Gió Tín phong và vĩ độ ngựa

Gió Tín phong và vĩ độ ngựa

Bởi Học văn cô Hà Huyền 30/05/2024

Gió Tín phong và vĩ độ ngựa

“... Trước kia, các thương nhân La Mã lợi dụng những đường đi đều đặn của gió – gió mùa – để trương buồm vượt bể sang Ấn Độ. Ngày nay, các nhà hàng hải đã tìm được những người bạn đường mới: họ biết rằng ở gần đường Xích đạo có gió Tín phong thổi luôn theo hướng từ đông bắc xuống tây nam.

Những thuyền Tây Ban Nha kiểu Cri-stốp Cô Lông đã theo con đường đó sang “Đông Ấn Độ” (mà thực chất là sang châu Mĩ). Các thủy thủ trên thuyền rất ngạc nhiên thấy rằng gió luôn luôn đưa họ về phía Tây, đến cả những cây cối ở “Đông Ấn Độ” cũng ngả về phía Tây dường như chỉ đường cho họ.

Sau đó không lâu, có một nhà hàng hải Tây Ban Nha hoàn thành một phát kiến kỳ lạ. Ông thấy một “dòng sông” xanh nhợt chảy giữa biển khơi xanh thẫm. “Dòng sông” đó rất dễ nhận, bởi vì màu sắc của sông khác hẳn với màu nước biển và nước lại ấm hơn. “Dòng sông” ấy cũng chảy với tốc độ giống như tốc độ của các sông trên lục địa. Nhưng “sông” rộng hơn nhiều và sâu hơn nhiều. Người ta gọi dòng nước biển đó là dòng Gơn-xtrim có nghĩa là “dòng nước vịnh”. Bởi vì nó chảy từ vịnh Mê-hi-cô ở châu Mỹ về. Gió Tín phong đêm ngày dồn nước vào vịnh, nước đó thành một dòng sông khổng lồ chảy qua eo biển Phlo-ri-đa, eo biển này như dành riêng cho nó dùng vậy. Gió và nước cùng chung một cuộc sống. Gió Tín phong tham dự vào việc buôn bán của người châu Âu. Trách nào người Anh mãi tới ngày nay vẫn gọi gió Tín phong là gió “Mậu dịch”. Và các vĩ độ 30° ở phía gió. (Nguyên nhân là do không khí bị mặt đất đốt nóng ở Xích đạo và bay lên cao rồi dồn về hai cực, đến khu vực vĩ độ 30°-35° không khí đã lạnh hẳn và giáng xuống rất mạnh tạo thành một vùng áp cao luôn luôn lặng gió).

Trong thời đại còn dùng thuyền buồm, các nhà hàng hải đã từng phải dừng ở đấy hàng tuần lễ để đợi gió. Những thứ hàng xuất khẩu từ châu Âu, ngoài các vật dụng ra còn có ngựa. Vi khi châu Mỹ mới được phát kiến, ở đó không hề có một con ngựa nào. Thuyền buồm không gặp gió đành phải thả neo. Vì phải đợi gió quá lâu ngày, ngựa không có cỏ tươi nên chết đói, họ đành phải vứt ngựa xuống biển. Vì thế những nơi đó mang cái tên rất kỳ quái là “vĩ độ ngựa”...

(Theo Người và thiên nhiên, tập 1 – M. I-lin, NXB Nha khí tượng, 1961)

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22