Vai trò của biển đối với con người
Biển và đại dương chiếm 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km^3
Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạn g được chia ra thành các loại: Nguồn lợi khoáng chất và hoá chất chứa trong khối nước và đáy biển; nguồn lợi nhiên liệu hóa thạch, chủ yếu là nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, dầu và khí tự nhiên, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. Vùng thềm lục địa và mặt biển là đường giao thông thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển tham quan, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí, nguồn lợi sinh vật biển.
Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt nhóm thực vật, động vật và vi sinh vật. Hai nhóm đầu có tới 200.000 loài. Sản lượng sinh học của đại dương và biển như sau: thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn, các loài động vật tự bơi (cá, mực, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ cấp của biển khoảng 50 – 250g/m^2/năm. Sản lượng khai thác thuỷ sản từ đại dương và biển toàn thế giới gia tăng, ví dụ năm 1960: 22 triệu tấn; 1970: 40 triệu tấn; 1980: 65 triệu tấn; 1990: 80 triệu tấn. Theo đánh giá của FAO, lượng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn.
đại dương và biển là kho chứa hoá chất vô tận. Tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km^3, trong đó có iốt, muối ăn và 60 nguyên tố hoá học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe, Mn, các loại muối và quặng sa khoáng. Năng lượng sạch từ đại dương và biển hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người.
Biển Đông của Việt Nam có diện tích hơn - triệu km^2, với độ sâu trung bình 1.140m, nơi sâu nhất 5,416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía Đông của biển. Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích. Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (rong biển, thuỷ sản). Riêng trữ lượng hải sản ở phần Biển Đông thuộc Việt Nam cho phép khai thác với mức trên 1,2 – 1,4 triệu tấn/năm.
(Theo 200 câu hỏi đáp về môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường)