Vận dụng đặc trưng thi pháp học về không gian nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư để dạy học Đọc - hiểu tản văn Nguyễn Ngọc Tư trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Nhận thấy được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cũng như những đóng góp của tản văn Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, các tác giả của nhiều bộ sách đã lựa chọn các tác phẩm của chị để đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Trong bối cảnh người viết sách được tự do chọn lựa tác phẩm (trừ các tác phẩm bắt buộc đã được quy định trong chương trình tổng thể), truyện của Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện trong tất cả các bộ sách ngay từ chương trình khối Trung học cơ sở. Đọc hiểu thể loại tản văn là một trong những yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 7. Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 05/2023), có đến 2/3 bộ sách đều lựa chọn tản văn của Nguyễn Ngọc Tư làm ngữ liệu giảng dạy cho học sinh, cho thấy vị thế và tầm quan trọng của các tản văn này đối với nền văn học nước nhà. Đó là hai tản văn: “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo). Xác định mục tiêu Trên cơ sở và yêu cầu dạy học phát triển năng lực, khi thiết kế dạy học Đọc hiểu một tác phẩm văn học nói chung và tản văn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng, giáo viên cần xác định mục tiêu dạy học, cụ thể người học sẽ phát triển được những năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn nào. GV khi thiết kế bài dạy cần chủ độ ng xác đinh đưa các năng lực này vào phần muc̣ tiêu bài hoc̣ và trình bày cụ thể các năng lực được thể hiện qua các hành vi như thế nào. Đặc biệt, khi thiết kế các tiết dạy học đoc̣ hiểu văn bản, GV cần dựa vào cơ sở vă n bản đoc̣ hiểu đó phù hơp̣ với việc phát triển loại năng lực nào, nhiều hay ít hoặc GV chủ đinh đưa nhóm năng lực nào vào tiết daỵ Về năng lực chung, HS cần bồi dưỡng để phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Với hai văn bản “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo) của chương trình Trung học cơ sở, những biểu hiện cụ thể của các năng lực chung có thể kể đến như: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ đôṇ g, tích cưc̣ chuẩn bi ̣và soaṇ bài theo yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên; Nhâṇ biết tình cảm, cảm xúc của bản thân thông qua viêc̣ cảm nhâṇ và phân tích tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện qua tác phẩm; Nhâṇ ra và điều chỉnh đươc̣ những sai sót haṇ chế của bản thân khi đươc̣ giáo viên và baṇ bè góp ý, chủ đông tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác trong quá trình học tập; Vâṇ dung môṭ cách linh hoaṭ những bài hoc, kinh nghiêṃ đươc̣ rút ra từ các tác phẩm tản văn của Nguyễn Ngọc Tư (bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống, tránh mai một trong thời hiện đại,…) để giải quyết các tình huống có trong đời sống;… Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ học tập; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm; Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung;… Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến Nguyễn Ngọc Tư và đặc điểm tản văn Nguyễn Ngọc Tư; Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc;… Về các năng lực đặc thù, HS cần bồi dưỡng để phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. GV cần nghiên cứu yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn THCS tương ứng với lớp 7 để xác định các yêu cầu năng lực đặc thù phù hợp. Với dạy học đọc hiểu thể loại tản văn dựa trên đặc trưng thi pháp học về không gian nghệ thuật với hai văn bản “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo), GV cần bồi dưỡng và phát triển năng lực đặc thù của HS như sau: Năng lực ngôn ngữ: HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản (lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh, nhân hoá,...) khi tái hiện không gian mảnh đất Nam Bộ đầy nắng và gió; Biết so sánh không gian nghệ thuật trong vă n bản này vớ i không gian nghệ thuật trong văn bản khác; Liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân, từ đó có những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần; Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc của bản thân về không gian nghệ thuật trong tác phẩm; Có thái độ tự tin và sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hơp̣ khi trình bày;… Năng lực văn học: Cảm nhận được những đặc trưng về không gian nghệ thuật được xây dựng trong các tác phẩm tản văn thể hiện qua hai văn bản (không gian đời tư, không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt và không gian đặt trong nguy cơ đổi thay); Phân tích đươc̣ tác dung của một số yếu tố tạo nên không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư; Trình bày đươc̣ cảm nhận, suy nghĩ về và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu taọ ra đươc̣ Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 1
Không gian đặt trong nguy cơ đổi thay Mặc dù luôn thể hiện chất nhân văn trong việc miêu tả không gian văn hoá của những người dân Nam Bộ , Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngần ngại khi đề cập đến bối cảnh của những sự đổi thay đang diễn ra như một mạch ngầm dần dần xâm lấn đời sống con người hiện nay. Con người Nam Bộ bị ̣đặt trong trong trạng thái thụ động, đối diện với hoàn cảnh khó khăn, thậm chí đương đầu trước những sóng gió cuộc đời, để rồi có những phút giây yếu lòng, sa ngã. Người đọc thấy rất rõ điều này trong tản văn “Bên cuộc nổi trôi” khi con người bị đặt trong sự lựa chọn giữa việc bỏ đi không gian thuộc về văn hoá truyền thống để tiến đến những thứ hiện đại phục vụ cho lợi ích kinh tế. Hàng ngày, cả gia đình được chứng kiến cảnh tượng những ngô i nhà cũ giữa trung tâ m thành phố khiến con người ta phải trầm trồ vì baṭ ngàn xa hoa. Đó là những thứ khiến bất kì ai khi nhìn vào cũng thấy lòng mình rung động và bỗng chốc thổi bùng lên những ngọn lửa dục vọng ngùn ngụt trong lòng. Ở khu phố Tây vẫn còn vài sót lại vài căn nhà cũ kĩ, khác biệt hoàn toàn với một thế giới xa vời, xuống cấp đến mức tường bạc màu, lở vách, vô nhiễm với mùi đô-la của du khách, ấy vậy mà chỉ vài mét vuông vỉa hè cũng đủ cho cuộc kiếm tiền. Ông cụ cũng thừa hiểu nếu bán căn nhà đi sẽ kiếm được bạc tỉ, còn không thì hoàn toàn có thể cho thuê rồi cả nhà sẽ dời tới một chỗ rộng rãi, tiện nghi mà tiền thì rủng rỉnh. Nhưng cuối cùng, ông cùng con cháu mình đã quyết định kháng cự lại những lời gọi mời để giữ lại truyền thống của gia đình. Với tản văn “Đến hồi tan vỡ”, Nguyễn Ngọc Tư đã gửi gắm một phát ngôn của bản thânvề thời thế lúc bấy giờ qua tác phẩm: “Nghe thì cao siêu, nhưng cá ch con ngườ i đá nh mất nhiều thứ nho nhỏ, tương không đáng kể, một ngày nà o đó bỗng trở thà nh những khoảng trống.”. Nguyễn Ngọc Tư mượn hình ảnh không gian trong một bữa ăn của những đứa trẻ với món cá trèn dân dã, rồi tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để tụi nhỏ cũng có thể cảm nhận đươc̣ cái hương vị của giẻ thiṭ mát mềm của thứ cá đó tan trong đầu lưỡi? Chỉ một không gian sinh hoạt giản dị như vậy nhưng đã tái hiện được sự đổi thay của cuộc sống hiện đại đã len lỏi vào cả những khoảng trống nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày của con người. Trong tản văn “Thừa ra con người”, ngay từ tên nhan đề tản văn đã gợi nhắc đến sự thừa thãi của con người. Vì sao vậy? Là vì những không gian sinh hoạt văn hoá cùng tạo nên những món ăn truyền thống của con người đã dần bị thay thế bởi không gian của máy móc kĩ thuật hiện đại. Đó là một xưởng làm bánh pía với nhiều cô ng nhâ n lành nghề người Khmer mà dần dần bị đổi thay bởi lò nướng, cô ng nghệ làm bánh bán tựđộ ng. Đám thanh niên cũng lần lượt rời bỏ quê hương, rời bỏ những ngành nghề truyền thống để tới làm việc ở những khu cô ng nghiệp trong ca ngày ca tối. Nhưng đến cả chúng cũng tự ý thức được sớm muộn gì bản thân cũng sẽ bi ̣thay thế bằng những thứ máy móc tự động thôi. Cả những không gian sinh hoạt văn hoá của dần bị mai một, lãng quên. Trong tản văn “Đợi xa xôi”, Nguyễn Ngọc Tư đề cập đến hình ảnh của một khu chợ khuất sau mấy vaṭ rừng, chỉ cách khu du lịch một vài cây số. Chợ vốn là nơi đông đúc, tụ họp của người dân, ấy vậy mà giờ cũng chẳng ai buồn dọn dẹp vì khách đâu ngó tới. “Những kỷ niệm bạn có với cái chợ nhỏ này là những đêm buồn tẻ, mà tiếng gà đập cánh, giọng ươìi của đứa trẻ cũng bi ̣ sông nước làm cho bớt giòn”. Đến với tản văn “Đảo mùa đông”, Nguyễn Ngọc Tư bày tỏ sự thất vọng về một không gian đổi thay hoàn toàn khi “hễ chỗ nào hơI đep̣ là đám đông xúm vào nhớn nhác” để tạo nên những chốn du lịch. Chị bày tỏ khát khao giữ lại những gì ban sơ, hoang dã và tự nhiên nhất ở mảnh đất này với “những ngôi nhà đất Mũi từng thả phè cửa, xóm Cheṭ của ngoại bạn họ buộc xuồng dưới bến qua đêm, nhớ làng mạc chừng chuc̣ nă m trước chẳng cần rào dậu”. Có lẽ giờ đây, tất cả chỉ còn là những kí ức khi dần dần không gian cho những sinh hoạt làng xã đều bị thay thế bởi những khu công nghiệp, khu du lịch để phục vụ cho mục đích kinh tế. Con người thay đổi, mang những nhu cầu mới mẻ và vô tình đang phá vỡ đi những gì thuộc về không gian tự nhiên vốn có. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 6
Không gian thiên nhiên Nam Bộ Không gian thiên nhiên vùng đất Nam bộ từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thế hệ nhà văn, nhà thơ như Phan Khôi, Lư Khê, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Đoàn Giỏi,… Nói như vậy để thấy được rằng thiên nhiên Nam Bộ trở thành “mảnh đất màu mỡ” hấp dẫn, làm nên chất liệu sáng tác trong các tác phẩm văn học. Đến với Nguyễn Ngọc Tư, chị vốn là một người con của mảnh đất đầy nắng và gió này, chính vì vậy mà chị được đắm chìm trong thiên nhiên và chứng kiến tất cả nền văn minh thôn dã nơi đây. Trong những sáng tác tản văn của mình, chị gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi hình ảnh những cánh đồng bát ngát, mênh mông, những ngả đường được bao bọc giữa cây trái của các thôn xóm, hệ thống kênh rạch chằng chịt,… Có thể đúc kết ra được thiên nhiên trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư là thiên nhiên với những vẻ đẹp vừa dân dã, mộc mạc, đặc trung cho mảnh đất nhiệt đới Nam Bộ nhưng cũng vừa độc đáo, có phần tráng lệ. Đó là thiên nhiên có phần “hung hãn”, “dữ tợn” với những cơn mưa bão xối xả, những đợt nắng gay gắt đến cháy da cháy thịt, những thác nước hung bạo đổ ào ào xuống lòng sâu không khác gì một cơn cuồng nộ của tự nhiên. Người đọc không thể quên được hình ảnh một cơn mưa bão trên đảo Phú Quốc khiến con người ta kẹt cứng giữa cuồng phong, reo rắc vào lòng người nỗi kinh sợ, lụi tàn dần hi vọng. “Nước tiếp nước đổ ào xuống đảo. Lì lợm, dẳng dai.” (Mưa mai là mưa khác). Dường như cơn mưa không có điểm dừng, nước cứ thế tuôn xối xả và xoáy vào lòng người, cười cợt vào tâm trí cả đám người ngây thơ vì nghĩ rằng hôm nay sẽ có thể rời khỏi chốn này. Hi vọng yếu ớt của con người dần phụt tắt đi theo màu trời tối sầm khi liên tiếp lại thêm cơn áp thấp nữa theo đuổi cơn bão vừa tan. Một cảnh tượng hung bạo, mờ mịt với màn nước giăng kín như một mối đe doạ cả đến tính mạng con người. Không chỉ có sự hung bạo, không gian thiên nhiên trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư có đôi phần “kì dị”. Sự kì dị ấy được tạo nên một phần chính nhờ ngôn ngữ độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư. Chị coi thiên nhiên thật sự như một sinh thể sống động, có những cảm xúc, suy nghĩ như con người. Cái nắng trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phải là cái nắng sinh động như sau: “Nắng vẫn xéo xắt, chưa chịu nguội. Tôi quay lại đúng cái chân núi mà vài tiếng đồng hồ trước mình đứng ngán ngẩm vì nắng và hồ Xanh cạn đáy.” Cái kì dị của thiên nhiên còn thể hiện ở những thứ kì quái, những thứ thần dược từ muôn loại có cây mốc meo. Không gian được tô điểm bởi những quán xá đu trên vách đá, những đền đài miếu mạo, cây cối hoang dại mọc um tùm không theo trật tự,… Tất cả tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ nhưng cũng có phần kì bí, khơi gợi trí tò mò của người đọc. Hoang sơ, kì bí, thần tiên diệu kì là vậy nhưng Nguyễn Ngọc Tư cũng rất thành thực khi miêu tả sự thay đổi trong cảnh thiên nhiên núi non. Dần dần, thiên nhiên cũng trở nên khác biệt, phá tan sự kì vĩ vốn có mà thay thế cho những thứ tầm thường khác để phục vụ nhu cầu căn bản của con người. Người đọc thấy rất rõ điều này trong “Đến hồi tan vỡ”. Trong tác phẩm tản văn này, Nguyễn Ngọc Tư đã đau xót mà phải thốt lên rằng: “Người ta bắt đầu dần quen vớ i mộ t thiê n nhiê n gầy mòn, cạn kiệt; Giờ nhắm mắt cũng nhìn thấy rõ sản vật tự nhiên của rừ ng ruộ ng sắp cạn kiệt, gầy còm.”. Đau đớn thay, ta phải chứng kiến một sự đổi thay của thiên nhiên và muôn loài sinh vật trong chốn thiên nhiên ấy, để rồi giữa vùng rừng, vùng biển cũng không còn sẵn cá, tôm để đãi người. Muôn loài sinh vật bị nuôi nhốt chậ t chội, lớn bằng thức ăn nhân tạo để phục vụ lợi ích con người. Thậm chỉ đến tuị con nít cũng phát hiện ra sự thay đổi của thiên nhiên, của tôm cá trong bữa ăn hàng ngày để rồi chúng cứ thế nối cái nguýt dài theo luô n. Giờ đây, nếu lỡ thèm cái hương vi ̣tôm cá hoang dã thì phải chờ đợi đến quãng từ đầu Chap̣ tới cuối tháng Ba mà cũng không có để mua vì chúng ngày càng đắt đỏ. Nguyễn Ngọc Tư đã đau xót mà nhìn vào sự thật ấy để thấy được rằng chính con người đã và đang tác động, huỷ hoại đến thiên nhiên hoang sơ vốn có của vùng đất Nam Bộ này. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 5
Nội dung Biểu hiện của không gian nghệ thuật trong tản văn văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 Nếu ở thời kì trước đó, cảm hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn được đề cao, tôn vinh trong các tác phẩm văn học với những vấn đề to lớn, mang tính tập thể, đậm chất anh hùng ca thì đến giai đoạn này, văn học nói chung và tản văn nói riêng dần được thay thế bằng cảm hứng đời tư, thế sự. Cảm hứng thay đổi dẫn đến những không gian nghệ thuật trong văn học cũng thay đổi, thiên về tái hiện những không gian đời thường, cá nhân của con người. Lí giải cho sự đổi thay về không gian nghệ thuật này là do chiến tranh đã đi qua. Vì vậy, đây là cơ hội để văn học dần trở lại với bản chất thực thụ. Tản văn là mảnh đất màu mỡ để những nhà văn khai thác, bộc bạch những trải nghiệm và cá tính của bản thân. Không gian trong tản văn trở thành nơi để con người phô bày tất cả những cái sần sùi, thô ráp đời thường, thế tục với nhiều những đổi thay thời đại, tiếp cận các vấn đề đạo đức thế sự. Con người đối diện với thực tại cuộc sống muôn hình vạn trạng, được đặt trong các mối quan hệ: giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người công dân, con người xã hội và con người tự nhiên, từ đó mà luôn soi chiếu, đưa ra những suy ngẫm, trăn trở về cuộc đời. Các tác giả tản văn còn trực tiếp bày tỏ thái độ trước những thay đổi của cuộc đời khi con người ta dần đánh mất bản thân, những sụp đổ về tư cách đạo đức, những can thiệp thô bạo của con người đến thiên nhiên. Vì vậy, trên bề mặt những trang sách là không gian hiện thực nhưng ẩn chứa sau câu chữ là tất cả sự nhức nhối, đau đớn, xót xa. Ngoài ra, tản văn là thể loại phù hợp với nhịp sống nhanh, sôi động, hối hả của cuộc sống vào thời điểm bấy giờ, dễ dàng tái hiện nhiều mặt đời sống. Hiếm có thể loại văn học nào có khả năng bám sát đời sống và có hiệu ứng cộng cảm cao như thể loại tản văn. Các không gian chủ yếu được tái hiện trong các tác phẩm tản văn giai đoạn này rất phong phú, đa dạng, có thể kể đến như: vẻ đẹp thiên nhiên, phong cảnh, phong vị quê hương; những nét đẹp truyền thống trong phong tục tập quán, văn hóa dân tộc;… qua đó các tác giả thể hiện cảm quan về xã hội. Có thể kể đến một số những tác giả nổi bật đã để lại những tản văn có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong thời kì này như: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyên Ngọc, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Mai Văn Tạo, Y Phương, Băng Sơn, Tạ Duy Anh, Đỗ Phấn, Lý Lan, Nguyễn Khắc Phê, Đỗ Chu,… Những sáng tác của họ thực sự đã làm nên sự đa diện của tản văn cũng như sự đa diện của hiện thực đời sống. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 3
Tóm tắt: Bài viết bàn luận về những biểu hiện không gian nghệ thuật trong tản văn văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 nói chung và đặc điểm không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng. Đó là không gian để những nhà văn khai thác, bộc bạch những trải nghiệm, cá tính của bản thân, phô bày tất cả những đổi thay thời đại. Từ việc nghiên cứu về những đặc điểm không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư, vận dụng vào thiết kế bài dạy dạy học đọc hiểu các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với hai tác phẩm “Trở gió” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và “Mùa phơi sân trước” (Ngữ văn 7 – Bộ sách Chân trời sáng tạo). Từ khoá: tản văn, Nguyễn Ngọc Tư, thế sự, đời tư, thiên nhiên Nam Bộ, Trở gió, Mùa phơi sân trước. Mở đầu Nguyễn Ngọc Tư là một nữ nhà văn mộc mạc, bình dị sinh ra từ mảnh đất thôn quê Nam Bộ đầy nắng và gió. Các sáng tác của chị đã lôi cuốn biết bao nhiêu thế hệ độc giả qua lối kể chuyện dung dị, dân dã, đậm màu sắc phương Nam. Trong đó, không gian nghệ thuật trong tản văn của Nguyễn Ngọc Tư một mặt thể hiện chất đời thường, miền quê dân dã qua những trang viết thấm đẫm tình cảm của những con người Nam Bộ chân chất, hồn hậu, mặt khác thể hiện những suy tư, trăn trở của chị về sự đổi thay của mảnh đất máu thịt này. Nếu như trước đây, Nguyễn Ngọc Tư có hơi chút “bảo thủ” khi chỉ khai thác cảnh vật, thiên nhiên quê hương mình với cái lí do “cái cảm giác mình chỉ chạm tới lớp áo ngoài của miền đất này khiến tôi nghĩ mình sẽ ở lại lâu hơn” thì càng ở những tác phẩm về sau, không gian nghệ thuật tạo cảm hứng cho nhà văn dường như đã rộng và xa hơn, thậm chí có chút “thành thị”. Thời đại mà chị đang sinh sống thật hiện đại nhưng lại gấp gáp và xô bồ, khiến nhiều lúc tưởng chừng trở nên ngột ngạt, mờ ảo, mịt mù, bó hẹp. Tất cả gói gọn trong một chữ “buồn”, nỗi buồn ấy phảng phất trong không gian như một dấu hiệu để mở ra những suy tư về con người, cuộc đời và về kiếp nhân sinh. Chính vì những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tản văn Nguyễn Ngọc Tư đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở nhiều bộ sách. Trong đó, nhất thiết phải tìm hiểu về không gian nghệ thuật trong các tác phẩm này để thấy được những đặc sắc trong không gian nghệ thuật trong tản văn văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 và giá trị của tản văn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Ngọc Tư phần 2
Cô Hà Huyền, một giáo viên văn nổi tiếng với phong cách giảng dạy hấp dẫn và đầy sáng tạo, luôn tạo điều kiện để học sinh phát huy tối đa sự sáng tạo và niềm đam mê học tập. Lớp học của cô không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là môi trường nuôi dưỡng tinh thần chủ động và khả năng tư duy logic của học sinh thông qua việc áp dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng. Cô thường kết hợp thảo luận nhóm, hoạt động nhóm và các dự án cá nhân, giúp học sinh không chỉ hiểu sâu về văn học mà còn rèn luyện kỹ năng phân tích, biểu đạt ý kiến một cách rõ ràng. Sự quan tâm và nhiệt huyết trong giảng dạy của cô thể hiện qua việc cô khuyến khích học sinh tự do bày tỏ quan điểm và cùng nhau khám phá những khía cạnh mới mẻ trong từng tác phẩm. Cô Hà Huyền không chỉ chú trọng vào kiến thức lý thuyết mà còn giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, kỹ năng giao tiếp thông qua việc khuyến khích đọc sách và tìm hiểu từ thực tế cuộc sống. Mỗi tiết học của cô trở thành một hành trình khám phá đầy cảm hứng, nơi học sinh được tự do phát triển tư duy và kỹ năng cá nhân. Nhờ vào sự sáng tạo trong cách giảng dạy và sự tận tâm của mình, cô đã xây dựng được một lớp học văn đầy sôi động, nơi học sinh tham gia tích cực và luôn hào hứng đến lớp. Các buổi thảo luận về tác phẩm văn học mà cô tổ chức không chỉ mở rộng hiểu biết mà còn khơi gợi khả năng phân tích và tranh luận, giúp các em tự tin hơn trong việc thể hiện ý kiến và góc nhìn cá nhân. Hơn nữa, cô luôn khuyến khích học sinh đọc sách nhiều hơn, từ đó nuôi dưỡng tình yêu văn học và mở ra cánh cửa tri thức mới mẻ. Tóm lại, dưới sự dẫn dắt của cô Hà Huyền, lớp học văn không chỉ là nơi học sinh tiếp thu kiến thức mà còn là môi trường tràn đầy cảm hứng sáng tạo. Sự nhiệt huyết và phương pháp giảng dạy tương tác của cô đã biến mỗi giờ học thành một không gian đầy năng lượng, nơi học sinh không chỉ yêu thích môn văn mà còn phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Câu chuyện được mở đầu bằng một bữa ăn như thế và được tiếp tục bằng những hồi tưởng của tác giả, những suy nghĩ của nhân vật “tôi”, thời gian hiện tại – quá khứ được đan xen, không có bắt đầu cũng không có kểt thúc trong toàn bộ tác phẩm. Trong tác phẩm, nhân vật “tôi” được sinh ra trong một gia đình tướng Cộng hòa, mẹ là một bà mẹ Việt Nam mẫu mực, một anh ba là sĩ quan quân đội và một người anh tư thiên tài có trí tuệ uyên bác, nhưng lại bị tình yêu hủy hoại. Dọc theo dòng suy nghĩ là những sự kiện xảy ra trong gia đình nhân vật tôi cùng với những sự kiện lịch sử lúc bây giờ. Dường như những cảnh, sự kiện được tác giả kể chỉ là cái cớ cho những suy nghĩ, lí giải cho tâm trạng nhân vật “tôi” hoặc là những nhân vật khác. Chính vì vậy, thời gian của những sự kiện ấy không được sắp xếp theo một trình tự tuyến tính nào mà lại mang tính chủ quan. Các mốc thời gian cùng các sự kiện được sắp xếp theo dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi”. Tác giả kể câu chuyện về cuộc gặp gỡ Bùi Giáng – một thi sĩ có chút gì đó “điên”. “Tôi” gặp nhân vật ông già ăn mày gần đại học Vạn Hạnh, ông ta đang bị đám đông bao quanh đánh, chửi bới vì đã xé rách một mảnh vải và bóp vào ngực cô bán vải. Có lẽ ông già ăn mày ấy là Bùi Giáng. Câu chuyện được nhân vật “tôi” kể có thật không? Điều đó có lẽ chỉ nhân vật “tôi” mới có thể trả lời. Tác giả viết về Bùi Giáng nhưng dường như lại không phải là Bùi Giáng. Chiến tranh đi qua khiến con người ta đau đớn, bức con người ta đến “điên”. Chiến tranh luôn là kẻ thù của nhân loại. Chiến tranh được phản chiếu vào nghệ thuật nhưng nó vẫn giữ y nguyên sự đáng sợ của nó. Tác giả kể về vụ thảm sát năm 1937 do Hitle thực hiện. Vụ thảm sát ấy đã được Picasso đưa vào tác phẩm Guernica. Bức tranh sử dụng màu đen, trắng, xám để tái hiện khung cảnh chiến tranh, trong bức tranh ấy là một con người, một con bò, ngọn lửa đang gào thét... Bức tranh đã có ảnh hưởng vô cùng lớn ở Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Và đến năm 1974 nghệ sĩ Tony Shafraxi đã dùng sơn xịt lên bức tranh dòng chữ “Hãy giết chết bọn dối trá” để phản đối chính quyền Nixon đã tha bổng cho William Calley trong vụ thảm sát Mĩ Lai. Những con người có thật trong lịch sử, những con người yêu chuộng hòa bình vẫn luôn tìm cách phản đối chiến tranh. Câu chuyện vẫn tiếp tục với dòng suy nghĩ miên man của nhân vật “tôi”. Anh ta nghĩ về anh bạn tên Khanh, cô gái Samartha xinh đẹp cùng người tình Joe đã chết của cô ta, nghĩ về cuộc sống không lí tưởng, không hoài bão, cuộc sống mải tìm niềm vui trong những cuộc ăn chơi, những ham muốn thể xác của mình,… Trong khi đó những cuộc biểu tình vẫn dâng cao, những cái chết của những những người trẻ như Trân Văn Ơn trong phong trào sinh viên khiến cuốc biểu tình càng mạnh mẽ. Nhân vật “tôi” kể một câu chuyện gặp Trịnh Công Sơn tại nhà của ông: “Giờ ông đang ngồi trước mặt tôi, trầm ngâm và tư lự”. Những sự kiện như hòa vào với nhau, không theo một trật tự nào. Dòng thời gian của các sự kiện như những lát cắt có độ dài ngắn khác nhau, đan xen vào nhau. Trong dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi”, thời gian hiện thực với mộng ảo, hiện tại với quá khứ hòa quyện với nhau không phân biệt được. Kết luận Trong tiểu thuyết này, ta thấy tác giả dựa trên lịch sử, trên những gì đã có thật để xây dựng một không gian, thời gian nghệ thuật, từ đó thể hiện cái nhìn của bản thân, khắc họa nội tâm nhân vật chính “tôi”. Qua không gian, thời gian nghệ thuật ấy, tác giả tập trung vào khắc họa góc khuất của chiến tranh, những suy tư của con người trong cuộc. Mạch văn của toàn tác phẩm không theo một trật tự không gian, thời gian cố định nào mà đi theo dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi”, quá khứ - hiện tại, lịch sử - cuộc sống, sự thật - hư cấu đan xen nhau suốt toàn tác phẩm. Tác phẩm dựa trên lịch sử, lấy lịch sử làm nền tảng để xây dựng nên câu chuyện riêng. Qua đó, đọc giả thấy được được sự sáng tạo độc đáo, mới lạ của tác giả. Sở dĩ tác phẩm “Mộ phần tuổi trẻ” hấp dẫn chính là vì tác giả đã có con mắt tinh đời, biết cách nhìn lịch sử để chắt lọc tài liệu, sự kiện, nhân vật, cộng với bút lực có lửa, có hồn khi xây dựng một không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật đặc sắc là bối cảnh cho nhân vật thể hiện suy nghĩ, hành động. Huỳnh Trọng Khang đã đưa đến cho chúng ta một tác phẩm vừa mang hơi thở lịch sử lại vừa hấp dẫn lôi cuốn bởi những trang văn với sự đan xen giữ cung bậc cảm xúc của tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước và cả tình yêu giữa những mảnh đời đầy đau khổ, bất hạnh trong thời kỳ đất nước phân chia. “Giữa những cuộc chiến là tình yêu,” hay cũng có thể là hận thù, như nhân vật “tôi” đã tự luận giải, nhưng nhìn kỹ hơn, chẳng ý nghĩa nào tồn tại được giữa chiến tranh, như ấn tượng về những mảnh rời rạc trong Mộ phần tuổi trẻ để lại cho người đọc. Tóm lại, việc phân tích tìm hiểu về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến nội tâm, tinh thần, tâm lí của nhân vật để hiểu hơn về nhân vật và qua đó thấy được sự độc đáo, sáng tạo của tác phẩm. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 1
Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ Khái quát về thời gian nghệ thuật Song hành cùng với không gian nghệ thuật chính là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật cũng là một yếu tố quan trọng để góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật, là một hình tượng nghệ thuật, là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Đó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ để thể hiện quan niệm về thế giới. Thời gian nghệ thuật là thời gian mà người đọc có thể cảm nhận được, trải nghiệm được ở trong tác phẩm với độ dài ngắn khác nhau, với tốc độ nhanh chậm khác nhau, với chiều dài hiện tại, quá khứ, tương lai khác nhau. Thời gian nghệ thuật mang tính hữu hạn (đặt trong sự đối sánh với thời gian vật chất trong cuộc sống). Nó xác định rõ ràng, mở đầu, kết thúc (là thời gian trần thuật). Thời gian nghệ thuật là thời gian mang tính chủ quan, phụ thuộc cảm nhận tâm lí, trạng thái, cảm xúc, tình cảm của con người. Thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời, con người. Việc tìm hiểu thời gian nghệ thuật là một trong những cách thức hữu hiệu nhất để đi vào khám phá giá trị tác phẩm bởi văn học là nghệ thuật thời gian. Tìm hiểu thời gian nghệ thật còn giúp ta nhìn thấy nhịp điệu cuộc sống mà nhà văn miêu tả. Không chỉ vậy mà nhờ tìm hiểu thời gian nghệ thuật, đọc giả còn hiểu được tâm trạng con người, tâm lí nhân vật. Thời gian tâm lí, đồng hiện trong tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ Như đã nói ở trên, tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ lấy bối cảnh Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ XX, khi đất nước đang bị phân chia 2 miền Nam, Bắc và chế độ Cộng hòa đang thống trị Miền Nam. Trong tác phẩm, do cách viết dòng ý thức, các tuyến thời gian chia cắt nhau như những đại lộ chằng chịt mà người đọc cảm thấy mình lạc lối trong chính câu chuyện, nỗi hoang mang của các nhân vật. Cảm thấy như mình bị ngập ngụa trong khói thuốc, men rượu để phiêu du cùng những suy tưởng bất tận của chàng thanh niên trẻ xưng “ tôi” cũng chính là người trần thuật – chứng nhân lịch sử. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 6
Không gian gia đình Tác giả còn khắc họa nên không gian trong gia đình nhân vật “tôi”. Nhờ đó, độc giả thấy được bi kịch thời đại đã bao chùm lên bi kịch gia đình, cá nhân. Trong gia đình “tôi”, bố “tôi” là một viên tướng Cộng hòa, chắc hẳn gia đình ấy được bảo vệ cẩn thận, nằm ngoài tầm ngắm của chiến tranh. Nhưng không chiến tranh đã tàn phá tất cả và đây lại là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô lí. Anh Ba tham gia chiến tranh như sự trốn chạy nghiệt ngã trước cái bất lực của sự phản bội, và để chứng minh sự nam tính của mình là sắt thép nhưng cuối cùng anh đã chết khi trong chiến tranh. Còn anh Tư vốn là người thông minh hoc giỏi, được hiều người quý mến, nhưng chỉ sau tình một đêm với Janis đã biến anh trở thành một con người hoàn toàn khác. “Tình yêu đã cướp đi nửa mạng sống của anh, còn nửa mạng còn lại anh đem nó cho chiến tranh… Anh không có lí tưởng cũng chẳng tham lam, anh bước vào cuộc chiến chỉ để chạy trốn cuộc đời, chạy trốn tình yêu… Anh trở về, một sự trở về còn nghiệt ngã hơn cả cái chết”, anh hóa điên dại và kết thúc cuộc đời mình trong căn phòng tăm tối, đóng kín cửa của mình. Thân thể anh mục giũa và thối nát hòa cùng mùi thức ăn hôi tanh, những con mối mọt gặm nhấm thân thể anh. Cái chết đầy đau đớn. Còn ai đau khổ và xót xa hơn người mẹ của họ, một người đàn bà phải chứng kiến hai đứa con trai của mình chết, cái chết do chiến tranh ban tặng. Nếu ở đầu tác phẩm nhân vật tôi nói “trước mặt tôi là chiến tranh, sau lưng tôi là chiến tranh, giữa chiến tranh là tình yêu”. Nhưng đến cuối tác phẩm giữa chiến tranh không còn tình yêu nữa mà thay vào đó là sự hận thù. Một mối tình ngang trái giữa con trai của ngài tướng quân Cộng hòa với My - người con gái biệt động, dũng cảm kiên cường. Hai con người thuộc hai giới tuyến khác nhau, họ yêu nhau nhưng chẳng thể đến được với nhau. “Nếu mãi mãi là xa cách Mãi mãi là ly biệt Đất nước Bắc – Nam hai bờ đoạn tuyệt … Phải chi đừng chia ly Không sông Gianh, Bến Hải Không kẻ ở người đi” Có lẽ họ sẽ yêu nhau và hạnh phúc nếu không có cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy. Khắc họa bối cảnh không gian thời chiến ấy cho ta thấy chiến tranh không mang lại cho ta những điều tốt đẹp, trái lại chỉ là sự chết chóc và hận thù. Nhân vật “tôi” một sinh viên ban Triết, sống bên lề của lịch sử, tưởng chừng chiến tranh sẽ chẳng thể làm anh ta tổn thương nhưng điều chẳng thể ngờ chính nhân vật “tôi” lại là nạn nhân chính của chiến tranh, phải sống trong sự đau đớn dằn vặt, hận thù và yêu thương, anh ta phải chạy trốn trên chính quê hương của mình. Bi kịch thời đại chẳng bỏ xót một ai, nó bao chùm cả nước, con dân vô tội hai bờ Nam – Bắc sống trong cảnh lầm than, chia ly. Qua những không gian được xây dựng, ta thấy được những bi kịch của một thời đại lịch sử được nhuộm bởi màu của máu và nước mắt. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 5
Người đọc có thể thấy được một thể chế chính trị đen tối cùng những âm mưu thủ đoạn chiến tranh bao chùm lên nền trời miền Nam Việt Nam. Vậy xã hội sẽ như thế nào, con người sẽ đi về đâu dưới bầu trời tối kịt ấy? Mở rộng ra, ta còn thấy tác giả đã dựng lên cả không gian rộng – đó là Sài Gòn trong giai đoạn này. Bằng mạch hồi tưởng đứt đoạn của mình tác giả cho chúng ta gặp lại một Sài Gòn trong những thập niên 1960. Ở phương Tây có phong trào tuổi trẻ nổi dậy hướng đến tự do tư tưởng, phong cách năng động cởi mở, cách sống thoáng hơn thật hơn, giải phóng tính dục khác hẳn lối sống Á Đông. Và thế là Sài Gòn đã trở thành “chốn tuyệt vời để hưởng thụ và sa ngã”, “hiện sinh của chủ nghĩa tràn ngập, bọn hippi vong thân”. Một Sài Gòn nông nổi, ngập ngụa trong men rượu, trong những thứ triết lý hư vô để trốn chạy thực tại đầy phũ phàm đầy mất mát. Trong không gian ấy, con người quằn quại, mất phương hướng. Họ cho rằng “Con người có quyền tranh ngôi với thượng đế, là siêu nhân bất diệt. Đám nhân quần sẽ phải phủ phục. Những dân tộc nhỏ mọn chỉ có thể suốt đời làm nô lệ sâu bọ. Cuộc cách mạng nào, không có một cuộc cách mạng nào cả, tất cả sẽ chết, chết hết, cho đến khi có một vị cứu tinh xuất hiện. Tình yêu là tôn giáo duy nhất của chúng ta. Hiện sinh đi, cởi bỏ lớp vỏ trần tục, trần trụi đi, ngập ngụa đi”. Nàng sơn ca Samartha luôn day dứt và dằn vặt với người bạn trai đã chết trận Joey, là nhân vật Khanh lúc nào cũng sẵn sàng tham dự vào một cuộc chiến chỉ để chứng minh mình đang sống, là Amelie không bao giừ thôi thoài nhớ về tình yêu với ngài họa sĩ của nàng. Dường như tất cả các nhân vật đều không phải là những con người hành động, họ luôn ám ảnh trăn trở, day dứt với quá khứ, muốn khao khát làm người cho xứng đáng, muốn được yêu thương hơn nữa là yêu thương người khác. Nhưng dường như tất cả đều vô vọng. Các câu chuyện các số phận cứ lần lượt đen xen nhau dệt thành những đoạn hồi ức miên man, dấp dính những biến động lịch sử. Chiến tranh vẫn đang diễn ra, tiếng súng, tiếng bom hòa chung tiếng người than khóc. Cái chết luôn sẵn sàng chào đón họ. Những con người hiện sinh của chủ nghĩa ngập tràn, sống không lí tưởng, không hoài bão, cũng chẳng đấu tranh. Họ đứng bên lề của lịch sử. Họ chìm đắm trong men rượu chếnh choáng hòa cùng làn khói thuốc mờ ảo hai màu đen trắng. Họ vùi mình vào những cuộc chơi, đám chơi và nhất là tình dục. Trong cái không gian ấy, tác giả đã lột tả lối sống “thoải mái” của bọn hippi: “Vâng, đời là thế! Nào chiến hữu, uống nhé, say nhé, rượu nữa nào, nhạc to lên. Ừ ta bao tất, uống hết đi rồi chết mê li. Những con đĩ ngựa, hãy chổng mông lên nào, kẻo chết mà không kịp hối. Này mấy con ngựa đực đáng thương, những chàng thủy thủ lạc lối sắp đắm tàu, giương buồm lên nào, tuốt vũ khí đi, chúng bây sẽ không giết ai được với cái của ấy cả, bây chỉ có thể làm người ta sướng thôi. Đời thì phải sướng chứ, tại sao phải kiềm hãm sự sung sướng. Nào cùng nhau ta gieo mầm sống ấy, phun nó ra khắp nhâ gian, xưng tụng tên Chúa nào, vì cái nền hòa bình chết tiệc, nào thì Amen”. Hay khi tác giả miêu tả tiếng cười lanh lảnh của Janis – người yêu anh ba “tra tấn những tâm hồn thiếu nữ non tơ, những trái tim gái già khao khát của những người làm công”, hơn thế tiếng cười ấy còn “khiến lũ gà mái sau nhà mắn đẻ hơn”. Và hơn thế là tình một đêm giũa cô gái phương Tây phóng khoảng ấy – người yêu anh Ba với anh Tư. Một mối tình đã hủy hoại hoàn toàn một trí tuệ uyên bác, một con người tài giỏi được tất cả mọi người yêu quý. Tác giả còn tập trung khắc họa mối tình giữa nhân vật “tôi” và Neige, họ yêu nhau bình thản như chẳng hề có chiến tranh. “Tôi” bình thản chải tóc cho Neige trong dinh tổng thống, mặc ngoài cánh cửa sắt của dinh phủ là một cuộc biểu tình đẫm máu, họ bình thản chải tóc cho nhau trong khi “tiếng súng xa xa, những chiếc dùi cui đánh tới tấp vào cơ thể co rút của một thanh niên, máu phun ra từ những cái đầu vỡ”… Họ lờ đi như chẳng có chiến tranh, lép mình bên lề của lịch sử, chỉ biết ăn, chơi, và làm tình. Thật khốn nạn! Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 4
Nội dung Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ Khái quát về không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là một hiện tượng nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan niệm về thế giới. Không gian nghệ thuật tồn tại trong thế giới nghệ thuật, tồn tại cùng các phạm trù nghệ thuật khác (quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, hình tượng tác giả, điểm nhìn)…. Mỗi nhà văn khi sáng tác luôn tự xây dựng một thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới đó tồn tại hai trục: trục không gian và trục thời gian. Trong trục không gian và thời gian đó, con người được tạo nên như thế nào. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, thể hiện quan niệm về mô hình thế giới của nhà văn đó. Không gian vật lí, địa lí ở ngoài chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi thể hiện quan niệm về mô hình thế giới của nhà văn. Không gian nghệ thuật góp phần tạo dựng môi trường tinh thần cho con người hoạt động, con người được bộc lộ bản thân; thể hiện chiều kích tâm hồn của người nghệ sĩ, không gian đa chiều; và còn mang đậm tính dân tộc. Không gian xã hội Trong tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ, tác giả đã dựng lên câu chuyện hấp dẫn về một thời kì biến động của đất nước, viết về thời kì quá vãng của cha ông, một giai đoạn với nhiều biến cố rối ren, quá nhiều sự kiện trong suốt khoảng thời gian từ cuối những năm 1950 đến năm 1989 và tập trung vào năm 1967, trước sự kiện chiến cuộc Mậu Thân năm 1968. Tiểu thuyết xây dựng dựa trên bối cảnh lịch sử thời đại, đất nước hai miền chia cắt, theo hai thể chế chính trị khác nhau. Miền Bắc đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, thống nhất đất nước, còn miền Nam là sự nổi dậy của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Mỹ gọi là Việt cộng). Miền Nam – người anh em ruột thịt của miền Bắc dưới sự thao túng của đế quốc Mỹ đã thành lập thể chế Việt Nam Cộng hòa với Ngô Đình Diệm là tổng thống đầu tiên. Sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát trong cuộc đảo chính do tướng Dương Văn Minh cầm đầu năm 1963, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967 - 1975 với một chính quyền dân sự do người Mỹ hậu thuẫn. Trong tiểu thuyết Mộ phần phần tuổi trẻ Huỳnh Trọng Khang đã hư cấu trong chính cái lịch sử không thể xê dịch, của cái đã rồi, cái người ta đã nhúng vào và không bao giờ có thể làm lại, nhất là chiến tranh. Từ đó cho chúng ta thấy rõ bi kịch thời đại: “Những đất nước bị chia cắt, những dân tộc không có quyền định đoạt số phận của mình. Những dân tộc cô đơn chịu án lưu đày trên mặt đất. Lũ thực khách phàm ăn bội bạc ngồi đây chúng quyết định cắt đôi nó. Ai cho chúng cái quyền làm điều đó, cái quyề n phân tách, chia cắt cả một dân tộc, trao vào tay hai anh em thanh kiếm và xui họ giết hại lẫn nhau”. Huỳnh Trọng Khang đã phản ánh không gian hiện thực bối cảnh xã hội hai miền Nam – Bắc lúc bấy giờ. Mượn bối cảnh không gian ấy, tác giả cất cao nên tiếng nói của chủ nghĩa nhân đạo, lên tiếng tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ bằng câu hỏi tu từ “Ai cho chúng cái quyền làm điều đó, cái quyền phân tách, chia cắt cả một dân tộc, trao vào tay hai anh em thanh kiếm và xui họ giết hại lẫn nhau”. Tội ác kinh tởm nhất của bọn đế quốc là dùng người Việt trị người Việt. Trong mỗi trận đánh, chiến lược của chúng đều thay đổi nhưng có một điều chẳng bao giờ thay đổi là âm mưu “dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Chúng gieo giắc những âm mưu, làm nảy mầm mâu thuẫn dân tộc, anh em một nhà tương tàn lẫn nhau. Và chúng – những kẻ xâm lược chỉ việc đứng sau giật dây, ngư ông đắc lợi. Thử hỏi anh em một nhà giết hại lẫn nhau, một cuộc chiến vô nghĩa liệu có ai là không xót xa? Mở đầu tác phẩm, Huỳnh Trọng Khang đã xây dựng nên không gian một bữa tiệc của những người đứng đầu phe Cộng Hòa. Qua đó, người đọc thấy rõ được bộ mặt thể chế Việt Nam Cộng hòa. Tác giả đã khéo léo xây dựng nên bối cảnh để con trai tướng quân có cơ hội ăn tiệc với ông Diệm, ông Nhu, ông Thiệu và cả các tướng lĩnh để có thể mô tả chân tướng giớ i chóp bu Sài Gòn một thời. Cảnh mở đầu này không phải chỉ đơn giản là một bữa tiệc lớn mà “ngay cả trên bàn tiệc này, người ta cũng đang âm mưu cho một cuộc chiến tranh”. Mỗi miếng ăn đưa vào miệng nhân vật lại như mở ra một phân đoạn quá khứ hay tương lai. Những miếng ông Nhu nhai trệu trạo vì thèm thuốc là dấu hiệu của một nền chính trị sau này bị đục khoét đến mọt rỗng bởi á phiện mà nền văn minh phương Tây giáng xuống cõi Á Đông này. Không có một thứ vũ khí nào lợi hại cho bằng nó, nó mạnh mẽ công phá từ cá nhân đến gia đình, đục khoét các ngân khố đến mức trống rỗng. Hay cái thủ lợn giữa bàn là điềm báo trước cảnh hàn h quyết tổng thống và ông cố vấn ngay giữa thủ đô ngụy quyền yêu dấu của ông… Như vậy, có thể thấy, không gian là yếu tố quan trọng để con người hoạt động, bộc lộ bản thân. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 3
Tóm tắt: Vấn đề nghiên cứu thi pháp học luôn là một vấn đề được quan tâm. Chỉ có tiếp cận tác phẩm từ góc độ thi pháp học mới có thể rút ra được những kết luận về phương diện nghệ thuật của văn học, giúp ta nghiên cứu văn học với tư cách là một bộ môn nghệ thuật. Tiếp cận văn học từ góc nhìn thi pháp học còn giúp ta có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về bản chất của văn học nghệ thuật. Nghiên cứu thi pháp cho thấy nghệ thuật không phải sự mô phỏng, bắt chước mà là sản phẩm sáng tạo, mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Thế giới trong tác phẩm là thế giới nghệ thuật, không đồng nhất với thế giới hiện thực, là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, có điểm tương đồng nhưng không đồng nhất, có không gian, thời gian, con người riêng. Nghiên cứu thi pháp học là đi nghiên cứu về các phạm trù như cốt truyện, kết cấu, thể loại, quan niệm về con người, không gian, thời gian nghệ thuật… trong tác phẩm. Bài viết này sẽ trình bày việc phân tích phạm trù không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ của Huỳnh Trọng Khang để từ đó thấy được mối quan hệ giữa văn chương và sự thật lịch sử, thấy được sự sáng tạo của tác giả. Mở đầu Văn học bắt nguồn từ hiện thực, tái hiện lại hiện thực. Tuy nhiên khi viết văn tác giả không thể chỉ sao chép máy móc hiện thực mà phải từ cái nền tảng ấy sáng tạo nên câu chuyện của riêng mình, dưới con mắt nhìn của mình, tạo nên nét độc đáo của cá nhân. Khi sáng tạo văn học, nhà văn có quyền hư cấu những con người, sự kiện, hoàn cảnh “ngoài sử” để khắc họa thêm chiều sâu của tính cách nhân vật, dựng lên những bức tranh xã hội có dung lượng hiện thực lớn, cuốn hút công chúng. Bức tranh xã hội ấy hay còn chính là một thế giới nghệ thuật mà trong đó nhà văn thỏa sức tung tẩy ngòi bút, thả sức tưởng tượng, làm nổi bật lên những mảnh đời và số phận con người. Thế giới nghệ thuật trước hết được cấu thành bởi không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Bằng những đan xen của hiện thực và quá khứ, giữa tình yêu và chiến tranh, giữa văn chương và sự thật lịch sử, tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ của tác giả Huỳnh Trọng Khang đã thành công xây dựng một thế giới nghệ thuật thú vị đưa đến cho bạn đọc góc nhìn hoàn toàn mới lạ nhưng không kém phần hấp dẫn, lôi cuốn. Viết về một quá vãng biến động, với lối viết già dặn nhuần nhuyễn bằng chính ngòi bút sắc sảo của mình, tác giả đã xây dựng nên không gian nghệ thuật cùng thời gian nghệ thuật đặc sắc dựa trên diễn biến của những sự kiện lịch sử, thời đại xã hội lúc bấy giờ. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Mộ phần tuổi trẻ phần 2
Dấu hiệu thời gian trong bức tranh “Chợ Tết” Dấu hiệu thời gian mà chúng ta có thể nhận diện đầu tiên khi đọc tác phẩm được thể hiện qua nhan đề “Chợ Tết”. Bản thân “Tết” đã là một dấu hiệu thời gian, Tết chính là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là dấu mốc đánh dấu kết thúc một năm và là thời điểm để đón chào một năm mới mang theo nhiều niềm tin và hi vọng. Tết chính là niềm vui, sự gặp gỡ, đoàn tụ của mọi gia đình, sự tấp nập của phiên chợ cũng chính là muốn có những thứ đủ đầy nhất cho năm mới, chính sự lo toan của những ngày giáp Tết đã tạo nên cái không khi hối hả, tấp nập của nhà nhà, người người trong phiên chợ. Dấu hiệu thời gian thứ hai được thể hiện qua các tín hiệu nhận diện thời gian từ sáng tinh sương của thiên nhiên trước khi phiên chợ bắt đầu rồi đến sự tấp nập ồn ào của phiên chợ với các hoạt động mua, bán của con gười từ già tới trẻ, từ các cô yếm thắm đến các em nhỏ “nép đầu bên yếm mẹ” và kết thúc bằng tiếng chuông chùa buổi tối vang xa gọi những người đi chợ trở về sau một ngày chuẩn bị cho Tết. Dấu hiệu thười gian trong tác phẩm còn được thể hiện qua hình ảnh “Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ/Nước thời gian gội tóc trắng phau phau”. Dấu ấn của thời gian được thể hiện qua mái tóc trắng phau của bà cụ, có thể hiểu, thười gian tuyến tính được thể hiện qua mái tóc của bài cụ, bà cụ trong những năm tháng của tuổi trẻ có lẽ cũng giống như những đứa trẻ cũng “lon xon” theo mẹ đi chợ Tết rồi qua thời gian, khi tóc đã “trắng phau phau” bà cụ lúc này đang ngồi bán hàng bên “miếu cổ”, “miếu cổ” được đặt cạnh hình ảnh “bà cụ” càng làm cho dấu ấn thời gian được thể hiện rõ ràng hơn – sự phôi phai theo năm tháng của cả người và vật. “Miếu cổ” và “bà cụ” chính là chứng nhân của thời gian, làm nổi bật thêm cái không gian của phiên chợ xưa. Kết luận Đoàn Văn Cừ đã thành công trong việc khắc họa không gian và thời gian một cách đặc sắc. Bức tranh chợ Tết hiện lên trong khung cảnh nhộn nhịp, cui tươi đi kèm với đó là sự hối hả của dòng người. Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ mang màu sắc đặc trưng riêng của Tết từ màu sắc đến đồ vật dùng để cúng được bày bán trong chợ. Qua phiên chợ ta có thể thấy được màu sắc thời đại, màu sắc của quê hương xứ sở qua một bức tranh rất đỗi thân quyen của ngày Tết những năm tháng cũ. Với Chợ Tết Đoàn Văn Cừ đã xây dựng thành công không gian của phiên chợ quê với sự tấp nập nhộn nhịp những ngày chuẩn bị cho Tết. Đó là nét hồn nhiên và bộn bề nhưng lại đậm chất giản dị của cuộc sống. Với thơ ông ta cảm nhận được con người là trung tâm của mỗi khổ thơ và chính thời gian đã làm cho tác phẩm này thấm đượm một nền tảng văn hóa sâu xa. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 1
Không gian của phiên Chợ Tết “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa […] Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.” Thời khắc bình minh lên cũng là lúc báo hiệu một ngày mới đã đến và cũng là nơi xuất hiện sự nhộn nhịp của phiên “Chợ Tết” mang đậm dấu ấn xưa. Trong không gian thiên nhiên sáng mai vô cùng tinh khôi ấy ta bắt gặp được hình ảnh của những con người đi chợ với sự háo hức, vui tươi. Có thể nói đi “Chợ Tết” cũng giống như đi trẩy hội. Không gian nhộn nhịp vui tươi được tô điểm bằng những tiếng cười, tiếng nói của những con người đi “Chợ Tết”, qua hình ảnh “người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”. Khung cảnh người người chuẩn bị cho phiên chợ diễn ra tấp nập, nhộn nhịp với sự tham gia của các độ tuổi “thằng cu, cụ già, cô yếm thắm, thằng em bé, người gánh lợn..”. Đối tượng soi chiếu của phiên “Chợ Tết” được thể hiện qua hình ảnh con người kết hợp với hoạt động như “vui vẻ kéo hàng, chạy lon xon, bước lom khom, che môi cười, chạy đi đầu, đuổi theo sau,..” Không gian của phiên chợ được thể hiện qua màu sắc điển hình, màu sắc đặc trưng mà mỗi khi Tết đến không thể thiếu- màu đỏ. Tết đến, nhà nhà người người đều ưa chuộng sắc đỏ bởi đã từ lâu, trong tâm thức của người Việt, màu đỏ luôn mang một ý nghĩ đó là màu sắc của may mắn, của tài lộc, của tình yêu đủ đầy và hạnh phúc. Việc sử dụng màu đỏ hay các màu sắc tươi sáng phù hợp với không khí của Tết và làm cho không khí của Tết trở nên vui tươi hơn. Không khí đặc trưng của phiên chợ quê xưa còn được nhận diện qua sự hối hả, vội vàng của người người đi sắm Tết, nhà nhà đi sắm Tết “Người mua bán ra vào đầy cổng chợ”, bức tranh không khí ngày Tết ngoài sự hối hả vội vàng còn được nhận diện qua “giấy nghiên, bút đỏ, thơ xuân, hàng tranh, vàng mã, bánh pháo, mẹt cam, gạo nếp, gà trống…” những đặc trưng không chỉ Tết xưa mà đến ngày nay cái không khí ấy vẫn còn được lưu giữ. Mỗi người trong phiên chợ ấy đảm nhận một công việc khác nhau và đều được Đoàn Văn Cừ miêu tả với các dáng vẻ riêng. Đó chính là con người bình dị, hiền lành, chân thành và vô cùng sinh động. Không gian kết thúc phiên chợ “Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm […] Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ” Chợ phiên kết thúc khi chuông chùa đã văng vẳng vang lên, tiếng chuông tối từng tiếng kêu vang như nhắc nhở mọi người trở về sau một ngày dài, không gian cuối ngày được thể hiện qua hình ảnh người người lũ lượt ra về trên con đường nhỏ viền quanh mép đồi, ánh dương lúc này đã không còn rực rỡ, không còn mang màu sắc vui tươi sống động mà thay vòa đó là ánh dương vàng của hoàn hôn từng vệt dài kéo lê trên cỏ, chợ tàn, người về hết đem theo sự tấp nập vui nhộn trở về, phiên chợ quê trở lại không khí vốn thuộc về nó, lặng yên với lá đa rụng tơi bời. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 4
Không gian nghệ thuật trong bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ Không gian thiên nhiên “Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi, […] Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.” Ngày từ đầu tác phẩm, không gian của một phiên chợ miền quê xưa được mở ra với những hình ảnh thiên nhiên đầy màu sắc và sống động. Ta bắt gặp khung cảnh của một buổi sáng tinh sương với ánh bình minh chiếu sáng rạng ngời, cả ngôi làng như chìm trong sự thanh khiết của tạo hóa. Không gian được thể hiện qua hệ thống hình ảnh vô cùng tinh tế với “dải mây trắng” đang dần dần chuyển sang màu đỏ hồng khi được ánh sáng của mặt trời chiếu vào, nắng lên cũng khiến cho những “giọt sương” rơi xuống mái nhà tranh mang ánh “hồng lam”, không gian chuyển đổi từ cao đến thấp, từ những tầng mây, những giọt sương rồi thu lại trong tầm mắt đó là những con đường chay xung quanh mép đồi. Không gian thiên nhiên còn được thể hiện qua hình ảnh “sương trắng rỏ đầu cành”, những đám mây vẩn hồng đã nhường chỗ cho những tia nắng nhảy múa trên cánh đồng lúa, núi non chập trùng uốn mình nhấp nhô trong màu “áo the xanh”, đồi thì mang sắc đỏ cam dưới ánh bình minh. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên được nhà thơ sử dụng đều có tác dụng mở ra một không gian yên bình của một làng quê ven lưng núi với những đặc trưng không thể nhầm lẫn với bất kì nơi đâu. Buổi sáng khi mặt trời lên, từng lớp sương mờ giăng phủ kín trên những mái nhà tranh cứ như thể ôm lấy, quấn lấy mái nhà rồi để trở về không gian gần hơn lại tụ thành những giọt sương trắng nhỏ trên đầu cành, nắng lên cao, sương trút xuống, những tia nắng len lỏi qua từng đám mây soi sáng mọi vật làm nổi bật không gian của buổi sáng ở làng quê thật yên bình và sống động với những sắc màu. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 3
Tóm tắt Bài nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu không gian nghệ thuật trong tác phẩm “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ. Bài viết triển khai tìm hiểu các không gian nghệ thuật xuất hiện trong bài thơ gồm có không gian thiên nhiên, không gian của phiên Chợ Tết xưa và không gian khi kết thúc phiên chợ. Từ không gian nghệ thuật chỉ ra môi quan hệ giữa không gian và thời gian được thể hiện qua tác phẩm. Từ khóa: Đoàn Văn Cừ, Chợ Tết, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. Mở đầu Tác phẩm văn chương được xem là một sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Với mỗi tác phẩm của mình, tác giả sẽ để lại những dấu ấn cá nhân riêng mang đậm phong cách của bản thân. Tác phẩm văn chương có thể được coi là những đứa con tinh thần đại diện cho nhà văn để từ đó nói lên tư tưởng về nghệ thuật, về cuộc đời bởi “Văn học là nhân học” và nhà văn có thể phản ánh hiện thực xã hội, thể hiện tình yêu thương hay ca ngợi những điều tốt đẹp trong cuộc sống qua những đứa con của mình. Cũng chính vì vậy mà ngôn ngữ hay cách xây dựng phương diện nghệ thuật trong một tác phẩm văn chương thường được chọn lọc, trau chuốt rất kĩ lưỡng và khắt khe. Khi khai thác một tác phẩm văn chương không nhất thiết phải thể hiện rõ nét hết tất cả các phương diện nghệ thuật. Mà tùy vào mỗi tác phẩm sẽ có cách thể hiện nghệ thuật khác nhau và có một vài phương diện nghệ thuật chính. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ tập trung đi vào nghiên cứu phương diện không gian nghệ thuật qua góc nhìn thi pháp để làm rõ không gian nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ. Nội dung Không gian nghệ thuật Trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đại giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn.” Trong quyển Thi pháp học, tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền cho rằng: “Không gian nghệ thuật là không gian phi hiện thực, không thể đo đếm chính xác được, tồn tại trong cảm nhận chủ quan. Không gian nghệ thuật là loại không gian cảm tính thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận độc đáo của tác giả.” Từ những khái niệm, quan điểm, cách nhìn về không gian nghệ thuật trên, có thể nhận xét chung rằng: Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là một hiện tượng nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan niệm về thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật góp phần xây dựng môi trường tinh thần cho con người hoạt động và bộc lộ bản chất. Đồng thời góp phần thể hiện chiều kích tâm hồn của người nghệ sĩ với xu hướng giải phóng bản thân ra khỏi chật chội của cuộc sống hằng ngày để hướng tới không gian cao rộng hơn. Với mỗi nhà thơ, không gian nghệ thuật đều mang đậm dấu ấn cá nhân, dấu ấn dân tộc và màu sắc thời đại. Nhà thơ nào cũng cắm rễ sâu vào mảnh đất quê hương của anh ta, màu sắc thời đại thể hiện rõ qua từng thời kì chiến tranh hay hòa bình. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 2
Đặt vấn đề Thi pháp học từ lâu đã được coi là một trong những bộ môn khoa học quan trọng, được nhiều người vận dụng để khám phá, phân tích, khai thác văn bản văn học. Đặc biệt, khi chương trình dạy học phổ thông đang trong quá trình đổi mới, năng lực người học được đề cao, việc áp dụng Thi pháp học vào giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lại càng cần thiết. Trong chương trình giáo dục phổ thông, các tác phẩm văn học nước ngoài luôn là một trong những thể loại khá khó tiếp cận đối với không chỉ người học mà còn cả với người dạy. Sự khác biệt về văn hóa, lối sống, đặc điểm tính cách, thế giới quan,… khiến người học khó mà cảm nhận được hết giá trị của tác phẩm. Với việc áp dụng Thi pháp học vào giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài, người dạy sẽ loại bỏ được những yếu tố khác biệt giữa các nền văn hóa. Đồng thời, tập trung vào yếu tố hình thức bên ngoài. Điều này không chỉ giúp người học dễ dàng đi sâu tìm hiểu tác phẩm mà còn khiến việc giảng dạy, định hướng của giáo viên trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn. Với chủ đề “Quyền năng của người kể chuyện” trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10, học kì II, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống, bài viết này sẽ chủ yếu đi sâu vào việc vận dụng thi pháp học để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Trích “Những người khốn khổ” - Victor Hugo). Trong giới hạn bài làm, người viết sẽ tập trung vào phần Đọc - Hiểu tác phẩm để giúp người đọc thấy rõ hơn cách áp dụng Thi pháp học để dạy một tác phẩm trong chương trình phổ thông. Nội dung chính Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Tác giả: - Victor Hugo là lãnh tụ của phái lãng mạn, theo chủ nghĩa lãn mạn tích cực. - Chủ nghĩa lãng mạn của Hugo gắn liền với hiện thực. Tác phẩm: * Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”: - Thể loại: Tiểu thuyết lãng mạn: + Không bị giới hạn về dung lượng. + Có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng và bề sâu. => Nhìn cuộc sống theo cảm hứng đời tư. - Ngôi kể: + Ngôi kể thứ ba. + Người kể toàn tri. => Mang đến cái nhìn khách quan, dễ dàng đi sâu vào nội tâm nhân vật. * Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”: Được rút ra từ chương 4, quyển 8, phần thứ nhất của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. Phân tích văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”: Bối cảnh: Không gian: Tại bệnh xá -> Không gian hẹp, ngột ngạt. Thời gian: Khi Phăng-tin đang nóng lòng chờ đợi đứa con gái thân yêu. Nhân vật Giăng Van-giăng: Lai lịch, xuất thân: - Vì nghèo nên phải đi ăn trộm. - Phải chịu cảnh tù đày suốt 19 năm. => Hoàn cảnh khốn khó, đọa đày. - Được thức tỉnh bởi lòng tốt, sự vị tha của giám mục Mi-ri-en -> Quyết tâm trở thành người tốt. => Con người đi lên từ bùn lầy, khổ đau. => Con người nếm trải. Con người, tính cách: Con người của tình yêu thương và trách nhiệm: - Lời nói, thái độ với Phăng-tin: Nhẹ nhàng, vỗ về. - Hành động: + Đứng ra đầu thú để cứu một người vô tội -> Sẵn sàng từ bỏ cuộc sống mới ổn định vì người khác. + Hứa tìm lại con gái cho Phăng-tin. + An ủi Phăng-tin khi cô hoảng sợ trước Gia- ve. + Ngồi lặng người nhìn xác của Phăng-tin. + Ghé lại, thì thầm vào tai Phăng-tin. + Chỉnh chu lại trang phục, vén gọn tóc, vuốt mắt cho Phăng-tin. + Khẽ nâng tay Phăng-tin lên, đặt lên đó một cái hôn. => Thể hiện sự yêu thương, trân trọng dành cho một mảnh đời bất hạnh. => Chất nhân văn trong một con người khốn khổ. b, Con người dũng cảm: - Thái độ, hành động với Gia-ve lúc ban đầu: + “Cúi đầu” khi bị Gia-ve nắm cổ áo. + “Không giằng tay ra”, chỉ “hạ giọng” cầu xin thêm ba ngày để tìm con gái cho Phăng-tin. => Điềm tĩnh, từ tốn, nhún nhường. - Thái độ, hành động với Gia-ve sau cái chết của Phăng-tin: + “Gỡ tay hắn ra như gỡ bàn tay trẻ con”. + “Giăng Van-giăng đến bên giường, […] đừng quấy rầy tôi lúc này””. + Sau khi chỉnh chu lại cho Phăng-tin, ông “đứng dậy, quay về phía Gia-ve: “Giờ anh muốn làm gì thì làm””. => Quyền uy, mạnh mẽ, quyết liệt. Kết luận: Thái độ, hành động của Giăng Van- giăng đối lập hoàn toàn với Gia-ve. Nhân vật Gia-ve: Ngoại hình, công việc: - Ngoại hình được miêu tả như một con ác thú. - Công việc: Một thanh tra -> Đại diện cho pháp luật, sự công bằng. Con người độc ác, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại: - Lời nói: + Xưng: “tao”, “ta”; gọi Giăng Van-giăng là “mày”, “thằng”. -> Thái độ kiêu ngạo, ngông cuồng, hạ thấp người khác. + “Gia-ve không nói “Mau lên!”, hắn nói “Mau-u lêênh!”. Không có vần nào ghì nổi giọng nói của hắn. Không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”. + “… hét lên”. + “Gọi ta là ông thanh tra”. + “Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta là phải nói to!”; “Tao bảo mày nói to lên cơ mà”. -> Thái độ điên cuồng, man rợ. - Hành động: + “Hắn không làm như thường lệ. […] móc vào người Giăng Van-giăng”. + “phá lên cười”, “quát”, “giậm chân”, “nhìn Phăng-tin trừng trừng, túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Van-giăng”, “phát khùng lên”,… => Hành động điên cuồng như một con thú dữ. Kết luận: Sự đối lập giữa công việc, nghĩa vụ, tính chất của một con người thực thi pháp luật Tổng kết: Tác phẩm thành công khắc họa hai nhân vật trái ngược nhau: Giăng Van-giăng và Gia-ve. => Tạo sự xung đột giàu kịch tính. với hành động của một kẻ độc ác, điên cuồng. Tổng kết Có thể khẳng định việc áp dụng Thi pháp học vào dạy học các tác phẩm trong chương trình phổ thông là vô cùng có giá trị. Không chỉ riêng với văn học nước ngoài, ta còn có thể vận dụng nó để phân tích, giảng dạy các tác phẩm văn học Việt Nam. Điều này không chỉ giúp bản thân người dạy nắm rõ tổng quan chủ đề học mà còn khiến bài giảng trở nên thực tế, khoa học và gần gũi hơn với người tiếp nhận. Đồng thời, nâng cao khả năng phát triển năng lực người học.
Có lúc không gian tâm linh lại hoà vào không gian thực khiến người đọc tin vào những gì đang diễn ra. Đó là không gian gò Thuồng Luồng với hình ảnh về cái nộm rơm chứa hồn cốt người con gái đầy thần bí của Tào khiến Sao vẫn tin mình chính là con Thuồng Luồng trong lời nguyền đi cùng chiếc nộm rơm. Và ngay trong không gian Sao về nhà chồng sau li hôn cũng nhuốm màu sắc tâm linh huyền ảo. Đó là không gian bến nước vào lúc cuối ngày với “sương mù bay dầy trên mặt nước” chỉ có duy nhất một cái thuyền buôn đỏ lửa nấu ăn tối, đậu dềnh dàng sát bờ chở rất nhiều chã đất nung và liễn sành màu da lươn xếp đầy khoang thuyền buôn. Đò cuối ngày chỉ có cô lái đò và Sao. Nhưng chuyến đò ấy lại trải qua rất nhiều cản trở bởi những bè chuối ở đâu đó trôi về bến đông lắm. Hình ảnh những bè chuối trôi dạt về bến gợi liên tưởng đến hình ảnh những cái bè chuối chở thai dị dạng bị người làng thả trôi. Vậy đâu chỉ có nỗi đau của Sao mà còn có biết bao nỗi đau của những con người vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nỗi đau chiến tranh chưa kịp nguôi mà nỗi đau hậu chiến tranh lại ập đến. Dù cô lái đò khuyên nhủ: “Không cập bến này được đâu! Quay lại thôi. Hay là cập bến khác, chị nhá” nhưng Sao vẫn quả quyết: “Cô gái ơi! Bến này đã chót sang thì sang đến cùng”. Đó là hình ảnh của những con người can đảm biết đối diện với sự khốc liệt, đau đớn, mất mát của chiến tranh dẫu họ biết nó vô cùng dai dẳng. Đò cập bến nhưng cái mà Sao luôn thấy trong mắt mình đó là hình ảnh của “chiếc thuyền buôn chở chã đất nung và liễn sành màu da lươn, lửa vẫn lập loè sáng đỏ”. Hình ảnh đó đặt ra vấn đề về nỗi đau thương về số phận, cuộc đời của những con người thời hậu chiến đặc biệt là nỗi đau của những người phụ nữ. Họ có khả năng sinh con nhưng lại không có được những đứa con cho mình, bị hiểu lầm, dèm pha và lạnh nhạt. Kết luận Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn “Mười ba bến nước” không chỉ là không gian cụ thể nhỏ hẹp gắn với cuộc sống thường ngày của con người làng Yên Hạ và cuộc sống của nhân vật Sao mà còn mang tính biểu tượng cho cuộc sống của biết bao con người thời hậu chiến đặc biệt là những người phụ nữ. Họ phải đối mặt với những hậu quả tàn khốc và dai dẳng từ chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Nhưng không vì thế mà những con người ấy mất đi sự nghị lực phi thường và và tấm lòng bao dung. Họ đã biết vượt qua cái ranh giới của những dị nghị, định kiến để chia sẻ, cảm thông với nhau. Đồng thời, ta cũng thấy được khát vọng được thấu hiểu, được nhìn nhận đúng đắn về hậu quả của chiến tranh. Giữa cái rất thực của không gian đời sống là sự đan bện của các yếu tố huyền ảo có phần tâm linh. Nó như một phương tiện để nhà văn gửi gắm những triết lí và lí giải những ẩn ức của nhân vật. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mười ba bến nước phần 1
Không gian huyền ảo có tính tâm linh trong “Mười ba bến nước” Trong sáng tác của mình, nhà văn Sương Nguyệt Minh không chỉ tập trung khắc hoạ không gian hiện thực đời sống con người mà nhà văn còn xây dựng lên những không gian huyền ảo mang tính tâm linh. Hai không gian ấy có lúc được phân biệt rõ ràng nhưng có lúc nó đan xen lẫn nhau. Không gian huyền ảo thường gắn với thời gian về đêm cùng với hình ảnh của ánh trăng hoặc xuất hiện trong giấc mơ của nhân vật Sao. Không gian huyền ảo được nhà văn dựng lên nhằm gửi gắm triết lí của cuộc sống, giải toả những ẩn ức của nhân vật. Không gian huyền ảo gắn với những câu chuyện huyền thoại về hình ảnh con thuồng luồng xuất hiện trong tuổi thơ và giấc mơ của nhân vật Sao nơi bến sông. Từ khi sống sót qua cơn lũ khủng khiếp, Sao luôn nghĩ rằng mình đã được Thuồng Luồng dưới sông cứu sống. Rồi qua câu chuyện của dân gian kể lại “vào một đêm trăng”, “sương mù bay la đà mặt sông”, “sóng óc ách vỗ vào hang núi”. “Thằng ăn trộm người làng Yên Hạ về khuya, đò nghỉ. Chỉ gặp duy nhất chiếc thuyền đánh cá đêm chở đầy sương mù chui từ trong hang nước ra, lướt nhẹ đến”. Hắn được cô gái chở qua sông nhưng lại định dở trò đồi bại với cô gái. Nhưng hắn hoảng hốt “nhận ra cô gái chỉ có phần ngực trở lên là giống người, còn thân mình rắn, bàn chân tay nhái có màng”. Hoảng quá, hắn biết vừa chạm phải con Thuồng Luồng. Thuồng Luồng và bến nước như làn sương mù huyền thoại, bí ẩn vô cùng với tuổi thơ của Sao. Không gian huyền ảo còn được khắc hoạ trong giấc mơ của nhân vật Sao cũng gắn liền với hình ảnh con thuồng luồng. Sao mơ về không gian đồng ruộng nơi đã hạ sinh đứa con đầu lòng. Ở đó có đám thợ gặt đội nón mê, ngồi bệt xuống cỏ hút thuốc lào chờ cho cái thai nhi hết ngáp để bỏ vào cái liễn sành màu da lươn, đậy nắp đem đến gò Mã Giáng chôn. Lại có đêm Sao mơ thấy những cái thai ấy được bỏ trên bè chuối thả trôi ở bến nước sông Hoàng Long. Không gian bến sông có con Thuồng Luồng tóc đen dài xoã sượi, vai trần trắng, vú căng mẩy như vú con gái, nhưng mình rắn, bàn chân tay nhái có màn g mỏng bơi đến đẩy bè chuối vào bờ. Rồi những lần đi kéo vó tôm cùng chồng nơi bến sông, cô cũng mơ thấy một không gian có màu trăng bàng bạc, sương giăng mờ ảo. Cùng với đó là anh Tào đào ngũ đang đặt những hài nhi đỏ hon hỏn lên mấy cái bè chuối và dùng tay đẩy ra xa bờ. Các bè chuối quay tròn, nhẩn nha trôi... Rồi chị Sao nhảy ùm xuống nước, chìm ngỉm. Khi các vòng sóng lặng, bất chợt Thuồn g Luồng nhô lên, tóc dài đen, vai vú con gái, nhưng mình rắn. Nó đột ngột quẫy lộn đầu xuống, hai bàn chân nhái có màng giơ khỏi mặt nước. Lại ngoi lên. Con Thuồng Luồng bơi, đẩy bè chuối vào bờ... Hoảng quá, Sao căng mắt nhìn, không thấy anh Tào nữa. Mấy cái bè chuối cũng biến mất. Chỉ thấy đàn vịt trời lông trắng bay vọt lên, kêu váng mặt sông. Không gian giấc mơ với hình ảnh thuồng luồng đẩy bè chuối có cái thai của Sao vào bờ trở đi trở lại trong những không gian hư ảo nhuốm màu tâm linh. Tất cả mọi người dân làng Yên Hạ không một ai chấp nhận những cái thai dị dạng đổ lỗi cho Sao. Họ coi đó như điềm gở, ma quái nên thả nó trôi theo dòng nước mặc kệ sống chết. Bởi thế hình ảnh thuồng luồng như một biểu tượng của sự thấu hiểu, cảm thông chia sẻ. Đó là hình ảnh xuất hiện như để giải toả những ẩn ức về cuộc đời của nhân vật Sao: không sự thấu hiểu, bị người đời đối xử bạc bẽo và oan ức không thể hoá giải. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mười ba bến nước phần 6
Tác giả cũng tập trung khắc hoạ không gian ruộng đồng cuối mùa gặt với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị, yên ả đến lạ lùng “cào cào, muồm muỗm dồn đến đám lúa cuối cùng” nhiều lắm, “thợ gặt bỏ liềm hái vồ tới tấp”. Sau bao năm chiến tranh tàn khốc, làng Yên Hạ mới có những ngày tháng yên bình đến thế. Nhưng đối lập với vẻ yên bình ấy lại là nỗi đau đớn đến tột cùng của nhân vật Sao. Chính tại “bờ ruộng ẩm ướt, ngổn ngang lúa tươi và cuống dạ vừa cắt” Sao đã hạ sinh đứa con đầu lòng. Đối với một người mẹ đó là giây phút hạnh phúc. Nhưng đối với cô là nỗi đau đớn và ám ảnh đến cùng cực. Cô hạ sinh “một cục thịt đỏ hỏn chỉ có cái miệng tròn tối om, há ra ngậm vào như cá mắc cạn ngáp lúc sắp chết”. Người ta bàn ngay đến chuyện đem nó chôn ở gò Mã Giáng hay thả bè chuối trôi sông. Họ cho đó là lỗi của Sao thậm chí xa lánh, ghẻ lạnh. Những đứa con dị dạng ấy đâu phải là lỗi của Sao như người ta vẫn nghĩ, vẫn thấy mà lỗi chính là nằm ở kẻ thù. Sự dị dạng của bào thai là hệ quả khủng khiếp của chất độc màu da cam mà chồng của cô đã phải hứng chịu từ cuộc tranh. Bến nước thứ mười ba là không gian đầy xót xa, cay đắng. Lẽ ra cuộc đời người phụ nữ chỉ truân chuyên mười hai bến nước; nhưng người phụ nữ của thời hậu chiến lại phải bị xô dạt, trôi nổi thêm một bến nước nữa - bến thứ mười ba. Bến làm vợ đợi chờ chồng ra trận nơi hòn tên mũi đạn, mòn mỏi trong chiến tranh mà không được làm mẹ. Cái đau đớn, tê tái ở bến mười ba này là người vợ không phải vô sinh để làm gái tân vĩnh viễn, cô vẫn hữu sinh mà không một lần làm mẹ… Những lần sinh nở ra quái thai, quái thai bị trôi sông biệt tích; nhưng người đàn bà còn đó phải gánh lấy nỗi đau danh dự như chính tâm hồn mình bị tật nguyền. Bên cạnh không gian tự nhiên, sinh hoạt của làng Yên Hạ, tác giả cũng tập trung khắc hoạ không gian nhỏ hẹp của căn buồng nhà chồng mà Sao ở. Cô Sao lấy anh Lãng hôm trước thì hôm sau anh phải ra chiến trận. Không gian riêng tư nhỏ bé gắn với những ngày tháng sống trong cô đơn, vò võ chờ chồng. Cô “nằm một mình ôm gối, nhớ chồng, trằn trọc chờ sáng” rồi lôi cái áo cũ bạc màu của chồng ra ấp vào mặt nhưng nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn. Sương Nguyệt Minh không hề che giấu những cảm xúc riêng tư thầm kín thậm chí là cả cảm xúc ái ân của vọ chồng, trai gái – điều mà trước đây không bao giờ người ta nói đến trong thời kì chiến tranh. Không gian nhớ nhung của Sao tràn ngập những khao khát ái ân. Sao thấy vô cùng “khốn khổ” nhất là mấy ngày áp kỳ kiêng kị sử dụng sô màn của đàn bà”, “hai bầu vú cứng nhưng nhức”, “nhũ hoa sân lại”, “má đỏ hồng tươi tắn”, “mắt long lanh”, “lúc nào cũng chỉ mong chồng về”. Không gian nhỏ hẹp gắn với những khao khát rất thực của Sao. Nó như một tiếng nói chân thực mà tàn nhẫn về những gì mà chiến tranh mang lại. Tác giả đã nói đến cái khát vọng của những người vợ có chồng đi chiến đấu đến độ chân thực nhất. Nếu không có sự cảm thông, thấu hiểu và trân trọng thì tác giả không thể thấy được cái khao khát mãnh liệt của Sao. Không gian thực trong truyện ngắn là không gian của những khát khao hạnh phúc và của những cay đắng, xót xa của người phụ nữ thời kì chiến tranh và hậu chiến tranh. Người phụ nữ vừa có những cái truyền thống nhưng cũng rất mạnh bạo và hiện đại. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mười ba bến nước phần 5