho thấy vị thế và tầm quan trọng của các tản văn này đối với nền văn học nước nhà. Đó là hai tản văn: “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo). Xác định mục tiêu Trên cơ sở và yêu cầu dạy học phát triển năng lực, khi thiết kế dạy học Đọc hiểu một tác phẩm văn học nói chung và tản văn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng, giáo viên cần xác định mục tiêu dạy học, cụ thể người học sẽ phát triển được những năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn nào. GV khi thiết kế bài dạy cần chủ độ ng xác đinh đưa các năng lực này vào phần muc̣ tiêu bài hoc̣ và trình bày cụ thể các năng lực được thể hiện qua các hành vi như thế nào. Đặc biệt, khi thiết kế các tiết dạy học đoc̣ hiểu văn bản, GV cần dựa vào cơ sở vă n bản đoc̣ hiểu đó phù hơp̣ với việc phát triển loại năng lực nào, nhiều hay ít hoặc GV chủ đinh đưa nhóm năng lực nào vào tiết daỵ Về năng lực chung, HS cần bồi dưỡng để phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Với hai văn bản “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo) của chương trình Trung học cơ sở, những biểu hiện cụ thể của các năng lực chung có thể kể đến như: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ đôṇ g, tích cưc̣ chuẩn bi ̣và soaṇ bài theo yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên; Nhâṇ biết tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua viêc̣ cảm nhâṇ và phân tích tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện qua tác phẩm; Nhâṇ ra và điều chỉnh đươc̣ những sai sót haṇ chế của bản thân khi đươc̣ giáo viên và baṇ bè góp ý, chủ đông tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác trong quá trình học tập; Vâṇ dung môṭ cách linh hoaṭ những bài hoc, kinh nghiêṃ đươc̣ rút ra từ các tác phẩm tản văn của Nguyễn Ngọc Tư (bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống, tránh mai một trong thời hiện đại,…) để giải quyết các tình huống có trong đời sống;… Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ học tập; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm; Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung;… Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến Nguyễn Ngọc Tư và đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư; Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc;… Về các năng lực đặc thù, HS cần bồi dưỡng để phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. GV cần nghiên cứu yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn THCS tương ứng với lớp 7 để xác định các yêu cầu năng lực đặc thù phù hợp. Với dạy học đọc hiểu thể loại tản văn dựa trên đặc trưng thi pháp học về không gian nghệ thuật với hai văn bản “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo), GV cần bồi dưỡng và phát triển năng lực đặc thù của HS như sau: Năng lực ngôn ngữ: HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản (lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh, nhân hoá,...) khi tái hiện không gian mảnh đất Nam Bộ đầy nắng và gió; Biết so sánh không gian nghệ thuật trong vă n bản này vớ i không gian nghệ thuật trong văn bản khác; Liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân, từ đó có những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần; Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc của bản thân về không gian nghệ thuật trong tác phẩm; Có thái độ tự tin và sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hơp̣ khi trình bày;… Năng lực văn học: Cảm nhận được những đặc trưng về không gian nghệ thuật được xây dựng trong các tác phẩm tản văn thể hiện qua hai văn bản (không gian đời tư, không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt và không gian đặt trong nguy cơ đổi thay); Phân tích đươc̣ tác dung của một số yếu tố tạo nên không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư; Trình bày đươc̣ cảm nhận, suy nghĩ về và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu taọ ra đươc̣ Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 04/11/2024 0 bình luận

Không gian đặt trong nguy cơ đổi thay Mặc dù luôn thể hiện chất nhân văn trong việc miêu tả không gian văn hoá của những người dân Nam Bộ , Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngần ngại khi đề cập đến bối cảnh của những sự đổi thay đang diễn ra như một mạch ngầm dần dần xâm lấn đời sống con người hiện nay. Con người Nam Bộ bị ̣đặt trong trong trạng thái thụ động, đối diện với hoàn cảnh khó khăn, thậm chí đương đầu trước những sóng gió cuộc đời, để rồi có những phút giây yếu lòng, sa ngã. Người đọc thấy rất rõ điều này trong tản văn “Bên cuộc nổi trôi” khi con người bị đặt trong sự lựa chọn giữa việc bỏ đi không gian thuộc về văn hoá truyền thống để tiến đến những thứ hiện đại phục vụ cho lợi ích kinh tế. Hàng ngày, cả gia đình được chứng kiến cảnh tượng những ngô i nhà cũ giữa trung tâ m thành phố khiến con người ta phải trầm trồ vì baṭ ngàn xa hoa. Đó là những thứ khiến bất kì ai khi nhìn vào cũng thấy lòng mình rung động và bỗng chốc thổi bùng lên những ngọn lửa dục vọng ngùn ngụt trong lòng. Ở khu phố Tây vẫn còn vài sót lại vài căn nhà cũ kĩ, khác biệt hoàn toàn với một thế giới xa vời, xuống cấp đến mức tường bạc màu, lở vách, vô nhiễm với mùi đô-la của du khách, ấy vậy mà chỉ vài mét vuông vỉa hè cũng đủ cho cuộc kiếm tiền. Ông cụ cũng thừa hiểu nếu bán căn nhà đi sẽ kiếm được bạc tỉ, còn không thì hoàn toàn có thể cho thuê rồi cả nhà sẽ dời tới một chỗ rộng rãi, tiện nghi mà tiền thì rủng rỉnh. Nhưng cuối cùng, ông cùng con cháu mình đã quyết định kháng cự lại những lời gọi mời để giữ lại truyền thống của gia đình. Với tản văn “Đến hồi tan vỡ”, Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm một phát ngôn của bản thânvề thời thế lúc bấy giờ qua tác phẩm: “Nghe thì cao siêu, nhưng cá ch con ngườ i đá nh mất nhiều thứ nho nhỏ, tương không đáng kể, một ngày nà o đó bỗng trở thà nh những khoảng trống.”. Nguyễn Ngọc Tư mượn hình ảnh không gian trong một bữa ăn của những đứa trẻ với món cá trèn dân dã, rồi tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để tụi nhỏ cũng có thể cảm nhận đươc̣ cái hương vị của giẻ thiṭ mát mềm của thứ cá đó tan trong đầu lưỡi? Chỉ một không gian sinh hoạt giản dị như vậy nhưng đã tái hiện được sự đổi thay của cuộc sống hiện đại đã len lỏi vào cả những khoảng trống nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày của con người. Trong tản văn “Thừa ra con người”, ngay từ tên nhan đề tản văn đã gợi nhắc đến sự thừa thãi của con người. Vì sao vậy? Là vì những không gian sinh hoạt văn hoá cùng tạo nên những món ăn truyền thống của con người đã dần bị thay thế bởi không gian của máy móc kĩ thuật hiện đại. Đó là một xưởng làm bánh pía với nhiều cô ng nhâ n lành nghề người Khmer mà dần dần bị đổi thay bởi lò nướng, cô ng nghệ làm bánh bán tựđộ ng. Đám thanh niên cũng lần lượt rời bỏ quê hương, rời bỏ những ngành nghề truyền thống để tới làm việc ở những khu cô ng nghiệp trong ca ngày ca tối. Nhưng đến cả chúng cũng tự ý thức được sớm muộn gì bản thân cũng sẽ bi ̣thay thế bằng những thứ máy móc tự động thôi. Cả những không gian sinh hoạt văn hoá của dần bị mai một, lãng quên. Trong tản văn “Đợi xa xôi”, Nguyễn Ngọc Tư đề cập đến hình ảnh của một khu chợ khuất sau mấy vaṭ rừng, chỉ cách khu du lịch một vài cây số. Chợ vốn là nơi đông đúc, tụ họp của người dân, ấy vậy mà giờ cũng chẳng ai buồn dọn dẹp vì khách đâu ngó tới. “Những kỷ niệm bạn có với cái chợ nhỏ này là những đêm buồn tẻ, mà tiếng gà đập cánh, giọng ươìi của đứa trẻ cũng bi ̣ sông nước làm cho bớt giòn”. Đến với tản văn “Đảo mùa đông”, Nguyễn Ngọc Tư bày tỏ sự thất vọng về một không gian đổi thay hoàn toàn khi “hễ chỗ nào hơI đep̣ là đám đông xúm vào nhớn nhác” để tạo nên những chốn du lịch. Chị bày tỏ khát khao giữ lại những gì ban sơ, hoang dã và tự nhiên nhất ở mảnh đất này với “những ngôi nhà đất Mũi từng thả phè cửa, xóm Cheṭ của ngoại bạn họ buộc xuồng dưới bến qua đêm, nhớ làng mạc chừng chuc̣ nă m trước chẳng cần rào dậu”. Có lẽ giờ đây, tất cả chỉ còn là những kí ức khi dần dần không gian cho những sinh hoạt làng xã đều bị thay thế bởi những khu công nghiệp, khu du lịch để phục vụ cho mục đích kinh tế. Con người thay đổi, mang những nhu cầu mới mẻ và vô tình đang phá vỡ đi những gì thuộc về không gian tự nhiên vốn có. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 6

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22