Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

  Dấu hiệu thời gian trong bức tranh “Chợ Tết” Dấu hiệu thời gian mà chúng ta có thể nhận diện đầu tiên khi đọc tác phẩm được thể hiện qua nhan đề “Chợ Tết”. Bản thân “Tết” đã là một dấu hiệu thời gian, Tết chính là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là dấu mốc đánh dấu kết thúc một năm và là thời điểm để đón chào một năm mới mang theo nhiều niềm tin và hi vọng. Tết chính là niềm vui, sự gặp gỡ, đoàn tụ của mọi gia đình, sự tấp nập của phiên chợ cũng chính là muốn có những thứ đủ đầy nhất cho năm mới, chính sự lo toan của những ngày giáp Tết đã tạo nên cái không khi hối hả, tấp nập của nhà nhà, người người trong phiên chợ. Dấu hiệu thời gian thứ hai được thể hiện qua các tín hiệu nhận diện thời gian từ sáng tinh sương của thiên nhiên trước khi phiên chợ bắt đầu rồi đến sự tấp nập ồn ào của phiên chợ với các hoạt động mua, bán của con gười từ già tới trẻ, từ các cô yếm thắm đến các em nhỏ “nép đầu bên yếm mẹ” và kết thúc bằng tiếng chuông chùa buổi tối vang xa gọi những người đi chợ trở về sau một ngày chuẩn bị cho Tết. Dấu hiệu thười gian trong tác phẩm còn được thể hiện qua hình ảnh “Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ/Nước thời gian gội tóc trắng phau phau”. Dấu ấn của thời gian được thể hiện qua mái tóc trắng phau của bà cụ, có thể hiểu, thười gian tuyến tính được thể hiện qua mái tóc của bài cụ, bà cụ trong những năm tháng của tuổi trẻ có lẽ cũng giống như những đứa trẻ cũng “lon xon” theo mẹ đi chợ Tết rồi qua thời gian, khi tóc đã “trắng phau phau” bà cụ lúc này đang ngồi bán hàng bên “miếu cổ”, “miếu cổ” được đặt cạnh hình ảnh “bà cụ” càng làm cho dấu ấn thời gian được thể hiện rõ ràng hơn – sự phôi phai theo năm tháng của cả người và vật. “Miếu cổ” và “bà cụ” chính là chứng nhân của thời gian, làm nổi bật thêm cái không gian của phiên chợ xưa. Kết luận Đoàn Văn Cừ đã thành công trong việc khắc họa không gian và thời gian một cách đặc sắc. Bức tranh chợ Tết hiện lên trong khung cảnh nhộn nhịp, cui tươi đi kèm với đó là sự hối hả của dòng người. Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ mang màu sắc đặc trưng riêng của Tết từ màu sắc đến đồ vật dùng để cúng được bày bán trong chợ. Qua phiên chợ ta có thể thấy được màu sắc thời đại, màu sắc của quê hương xứ sở qua một bức tranh rất đỗi thân quyen của ngày Tết những năm tháng cũ. Với Chợ Tết Đoàn Văn Cừ đã xây dựng thành công không gian của phiên chợ quê với sự tấp nập nhộn nhịp những ngày chuẩn bị cho Tết. Đó là nét hồn nhiên và bộn bề nhưng lại đậm chất giản dị của cuộc sống. Với thơ ông ta cảm nhận được con người là trung tâm của mỗi khổ thơ và chính thời gian đã làm cho tác phẩm này thấm đượm một nền tảng văn hóa sâu xa. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

  Không gian của phiên Chợ Tết “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa […] Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.” Thời khắc bình minh lên cũng là lúc báo hiệu một ngày mới đã đến và cũng là nơi xuất hiện sự nhộn nhịp của phiên “Chợ Tết” mang đậm dấu ấn xưa. Trong không gian thiên nhiên sáng mai vô cùng tinh khôi ấy ta bắt gặp được hình ảnh của những con người đi chợ với sự háo hức, vui tươi. Có thể nói đi “Chợ Tết” cũng giống như đi trẩy hội. Không gian nhộn nhịp vui tươi được tô điểm bằng những tiếng cười, tiếng nói của những con người đi “Chợ Tết”, qua hình ảnh “người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”. Khung cảnh người người chuẩn bị cho phiên chợ diễn ra tấp nập, nhộn nhịp với sự tham gia của các độ tuổi “thằng cu, cụ già, cô yếm thắm, thằng em bé, người gánh lợn..”. Đối tượng soi chiếu của phiên “Chợ Tết” được thể hiện qua hình ảnh con người kết hợp với hoạt động như “vui vẻ kéo hàng, chạy lon xon, bước lom khom, che môi cười, chạy đi đầu, đuổi theo sau,..” Không gian của phiên chợ được thể hiện qua màu sắc điển hình, màu sắc đặc trưng mà mỗi khi Tết đến không thể thiếu- màu đỏ. Tết đến, nhà nhà người người đều ưa chuộng sắc đỏ bởi đã từ lâu, trong tâm thức của người Việt, màu đỏ luôn mang một ý nghĩ đó là màu sắc của may mắn, của tài lộc, của tình yêu đủ đầy và hạnh phúc. Việc sử dụng màu đỏ hay các màu sắc tươi sáng phù hợp với không khí của Tết và làm cho không khí của Tết trở nên vui tươi hơn. Không khí đặc trưng của phiên chợ quê xưa còn được nhận diện qua sự hối hả, vội vàng của người người đi sắm Tết, nhà nhà đi sắm Tết “Người mua bán ra vào đầy cổng chợ”, bức tranh không khí ngày Tết ngoài sự hối hả vội vàng còn được nhận diện qua “giấy nghiên, bút đỏ, thơ xuân, hàng tranh, vàng mã, bánh pháo, mẹt cam, gạo nếp, gà trống…” những đặc trưng không chỉ Tết xưa mà đến ngày nay cái không khí ấy vẫn còn được lưu giữ. Mỗi người trong phiên chợ ấy đảm nhận một công việc khác nhau và đều được Đoàn Văn Cừ miêu tả với các dáng vẻ riêng. Đó chính là con người bình dị, hiền lành, chân thành và vô cùng sinh động.   Không gian kết thúc phiên chợ                                   “Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm                              […] Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ” Chợ phiên kết thúc khi chuông chùa đã văng vẳng vang lên, tiếng chuông tối từng tiếng kêu vang như nhắc nhở mọi người trở về sau một ngày dài, không gian cuối ngày được thể hiện qua hình ảnh người người lũ lượt ra về trên con đường nhỏ viền quanh mép đồi, ánh dương lúc này đã không còn rực rỡ, không còn mang màu sắc vui tươi sống động mà thay vòa đó là ánh dương vàng của hoàn hôn từng vệt dài kéo lê trên cỏ, chợ tàn, người về hết đem theo sự tấp nập vui nhộn trở về, phiên chợ quê trở lại không khí vốn thuộc về nó, lặng yên với lá đa rụng tơi bời. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

  Không gian nghệ thuật trong bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ   Không gian thiên nhiên “Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,                                  […] Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.” Ngày từ đầu tác phẩm, không gian của một phiên chợ miền quê xưa được mở ra với những hình ảnh thiên nhiên đầy màu sắc và sống động. Ta bắt gặp khung cảnh của một buổi sáng tinh sương với ánh bình minh chiếu sáng rạng ngời, cả ngôi làng như chìm trong sự thanh khiết của tạo hóa. Không gian được thể hiện qua hệ thống hình ảnh vô cùng tinh tế với “dải mây trắng” đang dần dần chuyển sang màu đỏ hồng khi được ánh sáng của mặt trời chiếu vào, nắng lên cũng khiến cho những “giọt sương” rơi xuống mái nhà tranh mang ánh “hồng lam”, không gian chuyển đổi từ cao đến thấp, từ những tầng mây, những giọt sương rồi thu lại trong tầm mắt đó là những con đường chay xung quanh mép đồi. Không gian thiên nhiên còn được thể hiện qua hình ảnh “sương trắng rỏ đầu cành”, những đám mây vẩn hồng đã nhường chỗ cho những tia nắng nhảy múa trên cánh đồng lúa, núi non chập trùng uốn mình nhấp nhô trong màu “áo the xanh”, đồi thì mang sắc đỏ cam dưới ánh bình minh. Tất cả những hình ảnh thiên nhiên được nhà thơ sử dụng đều có tác dụng mở ra một không gian yên bình của một làng quê ven lưng núi với những đặc trưng không thể nhầm lẫn với bất kì nơi đâu. Buổi sáng khi mặt trời lên, từng lớp sương mờ giăng phủ kín trên những mái nhà tranh cứ như thể ôm lấy, quấn lấy mái nhà rồi để trở về không gian gần hơn lại tụ thành những giọt sương trắng nhỏ trên đầu cành, nắng lên cao, sương trút xuống, những tia nắng len lỏi qua từng đám mây soi sáng mọi vật làm nổi bật không gian của buổi sáng ở làng quê thật yên bình và sống động với những sắc màu. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Tóm tắt Bài nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu không gian nghệ thuật trong tác phẩm “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ. Bài viết triển khai tìm hiểu các không gian nghệ thuật xuất hiện trong bài thơ gồm có không gian thiên nhiên, không gian của phiên Chợ Tết xưa và không gian khi kết thúc phiên chợ. Từ không gian nghệ thuật chỉ ra môi quan hệ giữa không gian và thời gian được thể hiện qua tác phẩm. Từ khóa: Đoàn Văn Cừ, Chợ Tết, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật.   Mở đầu Tác phẩm văn chương được xem là một sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Với mỗi tác phẩm của mình, tác giả sẽ để lại những dấu ấn cá nhân riêng mang đậm phong cách của bản thân. Tác phẩm văn chương có thể được coi là những đứa con tinh thần đại diện cho nhà văn để từ đó nói lên tư tưởng về nghệ thuật, về cuộc đời bởi “Văn học là nhân học” và nhà văn có thể phản ánh hiện thực xã hội, thể hiện tình yêu thương hay ca ngợi những điều tốt đẹp trong cuộc sống qua những đứa con của mình. Cũng chính vì vậy mà ngôn ngữ hay cách xây dựng phương diện nghệ thuật trong một tác phẩm văn chương thường được chọn lọc, trau chuốt rất kĩ lưỡng và khắt khe. Khi khai thác một tác phẩm văn chương không nhất thiết phải thể hiện rõ nét hết tất cả các phương diện nghệ thuật. Mà tùy vào mỗi tác phẩm sẽ có cách thể hiện nghệ thuật khác nhau và có một vài phương diện nghệ thuật chính. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ tập trung đi vào nghiên cứu phương diện không gian nghệ thuật qua góc nhìn thi pháp để làm rõ không gian nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ. Nội dung Không gian nghệ thuật Trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đại giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn.” Trong quyển Thi pháp học, tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền cho rằng: “Không gian nghệ thuật là không gian phi hiện thực, không thể đo đếm chính xác được, tồn tại trong cảm nhận chủ quan. Không gian nghệ thuật là loại không gian cảm tính thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận độc đáo của tác giả.” Từ những khái niệm, quan điểm, cách nhìn về không gian nghệ thuật trên, có thể nhận xét chung rằng: Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là một hiện tượng nghệ thuật, một phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan niệm về thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật góp phần xây dựng môi trường tinh thần cho con người hoạt động và bộc lộ bản chất. Đồng thời góp phần thể hiện chiều kích tâm hồn của người nghệ sĩ với xu hướng giải phóng bản thân ra khỏi chật chội của cuộc sống hằng ngày để hướng tới không gian cao rộng hơn. Với mỗi nhà thơ, không gian nghệ thuật đều mang đậm dấu ấn cá nhân, dấu ấn dân tộc và màu sắc thời đại. Nhà thơ nào cũng cắm rễ sâu vào mảnh đất quê hương của anh ta, màu sắc thời đại thể hiện rõ qua từng thời kì chiến tranh hay hòa bình. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Chợ Tết phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Đặt vấn đề Thi pháp học từ lâu đã được coi là một trong những bộ môn khoa học quan trọng, được nhiều người vận dụng để khám phá, phân tích, khai thác văn bản văn học. Đặc biệt, khi chương trình dạy học phổ thông đang trong quá trình đổi mới, năng lực người học được đề cao, việc áp dụng Thi pháp học vào giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lại càng cần thiết. Trong chương trình giáo dục phổ thông, các tác phẩm văn học nước ngoài luôn là một trong những thể loại khá khó tiếp cận đối với không chỉ người học mà còn cả với người dạy. Sự khác biệt về văn hóa, lối sống, đặc điểm tính cách, thế giới quan,… khiến người học khó mà cảm nhận được hết giá trị của tác phẩm. Với việc áp dụng Thi pháp học vào giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoài, người dạy sẽ loại bỏ được những yếu tố khác biệt giữa các nền văn hóa. Đồng thời, tập trung vào yếu tố hình thức bên ngoài. Điều này không chỉ giúp người học dễ dàng đi sâu tìm hiểu tác phẩm mà còn khiến việc giảng dạy, định hướng của giáo viên trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn. Với chủ đề “Quyền năng của người kể chuyện” trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10, học kì II, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống, bài viết này sẽ chủ yếu đi sâu vào việc vận dụng thi pháp học để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (Trích “Những người khốn khổ” - Victor Hugo). Trong giới hạn bài làm, người viết sẽ tập trung vào phần Đọc - Hiểu tác phẩm để giúp người đọc thấy rõ hơn cách áp dụng Thi pháp học để dạy một tác phẩm trong chương trình phổ thông. Nội dung chính Tìm hiểu tác giả, tác phẩm Tác giả: - Victor Hugo là lãnh tụ của phái lãng mạn, theo chủ nghĩa lãn mạn tích cực. - Chủ nghĩa lãng mạn của Hugo gắn liền với hiện thực. Tác phẩm: * Tiểu thuyết “Những người khốn khổ”: - Thể loại: Tiểu thuyết lãng mạn: + Không bị giới hạn về dung lượng. + Có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng và bề sâu. => Nhìn cuộc sống theo cảm hứng đời tư. - Ngôi kể: + Ngôi kể thứ ba. + Người kể toàn tri. => Mang đến cái nhìn khách quan, dễ dàng đi sâu vào nội tâm nhân vật. * Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”: Được rút ra từ chương 4, quyển 8, phần thứ nhất của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. Phân tích văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”: Bối cảnh: Không gian: Tại bệnh xá -> Không gian hẹp, ngột ngạt. Thời gian: Khi Phăng-tin đang nóng lòng chờ đợi đứa con gái thân yêu. Nhân vật Giăng Van-giăng: Lai lịch, xuất thân: - Vì nghèo nên phải đi ăn trộm. - Phải chịu cảnh tù đày suốt 19 năm. => Hoàn cảnh khốn khó, đọa đày. - Được thức tỉnh bởi lòng tốt, sự vị tha của giám mục Mi-ri-en -> Quyết tâm trở thành người tốt. => Con người đi lên từ bùn lầy, khổ đau. => Con người nếm trải. Con người, tính cách: Con người của tình yêu thương và trách nhiệm: - Lời nói, thái độ với Phăng-tin: Nhẹ nhàng, vỗ về. - Hành động: + Đứng ra đầu thú để cứu một người vô tội ->  Sẵn sàng từ bỏ cuộc sống mới ổn định vì người khác. + Hứa tìm lại con gái cho Phăng-tin. + An ủi Phăng-tin khi cô hoảng sợ trước Gia- ve. + Ngồi lặng người nhìn xác của Phăng-tin. + Ghé lại, thì thầm vào tai Phăng-tin. + Chỉnh chu lại trang phục, vén gọn tóc, vuốt mắt cho Phăng-tin. + Khẽ nâng tay Phăng-tin lên, đặt lên đó một cái hôn. => Thể hiện sự yêu thương, trân trọng dành cho một mảnh đời bất hạnh. => Chất nhân văn trong một con người khốn khổ. b, Con người dũng cảm: - Thái độ, hành động với Gia-ve lúc ban đầu: + “Cúi đầu” khi bị Gia-ve nắm cổ áo. + “Không giằng tay ra”, chỉ “hạ giọng” cầu xin thêm ba ngày để tìm con gái cho Phăng-tin. => Điềm tĩnh, từ tốn, nhún nhường. - Thái độ, hành động với Gia-ve sau cái chết của Phăng-tin: + “Gỡ tay hắn ra như gỡ bàn tay trẻ con”. + “Giăng Van-giăng đến bên giường, […] đừng quấy rầy tôi lúc này””. + Sau khi chỉnh chu lại cho Phăng-tin, ông “đứng dậy, quay về phía Gia-ve: “Giờ anh muốn làm gì thì làm””. => Quyền uy, mạnh mẽ, quyết liệt. Kết luận: Thái độ, hành động của Giăng Van- giăng đối lập hoàn toàn với Gia-ve.  Nhân vật Gia-ve: Ngoại hình, công việc: - Ngoại hình được miêu tả như một con ác thú. - Công việc: Một thanh tra -> Đại diện cho pháp luật, sự công bằng. Con người độc ác, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại: - Lời nói: + Xưng: “tao”, “ta”; gọi Giăng Van-giăng là “mày”, “thằng”. -> Thái độ kiêu ngạo, ngông cuồng, hạ thấp người khác. + “Gia-ve không nói “Mau lên!”, hắn nói “Mau-u lêênh!”. Không có vần nào ghì nổi giọng nói của hắn. Không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm”. + “… hét lên”. + “Gọi ta là ông thanh tra”. + “Nói to, nói to lên! Ai nói gì với ta là phải nói to!”; “Tao bảo mày nói to lên cơ mà”. -> Thái độ điên cuồng, man rợ. - Hành động: + “Hắn không làm như thường lệ. […] móc vào người Giăng Van-giăng”. + “phá lên cười”, “quát”, “giậm chân”, “nhìn Phăng-tin trừng trừng, túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Van-giăng”, “phát khùng lên”,… => Hành động điên cuồng như một con thú dữ. Kết luận: Sự đối lập giữa công việc, nghĩa vụ, tính chất của một con người thực thi pháp luật Tổng kết: Tác phẩm thành công khắc họa hai nhân vật trái ngược nhau: Giăng Van-giăng và Gia-ve. => Tạo sự xung đột giàu kịch tính. với hành động của một kẻ độc ác, điên cuồng. Tổng kết Có thể khẳng định việc áp dụng Thi pháp học vào dạy học các tác phẩm trong chương trình phổ thông là vô cùng có giá trị. Không chỉ riêng với văn học nước ngoài, ta còn có thể vận dụng nó để phân tích, giảng dạy các tác phẩm văn học Việt Nam. Điều này  không chỉ giúp bản thân người dạy nắm rõ tổng quan chủ đề học mà còn khiến bài giảng trở nên thực tế, khoa học và gần gũi hơn với người tiếp nhận. Đồng thời, nâng cao khả năng phát triển năng lực người học.

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Có lúc không gian tâm linh lại hoà vào không gian thực khiến người đọc tin vào những gì đang diễn ra. Đó là không gian gò Thuồng Luồng với hình ảnh về cái nộm rơm chứa hồn cốt người con gái đầy thần bí của Tào khiến Sao vẫn tin mình chính là con Thuồng Luồng trong lời nguyền đi cùng chiếc nộm rơm. Và ngay trong không gian Sao về nhà chồng sau li hôn cũng nhuốm màu sắc tâm linh huyền ảo. Đó là không gian bến nước vào lúc cuối ngày với “sương mù bay dầy trên mặt nước” chỉ có duy nhất một cái thuyền buôn đỏ lửa nấu ăn tối, đậu dềnh dàng sát bờ chở rất nhiều chã đất nung và liễn sành màu da lươn xếp đầy khoang thuyền buôn. Đò cuối ngày chỉ có cô lái đò và Sao. Nhưng chuyến đò ấy lại trải qua rất nhiều cản trở  bởi những bè chuối ở đâu đó trôi về bến đông lắm. Hình ảnh những bè chuối trôi dạt về bến gợi liên tưởng đến hình ảnh những cái bè chuối chở thai dị dạng bị người làng thả trôi. Vậy đâu chỉ có nỗi đau của Sao mà còn có biết bao nỗi đau của những con người vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nỗi đau chiến tranh chưa kịp nguôi mà nỗi đau hậu chiến tranh lại ập đến. Dù cô lái đò khuyên nhủ: “Không cập bến này được đâu! Quay lại thôi. Hay là cập bến khác, chị nhá” nhưng Sao vẫn quả quyết: “Cô gái ơi! Bến này đã chót sang thì sang đến cùng”. Đó là hình ảnh của những con người can đảm biết đối diện với sự khốc liệt, đau đớn, mất mát của chiến tranh dẫu họ biết nó vô cùng dai dẳng. Đò cập bến nhưng cái mà Sao luôn thấy trong mắt mình đó là hình ảnh của “chiếc thuyền buôn chở chã đất nung và liễn sành màu da lươn, lửa vẫn lập loè sáng đỏ”. Hình ảnh đó đặt ra vấn đề về nỗi đau thương về số phận, cuộc đời của những con người thời hậu chiến đặc biệt là nỗi đau của những người phụ nữ. Họ có khả năng sinh con nhưng lại không có được những đứa con cho mình, bị hiểu lầm, dèm pha và lạnh nhạt. Kết luận           Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn “Mười ba bến nước” không chỉ là không gian cụ thể nhỏ hẹp gắn với cuộc sống thường ngày của con người làng Yên Hạ và cuộc sống của nhân vật Sao mà còn mang tính biểu tượng cho cuộc sống của biết bao con người thời hậu chiến đặc biệt là những người phụ nữ. Họ phải đối mặt với những hậu quả tàn khốc và dai dẳng từ chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Nhưng không vì thế mà những con người ấy mất đi sự nghị lực phi thường và và tấm lòng bao dung. Họ đã biết vượt qua cái ranh giới của những dị nghị, định kiến để chia sẻ, cảm thông với nhau. Đồng thời, ta cũng thấy được khát vọng được thấu hiểu, được nhìn nhận đúng đắn về hậu quả của chiến tranh. Giữa cái rất thực của không gian đời sống là sự đan bện của các yếu tố huyền ảo có phần tâm linh. Nó như một phương tiện để nhà văn gửi gắm những triết lí và lí giải những ẩn ức của nhân vật. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mười ba bến nước phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Không gian huyền ảo có tính tâm linh trong “Mười ba bến nước” Trong sáng tác của mình, nhà văn Sương Nguyệt Minh không chỉ tập trung khắc hoạ không gian hiện thực đời sống con người mà nhà văn còn xây dựng lên những không gian huyền ảo mang tính tâm linh. Hai không gian ấy có lúc được phân biệt rõ ràng nhưng có lúc nó đan xen lẫn nhau. Không gian huyền ảo thường gắn với thời gian về đêm cùng với hình ảnh của ánh trăng hoặc xuất hiện trong giấc mơ của nhân vật Sao. Không gian huyền ảo được nhà văn dựng lên nhằm gửi gắm triết lí của cuộc sống, giải toả những ẩn ức của nhân vật.              Không gian huyền ảo gắn với những câu chuyện huyền thoại về hình ảnh con thuồng luồng xuất hiện trong tuổi thơ và giấc mơ của nhân vật Sao nơi bến sông. Từ khi sống sót qua cơn lũ khủng khiếp, Sao luôn nghĩ rằng mình đã được Thuồng Luồng dưới sông cứu sống. Rồi qua câu chuyện của dân gian kể lại “vào một đêm trăng”, “sương mù bay la đà mặt sông”, “sóng óc ách vỗ vào hang núi”. “Thằng ăn trộm người làng Yên Hạ về khuya, đò nghỉ. Chỉ gặp duy nhất chiếc thuyền đánh cá đêm chở đầy sương mù chui từ trong hang nước ra, lướt nhẹ đến”. Hắn được cô gái chở qua sông nhưng lại định dở trò đồi bại với cô gái. Nhưng hắn hoảng hốt “nhận ra cô gái chỉ có phần ngực trở lên là giống người, còn thân mình rắn, bàn chân tay nhái có màng”. Hoảng quá, hắn biết vừa chạm phải con Thuồng Luồng. Thuồng Luồng và bến nước như làn sương mù huyền thoại, bí ẩn vô cùng với tuổi thơ của Sao. Không gian huyền ảo còn được khắc hoạ trong giấc mơ của nhân vật Sao cũng gắn liền với hình ảnh con thuồng luồng. Sao mơ về không gian đồng ruộng nơi đã hạ sinh đứa con đầu lòng. Ở đó có đám thợ gặt đội nón mê, ngồi bệt xuống cỏ hút thuốc lào chờ cho cái thai nhi hết ngáp để bỏ  vào cái liễn sành màu da lươn, đậy nắp đem đến gò Mã Giáng chôn. Lại có đêm Sao mơ thấy những cái thai ấy được bỏ trên bè chuối thả trôi ở bến nước sông Hoàng Long. Không gian bến sông có con Thuồng Luồng tóc đen dài xoã sượi, vai trần trắng, vú căng mẩy như vú con gái, nhưng mình rắn, bàn chân tay nhái có màn g mỏng bơi đến đẩy bè chuối vào bờ. Rồi những lần đi kéo vó tôm cùng chồng nơi bến sông, cô cũng mơ thấy một không gian có màu trăng bàng bạc, sương giăng mờ ảo. Cùng với đó là anh Tào đào ngũ đang đặt những hài nhi đỏ hon hỏn lên mấy cái bè chuối và dùng tay đẩy ra xa bờ. Các bè chuối quay tròn, nhẩn nha trôi... Rồi chị Sao nhảy ùm xuống nước, chìm ngỉm. Khi các vòng sóng lặng, bất chợt Thuồn g Luồng nhô lên, tóc dài đen, vai vú con gái, nhưng mình rắn. Nó đột ngột quẫy lộn đầu xuống, hai bàn chân nhái có màng giơ khỏi mặt nước. Lại ngoi lên. Con Thuồng Luồng bơi, đẩy bè chuối vào bờ... Hoảng quá, Sao căng mắt nhìn, không thấy anh Tào nữa. Mấy cái bè chuối cũng biến mất. Chỉ thấy đàn vịt trời lông trắng bay vọt lên, kêu váng mặt sông. Không gian giấc mơ với hình ảnh thuồng luồng đẩy bè chuối có cái thai của Sao vào bờ trở đi trở lại trong những không gian hư ảo nhuốm màu tâm linh. Tất cả mọi người dân làng Yên Hạ không một ai chấp nhận những cái thai dị dạng đổ lỗi cho Sao. Họ coi đó như điềm gở, ma quái nên thả nó trôi theo dòng nước mặc kệ sống chết. Bởi thế hình ảnh thuồng luồng như một biểu tượng của sự thấu hiểu, cảm thông chia sẻ. Đó là hình ảnh xuất hiện như để giải toả những ẩn ức về cuộc đời của nhân vật Sao: không sự thấu hiểu, bị người đời đối xử bạc bẽo và oan ức không thể hoá giải. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mười ba bến nước phần 6

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Tác giả cũng tập trung khắc hoạ không gian ruộng đồng cuối mùa gặt với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, bình dị, yên ả đến lạ lùng “cào cào, muồm muỗm dồn đến đám lúa cuối cùng” nhiều lắm, “thợ gặt bỏ liềm hái vồ tới tấp”. Sau bao năm chiến tranh tàn khốc, làng Yên Hạ mới có những ngày tháng yên bình đến thế. Nhưng đối lập với vẻ yên bình ấy lại là nỗi đau đớn đến tột cùng của nhân vật Sao. Chính tại “bờ ruộng ẩm ướt, ngổn ngang lúa tươi và cuống dạ vừa cắt” Sao đã hạ sinh đứa con đầu lòng. Đối với một người mẹ đó là giây phút hạnh phúc. Nhưng đối với cô là nỗi đau đớn và ám ảnh đến cùng cực. Cô hạ sinh “một cục thịt đỏ hỏn chỉ có cái miệng tròn tối om, há ra ngậm vào như cá mắc cạn ngáp lúc sắp chết”. Người ta bàn ngay đến chuyện đem nó chôn ở gò Mã Giáng hay thả bè chuối trôi sông. Họ cho đó là lỗi của Sao thậm chí xa lánh,  ghẻ lạnh. Những đứa con dị dạng ấy đâu phải là lỗi của Sao như người ta vẫn nghĩ, vẫn thấy mà lỗi chính là nằm ở kẻ thù. Sự dị dạng của bào thai là hệ quả khủng khiếp của chất độc màu da cam mà chồng của cô đã phải hứng chịu từ cuộc tranh. Bến nước thứ mười ba là không gian đầy xót xa, cay đắng. Lẽ ra cuộc đời người phụ nữ chỉ truân chuyên mười hai bến nước; nhưng người phụ nữ của thời hậu chiến lại phải bị xô dạt, trôi nổi thêm một bến nước nữa - bến thứ mười ba. Bến làm vợ đợi chờ chồng ra trận nơi hòn tên mũi đạn, mòn mỏi trong chiến tranh mà không được làm mẹ. Cái đau đớn, tê tái ở bến mười ba này là người vợ không phải vô sinh để làm gái tân vĩnh viễn, cô vẫn hữu sinh mà không một lần làm mẹ… Những lần sinh nở ra quái thai, quái thai bị trôi sông biệt tích; nhưng người đàn bà còn đó phải gánh lấy nỗi đau danh dự như chính tâm hồn mình bị tật nguyền. Bên cạnh không gian tự nhiên, sinh hoạt của làng Yên Hạ, tác giả cũng tập trung khắc hoạ không gian nhỏ hẹp của căn buồng nhà chồng mà Sao ở. Cô Sao lấy anh Lãng hôm trước thì hôm sau anh phải ra chiến trận. Không gian riêng tư nhỏ bé gắn với những ngày tháng sống trong cô đơn, vò võ chờ chồng. Cô “nằm một mình ôm gối, nhớ chồng, trằn trọc chờ sáng” rồi lôi cái áo cũ bạc màu của chồng ra ấp vào mặt nhưng nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn. Sương Nguyệt Minh không hề che giấu những cảm xúc riêng tư thầm kín thậm chí là cả cảm xúc ái ân của vọ chồng, trai gái – điều mà trước đây không bao giờ người ta nói đến trong thời kì chiến tranh. Không gian nhớ nhung của Sao tràn ngập những khao khát ái ân. Sao thấy vô cùng “khốn khổ” nhất là mấy ngày áp kỳ kiêng kị sử dụng sô màn của đàn bà”, “hai bầu vú cứng nhưng nhức”, “nhũ hoa sân lại”, “má đỏ hồng tươi tắn”, “mắt long lanh”, “lúc nào cũng chỉ mong chồng về”. Không gian nhỏ hẹp gắn với những khao khát rất thực của Sao. Nó như một tiếng nói chân thực mà tàn nhẫn về những gì mà chiến tranh mang lại. Tác giả đã nói đến cái khát vọng của những người vợ có chồng đi chiến đấu đến độ chân thực nhất. Nếu không có sự cảm thông, thấu hiểu và trân trọng thì tác giả không thể thấy được cái khao khát mãnh liệt của Sao. Không gian thực trong truyện ngắn là không gian của những khát khao hạnh phúc và của những cay đắng, xót xa của người phụ nữ thời kì chiến tranh và hậu chiến tranh. Người phụ nữ vừa có những cái truyền thống nhưng cũng rất mạnh bạo và hiện đại. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mười ba bến nước phần 5

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Không gian thực trong truyện ngắn “Mười ba bến nước” Không gian thực trong tác phẩm chính là không gian tự nhiên, đời sống sinh hoạt của làng Yên Hạ nơi có dòng sông Hoàng Long chảy qua và không gian gia đình của nhân vật Sao. Không gian ấy được tái hiện qua hồi tưởng của chính nhân vật này ở những thời điểm khác nhau, vị trí khác nhau. Đầu tiên, đó là không gian tự nhiên gắn với hình ảnh dòng sông Hoàng Long vào mùa lũ trong kí ức của Sao. Trời không mưa nhưng nước từ thượng nguồn đổ về khiến lũ dâng cao đầy dữ dằn “nước cuốn rều rác, cành tươi, củi khô... cuồn cuộn”. Đê sông Hoàng Long vỡ “nước réo ồ ồ”, “chó tru”, “gà quác”, “trâu, bò phá gióng”, “dê phá chuồng kêu khản giọng”, “dân kinh hoàng, nháo nhác chạy lụt như chạy loạn”. Sao kịp trèo lên cây đa đầu làng nhưng cuối cùng cũng bị lũ cuốn trôi, dạt vào gò Thuồng Luồng và nằm trơ trơ ở đó. Mẹ Sao cho rằng chính con thuồng luồng dưới sông Hoàng Long đã vớt Sao ở bến nước đưa lên đây. Đó cũng là không gian mang nỗi ám ảnh trong tâm hồn nhân vật trong suốt quãng đời còn lại. Đó còn là không gian bến nước làng Yên Hạ. Nó không chỉ gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đây mà còn gắn chặt với những bước ngoặt trong cuộc đời của Sao. Bến nước ấy là không gian chứng kiến cuộc đời, số phận nghiệt ngã và khốn nạn của chính nhân vật. Bước ngoặt đầu tiên gắn với không gian này chính là việc Sao trở thành vợ anh Lãng – bộ đội thời chiến. Sao được rước về nhà chồng bằng chiếc thuyền đi qua bến nước làng Yên Hạ. Cũng chính tại bến sông này, cô đã lấy nậm nước đem về rửa chân cho mẹ chồng để mong mẹ con hoà thuận bớt xung khắc. Thuyền cập bến cũng chính là lúc Sao cảm thấy băn khoăn: “Người ta hay ví bến đời với bến nước. Con gái mười hai bến nước. Lúc ấy, tôi chẳng biết mình đang ở bến thứ bao nhiêu”. Phải chăng đó là dự cảm về số phận, cuộc đời đầy vô định của chính nhân vật. Không gian bến sông cũng đã chứng kiến bước ngoặt thứ hai trong cuộc đời của Sao. Sông Hoàng Long qua làng Yên Hạ chia thành hai bến tắm. “Bến tắm đàn bà phía đầu nguồn, bến tắm đàn ông ở phía hạ nguồn, cách nhau vài trăm bước”. Trong một lần tắm ở bến sông, Sao không may bị chuột rút. Anh Tào – người từng yêu Sao lại vô tình đi ngang qua thấy vậy liền xuống cứu. Đúng lúc đó, ông xã đội và hai dân quân bắt gặp. Hai người rơi vào tình cảnh đầy trớ trêu “tình ngay lí gian”. Cô bị người làng dè bỉu cho là loại người trăng gió “bạc tình”. Nước sông dù nhiều nhưng sao rửa hết được những lời đồn đại đầy cay nghiệt của thiên hạ. Bởi thế với Sao, cô điều cô lo sợ nhất chính là anh Lãng đi đánh giặc không về. Bởi cô vừa mất chồng lại chẳng có người minh oan cho mình. Và cuối cùng, ngày anh Lãng trở về cũng là ngày Sao được minh oan, lấy lại được tấm lòng trong sạch của mình. Cay đắng, xót xa hơn cả, bến sông ấy cũng là nơi Sao quyết định ra đi. Sau năm lần sinh nở với những hình hài dị dạng và trước sự cầu xin của mẹ chồng, cô chấp nhận cưới vợ mới cho chồng. Lúc chồng cô vào phòng hạnh phúc là lúc cô ôm túi đồ, chạy cùn cụt ra bến nước, ới đò sang sông về nhà mẹ. Đó là không gian bến đời đục ngàu đầy cay đắng mà cô phải chịu đựng. Sao đã đi qua bến nước thứ mười hai của mình trong nỗi niềm tủi cực, chua chát và buồn thương. Không gian bến nước cũng là nơi chứng kiến một quyết định táo bạo nhưng đầy nhân hậu của Sao. Khi nghe anh Tào kể lại câu chuyện về người vợ mới của chồng cũng sinh con bị dị tật. Cô vợ mới không chịu được cũng bỏ đi. Mẹ chồng thì đau ốm còn chồng cô thì lặng thầm chịu đựng. Thế là Sao quyết định qua nốt bến thứ mười ba – quay trở về nhà chồng sau li hôn. Không phải cô là người sống cam chịu, nhẫn nhục mà  là một người đầy tình thương và tinh thần trách nhiệm với gia đình chồng. Bởi cô ý thức được mẹ chồng và chồng đang cần cô và hai vợ chồng cũng đang rất cần nhau. Không gian ngày trở về, ngày quyết định bước chân đến bến thứ mười ba là một không gian đặc biệt. Một không gian đầy “sương mù đã bay dầy trên mặt nước”, giữa không gian bến nước là hình ảnh của một chiếc thuyền buôn chở rất nhiều chã đất nung và liễn sành màu da lươn. Hình ảnh những chiếc liễn sành màu da lươn gắn liền với câu chuyện những cái thai dị dạng của Sao sinh ra được người làng bỏ vào nó để đem chôn ở gò Mã Giáng hay thả bè chuối trôi sông. Không phải ngẫu nhiên hình ảnh này trở đi trở lại trong nhiều không gian khác nhau của tác phẩm. Phải chăng nó chính là nỗi ám ảnh đầy mất mát của không chỉ nhân vật Sao mà còn là của cả những con người thời kì hậu chiến. Tưởng rằng chiến tranh qua đi đau thương sẽ kết thúc nhưng ai ngờ nỗi đau sau chiến tranh còn dai dẳng gấp nghìn lần. Những đứa trẻ bị dị tật chính là do hậu quả của chất độc màu da cam trong chiến tranh gây ra. “Mấy năm nay người ta dùng nhiều liễn sành màu da lươn”  chính là hình ảnh khốc liệt nhất cho những di chứng mà chiến tranh để lại. Bến nước thứ mười ba mà Sao quyết định bước đến lần này nó cũng đầy những khó khăn, cản trở. Những bè chuối san sát chặn đứng trên sông chặn đằng trước đằng sau, vây chung quanh. Trước tình hình ấy, cô lái đò khuyên Sao không cập được bến này thì cập bến khác. Nhưng Sao vẫn quyết định: “Bến này đã chót sang thì sang đến cùng”. Cập bến này cũng đồng nghĩa với việc Sao phải chấp nhận biết bao nhiêu thử thách, khó khăn. Bến thứ mười ba là bến của lòng dũng cảm, của tấm lòng bao dung và nhân hậu. Sao đã vượt lên trên những dị nghị, định kiến thông thường; bước qua nỗi ám ảnh đầy đau thương để bước đến chăm lo, yêu thương, săn sóc cho gia đình chồng. Cô luôn ý thức được bổn phận của mình đối với gia đình chồng nhưng hơn hết đó là ý thức của tình người. Sao vừa có cái truyền thống nhưng cũng có những nét hiện đại, táo bạo. Đó là hai mặt đối lập trong bản chất người phụ nữ ngày hôm nay. Họ luôn đấu tranh để thoát khỏi những những ràng buộc lạc hậu của tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng mới, khẳng định vị thế trong xã hội mới. Trong cuộc đấu tranh ấy, những người phụ nữ làng quê bao giờ cũng bị tư tưởng truyền thống lấn lướt kìm chế. Bởi ở họ, cái tình, cái nghĩa bao giờ cũng sâu nặng thuỷ chung. Họ biết làm tròn bổn phận của người con, người mẹ, người vợ, biết hy sinh và hưởng thụ. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mười ba bến nước phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Nội dung Truyện ngắn “Mười ba bến nước” xoay quanh nhân vật Sao sống ở làng Yên Hạ. Một cô gái từng bị nước sông Hoàng Long cuốn dạt vào nằm trơ trơ trên gò Thuồng Luồng. Trong tâm trí của Sao chỉ còn lời của mẹ “Con Thuồng luồng vớt mày ở bến nước đưa lên đây đấy, mày ạ”. Mười sáu tuổi, Sao được anh Tào người làng Yên Hạ rất mến và thường hay trêu đùa cô. Hành động Tào quẳng nộm rơm xuống hố để yểm bùa cho đứa con gái yêu Tào nếu bỏ Tào thì sẽ bị phát điên, thành con Thuồng Luồng nhưng lại khiến Sao cuồng tin. Tào nhập ngũ rồi Sao thấy mọi người đồn anh đã anh chết nơi bom đạn.  Sao lấy anh Lãng – bộ đội thời chiến. Hai người lấy nhau hôm trước thì hôm sau Lãng phải về đơn vị. Sao đợi mỏi mòn, vò võ một mình. Nhưng quãng thời gian ấy, cô lại bị dân làng nghi ngờ có quan hệ bất chính với Tào. Cô lại càng mong nhớ chồng nhiều hơn, bởi chỉ có chồng cô mới có thể chứng minh cô là người trong sạch.  Chiến tranh kết thúc, chồng cô may mắn trở về. Cô sinh liền 5 lần thì cả năm đều là những cục thịt đỏ hỏn rồi có lần thì những cục thịt ấy giống như bọc trứng thuồng luồng vậy. Cứ ngỡ chồng trở về cô sẽ có cuộc sống hạnh phúc, nhưng hậu quả chiến tranh, hậu quả chất độc màu da cam đã dập tắt những mơ ước, hạnh phúc thậm chí làm gia đình cô tan nát. Chồng cô khi biết được đồng đội của mình là anh Hà Văn Nênh vợ đầu cũng đẻ con bị dị dạng nhưng đến người vợ thứ hai lại sinh ra được đứa con trai lành lặn. Trước tình huống ấy, mẹ chồng đã cầu xin cô hãy thương chồng và gia đình chồng để có người nối dõi. Cô đau đớn chấp nhận li hôn chồng. Cay đắng hơn, cô nuốt nước mắt vào trong để đi ăn hỏi, đi xin cưới, đi rước dâu để lấy vợ mới cho chồng. Người vợ mới của chồng lại chính là bạn của mình. Lúc cô dâu vào buồng hạnh phúc thì cũng là lúc cô lặng lẽ ra lối cửa sau, cắp quần áo về nhà mẹ đẻ. Những tưởng đời người phụ nữ chỉ có mười hai bến nước, nào ngờ còn bến thứ mười ba! Vô tình gặp anh Tào, cô nghe tin vợ mới của chồng cũng “sảo non ra một bọc, bà đỡ đếm được mười một cục thịt đỏ lòm. Cứ như trứng thuồng luồng đẻ trứng ấy”. Cô vợ mới cũng không chịu được "cái nợ" nhà chồng nên bỏ đi. Mẹ chồng ốm rất nặng, có dễ không qua khỏi. Chồng cũng đang âm thầm, lạnh tanh chịu đựng. Thế là, cô đành “gắng qua nổ bến nước thứ mười ba” bởi anh Lãng đang cần cô và lúc này, hai người đang rất cần nhau. Cô lên chuyến đò cuối ngày để quay về, chấp nhận hi sinh phần còn lại của cuộc đời. Nhưng chuyến đò hôm nay khác lạ, sang sông biết bao nhiêu vất vả. Lên bờ rồi, cái cô nhìn thấy chỉ còn là chiếc thuyền chở chã đất nung và liễn sành màu da lươn, lửa vẫn lập loè sáng đỏ. Trong “Mười ba bến nước”có sự xuất hiện của hai kiểu không gian đó là không gian thực và không gian huyền ảo. Mỗi không gian trong tác phẩm đều là nơi để các nhân vật bộc lộ mình gắn liền với dấu ấn thời đại thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mười ba bến nước phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Tóm tắt Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa về Thi pháp học một cách rạch ròi và được mọi người nhất trí. Định nghĩa của nhà lí luận Nga V.Girmunski về Thi pháp học được mọi người chấp nhận rộng rãi hơn cả: “Thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) như là một nghệ thuật”. Như vậy, thi pháp học có thể hiểu là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các quy tắc, các thủ pháp nghệ thuật, các phương thức nghệ thuật, các hình thức nghệ thuật… của một tác  phẩm văn học – những yếu tố góp phần tạo nên tính độc đáo của các tác phẩm đó. Bởi vậy, tìm hiểu tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp học là một hướng đi giúp chúng ta có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về bản chất của văn học nghệ thuật. Thi pháp học chú trọng đặc biệt đến những yếu tố hình thức của tác phẩm văn học như: hình tượng nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại... Chính vì thế, bao giờ nội dung trong tác phẩm cũng phải được suy ra từ hình thức, đó là "hình thức mang tính nội dung". Do đó, phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức. Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó. Do đó, khi tìm hiểu về truyện ngắn “Mười ba bến nước” của nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng cần đi sâu phân tích các khía cạnh hình thức để rút ra được những ý nghĩa, thông điệp và quan niệm của nhà văn. Bài viết này đi sâu tìm hiểu tác phẩm ở khía cạnh là không gian nghệ thuật của truyện ngắn. Từ khoá: Thi pháp học, không gian, “Mười ba bến nước” Mở đầu           Truyện ngắn là một thể loại của văn học. Là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại truyện ngắn bao gồm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, sử thi… nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ. Trong truyện ngắn nói riêng và các thể loại khác nói chung thì không gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nó là một hiện tượng nghệ thuật, phạm trù nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện quan niệm về thế giới. Việc nghiên cứu tìm hiểu về không gian nghệ thuật là rất quan trọng bởi nó góp phần tạo dựng môi trường tinh thần cho con người hoạt động, được bộc lộ bản thân. Không gian nghệ thuật còn góp phần thể hiện chiều kích tâm hồn của người nghệ sĩ, thấy được dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ, dấu ấn dân tộc, dấu ấn thời đại. Trong thể loại truyện ngắn, không gian không trải dài giống như tiểu thuyết mà nó là không gian hẹp, nhỏ bé. Không gian trong truyện ngắn “Mười ba bến nước” của Sương Nguyệt Minh là không gian nhỏ hẹp gắn với làng Yên Hạ, với bến nước và gia đình của nhân vật Sao. Nó không phải là không gian hoàn toàn giống với hiện thực như người ta vẫn nhìn thấy trong đời sống. Nhà văn đã pha vào đấy ít nhiều huyền thoại và những éo le không dễ có trong đời thường. Đọc tiếp: Không gian nghệ thuật trong Mười ba bến nước phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Thế thì bi kịch lỡ làng trong tình yêu của con người đến từ đâu? Nguyễn Bính cũng không dưới một lần khắc khoải đi tìm câu trả lời. Thiết nghĩ, một trong những lí do lớn nhất (có thể tìm thấy trong thơ Nguyễn Bính) khiến cho đôi người chẳng thể “gặp gỡ” được nhau, ấy chính là họ cứ lặng im, cứ ngần ngại, cứ chẳng đủ tự tin mà nói lên tiếng lòng của mình. Cái lỡ làng giờ đây đồng hiện trong sự im lặng - nghĩa là không gặp gỡ, nghĩa là tan giấc mộng thành đôi. Cái im lặng vô hình vô ảnh lại hóa thành giậu mồng tơi ngăn cách đôi bên: Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờ n. Hai người sống giữa cô đơn, Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi. Giá đừng có giậu mùng tơi, Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng. (Cô hàng xóm) “Giậu mùng tơi” là một trong những hình ảnh hiển hiện rõ nhất mặc cảm ngăn cách trong thơ Nguyễn Bính. Chính vì mặc cảm ấy khiến người ta dù có tình cảm với nhau là thật đi chăng nữa cũng chẳng thể “gặp gỡ” nhau, thấu hiểu và tin yêu nhau. Ao ước “Giá đừng có giậu mùng tơi”, vì thế cũng chính là ao ước có thể vượt qua mặc cảm ngăn cách trong lòng mình để dũng cảm khẳng định tình yêu. Nhưng tất cả rồi cũng chỉ là “giá như…” Cảm thức lỡ làng không chỉ cho “phận mình” mà còn là nỗi niềm đầy cảm thương, tiếc cho đời “chị” - một người con gái như bao người con gái trong xã hội xưa, ngậm ngùi, đắng cay chịu kiếp “lỡ bước sang ngang”. Lỡ dở là khi giấc mộng va đập với hiện thực, thành ra tan vỡ: Chuyến này chị bước sang ngang Là tan vỡ giấc mộn g vàng từ đây (...) Một lần này bước ra đi Là không hẹn một lần về nữa đâu…” Thế có nghĩa là, bi kịch lỡ dở đâu phải bi kịch của một người, một đời. Nó là bi kịch đã có tự muôn kiếp. Biết bao thân phận đã sống một cuộc đời lỡ dở, đã trải qua những cuộc tình lỡ dở. Nhất là những người con gái, ôm ấp cho mình những mộng đẹp về tình yêu, nhưng nhận lại thì chỉ là những mối duyên “lỡ bước”, đành nhắm mắt đưa chân mà ngậm ngùi chịu đựng. Bi kịch lỡ dở trong bài thơ này có sức khái quát lớn hơn, được thể hiện xót xa đến ám ảnh: (...)Mườii năm gối hận bên giường Mười năm nướ c mắt bữa thường thay can h Mười năm đưa đám một mình Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên Mười năm lòng lạnh như tiền Tim đi hết máu mà duyên không về.                               (Lỡ bước sang ngang) Thêm một giấc mơ tan vỡ, thêm một kiếp người lỡ dở: “Thế là tàn một giấc mơ/ Thế là cả một bài thơ não nùng”. Bởi trót lầm nên mới lỡ, bởi trót hi vọng nên mới thất vọng, bởi trót tương tư mà gặp hiện thực phũ phàng:“Mười hai bến nước xa lăng lắc/ Lầm tự ngày xưa, lỡ đến giờ.”. Nguyễn Bính viết nhiều, viết hay về con người lỡ dở như thế có lẽ xuất phát ngay từ chính cuộc đời và (những) cuộc tình của ông. Gặp gỡ nhiều nhưng “gặp gỡ” thì chẳng thấy, cứ khắc khoải đi tìm, khắc khoải mộng mơ để rồi vỡ tan khi đối diện với hiện thực. Con gái nhà thơ -  bà Nguyễn Bính Hồng Cầu chia sẻ:  “Hồi nhỏ, tôi cũng giận ba tôi lắm. Nhưng lớn lên tìm hiểu, tôi vỡ lẽ, cuộc đời ba tôi bất hạnh nhiều. Nhiều vợ nhưng không ai hiểu ông. Và ông cứ phải đi tìm cái bóng hạnh phúc cho đến khi nhắm mắt xuôi tay vào đêm giao thừa năm 1966…” Kết luận “Thơ ca mãi mãi là cái đỉnh cao nổi tiếng ấy, cao hơn tất cả các ngọn núi Anpơ, nằm lăn trong cỏ, trước chân ta, đến độ chỉ cần cúi xuống một chút là ta có thể nhìn thấy nó và nhặt nó lên”. Câu nói nổi tiếng ấy của nhà thơ Nga Pasternac phải chăng cũng chính là nói về thơ Nguyễn Bính: những vần thơ giản dị của ông cứ tồn tại và sống đời sống riêng của nó. Nó tồn tại như lẽ tự nhiên của cuộc đời vốn tồn tại như vậy. Nó như một bảo tàng cất trữ những “mã văn hóa” để chúng ta tìm thấy một mảnh hồn với những cảnh, những tình, những tâm sự rất Việt Nam, trong đó có những tâm sự về cái lỡ dở của tình cảm, của phận người. Nhà phê bình văn học Ngô Thảo từng chia sẻ: “Người Việt bây giờ sống xa xứ rất nhiều. Sống ở xứ người thì đã hẳn. Nhưng bao người sống ở trong nước mà không còn cư trú ở làng quê. Tất cả họ tìm thấy trong những vần thơ Nguyễn Bính tiếng lòng và sự đồng vọng nhữn g tình cảm thiêng liêng của họ.” Nhà báo Trác Thúy Miêu từng nói: “Thời gian qua đi, chúng ta sẽ quên đi người tình, nhưng cuộc tình là thứ ở lại mãi.” Chừng nào mỗi chúng ta còn biết yêu, còn tương tư, còn ôm ấp hi vọng lẫn nếm trải những ngậm ngùi, dở dang, lỡ làng trong tình yêu, chừng đó những câu thơ của Nguyễn Bính vẫn còn nói hộ lòng ta nhiều lắm. Đọc tiếp: Hình tượng con người lỡ dở trong thơ Nguyễn Bính phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Con người lỡ dở trong tình yêu (duyên phận lỡ làng) Nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bính là những con người mang nhiều tâm sự trong tình yêu, mà bao trùm lên tất cả, ấy là mặc cảm về một tình yêu lỡ dở, về những mối duyên phận lỡ làng. Tình yêu ấy cũng như bao tình yêu tự ngàn xưa và mãi về sau, bắt đầu từ những giây phút tương tư. Mới đầu, chàng trai quê bước vào tương tư đúng với dáng điệu rụt rè của một “người nhà quê” - rụt rè đến độ chẳng dám đối diện với tình cảm của chính mình: “Cái gì như thể nhớ mong? Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng!” Rõ “Quyết là không nhớ nàng!”, nhưng tình yêu nào phải câu chuyện của lí trí. Nó là nhớ mong, là rung cảm thường trực - là “bệnh của tôi” ấy chứ: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một ngườii. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.” (Tương tư) Đến đây thì chàng trai thôn quê cuối cùng cũng đã thật thà với tình cảm của chính mình, gọi được tên nó ra mà chẳng cần trốn tránh nữa. Nó là nhớ, là mong, là “tôi yêu nàng” đấy thôi. Khát vọng gặp gỡ, nhớ mong đôi khi còn hóa thành mộng mơ, trao cho con người ta những hi vọng thật đẹp: “Tước đay se võng nhuộm điều ta đi. Tưng bừng vua mở khoa thi, Tôi đỗ quan trạng, vinh quy về làn g. Võng anh đi trước võng nàng… Cả hai chiếc võng cùng sang một đò…” (Giấc mơ anh lái đò) Anh lái đò là một hóa thân khác của nhà thơ khi truyền tải giấc mơ gặp gỡ - một giấc mơ thật đẹp, thật vẹn tròn, mang màu sắc của những câu chuyện “vinh quy bái tổ”. Từ chuyện anh lái đò chở cô gái sang bãi tước đay mà nghĩ đến sợi đay, rồi từ sợi đay lại nghĩ đến võng đay nhuộm điều - chiếc võng đại diện cho ước vọng vinh quy, ước vọng hạnh phúc: “Cả hai chiếc võng cùng sang một đò”. Song, mộng tưởng gặp hiện thực thì lại hóa bẽ bàng, sự va đập ấy khiến những giấc mơ trở nên tan vỡ: Đồn rằng đám cưới cô to, Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu. Nhà gái ăn chín nghìn cau, Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn… Lang thang tôi dạm bán thuyền, Có người trả chín quan tiền, lại thôi! Qua đoạn thơ ngắn này, nhà thơ dùng chữ “chín” đến bốn lần (chín chiếc đò, chín nghìn cau, chín nghìn tiền cheo tiền cưới, chín quan tiền). Theo quan niệm của phương Đông và cũng là theo hệ số thập phân, 9 là con số lớn nhất của hàng đơn vị, nó chỉ thiếu 1 nữa là chuyển sang hàng khác, hàng chục, là trở nên ‘mười phân vẹn mười”. Số phận của anh lái đò dang dở có lẽ do thiếu con số 1 quan trọng đó chăng? Giấc mơ quan trạng chẳng thành như anh lái đò cũng lỡ dở, dẫu nó thành hiện thực rồi thì cũng chẳng tránh khỏi lỡ dở trong chuyện tình. Quan trạng vinh quy, duy chỉ có một người “chạnh buồn”, ấy là cô gái: “Từ ngày cô chửa thành hôn/ Từ ngày anh khoá hã y còn hàn vi/ Thế rồi vua mở khoa thi/ Thế rồi quan Trạng vinh quy qua làng…”Những “từ ngày”, những “thế rồi” như những lời bâng quơ, như cố tìm một giọng khách quan nhất mà kể câu chuyện nhưng cũng chẳng thể tránh khỏi xót xa, hụt hẫng. Nguyễn Bính có lẽ là một trong những người viết nhiều nhất, hay nhất, thậm chí đến ám ảnh về sự lỡ dở. “Lỡ” mất nhau nghĩa là hụt đi cơ hội gặp gỡ, “dở” là tình yêu chưa đến độ thành chung. Phải chăng “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở” bởi lẽ nếu đi tiếp sẽ vấp phải hiện thực, “dở” lại trở thành “lỡ” mất rồi. Cô gái trong “Mưa xuân” cũng vì ôm ấp những mộng tưởng yêu thương mà hụt hẫng khi người yêu lỗi hẹn: Chờ mãi anh sang anh chả sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Ðể cả mùa xuân cũng lỡ làng! Vẫn là mưa xuân, nhưng khác với “mưa xuân phơi phới bay” mở đầu bài thơ, thì nay “mưa xuân đã ngại bay”; hoa xoan từ “lớp lớp rụng vơi đầy” giờ “đã nát dưới chân giày”, “có một thôi đê” ngắn mà giờ “có ngắn gì đâu một dải đê”... Tâm cảnh đối chiếu với ngoại cảnh, khiến cho ngoại cảnh giờ đây chất chứa đầy tâm sự, khiến “cả mùa xuân cũng lỡ làng”. Cái lỡ làng ấy hiển hiện trên “nước mắt đôi dòng”, cái lỡ làng khiến người ta vừa cảm thương, vừa nuối tiếc, vừa đồng điệu, nhất là những ai đã từng ôm ấp một mối tình đầu không trọn vẹn. “Bài thơ khép lại một lỡ làng. Nhưng bi kịch lỡ làng vẫn sẵn chờ thi sĩ trên cả mười hai bến nước của một đời thơ. Và tôi chắc rằng, mãi về sau nữa, mỗi lần đọc, “Mưa xuân” sẽ vẫn cứ rơi xuống lòng ta từng chấm lạnh như ngày nào.” (Chu Văn Sơn) Đọc tiếp: Hình tượng con người lỡ dở trong thơ Nguyễn Bính phần 4

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Hình tượng con người lỡ dở trong thơ Nguyễn Bính Con người lỡ dở trong cuộc hành trình từ thôn quê đến thị thành (sự nghiệp dở dang) Theo nhà phê bình Đỗ Lai Thúy, “Nguyễn Bính tuy không sinh ra trong một gia đình nông dân, làm ruộng nhưng sống gia truyền ở nông thôn, nên là một “thôn dân”, một nhà quê, kẻ quê theo cái nghĩa đối lập với “thị dân”, kẻ chợ. Cuộc sống thị dân hiện đại tuy lạ lẫm với người nhà quê, ít nhiều được giáo dục kiểu cũ như Nguyễn Bính, nhưng ánh sáng, và cả bóng tối của nó nữa, không phải là không hấp dẫn hồn thơ trẻ”: Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh Tôi đi dan díu với kinh thành Nguyễn Bính coi hành động bỏ lại vườn cam, mái gianh để đến với kinh thành là chuyện “lỡ bước sang ngang”, và tự coi phận mình là “kiếp con chim lìa đàn”. Hai chữ “lìa đàn” dường như đã trở thành một ám ảnh trong tâm hồn Nguyễn Bính. Sự tiếp xúc, va đập giữa nông thôn và thành thị như đôi bờ tư tưởng, cứ vọng đi vọng lại trong thơ ông, tạo nên những tác phẩm mang trong đó nỗi nhớ da diết, khát vọng trở về, và cả mặc cảm ra đi. Gọi là mặc cảm bởi lẽ khi Nguyễn Bính dùng từ “dan díu” với kinh thành, tự nó đã mang hàm ý của một cái gì dường như là phản bội, dường như là quay lưng với những điều mình vẫn luôn gắn bó, luôn yêu quý, trân trọng chỉ bởi vì bị hấp dẫn bởi một thứ gì khác, mới mẻ hơn. Khuôn mặt thị thành trong thơ Nguyễn Bính vì thế thường gắn với những gì dễ đổi thay, tạo cho con người cảm giác bơ vơ, lạc loài: “Rời ra những ngón tay xinh Tàu đi ánh sáng kinh thàn h bừng lên Nơi này chẳng có ai quen Nhớ nhung xin gửi tới miền lầu cao Thương như thế, nhớ làm sao! Kinh thành biết có mưa rào đêm nay? Hồn đơn phách quế đắng cay Có ai buồn nhớ nơi này nữa không?”  (Đêm mưa nhớ bạn) Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương luôn đau đáu trong thơ Nguyễn Bính một  khao khát trở về. Niềm khao khát ấy lại càng mãnh liệt hơn, day dứt hơn mỗi khi Tết đến xuân về. Trong tâm thức người Việt tự bao đời nay, mùa xuân là mùa của sự sống ấm áp, của đoàn viên, của trở về, của không khí gia đình đầm ấm. Có lẽ vì thế mà hơn ai hết, những người con xa xứ, những kẻ lữ thứ là đối tượng nhạy cảm nhất với mùa xuân. Họ vừa mong mỏi vừa chẳng mong xuân đến. Bởi lẽ xuân đến mà chẳng được đoàn viên thì nỗi nhớ, nỗi mong cùng niềm khao khát chỉ càng nhân lên gấp bội. Có thể tìm thấy trong thơ Nguyễn Bính biết bao là xuân gắn với nhớ thương: Xuân nhớ, Xuân thương nhớ, Xuân về nhớ cố hương, Xuân tha hương, Xuân vẫn tha hương (tên các bài thơ). Mùa xuân thường gắn với cảm thức vui vầy, đoàn tụ thì nay lại xa cách đến lạnh lùng: “Sao chẳng về đây, nỡ lạc loài Giữa nơi thành thị gió mưa phai Chết dần từng nấc, rồi mai mốt Chết cả mùa xuân, chết cả đời?  (Sao chẳng về đây?) Mặc dầu buồn là thế, nhớ nhung là thế, thậm chí đôi khi có hơi bi lụy: “chết dần từng nấc”, “chết cả mùa xuân”, “chết cả đời”, “xuân không đến”..., nhưng thẳm sâu trong tâm hồn “người nhà quê” ấy (và hẳn là trong mỗi người đọc chúng ta nữa), vẫn cứ ôm ấp một niềm hi vọng ngày trở về, ngày được hưởng niềm vui của sum họp, của tình thân: “Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm lòng Chao ơi, Tết đến em không được Trông thấy quê hươn g thật não nùng Ai bảo mắc duyên vào bút mực Sòng đời mang lấy số long đong” (Xuân tha hương) Càng nhớ, càng khát khao trở về thì lại càng mắc rối tơ lòng trong mặc cảm lỡ dở của thân phận “trót ra đi”. Ra đi mà chẳng làm nên chuyện, ra đi để rồi trở nên lạc lõng, bơ vơ nơi thị thành vốn không thuộc về mình, ra đi mà chỉ khắc khoải trở về mà cũng chưa trở về đặng. Ai bảo ra đi để rồi gánh lấy “nợ đời”, “số long đong”: “Cuộc cờ lỡ pháo, lầm xe/ Quyết tâm phá bí ai dè vẫn thua.”(Nam Kỳ cũng gió cũng mưa). Mặc cảm trong hiện tại lạc lõng, bơ vơ nơi thành thị, nhân vật lỡ dở ấy lại quay về, lại ôm ấp hình ảnh của làng quê như cánh diều níu vào mặt đất tìm nơi neo lại, để khỏi trôi dạt, bơ vơ. Hình ảnh làng quê hiện lên trong tâm thức người ra đi, vì thế càng trở nên tươi đẹp, nên thơ, có khi như giấc mộng đẹp: “Nhà tôi có một vườn dâu, Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần. Hoa đỗ ván nở mùa xuân, Lứa dâu tháng thán g, lứa cần năm năm. Em tôi là gái mười lăm, Quét sân, chạy chợ, chăn tằm sớm trưa. Thầy tôi dạy học chữ nho, Dạy dăm ba đứa học trò loanh quanh. Có gì, tiếng cả nhà thanh, Cơm ăn đủ bữa, áo lành đủ thay.” (Nhà tôi) Một “cánh chim lìa đàn” trở thành ám ảnh trong thơ Nguyễn Bính. Cánh chim ấy càng bay cao, bay xa khỏi làng quê càng khao khát quay về trong sự cô đơn, lạc lõng. Nếu cảnh xuân nơi đất khách càng tô đậm hơn nỗi khắc khoải nhớ quê và khao khát trở về thì cảnh xuân nơi làng quê, dù chỉ còn trong tâm tưởng, cũng lại cứ hiện lên, đẹp, bình yên hơn bao giờ hết: “Đã thấy xuân về với gió đông. Với trên màu má gái chưa chồng Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời đôi mắtt trong. (Xuân về) Có thể thấy rằng hình ảnh quê hương, nhất là quê hương trong mùa xuân đã trở nên một bức tranh trong tâm tưởng - đẹp, đầy sức sống, nhưng vọng tưởng và đầy hoài niệm. Mùa xuân ấy là những gì son sẻ, tinh khôi, là ước hẹn sự sống (gái chưa chồng, đôi mắt trong, từng đàn con trẻ, nắng mới hoe, lá nõn nhành non…). Mùa xuân ấy là thân thương, là sự trở về, là không gian văn hóa mà “người nhà quê” ấy vốn thuộc về, vốn tìm thấy mình ở trong đó và chỉ ở đó; giống như Vũ Bằng da diết nhớ “mùa xuân của tôi”: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió làn h lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”. Chẳng thế mà “em” chỉ vừa mới “đi tỉnh về”, vừa mới thoáng vài ba sự thay đổi cũng đã đủ “làm khổ tôi”: “Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!” “Đi tỉnh” cũng giống như bỏ lại vườn cam, bỏ mái gianh để rồi “đi dan díu với kinh thành” vậy; nó gắn với cảm thức của thành thị, của những cái xa lạ, cái đổi thay. Mà làng quê Việt Nam, trong cái gốc văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đề cao “an cư lạc nghiệp” vốn tự nó mang trong mình bản tính “tĩnh”, luôn gắn bó với những giá trị truyền thống, ngại những gì thay đổi, thậm chí e sợ trước mỗi sự thay đổi: “Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi san g xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh! Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nộii bay đi ít nhiều” (Chân quê) Cái “van em” của chàng trai chẳng phải là minh chứng rõ ràng nhất cho nỗi lo, nỗi sợ “em” rồi cũng sẽ thay đổi, sẽ rời bỏ hay sao? Và trong mỗi chúng ta, mang trong mình cái gốc nông nghiệp lúa nước truyền đời, ai dám phủ nhận rằng ít nhiều đều có bóng dáng của một “người nhà quê”? Nhân vật con người lỡ dở trong thơ Nguyễn Bính là con người gặp trắc trở, bơ vơ trên hành trình từ thôn quê ra đến thành thị, để rồi cứ mãi mong, mãi nhớ về quê hương, về quá khứ, mãi ôm ấp những hình ảnh thật đẹp, thật yên bình của miền quê, đối lập với cái xa lạ của thành thị. Quê hương mà con người ấy luôn hướng về không chỉ có cảnh quê, người quê mà còn cả tình quê, cả cách ăn nói, cả điệu hồn người dân quê. Đọc tiếp: Hình tượng con người lỡ dở trong thơ Nguyễn Bính phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Vài nét về hình tượng nhân vật trữ tình và cái tôi trong Thơ Mới Hình tượng nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình (tiếng Nga : liricheskyi geroi) là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ tình, là phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả – nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình (một chùm thơ, toàn bộ trường ca hay sáng tác thơ) như một con người có đường nét hay một vai sống động có thế giới nội tâm cụ thể hay số phận cá nhân xác định, đôi khi có cả nét vẽ chân dung (mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật như trong tác phẩm kịch hay tự sự). Bắt đầu từ các nhà mỹ  học thế kỷ XVIII – XIX, như Hegel, thơ trữ tình được xem như là sự biểu hiện của chủ thể và cả m thụ của chủ thể. Ông nói : “Cần phải khẳng định một chủ thể cụ thể – nhà thơ, như là điểm tập trung và là nội dung đích thực của thơ trữ tình”. Các nhà lý luận văn học Liên Xô như L. I. Timôthê Esv, G. N. Pospelov xác định nội dung trữ tình là tính cách xã hội được thể hiện qua nhân vật trữ tình. Một thời gian dài người ta đồng nhất con người trong thơ và tác giả thơ. Vì thế năm 1921, Tynianov mới nêu ra thuật ngữ “nhân vật trữ tình để nhằm vạch một ranh giới giữa người trữ tình trong thơ và tác giả –nhà thơ. Đó là một bước tiến. Cái tôi trong Thơ Mới Cái tôi là đặc trưng và là một điểm mới của phong trào Thơ Mới. Nhà phê bình Hoài Thanh từng nói: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùn g một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên … và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Nói như vậy để ta thấy, phong trào Thơ Mới xuất hiện chưa tới 10 năm (1932 – 1941) nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm và văn học Việt Nam phải mất bao lâu nữa mới có thể bắt gặp hàng loạt các ngôi sáng như thế này. Phong trào Thơ Mới được xem là một cuộc cách mạng khi chuyển đổi từ cái ta (cổ điển trung đại) cho đến cái tôi cá nhân Trong nghiên cứu hình tượng nhân vật trong thơ, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: “Thơ không xây dựng các hình tượng khách thể như nhân vật trong truyện, kịch, kí, mà xây dựng hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc đang diễn ra.” Nghĩa là bản thân hình tượng các nhân vật trong thơ, tự nó vốn không mang ý nghĩa của một số phận trong tính toàn diện, không nhằm khái quát nên một loại người, một số đông, hay một cuộc đời như nhân vật của truyện ngắn hay tiểu thuyết (trừ truyện thơ là một thể loại có tính chất giao thoa). Nhân vật trữ tình trong thơ là nhân vật của những trạng thái, những tình cảm, cảm xúc được nhà thơ hóa thân để gửi vào trong tác phẩm. Lịch sử văn học đã chứng minh, những bài thơ có sức sống lâu bền là những tác phẩm mà ở đó, những tình cảm, cảm xúc, những cung bậc trạng thái của nhân sinh được hiển hiện lên trong tâm hồn, trong suy nghĩ, tình cảm của một nhân vật. Thơ Nguyễn Bính có thể đi khắp làng quê ra đô thị, có thể rung động người trẻ lẫn người già, người nữ lẫn người nam, cả người ít chữ lẫn người nhiều chữ.” [1, 259] Một trong những lí do khiến cho thơ Nguyễn Bính có thể chạm vào trái tim nhiều thế hệ độc giả đến vậy là bởi người đọc tìm thấy được ở đó sự đồng cảm, hay nói đúng hơn, là thấy được trong tâm hồn nhân vật của Nguyễn Bính một mảnh tâm hồn mình. “Có ai sống được mà không yêu”, thì cũng mấy ai mà chưa từng trải qua, hoặc là nỗi tương tư tha thiết, hoặc là nhớ mong, hoặc là ôm một giấc mộng tình yêu mãi chẳng thành...Tất cả những điều đó đều có thể tìm thấy trong tâm hồn mỗi con người chúng ta lẫn trong thơ Nguyễn Bính. Trong thơ Nguyễn Bính, tất cả những điều ấy tập hợp và thống nhất tạo nên “hình tượng con người lỡ dở”. Nhà thơ Nguyễn Bính và hình tượng con người lỡ dở “Con người lỡ dở” không phải là một nhân vật, mà là một loại nhân vật, một kiểu nhân vật trong thơ Nguyễn Bính. Đó có thể là một chàng trai thôn quê ôm giấc mộng tình yêu trong nỗi tương tư, có thể là cô gái gửi gắm niềm hi vọng trong cơn mưa xuân và hội chèo làng Đặng, có thể là anh lái đò, là cô hàng xóm,... là tất cả những con người đời thường quanh ta, và đôi khi là chính chúng ta. Con người lỡ dở ấy hiện hình trong những cuộc chia ly, những mặc cảm xa cách; hay lỡ dở trên hành trình từ thị thành tới thôn quê; hay lỡ dở khi ôm ấp một giấc mộng tình yêu không thành…   Đọc thơ Nguyễn Bính, vì thế, đôi khi bài thơ kết thúc rồi mà vang đọng lại vẫn là một cái gì vừa nhớ, vừa mong, vừa đợi lẫn chờ, vừa hi vọng đan xen thất vọng. Vọng lại là một chữ tiếc mà thôi: “Mười hai bến nước xa lăng lắc Lầm tự ngày xưa, lỡ tới giờ…” Đọc tiếp: Hình tượng con người lỡ dở trong thơ Nguyễn Bính phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Điểm nhìn không gian Không gian trong tác phẩm có thể xem là không gian rộng lớn vì ông Năm Nhỏ đã rong ruổi hơn 12 năm trên khắp mọi miền, qua bao chợ, đồng, miền quê để tìm con. Nhưng câu chuyện với các sự kiện chính lại được diễn ra tại ngã ba Sương. Điểm nhìn từ ngã ba Sương đã mở ra một khoảng mênh mông, nhiều lựa chọn, nó khác biệt với căn lều như hộp quẹt của ông Năm Nhỏ. Đặt điểm nhìn ở đó ta thấy được sự đối lập giữa biển người rộng lớn với cái bé nhỏ của ông Năm. Ngã ba Sương vừa là địa điểm cụ thể nhưng nó lại mở ra nhiều lối đi và dường như con đường tìm con của ông Năm Nhỏ là vô vọng. Điểm nhìn thời gian Thời gian trong câu chuyện được kể theo trình tự hiện tại – quá khứ - hiện tại. Mở đầu là cảnh ông Năm Nhỏ theo đoàn ca múa nhạc đi tìm con, tiếp đến là kể về sự vụ con Cải bỏ nhà đi và cuối cùng lại quay về cảnh ông Năm trên hành trình tìm con tại ngã ba Sương. Như vậy thời gian có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại tạo thành một vòng tròn lặp lại. Ông Năm dường như bị quanh quẩn trong hành trình của mình mà như tuyệt vọng. Đặt điểm nhìn vào những sự thay đổi thời gian như thế cho thấy được những hi vọng ở hiện tại, hồi ức quá khứ để rồi hiện tại lại bẽ bàng, đau khổ. Sự xoay chuyển trong điểm nhìn thời gian khiến cho nhân vật hiện lên luôn khắc khoải trong nỗi nhớ. à Điểm nhìn hay cái nhìn là phương tiện quan trọng để đi sâu vào tìm hiểu một tác phẩm. Điểm nhìn cho phép độc giả đọc tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau và tìm được nhiều tầng ý nghĩa. Thông qua điểm nhìn có thể thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả từ đó làm rõ được nội dung, tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. Kết luận Phân tích điểm nhìn trong một tác phẩm tự sự là cần thiết và đó là một cách khai thác tác phẩm. Vận dụng thi pháp điểm nhìn vào dạy học có thể giúp học sinh chủ động hơn đối với văn bản. Cách làm này làm cho mô hình dạy học định hướng phát triển năng lực được tối ưu hóa và phát huy cao nhất khả năng tư duy của học sinh. Đọc tiếp: Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Điểm nhìn nhân vật      + Tác phẩm có sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong. Từ cái nhìn khách quan của người trần thuật biết tuốt sang cái nhìn của nhân vật với suy nghĩ, tâm trạng bên trong. + Điểm nhìn của nhân vật ông Năm Nhỏ: Điểm nhìn của tác giả đã cùng với điểm nhìn nhân vật, dịch chuyển vào trong để khám phá những nỗi lòng sâu kín của một ông già có vẻ dở hơi. Đêm đến ông Năm Nhỏ không ngủ được vì còn day dứt nỗi nhớ con và “hổng biết cách nào tìm cho ra con Cải”. Qua những lời nói thiết tha của ông trong những lần mượn micro của đoàn hát: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con…” chứa đựng biết bao sự buồn rầu, mong mỏi và đầy đau thương. Năm Nhỏ trong lần bị Diễm Thương lừa nhận là con mình cũng thật tội nghiệp. Thoạt nhìn qua ông thật ngốc nghếch nhưng đó chính là nỗi đau bị dồn nén, nỗi mong chờ của ông đã lên cao độ. Trong phút chốc thấy Diễm Thương gọi ba, Năm Nhỏ cười “để miệng muốn méo sao thì méo” rồi tiếp đó ông nghĩ ngay đến cảnh đưa nó về khoe với dân làng Cỏ Cháy và chợt bợt khóc. Cuối cùng ông lại bẽ bàng lau nước mắt trước trò đùa của Diễm Thương. Như vậy có thể thấy trong một đoạn rất ngắn nhưng nhân vật bộc lộ được những biến đổi trong tâm lí rõ rệt. Từ vui mừng khôn xiết đến hạnh phúc vỡ òa và cuối cùng lại thất vọng ê chề. Giọt nước mắt của Năm Nhỏ chính là giọt nước mắt của tình yêu thương, tình phụ tử cao đẹp. Từ điểm nhìn nhân vật Năm Nhỏ thì hành động ăn trộm trâu của ông là có chủ đích chứ không hề “đãng trí” vì muốn được lên tivi mà Năm Nhỏ đã nghĩ ra trò ăn trộm để bị bắt. Ông diễn nét hết hồn nhưng “trong bụng thấy trúng ý” vì sắp được nhà đài về phòng vấn. Một lần nữa ông lại ca bài ca tìm con và dặn nhà đài đừng tắt tiếng: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy,…”. Đó chính là lời tha thiết của người cha với mong muốn tìm thấy con của mình mà bất chấp mọi giá. Như vậy qua những hành động, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật ông Năm Nhỏ thì ông không còn là một người dở hơi mà đó là một người cha già mang cho mình những nỗi buồn, nỗi nhớ mong con da diết.      + Điểm nhìn của nhỏ Diễm Thương: Với vẻ bề ngoài vô tư và lạnh lùng như thế nhưng Diễm Thương cũng là cô bé chịu nhiều tổn thương và có nội tâm phong phú. Diễm Thương trong trò đùa nhận làm con của ông Năm Nhỏ đã có những lời thoại, hành động như thật. Nó thoảng thốt gọi “Ba!”, sau đó nó “níu tay ông rưng rưng gọi thêm một tiếng Ba tha thiết”. Bản thân Diễm Thương cũng là một đứa trẻ mồ côi nên nó khao khát tìm thấy ba mẹ của mình. Chắc có lẽ sự khao khát đó khiến nó diễn cảnh đấy đạt như vậy. Tiếp theo là trong lần phóng sự đưa tin về các quán nhậu, Diễm Thương điềm nhiên trơ mắt ngó. Nhưng cái điềm nhiên của nó là cố ý, cái nhìn đso như dấu hỏi nao lòng, “tôi đây nè mà ba má ở đua? Có nhận ra tôi không? Có nghe đâu lòng?’’. Đó là dòng độc thoại của chính Diễm Thương. Con nhỏ cũng mong muốn lớn lao là tìm thấy ba mẹ của mình. Từ điểm nhìn là nhân vật Diễm Thương ta thấy thương cho con người này. Bề ngoài là người vô tư, giỡn vô duyên thì đó cũng là một mảnh tâm hồn vỡ vụn đang khát khao một mái ấm gia đình. -> Như vậy với điểm nhìn bên trong được đặt tại các nhân vật thì nhân vật trong truyện được khai thác đa chiều và có chiều sâu. Điểm nhìn nhân vật đã làm cho tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa và sâu sắc hơn. Đọc tiếp: Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 3

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Mở đầu Thi pháp văn học đã được ứng dụng trong dạy học bộ môn Ngữ văn trong nhiều năm qua. Hiểu được vai trò của thi pháp trong việc phân tích một tác phẩm nghệ thuật nên nhiều thầy cô lựa chọn hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm từ góc độ này. Đặc biệt với chương trình đổi mới, dạy học theo định hướng phát triển năng lực như hiện nay thì hướng khai thác này càng được chú trọng. Điểm nhìn là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc tác phẩm và là một phạm trù của thi pháp học. Điểm nhìn được hiểu là vị trí để người kể chuyện quan sát, đánh giá các sự vật, hiện tương trong tác phẩm. Vận dụng lí thuyết điểm nhìn vào dạy học một văn bản truyện ngắn cho phép học sinh phát huy cao độ khả năng tư duy theo phương pháp mới và ứng dụng lí thuyết vào thực tế tác phẩm. Về truyện ngắn “Cải ơi!” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Bộ - Nguyễn Ngọc Tư (1976). Tác phẩm nằm trong nằm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” được phát hành năm 2005. Điểm nhìn tác giả: + Truyện kể theo ngôi thứ 3, người trần thuật là người kể chuyện biết tuốt và trần thuật lại toàn bộ câu chuyện. Với điểm nhìn này cho phép câu chuyện đảm bảo tính khách quan. Câu chuyện kể về ông “Năm Nhỏ” trong hành trình đi tìm đứa con riêng của vợ bị thất lạc được kể lại rất chi tiết. Ông Năm Nhỏ rất yêu thương Cải - con riêng của vợ với chồng trước. Nhưng vì làm mất đôi trâu mà Cải bỏ nhà đi, từ đó cả làng và vợ nghi ngờ, đổ oan cho ông đã giết hại Cải. Ông Năm vì thương nhớ con và bị mang tiếng xấu nên bỏ công đi khắp nơi tìm con. Ông đi hát rong và nhiều lần tìm cách lên tivi để được đưa tin về người con nhưng không thành. Câu chuyện dưới điểm nhìn của ngôi thứ 3 hiện lên đầy đủ các sự kiện trong suốt cuộc đời của các nhân vật. Với điểm nhìn này người đọc có thể dễ dàng nắm được cốt truyện. Câu chuyện được kể tường minh và khách quan nhất có thế. + Tác giả gọi nhân vật bằng tên cụ thể “”Năm Nhỏ”, “Quách Phù Thàn”, “Diễm Thương” gắn với các từ ngữ xưng hô, “ông già”, “con nhỏ”, “thằng” vừa làm nổi bật đặc trưng văn học miền Nam đồng thời cũng thể hiện thais độ gần gũi, dân dã đối với câu chuyện kể. Truyện ngắn nghe như một lời tâm sự đời thường, một câu chuyện bình dị mà chứa chan nhiều cảm xúc về tình cha con. + Từ điểm nhìn bên ngoài này, người kể chuyện có thể quan sát và miêu tả được hình dáng, hành động của nhân vật. “Con nhỏ Thương” tên nghe hay, khuôn mặt không đẹp nhưng bình thản, “lạnh trơ”, không cảm xúc, mái tóc vàng hoe. Nhỏ Thương rất vô tư và dễ thương. Còn ông già Năm Nhỏ lại liện lên với dáng người “khọm rọm” và như một gã dở hơi đi tìm con. Ông làm đủ nghề để kiếm sống và tìm mọi cách để “nhắn tìm con”. Ông nghĩ ra cách để được lên tivi tìm con là ăn trộm trâu để bị bắt. Hành động này xét theo khách quan có thể coi là điên khùng khi mà ông lên tivi phỏng vấn vụ trộm lại chỉ đọc bản tin tìm con. Đọc tiếp: Tác phẩm Cải ơi từ thi pháp điểm nhìn phần 2

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Thời gian được trần thuật trong “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” Trong “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” đó là thời gian được tính bằng cuộc đời của cô gái Nilam từ khi cô 16 tuổi đến khi “Chị đào một cái huyệt cho mình, uống hết chai rượu cho say rồi nằm xuống đấy mà lịm đi. Không cần phải lấp đất thì chị cũng biết hôm nay mình sẽ chết.”. Nilam nhân vật chính trong truyện đã trải qua rất nhiều những biến cố, sự việc trong suốt cuộc đời của mình. Những sự kiện, sự việc ấy được gắn với những dấu mốc thời gian: 16 tuổi đi học hộ lí, rồi trở về lấy chồng, sinh ra đứa con gái, bị gia đình chồng ruồng bỏ, bị mẹ chồng tẩm xăng đốt biến dạng khuân mặt. Từ viện về với đứa con gái sinh non Nilam đã giải thoát cho nó khỏi kiếp đời sẽ bị cò kè giá cả, bị tưới xăng lên người đốt, gọn gàng nhanh chóng, đỡ phải đem ra bãi hỏa táng với bao nhiêu thủ tục phiền hà. Trở thành kẻ làm phúc cho bao nhiêu đứa trẻ như thế để rồi lựa chọn cái chết làm cuộc giải thoát cho chính mình. Mặc dù thời gian trần thuật trong truyện vẫn theo cách truyền thống nhưng cách tổ chức thời gian trần thuật của truyện lại có nhiều mới mẻ. Hồ Anh Thái đã khéo léo tổ chức thời gian sự kiện có tính chất dồn dập với những biến cố bất ngờ, liên tục khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, kích thích sự theo dõi của người đọc. Tính cách nhân vật Nilam cũng phát triển theo diễn biến cốt truyện. Từ một cô gái hồn nhiên trong mối tình đầu với chàng Riva, Nilam trở thành nguời phụ nữ nhẫn nhục khi về nhà chồng, sau cuộc cãi vã với mẹ chồng, bị bà ta tưới xăng đốt với khuôn mặt bị biến dạng cô đã trở thành một người khác quyết liệt hơn lạnh lùng hơn. Cô đã tìm cách giải thoát cho đứa con gái bé bỏng của mình và cho bao bé gái khác trong làng một cách vô cảm. Sự giải thoát tất yếu mà cô lựa chọn ngay cả người yêu thương cô nhất cũng không nhận ra cô, là cái chết. Câu chuyện được kết thúc ở thời điểm bất ngờ nhất - Cô gặp lại người cô yêu. Nhưng cũng đứng vào giây phút ấy cô đã giải thoát tất yếu cho mình đó là cái chết. Từng sự kiện một cứ diễn ra theo trình tự thời gian cuộc đời của Nilam. Thời gian cứ dần trôi qua để rồi đến cuối cùng Nilam đã lựa chọn cái chết như cách giải thoát cuối cùng cho cuộc đời của chính mình. Kết luận Thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật trong tác phẩm “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” trùng khít với nhau tạo nên hiệu ứng thời gian nghệ thuật cho toàn bộ tác phẩm. Cuộc đời của Nilam phải trải qua đầy đau đớn tủi hờn cũng chính là số phận đầy bất hạnh của con người Ấn Độ trước hậu quả của tập tục hồi môn. Câu chuyện trải dài theo từng sự kiện trong cuộc đời của nhân vật Nilam để cho người đọc càng rõ hơn về số phận con người cũng như tấm lòng của Hồ Anh Thái đối với con người. Đó là sự thấu hiểu, sự đồng cảm cũng như sự am hiểu văn hóa Ấn Độ của người cầm bút. Đọc tiếp: Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước phần 1

Đọc tiếp
Bởi Học văn cô Hà Huyền | 17/09/2024 0 bình luận

Thời gian trần thuật trong “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” Truyện “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” được trình bày theo trình tự truyền thống: trình tự tuyến tính. Với trình tự này thì các sự kiện, sự việc được sắp xếp theo những trình tự nhất định xoay quanh câu chuyện được kể. Các sự kiện được kể theo trật tự trước sau giúp người đọc xâu chuỗi và kể lại câu chuyện. Những câu chuyện kể theo trình tự này thường xoay quanh cuộc đời số phận của nhân vật chính. Mọi sự kiện diễn ra đều có những tác động nhất định đến hành động, cách ứng xử và lối sống,… của nhân vật. Và các mốc thời gian khi được nhắc tới cũng thường là các mốc thời gian quan trọng, có những tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thwucs, tư duy của con người. Đây là kiểu kết cấu không mới nhưng lại có hiệu quả cao khi nhà văn muốn nhấn mạnh quá trình phát triển của mạch truyện, nhấn mạnh logic, thời gian và đặc biệt diễn tả mối quan hệ giữa các sự việc, sự kiện. Bằng việc trần thuật theo thời gian tuyến tính truyện ngắn “Tiếng thở dài qua rừng kim tước” đã kể về cuộc đời cô Nilam xinh đẹp từ lúc 16 tuổi cho đến lúc qua đời. Với lối kết cấu thời gian này người đọc có thể thấy rõ toàn bộ cuộc đời đầy bi thảm của Nilam. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh cô gái Nilam 16 tuổi đã “làm cho lũ trai làng ngả nghiêng, đi đường thì sa chân xuốn g ruộng, đi cạnh hồ thì sảy chân xuống hồ. Có đứa còn mang sáo đến thổi, thổi mà ngồi dưới gốc cây bồ đề tít tắp đằng xa, đến tai người đẹp thì chỉ còn là tiếng dế kêu hoang vắng.” và cô được gửi lên thủ phủ để học nghề hộ lý. Tại đây cô đã gặp và yêu Riva, nhưng rồi tình yêu, công việc đều trở nên dang dở với cô khi cô phải theo cha mẹ về quê lấy chồng – một kẻ tầm ngẩm tầm ngầm Amar mà không hề có tình yêu. Những tập tục lạc hậu đã cướp đi của Nilam tất cả tình yêu, con cái, gia đình và nhan sắc. Gặp lại người yêu khi đã thân tàn ma dại, hạnh phúc lớn nhất đời dành cho cô là một hình bóng Nilam xinh đẹp vẫn tồn tại trong trái tim những chàng trai yêu cô một thuở. Truyện kết thúc (mở nút) bằng việc Nilam quyết định từ bỏ nơi trần thế với những đau khổ triền miên để tìm đến cái chết một cách nhẹ nhàng thanh thản. Từng mốc thời gian xuất hiện đều lưu dấu những sự kiện trong cuộc đời của Nilam. Tốc độ và nhịp kể trong câu chuyện cứ đều đều như muốn xoáy sâu vào lòng người đọc nỗi đau của cô gái Nilam nói riêng và biết bao người phụ nữ Ấn Độ nói chung. Mỗi hình ảnh được miêu tả chi tiết như ghim vào lòng người từng nỗi đau: Đó là nỗi đau khi “thỉnh thoảng ê chề trên chiếc giường đàn ông, bất động như một xác người bị đâm chết. Bao giờ cũng vào buổi sáng, sau một cái đưa mắt đầy âm mưu của hai mẹ con Amar, sau một cốc sữa tươi tồng tộc vào miệng Amar, được xem như một liều tăng lực cho đàn ông”. Là nỗi đau khi sinh ra một đứa con gái “Sinh một đứa con gái con gái tức là bắt đầu một cuộc ráo riết gom góp hồi mô n cho nó lấy chồng mười mấy năm sau. Cả nhà đều thở dài ngao ngán trước sự khởi đầu không may mắn”. Rồi mang bầu lần 2: “Bà mẹ chồng vào ra gầm ghè. Quân này chỉ đẻ rặt con gái cho mà xem, rồi thành quân ăn tàn phá hại trong nhà bà. Của rẻ mạt, người ta nhận cho với cái giá đổ đi mà còn tính gian lận 10.000 rupi, nhà bên ấy thật đúng là phường lừa đảo”. Nỗi đau khi vì cuộc tranh cãi với mẹ chồng mà biến bị bà tẩm xăng đốt, từ mộ cô gái xinh đẹp gương mặt Nilam biến dạng hoàn toàn và đẻ non đứa con gái. Là nỗi đau khi phải giết chết đứa trẻ, lần lượt lần lượt cả “rừng trẻ con” qua đời bàn tay Nilam bởi cô chẳng muốn chúng phải sống trong cái bầu trời đen như hắc ín, bởi cô coi đó là “làm phúc”. Thời gian quay chậm bao nhiêu. Bạn đọc chua xót bấy nhiều. Cùng là thân phận con người tại sao nỗi bất hạnh lại dồn lên người phụ nữ? Đọc tiếp: Thời gian nghệ thuật trong Tiếng thở dài qua rừng kim tước phần 2

Đọc tiếp
zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22