Nghị luận Xã hội là gì? Cách làm văn nghị luận

Nghị luận Xã hội là gì? Cách làm văn nghị luận

Bởi Học văn cô Hà Huyền 06/03/2023

Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về đời sống xã hội, chính trị. Đề tài của dạng bài này khá phong phú và đa dạng bao gồm: những tư tưởng đạo lý, lối sống đẹp, nói về một hiện tượng tích cực hay tiêu cực trong đời sống thường ngày,... Nhằm cung cấp cho người đọc những dẫn chứng, lý lẽ và cho ta thấy được tính cấp thiết của vấn đề. Vậy bố cục của bài văn Nghị luận xã hội như thế nào? Và những điều lưu ý khi viết bài. Hãy cùng Trung tâm gia sư cô Hà Huyền tìm hiểu nhé!



1, Bố cục của bài văn Nghị luận xã hội

Bố cục của dạng bài này cũng giống như các dạng văn thông thường khác gồm có: Mở bài, Thân bài và Kết bài. Nhưng dạng bài này lại chia thành 2 dạng đề: Thứ nhất là dạng đề Nghị luận về tư tưởng đạo lý và thứ hai là Nghị luận về hiện tượng đời sống xã hội.

Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội

-Mở bài: :

      + Dẫn dắt vào vấn đề

      +Giới thiệu vấn đề Nghị luận có ở trên mở bài( nếu là câu tục ngữ hoặc thành ngữ hay một câu nói thì phải trích dẫn cả câu)

-Mở bài:

+ Dẫn dắt vào vấn đề và giới thiệu những vẫn đề có tính cấp thiết

+ Giới thiệu về vấn đề mà đề bài đặt ra

-Thân bài:

   1, Giải thích(Nếu có): Giải thích từ khóa, về, câu và tổng quát khái niệm hay nội dung chính của cả câu

    2, Biểu hiện( Đối với đề có dạng về lối sống, phẩm chất và đạo đức): Trả lời cho câu hỏi “ vấn đề được thể hiện như thế nào trong đời sống xã hội?”

   3, Bàn luận và Chứng minh vấn đề:

      + Đánh giá đúng- sai, tốt- xấu, mặt tiêu cực- tích cực... của vấn đề.

      + Ý nghĩa của vấn đề( Trả lời cho câu hỏi Tại sao? Vì sao?,...) 

      + Lấy thêm dẫn chứng tiêu biểu để cho bài văn có tính thuyết phục

   4, Bàn luận mở rộng:

      + Phê phán và đưa ra những vấn đề trái ngược với vấn đề nghị luận ta đang hướng tới( nếu vấn đề nghị luận là tích cực thì ngợi ca, còn là vấn đề tiêu cực thì cần lên án và phản ánh)

      + Chỉ ra được lợi ích hoặc tác hại của vấn đề

   5, Bài học nhận thức và hành động: Qua phân tích trên chúng ta có nhận thức và hàng động như thế nào?

            

-Thân bài:

1,Giải thích Nếu có):

2, Trình bày thực trạng:

3.Chỉ ra nguyên nhân – tác hại của vấn đề.

Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan (…)

+   Nguyên nhân chủ quan (…)

Hậu quả, tác hại của vấn đề

+ Tới cộng đồng, xã hội

+ Đối với cá nhân mỗi người

4. Bàn luận

+ Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ vấn đề.

 +Phê phán, bác bỏ một số hành vi sai phạm

5. Đưa ra giải pháp: Nhằm ngăn chặn tiêu cực từ vấn đề ảnh hưởng tới:

+ Cộng đồng, xã hội

+ Cá nhân mỗi người

Nếu đây là vấn đề tích cực thì đưa ra những bài học để tiếp túc phát huy

 

 

 

-Kết bài:

      +Khẳng định, tổng quát lại vấn đề.

      + Đúc kết và đưa ra lời khuyên cho mọi người.

III. Kết bài:

- Khẳng định tổng quát về vấn đề đã bàn

- Đưa ra thông điệp để mọi người hướng tới.

 

 


2, Những điều lưu ý khi viết bài Nghị luận xã hội:

Khi làm bài văn Nghị luận xã hội chúng ta cần nắm chắc:

-Nắm chắc được cấu trúc và cách làm bài

-Chủ động và linh hoạt trong bài viết. Bởi dạng bài này không có định như các bài nghị luận văn học mà chúng ta được thầy cô hướng dẫn

- Trong đề thi THPTQG dạng bài này được tối đa 2 điểm nên dung lượng bài chúng ta không nên viết quá dài. Viết đúng trọng lượng mà đề bài yêu cầu để không bị trừ điểm.

 

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22