Tác phẩm Chữ người tử tù phần 2

Tác phẩm Chữ người tử tù phần 2

Bởi Học văn cô Hà Huyền 24/03/2024

I Phân tích

1 Mô tả cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục

a Tính chất oái oăm của cuộc gặp gỡ này

  • Thời gian: canh 3 lúc nửa đêm
  • Không gian: tại buồng giam của tử tù

-> Không gian, thời gian khá đặc biệt cuộc gặp gỡ ấy xảy ra nơi chốn ngục tù. Đây vốn không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ bình thường đặc biệt đấy là thời gian gặp gỡ cuối cùng của cuộc đời con người tài hoa.

  • Tình thế và mối quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục
  • Quan hệ xã hội: họ là kẻ thù của nhau, họ đối lập.
  • Quan hệ Nghệ thuật: là những người tri ân, tri kỷ
  • Giữa hai con người này còn lại sinh một tình thế quan hệ nữa: quan hệ về mặt quyền lợi
  • Phân tích: Huấn Cao vì là kẻ tử tù cho nên không có quyền lựa chọn hành động cho mình. Còn quản ngục vì là Cai ngục nên có quyền lựa chọn hành động cho bản thân vì thế nhân vật này trong cuộc gặp gỡ với Huấn Cao đã bị đẩy đến sự phải lựa chọn hành động cho mình. Một sự lựa chọn nghiệt ngã nếu quản ngục cố gắng làm chọn chức phận liên quan thì phụ tấm lòng tri kỷ với Huấn Cao. Còn nếu muốn sống trọn đạo tri kỷ buộc phải phản bội chức phận của mình. Sự lựa chọn này chứa đựng hai khía cạnh tính chất khuynh hướng đối với tư tưởng tác phẩm.
  • Nếu Quản ngục lựa chọn làm tròn chức phận của một viên quan thì Quản ngục chỉ là một kẻ rất tầm thường và kéo theo tư tưởng tác phẩm sẽ hướng theo cái tầm thường đang ngự trị xã hội và điều đáng buồn là xã hội này không có chỗ cho cái đẹp tồn tại. Vậy sáng tác của Nguyễn Tuân sẽ theo khuynh hướng lên án xã hội bất công tàn nhẫn, thù địch về cái đẹp. Tiếng nói ấy sẽ bị chìm khuất bởi: “Những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” trong tác phẩm của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.
  • Nếu quản ngục lựa chọn sống tri kỷ với Huấn Cao thì nhân vật được khắc họa như một con người cao quý và tư tưởng của tác phẩm sẽ theo hướng ngợi ca tôn vinh sự bất diệt sự chiến thắng của cái đẹp ở đây tình huống truyện đã ngầm chứa tư tưởng của tác phẩm.
  • Tính chất oái ăm gặp gỡ Huấn Cao - Quản ngục là sự dối mặt ngang trái của hai loại tù nhân hai kiểu nhà tù. Huấn Cao bị cầm tù trong nhà tù hữu hình bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về tâm hồn. Quản ngục là Cai ngục nhưng bị tù chung thân trong cái nhà tù vô hình ở chính môi trường sống và làm việc của bản thân. Bị cầm tù về nhân cách
  • Bề ngoài Quản ngục tỏ ra là người rất tận tụy với chức phận có khi người đọc cảm nhận được nhân vật này về hùa về cái xấu với cái đẹp. Nhưng thực chất đó là con người luôn hướng tới cái tốt đẹp, mà Nguyễn Tuân nói “nó là thanh âm trong trẻo…”
  • Nếu như không có cuộc gặp gỡ này thì Quản ngục sẽ bị cầm tù suốt đời. Quản ngục được tự do về nhân thân nhưng không cứu được Huấn Cao thậm chí trước khi Huấn Cao bị đưa ra pháp trường thì chính Huấn Cao lại cứu Quản ngục thoát khỏi nhà ấy. Đồng thời với việc trao cho Quản ngục con chữ Huấn Cao khuyên quản ngục thay chỗ ở, đổi nghề. Quản ngục cung kính nhận lấy con chữ, cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

=> Đến đây người ra quan niệm về nghệ thuật của Nguyễn Tuân hiện ra rõ rệt cái đẹp có khả năng cảm hóa con người giúp con người ta hướng đến cái thiện làm điều tốt đây là tư tưởng tiến bộ đầy chất nhân văn

Đọc tiếp: Tác phẩm Chữ người tử tù (phần 3)

zalo

Đăng ký sách

Mật khẩu của bạn được mã hóa. Ngoại trừ bạn, không ai có thể biết được mật khẩu của bạn.

Đăng ký khóa học

messenger
08985 888 22