Phép chiếu bản đồ, lưới bản đồ và sai số trên bản đồ

Phép chiếu bản đồ, lưới bản đồ và sai số trên bản đồ

Bởi Học văn cô Hà Huyền 07/04/2024

 Phép chiếu bản đồ, lưới bản đồ và sai số trên bản đồ.

- Muốn vẽ bản đồ địa lí trước hết phải có lưới địa lí (kinh tuyến, vĩ tuyến) trên bản vẽ, sau đó dựa vào dạng lưới để chuyển các nội dung cần thiết. Phương pháp chiếu hình kinh tuyến và vĩ tuyến lên mặt phẳng gọi là phép chiếu bản đồ. Nhiệm vụ của phép chiếu bản đồ là tìm ra mối quan hệ giữa mặt chiếu quả Địa Cầu với mặt biểu hiện là mặt phẳng, tức là giữa tọa độ địa lí của quả Địa Cầu và tọa độ vuông góc của mặt phẳng. Biểu hiện của lưới kinh tuyến và vĩ tuyến đó trên bản đồ theo một phép chiếu nào đó được gọi là lưới chiếu bản đồ hay lưới bản đồ. Lưới bản đồ là những đường tọa độ cho phép xác định vị trí của một điểm bất kì trên bản đồ.

- Trái Đất có dạng hình cầu, không thể bổ dọc (hay bổ ngang) mặt cầu rồi trải thành mặt phẳng mà không có chỗ hở. Nếu bổ dọc theo kinh tuyến thành từng múi một rồi lấy đường Xích đạo làm trục ngang ghép các múi lại với nhau theo trình tự trên mặt phẳng thì từ Xích đạo về hai cực ta thấy độ hở cứ lớn dần. Còn nếu bổ theo đại vĩ tuyến, rồi dọc theo một kinh tuyến nào đó làm trục đứng, ta ghép các đại đó lên mặt phẳng cũng theo trình tự kề nhau, ta thấy rằng từ kinh tuyến về hai phía độ hở cũng lớn dần dọc theo các vĩ tuyến.

Việc biểu hiện các đối tượng và hiện tượng địa lí, kể cả các kinh, vĩ tuyến trên bản đồ đòi hỏi phải liên tục, không có chỗ hở, không có chỗ chồng lên nhau. Muốn đạt điều đó rõ ràng là phải kéo căng các múi hoặc đai và ghép liền nhau lại. Chính vì vậy ở những chỗ kéo căng ra đều có sai số trong biểu hiện.

(Nguồn: Bản đồ học – Ngô Đạt Tam, NXB Giáo dục, 1986)

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22